Tìm hiểu về thuốc trị đau nhức xương khớp

Có nhiều phương pháp điều trị đau nhức xương khớp khác nhau, một trong số đó là sử dụng thuốc. Các loại thuốc này giúp giảm đau, giảm viêm và mang lại cho bệnh nhân sự thoải mái.

Tổng quan về các loại thuốc chữa đau xương khớp

Có nhiều loại thuốc chữa đau xương khớp khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng được chia thành 2 loại, đó là:

  • Thuốc không kê đơn
  • Thuốc kê đơn

Hiểu cơ bản, thuốc không kê đơn là nhóm thuốc bạn có thể mua tại nhà thuốc, không cần đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc không kê đơn chủ yếu là thuốc đường uống hoặc thuốc tại chỗ, ít tốn kém và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc kê đơn. Thuốc kê đơn là thuốc bạn chỉ có thể mua khi có đơn thuốc của bác sĩ, nhóm thuốc này hoạt động nhanh và mạnh hơn nhưng nó cũng có nguy cơ gây ra rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu sử dụng sai.

Với những bệnh nhân mới bị đau nhức xương khớp hoặc các cơn đau nhẹ, không liên tục, đau do không hoạt động nặng thường xuyên, bác sĩ, dược sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc không kê đơn. Nhưng nếu các cơn đau xương khớp nặng, diễn ra liên tục, các khớp của bạn bị biến dạng thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và được kê loại thuốc phù hợp.

Có hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau, với mỗi loại bệnh sẽ có loại thuốc phù hợp với bệnh ấy.

Các loại thuốc trị đau nhức xương khớp

Thuốc không kê đơn

Acetaminophen (paracetamol).

Đây là một loại thuốc giảm đau phổ biến, nó có thể giúp giảm đau khớp nhẹ và vừa, đồng thời còn giúp giảm sốt, giảm đau đầu và các loại đau nhức nhẹ khác. Acetaminophen không có tác dụng trị bệnh thấp khớp.

Cơ chế hoạt động của Acetaminophen là ngăn chặn giải phóng các chất làm đau trong não; tác dụng lên vùng dưới đồi để hạ nhiệt.

Acetaminophen thường được dùng dưới dạng uống, với bệnh nhân không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng. Lưu ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được dùng Acetaminophen để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được thầy thuốc hướng dẫn.

Tác dụng phụ. Acetaminophen 500mg có thể gây một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, yếu người; nổi mề đay; đau họng; vàng da; chảy máu bất thường; phân đen; nước tiểu sậm màu hoặc lẫn máu;…

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn.

NSAID cũng là nhóm thuốc có tác dụng giảm sưng, giảm đau. Chúng rất hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh khớp, như: đau khớp, viêm khớp, cứng khớp,… Thuốc có ở cả 2 dạng là kem bôi và thuốc uống.

NSAID hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp enzym cyclo-oxygenase (COX), từ đó ngăn chặn hình thành Prostaglandin. Prostaglandin là những chất làm dây thần kinh cảm giác đau của bạn trở nên nhạy cảm hơn và làm tăng cường các cơn đau trong quá trình hình thành viêm.

Tác dụng phụ : hầu hết những người khỏe mạnh đều có thể dùng loại thuốc này trong thời gian ngắn mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: làm tăng tỉ lệ đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, kích ứng dạ dày,…

Glucosamine và Chondroitin.

Glucosamine và chondroitin là các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn khỏe mạnh. Đây là những chất bổ sung phổ biến được sản xuất từ sụn của động vật như bò, lợn hoặc động vật có vú, chúng được sử dụng để làm giảm đau xương khớp và cứng khớp từ trung bình đến nặng.

Khi vào cơ thể, Glucosamine và Chondroitin bảo vệ các tế bào chondrocytes, giúp duy trì cấu trúc sụn, làm tăng lượng sụn khớp và dịch trong khớp, từ đó giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe của khớp. Ngoài ra, chúng cũng có đặc tính chống viêm.

Glucosamine được bán ở các dạng khác nhau, như glucosamine sulfate hay glucosamine hydrochloride. Bạn có thể mua riêng glucosamine và chondroitin, nhưng hầu hết chúng thường được bán cùng nhau trong một sản phẩm duy nhất.

Tác dụng phụ. Glucosamine và chondroitin được coi là an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Tuy nhiên, những chất bổ sung này vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón; đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng; rụng tóc; mí mắt sưng húp; chúng cũng có thể tương tác với các chất làm loãng máu như warfarin (Coumadin),…

Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là TPBVSK dạng viên uống, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Sản phẩm có công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp.

So với các sản phẩm trên thị trường, thành phần của Khương Thảo Đan có rất nhiều ưu điểm vượt trội.

