Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối "tấn công" phụ nữ nhiều hơn nam giới - tại sao?

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp gối đang chiếm 10,41% trong các bệnh về cơ xương khớp. Và sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao hơn nam giới khoảng 1,5 đến 2 lần. Tại sao phụ nữ lại dễ dàng mắc bệnh thoái hóa khớp gối đến vậy? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcThoái hóa khớp gối là bệnh gì?Tại sao thoái hóa khớp gối lại “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới?Do đặc trưng cấu tạo cơ thể của người phụ nữThực hiện thiên chức làm mẹLượng hormone estrogen thiếu hụt ảnh hưởng đến khối lượng xươngSố lượng hormon testosterone ít hơn nam giớiDo đặc thù công việc nội trợ hằng ngàyDấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gốiCác biến chứng nguy hiểm của thoái hóa mà bạn có thể đối mặtĐau nhức dai dẳng suốt ngày đêmKhớp gối bị biến dạngMất khả năng vận động bình thườngTeo cơ, bại liệtCác biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở phụ nữDuy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lýXây dựng chế độ ăn uống khoa họcTập luyện thể dục thường xuyên và vừa sứcLuôn giữ cơ thể ở tư thế cân bằngThường xuyên thay đổi tư thếSử dụng các khớp lớn trong khi mang vác vật nặngThường xuyên đi khám định kìLời kết Thoái hóa khớp gối là bệnh gì? Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp. Khi chịu tác động của các tác nhân, lớp sụn này dễ này bị bào mòn, bong tróc trở nên xù xì, khiến hai đầu xương lộ ra cọ xát với nhau mà gây nên các hiện tượng đau nhức, viêm nhiễm cho người bệnh Thoái hóa khớp gối thường chỉ có ở người già nhưng thực tế quá trình thoái hóa đã bắt đầu từ khá sớm và thường hay xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với nam giới, đa phần thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Ảnh minh họa Tại sao thoái hóa khớp gối lại “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới? Diễn biến của bệnh thoái hóa khớp gối tỷ lệ thuận với tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Cộng thêm những tác động từ bên ngoài khiến cho 2 đầu xương của khớp gối bị bào mòn, dịch khớp tiết ra ít làm cho khớp bị khô, dễ biến dạng và bị phá hủy nghiêm trọng . Bên cạnh đó giới tính cũng là yếu tố thức đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.. Đặc biệt phụ nữ từ tuổi trung niên trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp khớp, nhóm đối tượng phụ nữ dễ dàng “bị tấn công” bởi các nguyên nhân cụ thể sau: Do đặc trưng cấu tạo cơ thể của người phụ nữ So với đàn ông, phụ nữ có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nên rất dễ bị tổn thương trong khi vận động. Đồng thời, trong cấu trúc khớp ở phụ nữ có khe liên lồi cầu hẹp hơn, khiến dây chằng chéo trước rất dễ bị cấn vào rãnh liên lồi cầu mà gây hiện tượng giãn hoặc đứt dây chằng. Hơn thế nữa, phần hông của phụ nữa thường rộng hơn nam giới. Nhiều chuyên gia tin rằng hông rộng hơn có thể gây thêm căng thẳng ở bên trong đầu gối, dẫn đến thoái hóa khớp. Thực hiện thiên chức làm mẹ Mang thai – sinh con là thiên chức của bất kỳ người phụ nữ nào. Để sinh hạ được một đứa con, người mẹ phải hi sinh rất nhiều thứ, đặc biệt là sức khỏe của mình. Nhiều nghiên cứu cho rằng, mỗi lần trải qua giai đoạn sinh nở, người phụ nữ càng tiến lại gần hơn nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc khớp hông Trong một nghiên cứu khác trên 1600 phụ nữ từ độ tuổi từ 50 đến 79, những phụ nữ đã sinh 5 đến 12 con có khả năng thay khớp gối cao 2,6 lần so với những phụ nữ chỉ sinh 1 con. Lượng hormone estrogen thiếu hụt ảnh hưởng đến khối lượng xương Từ bắt đầu độ tuổi 30 trở đi, chúng ta đều phải đối mặt với quá trình thoái hóa dần của xương khớp. Theo đó, mỗi năm lượng xương giảm từ 0,25 – 1% Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên Còn ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh (sau tuổi 40), lượng hormon estrogen giảm mạnh cộng với tốc độ thoái xương nên làm khối lượng xương mỗi năm giảm từ 1 đến 5%. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt estrogen làm giảm đi chức năng gắn kết canxi vào khung xương, vai trò tổng hợp vitamin D, dẫn đến cấu trúc tổng thể của xương nói chung và sụn khớp nói riêng mỏng đi, mất tính đàn hồi. Số lượng hormon testosterone ít hơn nam giới Hormon testosterone đóng vai trò tạo sức bền, xây dựng cơ bắp bổ trợ khớp gối, giảm nguy cơ các bệnh về xương khớp. Hormon này có ở nam giới nhiều hơn. Đó là lý do vì sao mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn. Do đặc thù công việc nội trợ hằng ngày Với đức tính tần tảo sớm hôm, hầu hết phụ nữ Việt Nam đều rất chăm chỉ làm các công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa,…Những công việc này khiến người phụ nữ phải thường xuyên ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, đi lại nhiều lần trong ngày khiến cho lớp sụn gối thoái hóa nhanh hơn. Ngoài ra, một số yếu tố như béo phì, thói quen đi giày cao gót cũng khiến sụn khớp nhanh bị tổn thương mà gây nên hiện tượng thoái hóa: – Phụ nữ có chỉ số cơ thể (BMI) càng cao càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Tình trạng thừa cân, béo phì gây một sức ép không hề nhỏ cho sụn khớp. Bên cạnh đó, những người béo phì luôn ẩn chứa nguy cơ rối loạn chuyển hóa mà dẫn đến các bệnh lý khác. – Đôi khi vì tính chất công việc nhiều chị em phụ nữ phải thường xuyên mang giày cao gót liên tục. Khi mang giày cao gót thường trọng tâm cơ thể sẽ có xu hướng đổ về phí trước, tư thế này khiến cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối Khi bị thoái hóa khớp gối, bạn sẽ bắt gặp một số dấu hiệu sau đây: Cảm thấy khớp gối của mình có hiện tượng đau nhức, khi đi lại thì đau nhiều hơn nhưng lúc ngồi nghỉ thì lại thấy đỡ Thi thoảng bạn nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục trong khớp gối Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy, thường kéo dài tầm 15 – 30 phút. Bạn phải thực hiện xoa bóp thì mới có thể ngồi dậy đi lại được Co, duỗi, gập khớp gối trở nên khó khăn Khớp gối có dấu hiện sưng to và biến dạng Phạm vi đi lại bị hạn chế, các động tác đi đứng ngồi đều cần phải có vật vịn hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người thân mới làm được Chính vì thế, ngay khi bạn gặp bất cứ một trong những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình. Việc phát hiện bệnh tình sớm sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp. Đồng thời, việc chữa trị cũng sẽ đơn giản hơn, tỉ lệ hồi phục cao hơn. Xem chi tiết: Điểm danh 6 triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa mà bạn có thể đối mặt Thoái hóa khớp gối là căn bệnh không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Đau nhức dai dẳng suốt ngày đêm Đau là triệu chứng kéo dài xuyên suốt quá trình bị bệnh. Nếu không được ngăn chăn kịp thời các cơn đau nhức ngày càng một nhiều hơn, dai dẳng hơn. Dù vận động hay không vận động các cơn đau nhức có thể tìm đến bạn bất chợt lúc nào. Lâu ngày sẽ khiến cả tinh thần người bệnh trở nên sa sút, tâm trạng bực bội thất thường. Khớp gối bị biến dạng Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn khớp bị xơ vữa, hình thành gai xương, gối thường có biểu hiện sưng to, đau nhức. Ở một số bệnh nhân còn có hiện tượng lệch trục khớp do lớp sụn gần như bị bong tróc hoàn toàn Mất khả năng vận động bình thường Vận động đi lại là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Hãy thử tưởng tượng xem nếu không thể đi lại được nữa bạn sẽ cảm thấy sao? Thật vậy, nếu thoái hóa khớp gối không được kiểm soát sớm, bạn sẽ mất dần đi khả năng vận động, thậm chí nếu gắng gượng chỉ có thể đi tập tễnh. Teo cơ, bại liệt Do không thể hoạt động nhiều, các cơ từ gối trở xuống sẽ bắt đầu yếu hơn, khi đi lại bạn bắt đầu có cảm giác chân run run, không đứng vững. Cơ có hiện tượng bị teo, dẫn đến nguy cơ bại liệt. Trước những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối, chị em phụ nữ chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát chúng bằng cách quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng sụn, bảo vệ sụn khớp và sử dụng đúng cách. Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở phụ nữ Các cụ thường có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Tuy nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở phụ nữ hầu hết đều do những yếu tố khách quan mang lại, nhưng nếu ngay từ sớm bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì sẽ giúp bạn làm chậm quá trình thoái, gia tăng sức bền dẻo của xương. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý Như bạn đã biết, béo phì chính là một trong những nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp gối. Do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và kiểm soát cân nặng của mình sao cho hợp lý Hiện nay, chỉ số cân nặng được tính dựa trên chỉ số BMI. Qua đó, BMI của mỗi người được tính bằng công thức: BMI = cân nặng(kg)/chiều cao(cm) x chiều cao(cm) Bạn có thể tham khảo qua bảng đánh giá chỉ số BMI bên dưới như sau: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sụn và xương dưới sụn như cac loại cá béo chứa nhiều Omega-3, các loại hoa quả trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, các loại rau xanh,..Bên cạnh đó bạn không thể bỏ qua yếu tố vitamin D, canxi trong các thực phẩm như trứng, sữa,…giúp cho xương chắc khỏe Đặc biệt, bạn cần hạn chế và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc là vì chúng chính là thủ phạm khiến tình trạng thoái hóa khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn Tập luyện thể dục thường xuyên và vừa sức Tập luyện thể dục vừa sức sẽ giúp các cơ bắp trở nên khỏe mạnh nhằm giảm bớt lực đè ép lên khớp gối, đồng thời cũng giúp bạn giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. Trong quá trình tập luyện, máu huyết được lưu thông dễ dàng hơn, quá trình trao đối chất tốt hơn. