10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

Với những cơn đau vai gáy từ nhẹ tới trung bình, đau do tư thế xấu,… bạn có thể khắc phục bằng một số mẹo chữa đau vai gáy tại nhà.

Lưu ý khi chữa đau vai gáy tại nhà

Thông thường, các cơn đau vai gáy không phải là triệu chứng gì nghiêm trọng. Nhưng, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang mắc một bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ, nếu:

  • Bị đau vai gáy nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiệt cục u ở cổ
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Yếu chi
  • Ngứa ran
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân
  • Mất khả năng di chuyển cánh tay hoặc bàn tay
  • Không thể cúi đầu
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột

Nếu bạn gặp tai nạn hoặc ngã, hãy đi khám ngay lập tức.

☛ Tìm hiểu thêm: Đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu bệnh gì?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị đau vai gáy kèm các triệu chứng bất thường hoặc cơn đau không thuyên giảm theo thời gian (Ảnh minh họa)

Mẹo giảm đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

Khắc phục nhanh bằng liệu pháp nhiệt

Liệu pháp nhiệt được chia thành 2 phương pháp là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Thông thường, nhiệt nóng có nhiệt độ từ khoảng 37°C đến khoảng 50°C, nhiệt lạnh thường dưới 15°C.

Nhiệt nóng có tác dụng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, từ đó làm tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt cơ, giảm đau mãn tính. Nhiệt nóng cũng có tác dụng an thần, điều hòa chức năng thần kinh, ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ.

Vì những tác dụng trên, bạn có thể sử dụng nhiệt nóng để làm giảm đau cổ vai gáy do co thắt cơ, do bệnh lý xương khớp.

Cách điều trị nhiệt nóng tại nhà:

  • Sử dụng túi chườm nóng để chườm lên vùng cổ vai gáy;
  • Sử dụng vòi hoa sen để xối nước ấm lên vùng vai gáy;
  • Ngâm mình trong nước ấm để thư giãn

Lưu ý khi sử dụng nhiệt nóng:

  • Không sử dụng nhiệt quá nóng vì nó có thể gây bỏng da;
  • Không nên sử dụng nhiệt nóng quá 20 phút mỗi lần;
  • Không áp dụng nhiệt nóng với các vết thương đang nhiễm trùng, ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, khi bị giãn tĩnh mạch da.
  • Nếu bị sưng tăng, ngừng nhiệt nóng ngay lập tức.
Bạn có thể sử dụng nhiệt nóng để làm giảm đau cổ vai gáy do co thắt cơ, do bệnh lý xương khớp mãn tính (Ảnh minh họa)

Nhiệt lạnh có 2 phương pháp áp dụng, đó là chà xát liên tục hoặc tác động không liên tục:

  • Nếu chà xát liên tục, nhiệt lạnh có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại, khiến máu lưu thông chậm hơn, giảm tuần hoàn máu tại chỗ, từ đó làm giảm trương lực cơ, giảm phản ứng viêm và giảm các cơn đau cấp, phù nề.
  • Nếu tác động không liên tục bằng cách chà xát thì sẽ gây co mạch ban đầu sau đó gây giãn mạch, giúp làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tầm vận động của khớp bị co cứng, giảm co giật cơ.

Vì những tác dụng trên, nhiệt lạnh phù hợp với các chứng đau vai gáy cấp sau chấn thương, đau vai gáy do co cứng cơ.

Cách điều trị nhiệt lạnh tại nhà:

  • Sử dụng túi chườm lạnh để chườm hoặc chà xát lên vùng vai gáy;
  • Bọc đá lạnh trong khăn vải, chườm 10-15 phút với vùng nông và 15-20 phút với vùng sâu hơn.

