Tổng hợp các loại thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ gồm những loại nào? Thuốc nào mang đến hiệu quả cao nhất? luôn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, hãy theo dõi và tìm ra giải pháp cho mình nhé.

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mãn tính khá phổ biến, thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Cơ chế bệnh sinh là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cùng với một số yếu tố cộng hưởng như việc thừa cân béo phì gây áp lực lên sụn khớp, thói quen sinh hoạt, làm việc, vận động sai tư thế, chế độ ăn uống không lành mạnh,… Khi cơ thể bị tác động thêm bởi những yếu tố trên sẽ làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Không có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị hoàn toàn được bệnh. Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh ở thời điểm hiện tại là nhằm cải thiện các cơn đau, nhức mỏi, cứng cổ, phục hồi chức năng vận động của cổ – vai – gáy và làm chậm tiến triển của bệnh, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Hiện nay, các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm: sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống và sinh hoạt. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được chỉ định cả trong giai đoạn ổn định và giai đoạn cơn đau bùng phát mạnh.

Thực tế hiện nay có 2 loại thuốc chính giúp điều trị các bệnh về xương khớp nói chung là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Mỗi loại lại có cách sử dụng khác nhau và khả năng chữa trị bệnh khác nhau. Nếu như thuốc Tây y có tác dụng điều trị và giảm đau nhanh, thì thuốc Đông y lại có tác dụng chậm hơn. Tuy nhiên thuốc Tây y chứa nhiều chất hóa học dễ làm cho cơ thể phát sinh các tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn thuốc Đông y.

Thuốc Tây y trị thoái hóa đốt sống cổ

1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc được sử dụng để giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình

Paracetamol là thuốc giảm đau có tác dụng giảm cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình và thời gian tác dụng ngắn. Thuốc được sử dụng để cải thiện cơn đau do hầu hết các bệnh xương khớp gây ra như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm.

Liều dùng: Sử dụng 1 – 2 viên Paracetamol sau khi ăn giúp cơn đau biến mất nhanh chóng.

Ưu điểm: Gây ít tác dụng phụ đối với gan, thận, dạ dày so với nhóm thuốc chống viêm không Steroid, hiệu quả duy trì từ 10 – 12 tiếng.

Nhược điểm: Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời cho những cơn đau nhẹ và trung bình. Nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ không còn tác dụng đến vùng xương khớp bị tổn thương như ban đầu do cơ thể lúc này đã bị nhờn thuốc.

Chống chỉ định:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Suy thận nặng
  • Quá mẫn với thành phần trong thuốc
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase

Trong thời gian sử dụng thuốc bạn nên tránh sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn bởi chúng có thể làm tăng độc tố lên gan.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid được cân nhắc sử dụng khi dùng thuốc giảm đau Paracetamol không hiệu quả. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất. Các loại thuốc của nhóm này gồm: Meloxicam, Indometacin, Piroxicam, Aspirin, Diclofenac. Chúng đều là các thuốc giảm đau ngoại biên có khả năng nhanh chóng loại bỏ cơn đau mạnh hơn so với thuốc giảm đau thông thường.

NSAID được sử dụng trong trường hợp tình trạng đau không thuyên giảm khi dùng Paracetamol

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chia thành 2 nhóm nhỏ:

  • Thuốc ức chế COX 1 và 2: Nhóm thuốc này bao gồm Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,… có khả năng ức chế COX 1 và 2 (enzyme cyclooxygenase 1 và 2) nên có thể gây ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Do đó, tránh sử dụng thuốc cho người bị trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Nhóm thuốc này (Arcoxia, Celecoxib) ức chế chọn lọc COX-2 nằm ở vị trí gây viêm nên ít gây tác hại lên cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có nguy cơ cao đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.

Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử bị xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai…

Trong thời gian sử dụng, NSAID có thể gây ra một số phản ứng bất lợi như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu,…

3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)

Thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng giảm cơn đau có mức độ trung bình đến nặng

Opioid có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương nhằm giảm hoạt động tái nhập serotonin và norepinephrine nên được sử dụng trong những trường hợp đau nhiều, đau mãn tính.

Thuốc chống chỉ định với những người bị suy hô hấp, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 15 tuổi…

Khi sử dụng Opioid, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như khó chịu, hạ áp, sảng khoái, rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, lo lắng, đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn mửa và thay đổi thị lực. Nếu sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài thì cần phải giảm liều dần trước khi ngưng thuốc hoàn toàn. Bởi vì nếu ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể gây ra những biểu hiện như tiêu chảy, mất ngủ, hốt hoảng, hoang tưởng, xuất hiện ảo giác và đồ nhiều mồ hôi.