Các thành phần trong Khương Thảo Đan được phát triển từ bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Ngoài ra còn bổ sung thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, tiêu biểu có thể kể tới là:

  • Collagen type II: Hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, góp phần giảm thoái hóa khớp. Collagen Type II cũng được chứng minh có hiệu quả gấp đôi Glucosamine và Chondrotin
  • KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền: Hoạt chất này có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ, lần đầu được chiết tách thành công nhờ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Minh Hà và các cộng sự. Theo TS.Hà, KGA1 có tác dụng ức chế enzym COX-2 tốt hơn chất đối chứng là Indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt nhưng không hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.

Tác dụng phụ. Không giống các loại thuốc uống không kê đơn phía trên, Khương Thảo Đan là sản phẩm 100% từ thiên nhiên, vì thế không gây hại cho gan, dạ dày hay gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả khi sử dụng lâu dài. Trên thực tế, từ khi ra mắt người dùng, sản phẩm cũng chưa ghi nhận bất kỳ phản hồi về tác dụng phụ gây hại nào.

Kem bôi capsaicin.

Loại thuốc dạng kem bôi này được chiết xuất từ ớt, có thể dùng để điều trị các cơn đau nhức nhẹ ở cơ và khớp xương do bong gân, viêm khớp, bầm tím hoặc đau lưng,… Capsaicin tại chỗ cũng được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh ở những người bị herpes zoster hoặc bệnh zona.

Capsaicin hoạt động bằng cách làm giảm một chất dẫn truyền tín hiệu đau đến não bộ, chất P. Từ đó giúp làm giảm các cơn đau nhức.

Để sử dụng Capsaicin, bạn thoa một lớp mỏng lên vùng da bị đau sau đó massage nhẹ cho đến khi thuốc thấm hoàn toàn. Có thể sử dụng bông gòn, nút gạc hoặc bao tay nhựa để lấy thuốc, tránh cho tay tiếp xúc trực tiếp với thuốc, cần rửa tay bằng xà phòng và nước ngay sau khi bôi thuốc . Không được thoa thuốc lên vùng da có vết thương hở hoặc cháy nắng, không thoa thuốc lên mắt, mũi, miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Tác dụng phụ. Bạn có thể cảm thấy châm chích nóng rát nhẹ khi mới sử dụng thuốc, nhưng chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng ho, hắt hơi, chảy nước mắt nếu hít phải cặn thuốc khô.

Ngừng sử dụng capsaicin tại chỗ và gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đỏ rát da sau khi dùng thuốc hoặc khó thở khó nuốt sau khi hít phải cặn thuốc khô.

Thuốc kê đơn

NSAID theo toa.

Tương tự như loại NSAID không kê đơn nhưng NSAID theo toa có tác dụng nhanh và mạnh hơn.

Có nhiều loại NSAID theo toa khác nhau, như celecoxib (Celebrex), piroxicam (Feldene), indomethacin (Indocin), meloxicam (Mobic Vivlodex),… Chúng đều hoạt động giống nhau nhưng mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng khác nhau với từng loại thuốc. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân mắc một số bệnh trạng nhất định, một số loại NSAID có thể an toàn hơn so với những loại khác.

Khi bạn được kê toa một loại NSAID cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc các rủi ro và lợi ích mà bạn nhận được khi sử dụng thuốc. NSAID được quy định ở các liều lượng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của bạn và các vấn đề y tế khác.

Tác dụng phụ. NSAID kê đơn có liều cao hơn so với NSAID không kê đơn, vì thế nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như: đột quỵ, đau dạ dày, loét dạ dày, ợ nóng, tăng nguy cơ biến cố tim mạch, tăng huyết áp, nhức đầu, dị ứng, các vấn đề về gan và thận,…

Chính vì thế, với những bệnh nhân cần dùng NSAID theo toa trong thời gian dài, phải theo dõi cẩn thận để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng như loét hay chảy máu dạ dày có thể xảy ra mà không có bất kỳ cảnh báo nào.

Opioids theo toa.

Nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khả năng gây nghiện cao, vì thế nó còn được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện (Ảnh minh họa)

Opioids là các loại thuốc được sản xuất từ cây thuốc phiện. Chúng thường được sử dụng kết hợp với paracetamol để mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn. Opioids theo toa được kê để điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Thuốc có thể được kê khi:

  • Điều trị thất bại hoặc không hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc giảm đau nhóm I (paracetamol, aspirin và các NSAID);
  • Điều trị tức thì trong các tình huống bệnh lý có cơn đau (sau chấn thương, phẫu thuật, …);
  • Điều trị thay thế bằng đường uống sau khi sử dụng morphin đường tiêm;
  • Những bệnh nhân bị đau nặng không thể dùng NSAID;
  • Những người đang chờ thay khớp;
  • .v.v.

