Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ xương khớp rất hiệu quả. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xóa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy.

Tổng quan

Đau cổ vai gáy là một hiện tượng rất phổ biến, thường gặp ở những người phải ngồi làm việc trong thời gian dài với máy tính, phải cúi đầu để viết, soạn bài, hay nhiều khi là do thói quen thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính bảng, do nằm ngủ sai tư thế, do sử dụng gối đầu không phù hợp,…

Để hỗ trợ điều trị đau vai gáy, bấm huyệt là một trong những phương pháp giúp giảm đau rất hiệu quả.

Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng tay, gồm các ngón tay, mô ngón tay, gốc bàn tay, đốt bàn tay,… để tác động lên một vị trí nhất định (gọi là huyệt) trên cơ thể. Khi các huyệt đạo được kích thích, nó sẽ kích hoạt khả năng hồi phục và chữa lành của cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc; đồng thời giúp tăng cường lưu lượng máu đến các cơ bị co cứng, từ đó giúp giảm đau.

Tác dụng thực sự của bấm huyệt giảm đau vai gáy

Bấm huyệt là phương pháp đã có từ ngàn đời, nó bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc. Theo đó, cơ thể chúng ta có một hệ thống kinh lạc gồm kinh mạch và lạc mạch chạy ngang dọc khắp cơ thể. Hệ thống kinh lạc có vai trò giúp tạng phủ cơ quan – da lông cân mạch của cơ thể con người liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất, nó giúp vận chuyển khí huyết toàn thân để nuôi dưỡng các cơ quan tổ chức. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc thành đường truyền của tà khí, khí huyết trong cơ thể bị phá vỡ hoặc bị chặn, gây ra các triệu chứng đau mỏi, suy nhược tinh thần,…

Bấm huyệt giúp lưu thông dòng chảy của khí huyết bị chặn, giữ cho nó cân bằng trở lại, từ đó giúp đẩy lùi tà khí, bệnh tật, đau nhức.

Trong y học hiện đại không có nhiều nghiên cứu về bấm huyệt và các nhà khoa học cho rằng, bấm huyệt không phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Nhưng nó có thể là một liệu pháp bổ sung để giúp giảm các triệu chứng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bởi bấm huyệt có thể giúp:

  • Kích hoạt tuần hoàn máu;
  • Kích hoạt sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin (có tác dụng giảm đau), các chất tăng hưng phấn (giải tỏa cảm giác tâm lý tiêu cực, nóng giận,…) và các chất nội sinh có tác dụng chữa bệnh, loại trừ các gốc tự do, tăng khả năng miễn dịch cơ thể;
  • Tăng khả năng hoạt động của bạch huyết, không những tại chỗ bấm huyệt mà còn tại các vùng lân cận;
  • .v.v.

Như vậy, bấm huyệt có tác dụng tốt đối với sức khỏe, không chỉ giúp giảm đau (bao gồm cả giảm đau vai gáy) mà còn tác động đến toàn bộ hệ thống cơ thể, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái.

Chuẩn bị để bấm huyệt chữa đau vai gáy đúng cách

Để bấm huyệt giảm đau vai gáy tại nhà, bạn có thể tự thực hiện cho chính mình hoặc nhờ người thân giúp đỡ.

Dưới đây là một số vấn đề cần cần lưu ý trước khi tự bấm huyệt tại nhà:

  1. Thư giãn. Hãy hít thở sâu, thư giãn hàm và vai, tìm tư thế thoải mái và nhắm mắt lại;
  2. Khởi động. Nên thực hiện một vài bài tập kéo giãn, khởi động trước khi bấm huyệt để giảm co cứng cơ (Xem thêm:  Nhóm bài tập kéo giãn giảm đau vai gáy);

Cách bấm huyệt

  1. Bắt đầu nhẹ nhàng. Hãy bắt đầu bằng cách ấn nhẹ các huyệt sau đó tăng dần mức độ lên;
  2. Sau đó nhấn mạnh. Nhấn vào huyệt theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong khoảng 3 phút mỗi huyệt;

Các huyệt cần bấm để giảm đau cổ vai gáy

Để giảm đau cổ vai gáy, chúng ta cần thực hiện bấm tại các huyệt sau:

Bấm huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì nằm ở phía hõm sau gáy ở cả hai bên.

Bấm huyệt này giúp làm giảm căng, tê, cứng và đau cổ. Nó cũng hữu ích trong việc giảm đau liên quan đến đau đầu và đau nửa đầu.

Bấm huyệt Hoàn Cốt

Huyệt Hoàn Cốt nằm ở chỗ lõm dưới và sau mỏm xương chũm

Huyệt này chủ trị đau cổ, đau vai, gáy cứng. Đồng thời cũng giúp giảm cả chóng mặt, đau đầu.

Bấm huyệt Kiên Tỉnh

Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở chỗ lõm vùng vai trên.