Để giảm tác dụng phụ của nhóm thuốc này, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp giữa Paracetamol và Opioid có hoạt tính nhẹ để tăng tác dụng giảm đau.

4. Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc này được chỉ định khi thoái hóa đốt sống xuất hiện những cơn đau mãn tính, đau dai dẳng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, lo âu quá mức, căng thẳng, trầm cảm. Ngoài tác dụng ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine nhằm kháng cholinergic ngoại vi thì thuốc còn có tác dụng an thần nhờ vào cơ chế kháng histamine.

Chống chỉ định với những trường hợp bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc chống trầm cảm có thể gây đau đầu, ù tai, mệt, kích động, suy nhược, hoa mắt, buồn ngủ và hưng cảm nhẹ trong thời gian sử dụng.

5. Thuốc ngừa thoái hóa tác dụng chậm

Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau, kháng viêm mà tác dụng chính là giúp tái tạo, phục hồi mô sụn bị hư tổn, cải thiện mật độ xương, ổn định lượng dịch nhờn trong khớp và ức chế các enzyme gây hủy hoại mô sụn.

Glucosamine có tác dụng tái tạo mô sụn, thúc đẩy quá trình tạo xương và làm chậm quá trình lão hóa

Các loại thuốc ngừa thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Glucosamine: Glucosamine có khả năng cải thiện độ đàn hồi của mô sụn, ức chế các enzyme gây thoái hóa, phòng ngừa loãng xương và làm chậm quá trình hư hại mô sụn. Glucosamine tương đối an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài.
  • Chondroitin: Chondroitin có tác dụng tương tự Glucosamine. Được sử dụng phối hợp để tăng tác dụng phục hồi mô sụn, cải thiện độ đàn hồi của đĩa đệm, tăng mật độ xương và ức chế quá trình thoái hóa.
  • Diacerein: Diacerein có tác dụng ức chế hoạt động sản xuất interleukin-1 (chất tiền viêm có trong mô sụn và màng hoạt dịch), đồng thời ức chế quá trình di chuyển của đại thực bào nhằm giảm tình trạng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa. Tương tự 2 loại thuốc trên, Diacerein có tác dụng chậm nên cần phải sử dụng liên tục trong 3 – 6 tháng.

Các loại thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm nên thường được dùng phối hợp với thuốc giảm đau, chống viêm trong trường hợp đau bùng phát mạnh.

6. Tiêm corticoid

Tiêm corticoid được chỉ định đối với trường hợp không thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc uống. Corticoid có khả năng ức chế hoạt động miễn dịch nhằm giảm mạnh hiện tượng viêm đau ở đốt sống bị thoái hóa.

Corticoid có hiệu quả nhanh và rõ rệt nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng với tần suất 2 – 3 lần/ năm.

Tóm lại, sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến và nó có tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng, giảm viêm, cứng vai gáy. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc quá mức sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tự ý dừng thuốc đổi thuốc mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống cổ

Các bài thuốc Đông y sẽ có tác dụng chậm và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây Y. Để lựa chọn được bài thuốc phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh, dựa trên các biểu hiện lâm sàng và căn nguyên gây bệnh. Dưới đây là 3 bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến:

1. Bài thuốc bạch hổ quế chi thang gia giảm

Bài thuốc bạch hổ quế chi thang gia giảm chữa thoái hóa đốt sống cổ thể phong hàn (bệnh xuất hiện khi trở lạnh). Bài thuốc Quế chi thang gia giảm nhằm tán hàn, khứ phong và thông kinh hoạt lạc.

Nguyên liệu sử dụng cho bài thuốc bao gồm: 3 quả đại táo, mộc qua, bạch thược, xương truật, quy đầu, quế chi và xuyên khung mỗi thứ 9g, cam thảo 6g, sinh khương và tam thất mỗi thứ 3g, cát căn 15g.

Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia nước sắc thành 3 lần uống và sử dụng hết trong ngày. Dùng liên tục bài thuốc trong vòng 10 ngày và có thể lặp lại nếu cơn đau tái phát.

2. Bài thuốc đào hồng ẩm gia giảm

Bài thuốc này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết giúp giảm những cơn đau nhức vào ban đêm, chân tay tê mỏi, vai, lưng, gáy.

Bài thuốc bao gồm: Quy đầu, ngũ linh chi, xuyên khung, hồng hoa, uy linh tiên, đào nhân, chi tử, huyền hồ, gia giảm các vị tùy theo mức độ nghiêm trọng của mỗi người bệnh

Trong trường hợp huyết hư nhiều, có thể thêm 12g bạch thược; hàn nhiều thêm tế tân và ô đầu mỗi thứ 3g, quế chi 9g; có triệu chứng nhiệt thêm đơn bì và bại tương thảo mỗi thứ 12g, hoàng kỳ 18g; can thận hư thêm tang ký sinh và cốt toái bổ mỗi thứ 9g, ngũ gia bì 12g.