Opioids hoạt động bằng cách liên kết với các thụ thể opioid tập trung ở hệ thống thần kinh và đường tiêu hóa. Sau đó, làm giảm khả năng truyền tín hiệu đau từ khớp lên não của chúng, giúp người bệnh không cảm nhận được cơn đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.

Tác dụng phụ. Nhóm thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khả năng gây nghiện cao, vì thế nó còn được gọi là thuốc giảm đau gây nghiện. Ngoài ra, opioids có thể gây buồn ngủ, hưng phấn, chóng mặt, suy yếu cơ thể, khó suy nghĩ rõ ràng, táo bón…

Vì những tác dụng phụ này, người bệnh không được lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian dùng thuốc. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo quy định của bác sĩ.

Steroid.

Steroid có khả năng giảm đau ngắn hạn, thường được sử dụng dưới dạng tiêm (Ảnh minh họa)

Thuốc Steroid còn được gọi là Corticosteroid. Nhóm thuốc này thường được kê cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp ở giai đoạn nặng và sử dụng NSAID không mang lại hiệu quả nữa. Steroid có khả năng giảm đau ngắn hạn, thường được sử dụng dưới dạng tiêm. Thuốc sẽ được tiêm vào khớp bị đau, chẳng hạn như khớp đầu gối.

Cơ chế tác động của nhóm thuốc này là ức chế hệ thống miễn dịch và hoạt động như một hormone giảm đau tự nhiên trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm đau và giảm viêm nhanh chóng.

Tác dụng phụ. Việc sử dụng Corticosteroid kéo dài hoặc không đúng liều lượng có thể gây suy thận, loãng xương, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, chảy máu, đổi màu da hoặc đứt gân nơi kim đâm vào (hiếm khi xảy ra),.v.v.

Vì thế, bệnh nhân hãy tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Cymbalta.

Cymbalta (duloxetine) là một loại thuốc chống trầm cảm nhưng nó cũng được chấp thuận để điều trị đau cơ xương mãn tính. Nó được FDA chấp thuận cho điều trị đau xương khớp vào năm 2010.

Cymbalta hoạt động bằng cách làm tăng hoạt động của serotonin và norepinephrine, là những chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên do cơ thể sản xuất. Từ đó, giúp giảm trầm cảm, lo lắng và giảm tín hiệu đau trong não, tủy sống và dây thần kinh. Lưu ý, Cymbalta không cải thiện bệnh xương khớp hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác gây đau cơ xương khớp mãn tính. Nó chỉ làm giảm cảm giác đau, vì vậy bạn có thể vẫn cần phải dùng một loại thuốc khác để điều trị các nguyên nhân gây ra căn bệnh của mình.

Tác dụng phụ. Cymbalta có thể gây ra các phản ứng dị ứng, như: khó thở, phát ban da, sưng mặt, môi, lưỡi, họng,… Ngoài ra, nó cũng có thể gây rối loạn tâm trạng, gặp các cơn hoảng loạn, khó ngủ, dễ bị kích thích, kích động, bồn chồn, ảo giác, nhịp tim nhanh,…

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Thuốc tiêm Hyaluronic

Hyaluronic là một chất tương tự như dịch khớp, nó giúp khớp hoạt động tốt hơn bằng cách bôi trơn và giảm xóc. Axit hyaluronic được tiêm trực tiếp vào đầu gối để giảm đau do viêm xương khớp. Axit hyaluronic có thể giúp giảm đau ở một số người bị viêm khớp gối từ nhẹ đến trung bình.

Tác dụng phụ. Những tác dụng phụ phổ biến khi tiêm Hyaluronic là: khó di chuyển, đau cơ hoặc cứng cơ, sưng hoặc đỏ ở khớp. Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn gồm: chảy máu, phồng rộp, nóng rát, đổi màu da, nổi mề đay, nhiễm trùng, viêm, ngứa, vón cục, tê, đau, nổi mẩn đỏ, sẹo, đau nhức, châm chích, sưng, ngứa,… tại chỗ tiêm.

Quyết định dùng thuốc giảm đau khớp

Khi quyết định dùng thuốc giảm đau khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để hiểu đầy đủ những lợi ích và rủi ro mà thuốc mang lại. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỗ trợ bạn về mặt cảm xúc trong quá trình điều trị bệnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa cơ thể và tâm trí trong cơn đau do bệnh xương khớp.

Trong quá trình sử dụng thuốc, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị, những chỉ định trong việc dùng thuốc và tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều,…

Nếu việc dùng thuốc đã không còn mang lại hiệu quả, có thể đã đến lúc bạn cần nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật.

Để được tư vấn thêm về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1156.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...