Có thể xác định huyệt Kiên Tỉnh bằng cách: Xác định giao điểm của đường thẳng nối huyệt Đại Chùy (là ụ xương gồ lên sau gáy dưới đốt sống cổ 7) và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn (mỏm vai). Bấm huyệt Kiên Tỉnh giúp giảm căng vai và cứng khớp.

Bấm huyệt Kiên Ngung chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.

Bấm huyệt Kiên Ngung

Để xác định huyệt Kiên Ngung, hãy dang rộng cánh tay. Chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai chính là huyệt này.

Huyệt Kiên Ngung chủ trị cho đau khớp vai. Khi bấm huyệt có tác dụng thông gân, lợi khớp, tê mỏi cánh tay, sưng vai, đặc biệt là khi cơn đau khiến bạn khó khăn trong việc nhấc cánh tay.

Bấm huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc nằm ở điểm cao nhất của ụ cơ giữa ngón trỏ và ngón cái khi khép sát hai ngón này lại với nhau

Huyệt Hợp Cốc có tác dụng trừ ngoại phong, trừ phong hàn hoặc phong nhiệt. Khi được bấm thường xuyên, sẽ giúp cải thiện khí huyết toàn thân, thông kinh lạc, giải phóng ứ trệ.

Kích thích huyệt này cũng là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo lắng, giúp bạn cảm thấy thư giãn thoải mái hơn.

Có nên bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà không?

Nói chung, bấm huyệt rất an toàn, ngay cả đối với những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bởi đây là thủ thuật không xâm lấn và người bệnh thường cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện. Một số người sẽ có tác dụng phụ nhẹ sau khi điều trị bấm huyệt, như: chóng mặt, lâng lâng,… Nhưng đây là những tác dụng phụ ngắn hạn và có xu hướng hết ngay sau khi điều trị.

Vì thế, bấm huyệt chữa đau vai gáy là một phương pháp an toàn mà bạn nên thử nếu muốn giảm đau tại nhà.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý trước nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào dưới đây:

  • Bệnh Gout;
  • Loét, nấm;
  • Có vết thương hở trên vùng cổ – vai – gáy;
  • Có các vấn đề về tuyến giáp;
  • Động kinh;
  • Có số lượng tiểu cầu thấp hoặc các vấn đề về máu khác, các vấn đề này có thể khiến bạn bầm tím và dễ chảy máu.
  • Nếu bạn đang mang thai, cũng nên lưu ý trong việc bấm huyệt.

Địa chỉ bấm huyệt chữa đau vai gáy uy tín

Nếu muốn tìm một bác sĩ bấm huyệt có chuyên môn, bạn có thể tới các bệnh viện cổ truyền hoặc các bệnh viện có chuyên khoa y học cổ truyền trên cả nước, chẳng hạn như:

Tại Hà Nội

–  Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: Số 22 và 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6

– Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Lịch khám: Khoa khám bệnh: từ Thứ 2 – Thứ 6; Khoa khám theo yêu cầu: từ Thứ 2 – Thứ 7

–  Viện Y học Cổ truyền Quân đội

  • Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6

– Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 7

– Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 2 – Khu nhà A6, A8 – 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Lịch khám: Khoa Khám bệnh từ Thứ 2 – Thứ 7; Khoa Khám bệnh theo yêu cầu từ Thứ 2 đến Chủ nhật.

Tại Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM

  • Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7, Q.3, TP.HCM
  • Lịch khám: Thứ 2 – Thứ 7; Ngoài giờ: Thứ 2 – Thứ 6

– Bệnh viện Y Dược Học Dân tộc Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM
  • Lịch khám: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h00 – 19h00

– Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp.Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 84/712/9 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, Hồ Chí Minh
  • Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6

–  Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền

  • Địa chỉ: Số 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6

Tại Đà Nẵng

–  Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 09 Trần Thủ Độ, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h)

–  Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.Đà Nẵng (cơ sở 2)

  • Địa chỉ: 342 Phan Châu Trinh, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h)

–  Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê
  • Lịch khám: Từ thứ 2 – thứ 7

Kết luận

Bấm huyệt nói chung và bấm huyệt chữa đau vai gáy nói riêng đã có một lịch sử lâu đời và được áp dụng hiệu quả cho mọi lứa tuổi để chữa bệnh, giảm đau. Tuy nhiên, bấm huyệt chỉ là một phương pháp điều trị bổ sung hữu ích, trong nhiều trường hợp nó không thể thay thế cho thuốc hay các phương pháp điều trị y tế khác.

Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ vấn đề y tế nghiêm trọng nào trước khi thực hiện bấm huyệt.

Nguồn bài viết:

  1. https://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/y-hoc-co-truyen/dai-cuong-kinh-lac/641/
  2. https://www.modernreflexology.com/acupressure-points-to-treat-shoulder-and-neck-pains/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...