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp Luôn giữ cơ thể ở tư thế cân bằng Khi ngồi làm việc, đi đứng với tư thế cân bằng thì diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, lực ép ở mức tối thiểu. Do đó, mà bạn phòng tránh được các tình trạng thoái hóa do lao vận động sai tư thế Thường xuyên thay đổi tư thế Việc ngồi mãi một chỗ, hoặc đứng mãi trong khoảng thời gian dài cũng rất dễ khiến các khớp bị tổn thương. Đặc biệt, nếu bạn là dân văn phòng, trong lúc làm việc, cách khoảng 30-60p bạn nên đứng dậy đi lại vận động, để tránh tình trạng căng cứng khớp mà gây nên các hiện tượng đau nhức, mỏi khớp. Sử dụng các khớp lớn trong khi mang vác vật nặng Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng các khớp lớn như ở tay, khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Đồng thời, bạn cũng cần khéo léo tận dụng nguyên lý đòn bẩy để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. Và tốt hơn cả bạn nên sử dụng thêm sự hỗ trợ của dụng cụ hay sự giúp đỡ của người khác. Thường xuyên đi khám định kì Thói quen thường xuyên khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện được các bệnh đang tiềm ẩn trong cơ thể của mình. Như bạn biết đấy, đối với bất kì loại bệnh nào việc phát hiện phát hiện sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát nó tốt hơn. Lời kết Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là căn bệnh mà ai trong chúng ta rồi cũng sẽ gặp phải. Tuy so với nam giới, nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ cao hơn nhưng không vì thế mà chúng ta trở nên lo lắng, bất an. Thay vào đó bạn hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và thực hiện các biện pháp phòng tránh từ sớm. Bởi điều này sẽ giúp bạn chung sống với thoái hóa khớp gối một cách hòa bình. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích! Link tham khảo: https://www.arthritis-health.com/blog/why-are-women-more-prone-osteoarthritis https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-phu-nu-thoai-hoa-khop-goi-som-hon-nam-n22443.html Chia sẻ

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà

Thoái hóa khớp gối có diễn biến âm thầm và thường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc thì người bệnh mới chú tâm. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách cải thiện tại nhà ra sao? Mời bạn cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. Mục lụcTổng quan về căn bệnh thoái hóa khớp gốiNguyên nhân gây thoái hóa khớp gốiYếu tố tuổi tácDo chấn thươngLười vận độngNgồi xổmThừa cân béo phìChế độ dinh dưỡngGiới tínhBệnh lýYếu tố di truyềnHoạt động quá mứcYếu tố khiến thoái hóa khớp gối trầm trọng hơnBiện pháp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối tại nhàKiểm soát cân nặngTập thể dụcTránh chấn thươngĂn uống hợp lý Tổng quan về căn bệnh thoái hóa khớp gối Khớp gối chính là vị trí khớp rất quan trọng, có cấu trúc khớp lớn nhất cơ thể và chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, khớp gối rất dễ gặp tổn thương và bị thoái hóa, dẫn tới đau nhức, giảm khả năng vận động. Khớp gối được cấu tạo bởi 3 thành phần chính, bao gồm: Các xương lớn, lớp sụn bao bọc các đầu xương, dây chằng, gân, cơ. Lớp sụn khớp có tác dụng như là lớp đệm giúp giảm lực giữa xương đùi và xương ống chân, giúp ổn định khớp để khớp có thể hoạt động linh hoạt. Khớp gối được bao quanh bởi một lớp lót mỏng gọi là màng hoạt dịch. Màng này tiết ra một chất lỏng bôi trơn sụn và giảm ma sát. Tình trạng thoái hóa khớp gối đơn thuần chỉ là những tổn thương, biến đổi cấu trúc trên bề mặt sụn khớp và đĩa đệm gây tình trạng viêm và làm giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp. Do đó, người bệnh có thể sẽ gặp phải các biểu hiện đau khớp, cứng khớp và làm giảm khả năng vận động khớp. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn đau âm ỉ, cứng khớp, xuất hiện nhiều vào buổi chiều và giảm đau về đêm và sáng sớm. Ban đầu, cơn đau thường xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng khi bệnh trở nặng, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp gối là do sự tổn thương của lớp sụn khớp và phần xương dưới sụn. Khi lớp sụn khớp và phần xương dưới sụn bị bào mòn theo thời gian, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại (do mang vác nặng thường xuyên, ngồi xổm hay đứng nhiều, thừa cân, béo phì…) sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối – căn bệnh nguy hiểm, bạn chớ chủ quan! Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 30% người >35 tuổi và khoảng 80% người >60 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Nhưng càng về những năm gần đây căn bệnh này ngày càng trở nên trẻ hóa. Đa phần là do chế độ dinh dưỡng và lười vận động dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối do nhiều yếu tố tác động như: Yếu tố tuổi tác Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng dầu dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp gối. Bởi vì, khi tuổi càng cao thì khả năng tự sinh sản và tái tạo tế bào sụn ngày càng kém. Khi càng lớn tuổi thì chức năng tự sản sinh và hấp thu Glucosamine, chức năng tổng hợp chất để tạo nên các sợi mucopolycaccaride và collagen của tế bào sụn sẽ bị suy giảm. Các mô khớp hoặc mô sụn cũng suy yếu đi theo thời gian. Dẫn đến tình trạng lượng canxi để nuôi dưỡng sụn khớp bị mất dần. Lúc này lớp sụn khớp rất dễ bị bào mòn, bị nứt vỡ, xương khớp sẽ bị mất đi tính đàn hồi và trở nên khô cứng. Theo nghiên cứu thì tình trạng thoái hóa khớp gối thường phát triển mạnh ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp hơn là nam giới. Tuy nhiên thì thời gian gần đây, bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng đang có xu hướng trẻ hóa. Những ca mắc bệnh ở độ tuổi trung niên lẫn trẻ tuổi ngày càng tăng cao. Do chấn thương Những chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, lao động nặng… làm cho sụn khớp bị vỡ, rách, gây đứt dãn dây chằng, vỡ xương bánh chè… khiến cho sụn khớp bị tổn thương nặng nề. Những tổn thương này nếu không sớm được điều trị đúng cách có thể để lại di chứng nghiêm trọng. Theo các bác sĩ thì các chấn thương này sẽ làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, nhất là các chấn thương ở vùng gối hay lưng. Đây cũng là nguyên nhân chính của các trường hợp người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp. Lười vận động Đây là thói quen của rất nhiều người trẻ tuổi đặc biệt là những nhân viên văn phòng. Lười vận động lâu ngày dẫn đến các khớp xương kém linh hoạt, dây chằng bị chùng và kém đi. Điều này lý giải cho việc tại sao mà tình trạng thoái hóa khớp gối đang ngày một gia tăng ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê có đến 30% tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối do thói quen lười vận động. Ngồi xổm Thói quen ngồi xổm có thể làm tình trạng thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh hơn Ngồi xổm là thói quen của rất nhiều người Việt và đặc biệt là phụ nữ. Động tác này làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn. Thừa cân béo phì Người bị béo phì rất dễ bị thoái hóa khớp gối bởi vì khớp gối có trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi cơ thể bị thừa cân, khớp gối chính là nơi trực tiếp chịu áp lực của khối lượng nặng. Sụn khớp bị quá tải sẽ rất nhanh bị bào mòn, gây nên thoái hóa. Chế độ dinh dưỡng Ngày nay, rất nhiều người do quá bận bịu với công việc thường ăn uống kém khoa học, ăn ngoài, chất lượng bữa ăn kém. Việc này nếu để kéo dài sẽ khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn cơ thể mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch của bao hoạt dịch khớp. Dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố tác động đến việc khớp gối bị bào mòn, phá hủy nghiêm trọng. Giới tính Theo nhiều nghiên cứu phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới đến 30%. Do quá trình sinh nở, cấu trúc dây chằng trước của phụ nữ cũng yếu hơn so với nam giới. Kèm theo là thói quen thường xuyên đi giày cao gót ở một số chị em cũng là yếu tố giúp thoái hóa khớp gối tiến triển nhanh hơn. Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do nội tiết nữ bị suy giảm trầm trọng, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp nên cũng có khả năng cao bị thoái hóa khớp gối Bệnh lý Ngoài những nguyên nhân cơ giới, một số căn bệnh cũng có tác động không nhỏ đến khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối như: tiểu đường, gút, béo phì, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa… Yếu tố di truyền Theo ước tính của các chuyên gia, có đến 40 đến 65% các trường hợp mắc phải căn bệnh này đều liên quan đến tiền sử gia đình. Vì vậy, những gia đình có bố mẹ bị bệnh thoái hóa khớp gối thì khả năng con họ mắc phải căn bệnh này cao hơn những đứa trẻ gia đình không bị bệnh. Hoạt động quá mức Tham gia hoạt động thể thao hoặc thực hiện công việc lặp đi lặp lại với tần suất và cường độ cao có thể gây căng thẳng ở khớp gối. Lâu dần, khớp có thể bị tổn thương và làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Một số hoạt động gây ảnh hưởng đến khớp gối như đứng, ngồi xổm hoặc khiêng, mang vác vật nặng,.. Yếu tố khiến thoái hóa khớp gối trầm trọng hơn Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn như: Thường xuyên đi giày cao gót: Việc thường xuyên đi giày cao gót có thể gây ảnh hưởng ở đầu gối mỗi khi đi bộ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp và khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng. Tập thể dục ở cường độ cao: Tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa khớp nhưng tập thể dục ở cường độ cao sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng phát triển trầm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên duy trì thói quen tập thể dục ở mức độ thấp để hỗ trợ điều trị bệnh. Lối sống không lành mạnh: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học góp phần làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa. Ngược lại, nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc bản thân, thường xuyên thức khuya hoặc uống rượu, hút thuốc lá,… có thể khiến thoái hóa khớp gối trở nên phức tạp. Tăng cân: Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Vì vậy, để kiểm soát bệnh và ngăn chặn biến chứng, bệnh nhân nên chú ý trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ. Biện pháp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối tại nhà Khi đã biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp can thiệp để làm chậm quá trình thoái hóa cũng như xương khớp khỏe mạnh khi tuổi còn trẻ. Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện thoái hóa khớp gối tại nhà: Kiểm soát cân nặng Thừa cân, béo phì trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên sụn khớp làm phá hủy và gây hư hỏng sụn khớp, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hiệu quả hoặc thậm chí là chỉ giảm một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, và đồng thời làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Tập thể dục Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút luyện tập thể dục sẽ giúp cho hệ xương khớp của bạn chắc khỏe và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp hỗ trợ và ổn định khớp gối. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên lựa chọn các bài tập đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp… tránh lựa chọn các bài tập cường độ mạnh như bóng đá, bóng chuyền, chạy bộ nhanh… nó có thể làm cho tình trạng thoái hóa khớp gối tiến triển nặng hơn. ☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào? Trong quá trình luyện tập bạn nên chú ý nếu xuất hiện cơn đau kéo dài từ 1 – 2 tiếng bạn nên giảm cường độ tập luyện và cần khởi động trước khi tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn. Để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày. Tránh chấn thương Chấn thương có thể gặp phải trong quá trình tập thể dục, chơi thể thao hoặc cũng do những công việc lao động chân tay, bê vác… Chấn thương sẽ làm cho sụn rất khó lành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí những chấn thương nhỏ như gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Chấn thương là điều không may nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn cẩn thận và hạn chế những vận động mạnh ở mức thấp nhất có thể. Điều này thể hiện ở việc trong lúc làm việc nặng cần có đồ bảo hộ, khi chơi thể thao nên trang bị những miếng đệm bảo vệ vùng đầu gối. Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Ăn uống hợp lý Thực tế không có chế độ ăn cụ thể nào cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhưng chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bệnh. Bạn nên tăng cường bổ sung những loại chất dinh dưỡng sau vào thực đơn hàng ngày để cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo khớp sụn, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp: Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây: Các loại cá như cá thu, cá trích, cá hồi… có rất nhiều omega-3, đây là chất kháng viêm khớp hiệu quả. Nước hầm xương: nước hầm từ xươngcung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây là những hợp chất cấu thành sụn và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa,.. giúp cho hệ xương chắc khỏe, dẻo dai. Rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung rau xanh cùng với ngũ cốc, các loại trái cây như đu đủ, chanh, dứa, cam, chanh… vì chúng chứa khá nhiều vitamin C và chất kháng viêm. Đặc biệt thì hiện nay nhiều nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị thoái hóa khớp của hỗn hợp bơ và đậu nành. Hỗn hợp này chứa các chất có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh ra collagen – thành phần quan trọng của xương, sụn và gân. Ngoài ra thì bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau: Thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo công nghiệp: khoai tây chiên, đồ nướng… chúng sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trở nặng và người bệnh dễ tăng cân. Thức ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt, chè… vì đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương bị yếu đi. Thức ăn nhiều muối: Lượng muối cao sẽ làm xương bị giòn và dễ gãy. Các chất kích thích: như bia, rượu, thuốc lá… rất có hại cho xương khớp. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bên cạnh đó bạn cũng cần phải nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp. Đặc biệt trong quá trình điều trị bệnh bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ có thể xem tiến triển của bệnh ra sao để thay đổi phương pháp điều trị kịp thời. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

[Giải đáp]: Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hoá khớp gối khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức, sưng tấy ở vùng đầu gối gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy không ít người có thắc mắc không biết bệnh thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Nó có thể gây ra những biến chứng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những vấn đề đó. Mục lụcThoái hoá khớp gối là gì?Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?Biến chứng của bệnh thoái hoá khớp gốiNhững cơn đau nhức kéo dài dai dẳngẢnh hưởng đến giấc ngủBiến dạng khớpẢnh hưởng lớn đến khả năng đi lạiTeo cơ, liệtLàm gì để bệnh không tiến triển nguy hiểm?Sử dụng thuốc TâySử dụng các bài thuốc Đông ySử dụng bài thuốc NamVật lý trị liệuĐiều chỉnh tư thế, sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợpSử dụng thực phẩm bảo vệ sụn khớpPhẫu thuật Thoái hoá khớp gối là gì? Thoái hoá khớp gối là hệ quả của quá trình tổn thương và làm suy giảm chức năng của sụn khớp. Chính những tổn thương này làm mất đi lớp đệm tự nhiên của sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa mất đi tính đàn hồi, không thể bảo vệ được phần đầu xương kèm theo các phản ứng giảm sút lượng dịch nhầy và gây viêm. Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường có các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, có tiếng kêu lạo xạo trong khớp gối, cứng khớp, người bệnh khó thực hiện một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang… Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng gia tăng với những người trong độ tuổi 20 – 30. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường phát triển nghiêm trọng theo thời gian. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng này nhưng người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng, hạn chế các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. ➤ Xem chi tiết: Thoái hóa khớp gối – căn bệnh nguy hiểm, bạn chớ chủ quan Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Thoái hoá khớp gối là căn bệnh mãn tính có thể gây ra các triệu chứng đau nhức kéo dài, viêm khớp. Và nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như: rối loạn lo lắng, trầm cảm, suy nhược cơ thể. Theo một số báo cáo thống kê, bệnh thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như: Dễ bị té ngã đặc biệt là người cao tuổi: Người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối sẽ có nguy cơ té ngã hoặc chấn thương cao gấp 2.5 lần so với người không bị thoái hóa khớp gối. Nguy cơ té ngã ở người bệnh thoái hóa khớp cao gấp 30% và có nguy cơ gãy xương cao gấp 20% lần so với những người khác. Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Thoái hoá khớp gối gây tổn thương cho sụn khớp ở đầu gối và làm suy giảm chức năng của khớp gối gây cản trở việc đi lại. Bệnh tiến triển nặng gây viêm khớp hoặc đau đớn, sưng khớp nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng vận động, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng đau đớn và khó vận động còn gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Gây viêm nhiễm bên trong đầu gối: Những chấn thương ở khớp gối có thể gây viêm, chảy máu làm nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh khớp. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gia tăng nguy cơ tàn phế cho người bệnh. Làm tăng nguy cơ đứt gân hoặc các dây chằng xung quanh khớp gối. Các gai xương xuất hiện có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh. Tổn thương này có thể cản trở hoạt động bình thường của các dây thần kinh, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ran, tê và yếu khớp. Ngoài ra, đây còn là căn bệnh liên quan đến quá trình lão hoá nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp gối có thể chữa trị được nếu người bệnh có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể điều trị phục hồi tối đa chức năng của các khớp. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau đớn, sưng tấy, khó chịu do bệnh gây ra cũng sẽ được cải thiện đáng kể nếu bệnh nhân thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp và áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ chỉ định. Trong quá trình điều trị bệnh, các loại thuốc được sử dụng thường là thuốc chống viêm không chứa Steroid, có thể dẫn đến các ảnh hưởng liên quan đến dạ dày, gây đau dạ dày, xuất huyết hoặc viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc tây còn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác như: rối loạn tim mạch, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương chức năng gan, thận. Đây là căn bệnh có chuyển biến phức tạp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phần đầu sụn và đệm giữa 2 đầu xương bị hỏng sẽ rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng, sưng viêm khớp, chất dịch nhầy bị giảm sút,… Việc chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối kịp thời sẽ duy trì được chức năng vận động của khớp, đồng thời hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, ít gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân. Tóm lại, thoái hoá khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng và nếu được điều trị kịp thời người bệnh có thể phục hồi được chức năng khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc và sinh hoạt. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của bệnh thoái hoá khớp gối Thoái hóa khớp gối thường có liên quan hoặc tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp. Nếu không được điều trị và phòng ngừa phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như: Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ và tần suất của các cơn đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Khi bệnh càng nặng thì cơn đau xuất hiện càng nhiều và càng dai dẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn tác động lên nhiều bộ phận khác của cơ thể, gây cản trở và khó khăn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ Tình trạng đau đớn và khó chịu do thoái hóa khớp gối kéo dài và có thể trở nên nghiêm trọng hơn về đêm. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, quá trình nghỉ ngơi và phục hồi bình thường của cơ thể. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến các cơn đau ở khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những cơn đau nhức còn khiến cho người bệnh ăn uống kém đi và lâu dần sẽ khiến cho người bệnh bị suy nhược cơ thể. Biến dạng khớp Thoái hoá khớp gối kéo dài làm cho sụn khớp bị bào mòn, xơ hoá lâu dần sẽ làm cho các đầu xương cọ xát vào nhau làm cho sụn khớp bị sưng to và biến dạng. Ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại Khả năng đi lại bình thường của người bệnh sẽ mất dần do khớp gối tổn thương nghiêm trọng làm cho việc đứng thẳng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc đi lại. Lúc này nhiều bệnh nhân chỉ có thể đi tập tễnh ở một không gian nhỏ. Teo cơ, liệt Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà khi bị thoái hóa khớp gối phải đối mặt. Các biểu hiện bệnh làm cho máu lưu thông gặp nhiều khó khăn, không thể chuyển hóa đến các cơ, lâu dần làm các cơ yếu đi và teo dần. Người bệnh hay có triệu chứng run chân, đi không vững. Nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời thì nguy cơ đối mặt với tình trạng liệt vĩnh viễn là rất cao. Các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp thường tiến triển âm thầm khiến cho người bệnh chủ quan và biến chứng đến nhanh hơn, bất ngờ hơn. Do đó, cần hết sức lưu ý đến sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ. Làm gì để bệnh không tiến triển nguy hiểm? Để bệnh không tiến triển nghiêm trọng hơn người bệnh kết hợp áp dụng nhiều phương pháp giảm đau nhằm cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Trong trường hợp bệnh chưa nghiêm trọng, thoái hóa khớp gối có thể được điều trị bảo tồn không phẫu thuật và khi bệnh đã nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật phù hợp. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm: Sử dụng thuốc Tây Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, giãn cơ để hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại thuốc này có khả năng giảm đau, giảm viêm, kiểm soát quá trình thoái hóa xương khớp. Sử dụng thuốc Tây sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây nhờn thuốc và một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo: Thuốc giảm đau:Paracetamol, Acetaminophen,… Đây là loại thuốc giảm đau liều nhẹ, không gây nhiều tác dụng phụ Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil,… Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc Diclofenac, Aspirin,… Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine Thuốc bổ sung cho cơ thể: Chondroitin Thuốc không kê đơn (OTC) Đường tiêm nội khớp: được bác sĩ chỉ định tùy theo mức độ sưng đau và thoái hóa khớp. Sử dụng các bài thuốc Đông y Thuốc Đông y an toàn hơn các loại thuốc Tây y nhưng dược tính trong thuốc thấp nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài người bệnh mới cảm nhận được hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp điều trị bệnh này người bệnh cần lựa chọn cơ sở Đông y tin cậy để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bổ sung như châm cứu, xoa bóp và massage để hạn chế các cơn đau và tăng cường sức khỏe xương khớp. Sử dụng bài thuốc Nam Việc sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh như: lá đinh lăng, bột quế, ngải cứu, lá lốt, mật ong,… được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Bởi các dược liệu này tương đối lành tính, an toàn và có thể khắc phục được tình trạng sưng, viêm và đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Nam theo cách truyền thống đem lại nhiều hạn chế như: Các hoạt chất với hoạt tính trị liệu cao trong các cây thuốc thường có tính tan kém và kém bền, ít hấp thụ khi sắc uống thông thường hoặc bôi nên hiệu quả tương đối chậm, buộc người bệnh phải kiên trì mới có tác dụng. Các bài thuốc này cần mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu và phải trải qua nhiều bước chế biến. Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường phạm vi hoạt động cho khớp, tăng tính linh hoạt cho sụn khớp, tăng cường cơ bắp ở chân và cải thiện chức năng ở khớp gối. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn và xây dựng chương trình luyện tập phù hợp cho bản thân. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, nẹp đầu gối hoặc mang giày chống sóc để hạn chế các tổn thương và cải thiện các triệu chứng. Điều chỉnh tư thế, sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp Tránh tư thế ngồi xổm gây áp lực lên khớp gối khiến cho khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Tránh các bộ môn vận động mạnh như đá bóng, chạy bộ, hạn chế leo cầu thang… Vận động nhẹ nhàng hơn bao gồm bôi lội hoặc đi xe đạp có thể giảm bớt áp lực ở khớp gối và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm đau và tăng chức năng ở khớp gối. Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tăng cường dung nạp những loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D, Omega 3 giúp tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều đạm, không ăn quá mặn, đồ nhiều dầu mỡ, tránh bia rượu, thuốc lá chúng có thể phá huỷ sụn khớp Sử dụng thực phẩm bảo vệ sụn khớp Bên cạnh việc bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tích cực tập luyện thể dục nhiều người có xu hướng tìm và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng của thoái hóa khớp gối. Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả. Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,..Ngoài ra, Collagen Type II có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type 2 ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn. Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay. Phẫu thuật Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thoái hóa khớp gối trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tàn tật cao. Các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm: Nội soi khớp: Có thể kiểm tra tình trạng viêm, tổn thương sụn hoặc khớp. Ghép sụn: Bác sĩ có thể lấy một mô sụn bình thường, khỏe mạnh để ghép vào khu vực tổn thương sụn ở khớp gối. Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở bệnh nhân trẻ tuổi và có các tổn thương nhỏ. Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ có thể loại bỏ phần lớp lót khớp bị tổn thương, thường có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Điều này có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và đau. Cắt bỏ xương: Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể cắt bỏ xương chày (xương ống chân) hoặc xương đùi để định hình và ổn định lại khớp gối. Phẫu thuật cắt bỏ xương thường được chỉ định khi người bệnh tổn thương một bên khớp gối. Thay khớp gối một phần hoặc toàn bộ: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ khớp gối và xương bị tổn thương, sau đó thay thế bằng khớp kim loại hoặc khớp nhựa để ổn định đầu gối và duy trì các chức năng. Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Đồng thời cũng liệt kê ra những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu bệnh không được điều trị kịp thời cùng những phương pháp giúp cho bệnh tiến triển chậm hơn. Thoái hóa là căn bệnh thường gặp khi về già nên nếu như không xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh từ sớm sẽ khiến quá trình thoái hóa khớp gối sẽ diễn ra nhanh hơn. Khi có các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. *** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Điểm danh 6 triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thông thường thì bệnh thoái hóa khớp gối sẽ diễn biến rất âm thầm nên rất ít người phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi mà xuất hiện những triệu chứng phức tạp thì mới phát hiện ra. Vậy đâu là các triệu chứng thoái hóa khớp gối? Câu trả lời sẽ có ở thông tin bài viết dưới đây. Mục lụcTriệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối1. Đau khớp2. Sưng khớp3. Xuất hiện tiếng kêu ở khớp4. Cứng khớp5. Hạn chế chức năng vận động6. Biến dạng khớpTriệu chứng thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn1. Giai đoạn 12. Giai đoạn 23. Giai đoạn 34. Giai đoạn 4Khi nào đi khám bác sĩ?Thoái hóa khớp gối nên làm gì để hạn chế cơn đau?Duy trì cân nặng vừa phảiHạn chế những công việc nặngDuy trì chế độ tập luyện thể dục thể thaoChế độ ăn uống khoa họcBổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớpKết luận Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị mất đi đĩa đệm tự nhiên khiến cho các xương bị cọ xát vào nhau và làm xơ hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành và mọc ra các gai xương và hốc xương ở dưới sụn lưng gây đau nhức khớp, cứng khớp. Thoái hóa khớp là căn bệnh có xu hướng tăng dần theo độ tuổi tức là tuổi càng cao thì sự lão hóa xương khớp cũng ngày một tăng lên. Thoái hóa khớp gối thường gặp ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi. Khi bệnh mới khởi phát sẽ chỉ gây nên những tổn thương nhỏ ở bề mặt sụn khớp nên người bệnh rất khó nhận biết. Lâu dần, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, mất tính đàn hồi, trơn tru làm mất đi tính linh hoạt cho khớp gối. Khi đó người bệnh mới nhận ra thì cũng là lúc bệnh đã bắt đầu tiến triển nặng nề hơn. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối 1. Đau khớp Đau khớp là triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ bị đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau vài điểm. Giai đoạn đầu khi mới khởi phát thì khớp gối chỉ có cảm giác đau nhẹ, âm ỉ làm bệnh nhân sẽ không để ý nhiều, đau thường gặp khi đi lại nhiều, lên xuống cầu thang, lên dốc. Tuy nhiên, sau một thời gian khoảng 2 – 3 tuần thì cảm giác đau tăng dần lên. Các cơn đau xuất hiện đối xứng ở cả hai khớp gối, có thể lan dọc theo bờ trong của xương chày, thường đau nhiều về buổi chiều, và ít đau hơn về đêm và sáng sớm. Một số người bệnh thoái hóa khớp gối còn bị đau ở mặt trong của gối, khi ấn hoặc tác động vào gối sẽ khiến người bệnh đau nhói. Đau giống như bị rút gân khiến người bệnh rất khó chịu. Triệu chứng này xảy ra do biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớp gối. Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu tình trạng bệnh kéo dài 2. Sưng khớp Khi khớp gối bị viêm hoạt mạc làm tăng tiết dịch viêm vào khớp sẽ khiến cho người bệnh bị sưng khớp. Khi dịch được hút ra biểu hiện đau và sưng có thể giảm nhưng nó vẫn có thể tái phát vài ngày sau đó. Sưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, căng tức đôi khi gây hạn chế việc vận động khớp gối, co cứng khớp gối. 3. Xuất hiện tiếng kêu ở khớp Tiếng kêu lục cục, lạo xạo phát ra khi người bệnh thực hiện các hoạt động gập, duỗi gối, khi sụn bị tổn thương, bề mặt khớp bị gồ ghề do gai xương phát triển khiến cho xương ở dưới khớp bị cọ xát vào nhau. Lý do xuất hiện những tiếng kêu này là do thoái hóa khớp làm cho sụn khớp bị mất dần dịch khớp làm cho ổ khớp không được bôi trơn. 4. Cứng khớp Cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và phải mất tầm 20 – 30 phút khớp mới giãn ra được. Khi khớp nghỉ ngơi quá lâu hoặc do xương bị ma sát và sưng khớp gối làm cho đầu gối cảm thấy cứng. Cứng khớp có thể làm giảm phạm vi vận động, di chuyển trở nên khó khăn hơn, khó duỗi, gập và nhấc chân thẳng. Khi gặp phải biểu hiện này người bệnh có thể dùng tay xoa bóp nhẹ khớp gối thì tình trạng này có thể cải thiện. 5. Hạn chế chức năng vận động Khi bệnh trở nặng thì kéo theo khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang… Trường hợp này nếu bạn đi khám bệnh thì sẽ có bước chụp X- quang, lúc đó bạn sẽ thấy rõ được các khe khớp bị hẹp lại. 6. Biến dạng khớp Đây được xem là dấu hiệu thoái hóa khớp gối phát hiện muộn khi bệnh đã nặng. Bởi khi khớp gối bị biến dạng, teo cơ thì đồng nghĩa với sụn đã bị tổn thương trầm trọng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng. Triệu chứng thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn Thoái hóa khớp gối phát triển một cách từ từ. Chính vì vậy mà người bệnh sẽ rất khó để phát hiện và điều trị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì mới phát hiện ra. Đến lúc này thì bệnh thoái hóa khớp gối đã bước vào giai đoạn nặng, rất khó có thể điều trị dứt điểm được. Các biểu hiện của thoái hóa khớp gối sẽ có mức độ tăng dần theo từng giai đoạn bệnh như sau: 1. Giai đoạn 1 Hình ảnh khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ. Ở giai đoạn khởi phát sụn khớp chỉ bắt đầu chịu những tổn thương nhỏ nên người bệnh sẽ chưa gặp phải nhiều dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân đi lại bình thường, chưa xuất hiện cơn đau khớp hoặc khớp chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ khi thực hiện các động tác như: đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm, lên xuống cầu thang và nó biến mất ngay sau khi nghỉ ngơi. Khớp gối cũng chưa bị sưng và không biến dạng. Nếu chụp MRI có thể thấy khớp gối gần như bình thường. 2. Giai đoạn 2 Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ. Giai đoạn 2 bệnh bắt đầu tiến triển nhẹ, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn nên khi nhìn trên phim X-quang có thể thấy kích thước bề mặt sụn khớp vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Bao hoạt dịch khớp vẫn hoạt động bình thường, cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp. Các gai xương ở đầu gối sẽ dần dần hình thành. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau mỏi ở khớp gối sau khi vận động nhiều hoặc khi làm việc quá sức, làm việc sai tư thế. Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp phải biểu hiện tê bì, co cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy hoặc khi trái gió trở trời và phải mất thời gian để xoa bóp chân mới có thể co duỗi bình thường được. 3. Giai đoạn 3 Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp rõ, nhiều gai xương kích thước vừa, đặc xương dưới sụn, đầu xương có thể bị biến dạng. Thoái hóa khớp gối tiến triển đến giai đoạn 3 thì bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau nhức vùng đầu gối nhiều hơn và mức độ đau nghiêm trọng hơn. Các lớp sụn khớp bao bọc các đầu xương bị bào mòn nhiều và khoảng không gian giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ. Mọi hoạt động như đi lại, ngồi xổm, lên xuống cầu thang… sẽ bị hạn chế hơn. Chỉ cần cử động khớp nhẹ cũng cảm thấy đau đớn nhiều. Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng cũng xảy ra thường xuyên hơn kèm theo các đợt viêm khớp gối (sưng, đau, tràn dịch) hoặc có biểu hiện vẹo khớp gối. Tại đầu gối các khớp bị sưng, nóng đỏ, thậm chí có thể bị phồng lên. 4. Giai đoạn 4 Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp nhiều, gai xương có kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, đầu xương biến dạng rõ. Đây còn được gọi là giai đoạn cuối của bệnh thoái hóa khớp gối tức là bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, nghiêm trọng. Lúc này, sụn khớp bị bào mòn rất nhiều, bong tróc gần như hoàn toàn và để lộ ra hai đầu xương rõ rệt. Khoảng không gian chung giữa hai đầu xương bị thu hẹp đáng kể và chèn ép lên nhau, gai xương ngày càng phát triển lớn hơn, chất nhờn giảm nên gây ra hiện tượng ma sát hai đầu xương phát ra những tiếng kêu lục cục, lắc rắc mỗi khi di chuyển. Người bệnh xuất hiện một loạt các triệu chứng đau nhức liên tục, cứng khớp, khó vận động khớp, khó đi lại… ảnh hưởng đến sinh hoạt. Co cứng khớp, đau nhức nhiều vào mỗi sáng thức dậy. Các biến chứng có thể xảy ra như là teo cơ và các mô xương trở nên mỏng hơn. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp… Thậm chí, một số người bệnh sẽ mất dần khả năng lao động. Lâu dần sẽ biến chứng tàn phế, bại liệt, mọi sinh hoạt phải dựa vào người thân giúp đỡ. Khi nào đi khám bác sĩ? Ngay từ khi mà bạn cảm thấy có những triệu chứng bất thường ở khớp gối như: đau nhức, cứng khớp, sưng khớp… thì bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Khi mà các cơn đau, triệu chứng của bệnh chưa can thiệp gì đến cuộc sống hàng ngày chính là thời điểm khởi phát của bệnh và có biện pháp can thiệp ngay lúc đó sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt nhất và làm chậm quá trình thoái hóa. Vì vậy, bạn đừng chủ quan bỏ qua những dấu hiệu tưởng chừng như rất bình thường đó mà hãy theo dõi những biểu hiện mà mình đang gặp phải để trao đổi với bác sĩ trong quá trình thăm khám để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Đầu tiên khi thăm khám, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi sau để có thể chắc chắn xem bạn có chính xác bị thoái hóa khớp gối hay không: Cơn đau thường xuất hiện khi nào? Đau chính xác là ở vị trí nào? Điều gì làm giảm những cơn đau hoặc khiến nó tồi tệ hơn? Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra đầu gối, và đưa ra một số động tác bạn thực hiện theo để xem phạm vi chuyển động của khớp gối ra sao. Cuối cùng, để chẩn đoán thoái hóa khớp, có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật như: Chụp X-quang Chụp cắt lớp vi tính (CT) Chụp cộng hưởng từ (MRI). Siêu âm khớp Sau khi đã hiểu được tình trạng thoái hóa và bệnh đang ở giai đoạn nào thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng như: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa phù hợp. Việc cần làm của bạn là cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị được chỉ định nếu trong quá trình điều trị mà bạn gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có thay đổi kịp thời. Thoái hóa khớp gối nên làm gì để hạn chế cơn đau? Để việc duy trì điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả và hạn chế những biến chứng của bệnh, người bệnh cần lưu ý những việc sau: Duy trì cân nặng vừa phải Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên các khớp xương nhất là vùng lưng, hông, háng, bàn chân và đặc biệt là khớp gối. Theo thời gian, áp lực này sẽ khiến sụn đầu gối bị mòn, làm phá hủy các sụn trong khớp và gây hư hỏng và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, lượng cytokine được sinh ra trong quá trình tích mỡ của cơ thể khiến tình trạng viêm càng lan rộng. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng hiệu quả có thể làm giảm áp lực lên xương khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, và đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp. Hạn chế những công việc nặng Những công việc bê vác đồ nặng sẽ làm tăng áp lực lên khớp và có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hạn chế làm những công việc nặng đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho khớp được nghỉ ngơi và tránh bị tổn thương nghiêm trọng hơn Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp mà còn giúp cho cơ bắp luôn khỏe mạnh. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. Theo các chuyên gia, người thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ, đạp xe, tập luyện thể dục,… với cường độ nhẹ nhàng, vừa phải, nếu cảm thấy khớp đau hơn thì cần giảm thời lượng tập luyện. Trong quá trình hoạt động cần phải giữ mọi thứ ở mức chừng mực, tránh tập luyện quá sức sẽ gây tác dụng ngược khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương và quá trình thoái hóa khớp sẽ đến sớm hơn. Chế độ ăn uống khoa học Bổ sung vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm giàu canxi, vitamin D,…rất tốt cho xương. Đồng thời tránh xa những loại thực phẩm gây hại cho xương và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn nhiều đường, muối, chiên xào, nhiều chất béo, rượu bia, chất kích thích và các loại thịt đỏ,.. Những thực phẩm này sẽ làm tăng mức độ viêm, và khiến cơn đau khớp trở nên nặng hơn. Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn. Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp, có tác dụng giúp chống viêm đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay. Khương Thảo Đan – giải pháp cho các cơn đau đầu gối dai dẳng Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Về thành phần của Khương Thảo Đan gồm: hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ của Địa Liền, Collagen typ II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thổ phục linh, Quế chi… cùng một số thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ, mang lại an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm. Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay Kết luận Thoái hóa khớp gối là bệnh lý rất nguy hiểm nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp gối, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Cảnh báo - những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối không ít người tìm đến các biện pháp khác nhau để ngăn chặn tình trạng đau nhức triền miên. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân phàn nàn là: họ đã thử mọi cách rồi những vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm. Vậy đâu là những sai lầm mà chúng ta hay mắc phải khi điều trị thoái hóa khớp gối? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thấy được những sai lầm trị bệnh của rất nhiều người đang mắc phải. Mục lụcThoái hóa khớp gối là bệnh gì?Các sai lầm chữa bệnh phổ biến mà nhiều người hay mắc phải1. Tự ý sử dụng các nhóm thuốc uống, tiêm giảm đau2. Liệu pháp chườm giảm đau không phải lúc nào cũng tốt3. Thói quen sai tư thế4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý5. Sử dụng các bài thuốc Đông y mà không rõ nguồn gốc6. Bỏ ngang liệu trình chữa bệnh7. Vận động quá ít hoặc quá nhiềuGiúp bạn hiểu đúng nguyên tắc điều trị bệnh thoái hóa khớp gốiLời khuyên của bác sĩ dành cho người bị thoái hóa khớp gốiLời kết Thoái hóa khớp gối là bệnh gì? Thoái hóa khớp gối là sự tổn thương ở bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau khiến sụn khớp bị hư. Ở những giai đoạn đầu, người bệnh chưa cảm thấy có triệu chứng gì rõ rệt bởi dịch khớp bên trong mới có biểu hiện bị hao hụt. Khi dịch khớp hao hụt ngày càng nhiều, ma sát giữa 2 đầu khớp sẽ tăng lên và chịu lực tác động nhiều hơn. Dần dần bề mặt sụn khớp bị bào mòn, và đưa đến tình trạng hẹp khe khớp. Theo thời gian, lớp sụn này bị bong tróc và vỡ thành từng mảng, tổn thương này tiếp tục tấn công mô xương dưới sụn tạo nên tình trạng khuyết xương, hay còn gọi là “gai xương” Cho đến nay, chưa có một phương thuốc nào có thể điều trị thoái hóa khớp một cách hoàn toàn. Mọi biện pháp được áp dụng điều trị nhằm giúp người bệnh “chung sống hòa bình” với căn bệnh. Giảm các triệu chứng đau nhức, khôi phục tối đa khả năng vận động của khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh nếu bạn không tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời thực hiện một số thói quen không tốt, bổ sung chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày một xấu đi. Cùng điểm qua một số sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối làm cho tình trạng thoái hóa khớp ngày càng nặng hơn. Các sai lầm chữa bệnh phổ biến mà nhiều người hay mắc phải 1. Tự ý sử dụng các nhóm thuốc uống, tiêm giảm đau Đây là thói quen của rất nhiều người vì thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh và rất tiện dụng. Chính vì vậy không ít người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau mà chưa có chỉ định của bác sĩ, chưa thăm khám xem bệnh đang ở giai đoạn nào và sử dụng thuốc nào cho phù hợp. Có người tìm đến dược sĩ tại các nhà thuốc, có người nghe lời mách bảo của mọi người xung quanh. Nhưng không một ai ngờ đến những tác dụng phụ thuốc mà có thể gặp trong quá trình dùng thuốc. Tự ý sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe Paracetamol – loại “thuốc giảm đau nhức quốc dân” có thể giúp bạn giảm cơn đau nhức tạm thời nhưng không điều trị được nguyên nhân gây viêm. Còn các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: diclofennac, celecoxib, meloxicam…tuy ngăn cả được quá trình gây viêm nhưng để lại rất nhiều tác dụng phụ cho người bệnh (tổn thương niêm mạc dạ dày, tổn thương gan, thận). Bên cạnh đó, nếu bạn có bệnh nền liên quan đến tim mạch, huyết áp, tiểu đường thì nhóm thuốc này còn gây nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Trong điều trị thoái hóa khớp bên cạnh việc uống thuốc, thì tiêm nội khớp thuốc kháng viêm corticoid cũng phát huy được hiệu quả điều trị bệnh khá tốt. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều lượng hoặc dùng trong một thời gian sẽ khiến bạn gặp thêm nhiều các tác dụng không tốt lên xương và nhiều cơ quan khác của cơ thể. Lưu ý, thủ thuật tiêm corticoid cần được tiến hành bởi những người có chuyên môn, nhằm giúp bạn tránh các nguy cơ nhiễm trùng khớp có thể gây nguy hiểm cho bạn. 2. Liệu pháp chườm giảm đau không phải lúc nào cũng tốt Chườm nóng hay chườm lạnh là phương pháp giảm đau được rất nhiều người sử dụng khi bị chấn thương. Đây là cách rất đơn giản và dễ áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Trên thực tế hiện nay việc lựa chọn chườm nóng hay chườm lạnh thường chỉ theo cảm tính của bệnh nhân. Tuy nhiên biện pháp này áp dụng sai bệnh gây ra những tác dụng không mong muốn. Ví dụ: thoái hóa khớp gối kèm viêm, không nên chườm ấm hoặc bôi thuốc gây nóng, vì làm tăng cơn đau do kích thích phản ứng viêm ở trong khớp. 3. Thói quen sai tư thế Thói quen ngồi xổm là thói quen thường thấy của người Việt Nam, đặc biệt là những người phụ nữ. Tư thế này gây áp lực rất lớn lên khớp gối, vì khi đó khớp gối đang kéo giữ lại toàn bộ cơ thể. Các chuyên gia xương khớp khẳng định rằng, nếu thường xuyên thực hiện tư thế này thì khớp gối sẽ bị quá tải nên tình trạng thoái hóa khớp sẽ tiến triển nhanh hơn. Khi khớp gối hư hại thì trong khớp xảy ra các phản ứng viêm, lớp sụn đệm và xương dưới sụn bị hư hỏng, gây ra các cơn đau dữ dội đặc biệt khi khớp cử động. 4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý Dinh dưỡng hằng ngày đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình cải thiện bệnh tình. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như omega – 3, vitamin D, canxi,… sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp mới một cách tốt hơn, cũng như thiết lập cho cơ thể một hệ thống miễn dịch trước các tác nhân xấu. Bên cạnh đó, việc bổ sung một số loại thực phẩm không hợp lý có thể gây phá huỷ sụn khớp và làm cho quá trình thoái hoá khớp diễn ra nhanh hơn. Bia rượu: Dung nạp rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác không chỉ có hại cho sức khoẻ nói chung mà còn không tốt cho sức khoẻ xương khớp nói riêng. Khi bạn đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, chính các chất độc này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở khớp, khiến cơn đau ở khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Ăn nhiều đạm, muối: Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Trong khi đó, chất đạm, đặc biệt là đạm trong các loại thịt đỏ có thể góp phần làm cho tình trạng viêm khớp nặng nề hơn. Hệ miễn dịch của người bệnh lúc này nhận định đạm là vật thể lạ cần loại bỏ, quay sang tấn công cả khớp, làm tăng gánh nặng cho các khớp bị viêm. Ngoài ra, thói quen thức khuya cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp, khiến người bệnh giảm khả năng chịu đựng trong khi lại nhạy cảm hơn với các cơn đau xương khớp. Ngủ ít còn gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến bệnh khớp. Thống kê cho thấy, những người đang bị căng thẳng cao độ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp dữ dội cao gấp 4 lần. Mặt khác, những người sống chung với các cơn đau khớp mãn tính rất dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm nghiêm trọng. Đây là vòng luẩn quẩn của bệnh: đau khớp gây khó ngủ, khó ngủ lại càng gây đau khớp, nhiều người không nhận ra để cải thiện cả 2. 5. Sử dụng các bài thuốc Đông y mà không rõ nguồn gốc Nhiều bệnh nhân điều tri thoái khớp gối bằng Tây y thất bại hoặc lo ngại vấn đề tác dụng phụ của thuốc đều chuyển hướng sang điều trị bằng Đông y lâu dài. Do đó, mà rất nhiều cơ sở thuốc Đông y gia truyền giả danh đã lợi dụng điểm này để điều trị cho bệnh nhân bằng những loại dược liệu được pha trộn với một số thuốc tân dược khiến người bệnh lầm tưởng về tác dụng tuyệt vời của thuốc. Nhưng tiềm ẩn đằng sau đó là một loạt các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, suy hệ hô hấp,… Các cụ có câu “có bệnh vái tứ phương” nên ấy thế mà nhiều người nghe đâu có bài thuốc hay, ai mách cái gì cũng liền điều trị. Nhưng nhiều trường hợp bệnh chả thấy khỏi đâu, đến khi bệnh biến chuyển sang giai đoạn nặng, không thể đi lại được nữa mới chịu tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Thực sự, lúc này việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn và tỉ lệ hồi phục cũng sẽ thấp hơn. 6. Bỏ ngang liệu trình chữa bệnh Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, cần mất nhiều thời gian để điều trị. Đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì điều trị, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, nhiều người bỏ ngang liệu trình nên mới dẫn đến kết quả thất bại trong cuộc chiến với căn bệnh này. 7. Vận động quá ít hoặc quá nhiều Nhiều người cho rằng, khi bị thoái hóa khớp gối thì cần phải vận động ít lại, ngồi nghỉ nhiều hơn cho khớp bớt chịu tác động. Cũng không có ít người cũng có ý kiến trái chiều, cần phải vận động nhiều hơn để khớp không bị thoái hóa. Vậy chúng ta nên vận động ít hay nhiều khi bị thoái hóa khớp gối? Bạn tưởng tượng nhé, tế bào sụn không được nuôi trực tiếp bởi máu mà chúng được cung cấp chất dinh dưỡng từ dịch khớp gối, do đó mà lớp sụn của chúng ta có tình đàn hồi giống như một miếng bọt biển. Khi chúng ta vận động, lớp sụn bị ép dẹp lại, còn khi dở cẳng ra thì lớp sụn phồng lên đẩy dịch khớp vào bên trong khớp gối rồi chúng ta đi dịch khớp bị ép trở lại. Do đó, nếu chúng ta vận động quá ít thì quá trình dinh dưỡng nuôi sụn khớp rất là kém. Nhưng nếu quá trình đó diễn ra thường xuyên cũng rất dễ khiến sụn chết. Vậy mấu chốt ở đây là chúng ta phải biết cách “bảo dưỡng” sụn khớp, vận động là điều cần thiết. Nhưng hãy làm nó với vừa đúng tầm lực của chúng ta. Tránh vận động quá sức mà gây áp lực lên khớp gối Giúp bạn hiểu đúng nguyên tắc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối Như bạn đã biết, thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính. Việc lựa chọn đúng phương pháp để điều trị rất quan trọng. Trước khi lên phác đồ điều trị cho bạn, bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám để xác định nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh. Cùng mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhưng không phải ai cũng được điều trị giống nhau mà còn phải tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích ứng với thể trạng và tình trạng bệnh của bạn Bên cạnh đó, xu hướng điều trị thoái hóa khớp gối là điều trị theo mô hình “đa thức” nghĩa là kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Về cơ bản sẽ là sự kết hợp của việc “uống thuốc – bổ sung dinh dưỡng – luyện tập” nhằm đem lại kết quả điều trị toàn diện tốt nhất cho người bệnh. >>> Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bị thoái hóa khớp gối – Thực hiện thăm khám và tái khám tại các cơ sở chữa bệnh của uy tín – Không tự ý bốc thuốc hay tiêm thuốc từ những người không thuộc chuyên khoa – Uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn và chỉ dẫn – Thực hiện chế độ ăn và tập luyện hợp lý để giảm cân nếu bạn thừa cân – Điều chỉnh tư thế sinh hoạt, làm việc sao cho đúng – Trong quá trình điều trị, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường hãy liên lạc với bác sĩ của bạn để được hỗ trợ kịp thời. Lời kết Thoái hóa khớp là căn bệnh cần được điều trị lâu dài. Do đó, bạn không được quá nóng vội, tránh mắc những sai lầm đáng tiếc trong quá trình điều trị. Nếu có thể, bạn hãy thường xuyên trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa, điều này sẽ giúp bạn an tâm khi thực hiện điều trị. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích Link tham khảo: https://physiocareathome.com/4-mistakes-people-make-with-knee-and-hip-osteoarthritis/ https://suckhoedoisong.vn/chua-thoai-hoa-khop-goi-nhung-sai-lam-khien-cang-chua-cang-nang-n139208.html Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào?

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính và không có phương pháp nào điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, để có thể “chung sống” với căn bệnh và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc nhiều người tìm đã đến các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Trong đó, luyện tập thể dục luôn là biện pháp đầu tiên mà các chuyên gia cơ xương khớp khuyên bệnh nhân thực hiện. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những bài tập nhằm cải thiện tình trạng thoái hóa của mình. Mục lụcThoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?Đau nhức dai dẳngGối bị biến dạngMất khả năng vận động bình thườngTeo cơ, bại liệtTại sao thoái hóa khớp gối nên luyện tập thường xuyên?Giới thiệu các bài tập tốt cho người thoái hóa khớp gốiCác bài tập tại chỗĐi bộĐạp xeBơi lộiTập YogaThái cực quyềnNhững lưu ý bạn cần nhớ trong quá trình luyện tậpLàm thế nào để duy trì động lực tập luyện?Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối với Khương Thảo ĐanLời kết Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến đời sống như thế nào? Thoái hóa khớp gối về cơ bản là tình trạng tổn thương của bề mặt sụn khớp. Do nhiều nguyên nhân tác động khiến bề mặt sụn khớp bị bào mòn, xù xì, vỡ mảnh, khiến hai đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau làm bạn đau nhức mỗi khi vận động. Lâu ngày còn hình thành nên cả gai xương ở rìa khớp. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ gây nên cho bạn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đau nhức dai dẳng Đau là triệu chứng đầu tiên của hầu hết các bệnh. Ở những giai đoạn đầu, những cơn đau nhức thường ở thể nhẹ và chỉ thoáng qua. Sau này, khi bệnh tiến triển sang một giai đoạn mới thì các cơn đau nhức này ngày càng một nhiều hơn, dai dẳng hơn. Gối bị biến dạng Biểu hiện của đầu gối bị biến dạng là chi dưới khớp gối bị thoái hóa cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài. Đây là hậu quả của quá trình thoái hóa kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa. Mất khả năng vận động bình thường Khi các cơn đau nhức thường xuyên tấn công bạn nhiều hơn khiến cho việc bạn đi lại bình thường là điều không thể. Thậm chí, lúc đi lại bạn chỉ có thể đi tập tễnh Teo cơ, bại liệt Khi bị hạn chế vận động, các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, bạn sẽ thấy chân run run mỗi khi đi lại. Dần dần chân của bạn đứng không vững, cơ bị teo lại và tăng nguy cơ bị bại liệt. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phát triển một cách “âm thầm”. Ở những giai đoạn đầu với biểu hiện là những cơn đau nhức nhẹ khiến chúng ta thường chủ quan. Đến khi bệnh phát triển sang giai đoạn mới, sụn khớp bị phá hủy nhiều hơn, cơn đau liên tục xuất hiện với tần suất cao hơn thì ta mới nhận diện được nó. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: : Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Tại sao thoái hóa khớp gối nên luyện tập thường xuyên? Có nhiều ý kiến cho rằng, luyện tập trong thời kỳ bị thoái hóa khớp gối là không nên vì nó có thể khiến cho người bệnh gặp phải cơn đau nhiều. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Scotland đã chứng minh, việc tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện khả năng vận động và chất lượng xương khớp. Không giống như các bộ phận khác, sụn khớp không được nuôi bởi máu của cơ thể. Mà chúng được nuôi bởi dịch khớp được tiết ra từ màng bao khớp. Khi khớp được vận động, dịch khớp được hút vào đẩy ra. Và quá trình này cứ lặp đi lặp lại như vậy giúp sụn khớp có cơ hội thẩm thấu các chất dinh dưỡng. Đồng thời, cũng phát huy được vai trò bôi trơn của sụn khớp. Cón nếu khớp ít vận động thì dịch khớp sẽ không được luân chuyển nhiều và tế bào sụn sẽ không có chất dinh dưỡng đến nuôi, lớp sụn sẽ bị chết nhanh hơn. Tóm lại, tập luyện thường xuyên không hề làm bệnh phát triển nặng hơn mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh khớp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn bài tập phù hợp và tập luyện đúng cách để tránh được nguy cơ khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Giới thiệu các bài tập tốt cho người thoái hóa khớp gối Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi mà người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao cho phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số bài tập rất tốt khi bị thoái hóa khớp gối bạn có thể tham khảo. Các bài tập tại chỗ ➤ Bài tập 1: Tập với tư thế đứng +) Động tác 1: Bạn đứng thẳng, vuông góc với cạnh bàn hoặc giường, một tay bám vào cạnh rồi từ từ nâng một chân lên, đung đưa theo chiều trước sau, rồi đổi bên (Hình 1) +) Động tác 2: Bạn đứng thẳng, nâng một chân lên, hai tay giữ ở phía trên khơp gối rồi đá lên hạ xuống, sau đó đổi bên ➤ Bài tập 2: tập với tư thế ngồi Bạn ngồi trên ghế hoặc mép giường làm sao có đủ độ cao để 2 chân của bạn có thể vận động tự do. Hai chân bạn buông xuống dưới, rồi đá chân lên, hạ xuống. (Hình 3) Ngoài ra bạn có thể sử dụng dây chun hoặc tạ (nặng khoảng 1-3 kg) để tập nhằm tăng sức dai, bền bỉ cho các nhóm cơ. ➤ Bài tập 3: tập với tư thế nằm +) Động tác 1: Bạn đặt một cái gối dưới khớp gối, rồi tập đá thẳng chân lên, hạ xuống (hình 4) Nếu không dùng gối, bạn có thể chống 2 tay, nâng chân lên khỏi mặt giường, rồi vận động co duỗi cổ chân (hình 5) +) Động tác 2: Trong tư thế nằm ngửa, bạn giữ 2 tay ở cùng đùi trên khớp gối, rồi tập đá lên và hạ xuống, sau đó đổi chân (hình 6) +) Động tác 3: Trong tư thế nằm ngửa, bạn dùng một dây thun cố định một bên bàn chân, đầu trên giữ bằng tay rồi co duỗi gối đạp thẳng cho căng dây thun ra (hình 7) +) Động tác 4: Bạn nằm với tư thế nghiêng rồi vận động chân bên trên lên xuống, rồi sau đó đổi chân (hình 8) Đi bộ Trong một công trình nghiên cứu vào năm 2012 được đăng ở tạp chí Hồi phục Lâm sàng cho thấy người bị đau khớp gối có cải thiện đáng kể về chức năng khớp gối sau chương trình tập đi bộ 4 tuần lễ. Đi bộ (đi nhanh chứ không phải tản bộ) được coi là một hoạt động thể chất dễ thực hiện, an toàn, dễ thực hiện, ít gây ảnh hưởng đến khớp. Trong quá trình đi bộ, sự co duỗi ở khớp gối cơ bản trên một trục thẳng, biên độ vận động không lớn, sự ma sát ở các khớp không mạnh, giúp bạn kiểm soát được tình trạng suy thoái khớp. Người bệnh thoái hóa khớp gối đi bộ vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn tăng quá trình tăng lưu thông máu cho cơ thể. Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp cố định lượng cơ bắp, kiểm soát trọng lượng cơ thể giúp giảm gánh nặng cho hệ thống xương khớp. Thời gian để bạn luyện tập đi bộ không quá 30 phút cho một lần đi. Trước khi luyện tập bạn cần làm nóng khớp bằng các bài tập gập duỗi gối, căng cơ trong vòng 5 đến 10 phút. Trong quá trình đi bộ nếu bạn nhận thấy khớp có dấu hiệu đau thì bạn nên tạm ngừng tập để tránh gây quá tải cho khớp gối ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Đạp xe Đạp xe là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, khi đó các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp Bơi lội Bơi lội là bộ môn thể thao được nhiều chuyên gia đánh là tốt nhất đối với các bệnh liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh thoái khớp gối nói riêng. Trong quá trình bơi lội, cùng lúc các bộ phận chân tay, hô hấp đều được hoạt động. Một mặt giúp bạn tăng sự linh hoạt, nhịp nhàng của các khớp, mặt khác tạo sự thuận lợi cho quá trình trao đổi chất và lưu thông máu diễn ra, từ đó thúc đẩy các dưỡng chất cần thiết đi tới các sụn khớp. So với hoạt động trên cạn khi bạn vận động trong môi trường nước, cơ thể được nâng đỡ, do đó giảm được sức nặng của cơ thể lên các khớp. Đặc biệt, sức ép của nước còn là một phương pháp mát xa tuyệt vời dành cho bạn Tập Yoga Nhiều nghiên cứu cho thấy, Yoga phát huy được hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa khớp gối, có tác dụng tích cực đối với các cơn đau mãn tính. Đặc trưng của bộ môn yoga là tập trung vào các kỹ thuật thở, chuyển động và kĩ năng thư giãn. Chính vì thế mà yoga được xem là bộ môn tác động toàn bộ đến các cơ quan trong cơ thể. Đối với thoái hóa khớp gối, luyện tập yoga giúp bạn cải thiện các triệu chứng đau nhức khớp, cải thiện sức mạnh, tăng tính linh hoạt ở khớp gối và gia tăng sức khỏe tổng thể người bệnh. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bạn giải tỏa tâm lý bực bội khi bị bệnh, hướng tới một tinh thần tích cực hơn để kiểm soát căn bệnh này. Đối với người bị thoái hóa khớp gối, những bài tập có tính chất nhẹ nhàng, chậm rãi và hạn chế tối đa lực tác động lên chân là lựa chọn thích hợp nhất. Bạn nên luyện tập dưới sự chỉ dẫn của huấn luyện viên yoga hoặc bác sĩ trị liệu để chọn được bài tập phù hợp, tránh việc tập luyện không đúng cách gây thêm tổn thương cho khớp. Thái cực quyền Giống như Yoga, đặc trưng của Thái cực quyền là các động tác chậm rãi và kỹ năng hít thở. Thái cực quyền là hình thức vận động tại chỗ, các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái kích thích sản sinh các hormone giúp bạn giảm đau nhức khớp hiệu quả. Các động tác trong thái cực quyền hầu hết là co khom gối. Do đó, trong thời gian đầu luyện tập bạn chỉ nên tập với tần suất thấp, thời gian ngắn hơn. Sau đó mới tăng tần để phù hợp với thể trạng của mình. Những lưu ý bạn cần nhớ trong quá trình luyện tập Đôi khi trong quá trình luyện tập, chúng ta khó tránh khỏi một số chấn thương không mong muốn. Vì thế, để luyện tập đúng cách hạn chế chấn thương, bạn cần lưu ý một số điều sau: Khởi động làm nóng cơ thể, các khớp trước khi luyện tập (ít nhất 10 phút). Việc khởi động kỹ trước khi luyện tập giúp cho khớp được vận động lâu hơn, tránh các chấn thương hay gặp như: co cứng hay chuột rút Bước đầu tập luyện với tần suất thấp để cơ thể quen dần dần với các bài tập rồi sau đó mới tăng đều các mức độ tập. Các chuyên gia cho rằng, người bị đau khớp gối chỉ nên luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ nhẹ. Khi khớp gối được cải thiện rồi mới tăng dần thời gian cũng như cường độ luyện tập Áp dụng liệu pháp “RICE” ( Rest – nghỉ ngơi, Ice – chườm lạnh, Compression – băng nén, Elevation – nâng cao đầu gối) để xử lý các cơn đau cấp Bạn chỉ nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đã giới thiệu ở trên, đủ để cải thiện khả năng vận động của khớp gối và tăng cường sức mạnh cho hệ thống gân cơ dây chằng xung quanh khớp. Tránh luyện tập các bài tập hay bộ môn thể thao tạo ra quá nhiều áp lực cho khớp gối như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền,.. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn Ngoài ra, trong quá trình luyện tập bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ luyện tập như băng thun, nẹp,…cũng sẽ giúp bạn giảm bớt tác động xấu lên khớp gối. Song song với chế độ luyện tập, chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các dinh dưỡng như canxi, vitamin D, Omega-3,… cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả điều trị bệnh của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Làm thế nào để duy trì động lực tập luyện? Quả thực, luyện tập thể dục tốt cho sức khỏe là điều ai cũng biết nhưng không phải ai cũng có để duy trì tập luyện thường xuyên. Đôi khi vì những lý do khách quan hoặc chủ quan khiến chúng ta ngập ngừng luyện tập. Vậy làm thế nào để có thể duy trì động lực? Trước tiên bạn hãy lựa chọn một bộ môn yêu thích phù hợp để tập luyện, cải thiện chức năng của đầu gối. Sau đó bạn hãy đặt ra mục tiêu thực tế cho bản thân, cam kết với mọi người xung quanh hoặc nếu cần thiết bạn hãy nhờ đến sự giám sát của các huấn luyện viên hoặc bác sĩ vật lý để có động lực thúc đẩy bản thân luyện tập hằng ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể rủ thêm bạn bè hoặc người thân cùng tham gia luyện tập như là một cách để duy trì động lực, và tạo tinh thần phấn khởi cho bạn Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối với Khương Thảo Đan Viên xương khớp Khương Thảo Đan giúp đẩy lùi các triệu chứng của thoái hóa khớp gối và hoàn toàn lành tính với người dùng Điều trị thoái hóa khớp gối là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân. Để việc điều trị có kết quả tốt bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan, được nghiên cứu và phát triển từ INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam . Đặc biệt ở chỗ, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. So với các sản phẩm trên thị trường, thành phần của Khương Thảo Đan có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Ngoài ra còn bổ sung thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, tiêu biểu có thể kể tới là: Collagen type II không biến tính: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondrotin KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, lần đầu được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà và các cộng sự. Theo PGS. TS Lê Minh Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể. Có thể nói, nhờ đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, Khương Thảo Đan sẽ mang đến một niềm vui trọn vẹn cho bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoái hóa khớp gối nói riêng tại Việt Nam. Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem: TẠI ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY Lời kết Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các bài tập giúp bạn “chung sống hòa bình” với căn bệnh thoái hóa khớp gối. Để thấy được kết quả điều trị không phải là ngày một ngày hai luyện tập mà đó là cả quá trình kiên trì, nỗ lực của bạn tạo ra. Hi vọng bạn có thể lựa chọn cho mình bài tập phù hợp để có thể luyện tập ổn định lâu dài. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...