Cách thực hiện là sắc uống hàng ngày

3. Độc hoạt ký sinh thang

ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG (ĐHKST) là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Bài thuốc nổi tiếng, gồm 15 vị: Độc hoạt, quế chi, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, tần giao, thược dược, tang ký sinh, can địa hoàng, đỗ trọng, nhân sâm, ngưu tất, phục linh và cam thảo. Tuy liều lượng từng vị đều bằng nhau nhưng chỉ có độc hoạt được lấy làm tên bài thuốc cho thấy vai trò chủ vị của độc hoạt.

➤ Xem chi tiết: 6 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y

Ngày nay, theo y học hiện đại ĐHKST có tác dụng rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp. Những bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp được cho dùng bài ĐHKST, trong quá trình sử dụng đều tiến triển rất tốt. Nếu bệnh nhân kết hợp kiêng cữ đúng cách thì bệnh có thể giảm 80 – 90%. Trường hợp nhẹ, chữa trị sớm có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Qua theo dõi quá trình điều trị của hơn 30 bệnh nhân đau thần kinh tọa trong 40 ngày bằng bài thuốc ĐHKST gia giảm (có thể kết hợp châm cứu), có 15 bệnh nhân khỏe 90%, 10 bệnh nhân khỏe 70%, 5 bệnh nhân khỏe 40 – 50%. Tuy nhiên, “bệnh giảm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc kiên trì sử dụng thuốc.”

Theo PGS.TS Lê Minh Hà – Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, áp dụng bài thuốc ĐHKST chữa đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp đa số bệnh nhân đáp ứng thuốc tốt. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học của Viện nghiên cứu phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm thêm vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới về hoạt chất quý báu cho dịch khớp là Collagen type-II thì cho tác dụng hoàn toàn vượt trội so với công thức ban đầu.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với hoạt chất KGA1 từ cây Địa Liền kết hợp cùng bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang và collagen type II  sẽ khiến cho tác dụng của bài thuốc trở nên vượt trội hơn hẳn so với công thức ban đầu. Khương Thảo Đan đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO và đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. 

Hơn nữa, PGS.TS Lê Minh Hà đã chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền có tác dụng gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Có thể nói, Khương Thảo Đan chính là sản phẩm kế thừa y học cổ truyền và ứng dụng khoa học hiện đại vào hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Tác dụng bảo vệ sụn khớp được tăng cường một cách tối đa khi phương thuốc được kết hợp Collagen type II. Bằng cách điều chỉnh hệ miễn dịch, Collagen type II không biến tính giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là một sản phẩm BVSK có công dụng hỗ trợ:

  • Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
  • Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Các bài thuốc Đông y an toàn cho người bệnh nhưng dược tính thấp nên mang đến tác dụng chậm, do vậy người bệnh cần kiên trì thực hiện kết hợp với việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc Đông y người bệnh còn mất thêm thời gian để chuẩn bị và sắc thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc Đông y hay Tây y đều cần được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để thăm khám và được chỉ định phương pháp điều trị cũng như loại thuốc phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa nguy cơ mắc những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, ngay cả các loại thuốc không kê toa. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Cần cung cấp rõ với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc trong vòng 30 ngày để được cân nhắc về loại thuốc phù hợp.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngưng thuốc, tăng/ giảm liều lượng – kể cả TPCN, thuốc tây và thuốc Đông y khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ ngay nếu trong thời gian sử dụng thuốc phát sinh tác dụng phụ để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
  • Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng giảm đau và một số triệu chứng đi kèm. Vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong trường hợp cần thiết không nên lạm dụng vào thuốc quá nhiều sẽ làm nhờn thuốc.
  • Với thuốc Đông y cần lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám và bốc thuốc vì trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ
  • Nên kết hợp một số biện pháp giảm đau an toàn như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ấm, giảm cân,…
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ thống xương khớp và làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Thay đổi các thói quen tác động xấu đến cột sống như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, lao động nặng, thường xuyên mang vác vật cồng kềnh, sử dụng máy tính trong thời gian dài,…
  • Trong trường hợp thoái hóa đốt sống cổ có mức độ nghiêm trọng, có thể cân nhắc các biện pháp khác như phẫu thuật cắt bỏ gai xương, giải phóng áp lực đĩa đệm qua da, tạo hình đốt sống qua da,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất hiện nay mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể hơn về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng, bạn cần trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...