Lưu ý khi sử dụng nhiệt lạnh để giảm đau vai gáy tại nhà:

  • Nếu bạn bị bệnh tim mạch, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng;
  • Không sử dụng nhiệt lạnh quá lâu hoặc trực tiếp lên da vì có thể dẫn đến tổn thương da, mô hoặc thần kinh;
  • Không áp dụng nhiệt lạnh lên vùng da mất cảm giác, mẫn cảm với lạnh, nổi ban do lạnh;
  • Thận trọng khi sử dụng trên vết thương hở, trên những nhánh dây thần kinh lớn.

Nếu một trong hai cách điều trị làm cho cơn đau vai gáy trở nên khó chịu hoặc tồi tệ hơn, hãy dừng ngay lập tức.

Nhiệt lạnh phù hợp với các chứng đau vai gáy cấp sau chấn thương, đau vai gáy do co cứng cơ (Ảnh minh họa)

Ngâm muối Epsom

Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ Magie sulphat. Nó có chứa magie, lưu huỳnh và oxi (MgSO4). Các chất này hoạt động như chất làm giãn cơ tự nhiên, có khả năng giảm đau và sưng, giải tỏa căng thẳng. Lưu ý: Mặc dù là muối nhưng nó là khoáng chất tự nhiên có vị đắng và không được dùng để nấu ăn.

Để giảm đau vai gáy bằng muối Epsom, bạn có thể thêm hai cốc muối Epsom vào bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể trong khoảng 20 phút, đặc biệt là vùng cổ vai gáy.

Muối Epsom nhìn chung có giá thành không quá đắt. Để mua muối Epsom, bạn nên chọn các địa chỉ bán hàng nhập khẩu uy tín.

Muối Epsom có chứa Magie và Sulphat, các chất này hoạt động như chất làm giãn cơ tự nhiên, có khả năng giảm đau và sưng, giải tỏa căng thẳng (Ảnh minh họa)

Đắp lá ngải cứu

Đắp lá ngải cứu chữa đau vai gáy là một phương pháp dân gian. Theo lưu truyền, ngải cứu có tính ấm, giúp tán phong hàn xâm nhập vào cơ bắp, mạch máu, thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó làm giảm đau nhức, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: 100g ngải cứu, 100g lá lốt, ½ kg muối hạt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, lá lốt, để ráo nước, hong khô.
  • Cho ngải cứu, lá lốt, muối hạt vào chảo, sao nóng rồi cho vào túi vải
  • Chờ túi bớt nguội thì chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức
  • Khi thuốc nguội thì sao nóng rồi tiếp tục đắp.

Làm liên tục như trên 2-3 lần mỗi ngày. Sau vài ngày, các cơn đau mỏi vùng vai gáy sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Xem thêm: 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà

Đắp lá ngải cứu chữa đau vai gáy là một phương pháp dân gian, giúp lưu thông khí huyết, từ đó làm giảm đau nhức, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ (Ảnh minh họa)

Massage, bấm huyệt giảm đau

Massage, bấm huyệt được coi là một trong những phương pháp điều trị giúp giảm đau vai gáy hiệu quả, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Bởi, những thao tác bằng tay tại vùng cổ vai gáy có thể giúp thư giãn cơ bắp, đồng thời thúc đẩy cơ thể sản xuất endorphin – một chất giảm đau tự nhiên.

☛ Hướng dẫn: Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả tại nhà (có hình ảnh)

Tập thể dục giảm đau vai gáy

Khi bị đau vai gáy, bạn không nên dừng tập thể dục mà ngược lại, một số bài tập còn giúp việc phục hồi diễn ra nhanh hơn. Khi cơn đau đã hết, tiếp tục tập các bài tập này còn giúp bạn phòng ngừa các cơn đau tái phát nữa.

Tuy nhiên, trước khi tập thể dục, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn đang trong thời kì đau cấp của bệnh lý xương khớp thì nên nghỉ ngơi chờ bệnh thoái lưu mới bắt đầu tập luyện;
  • Nếu bạn bị đau nghiêm trọng hoặc bị yếu ở tay chân, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.
  • Nếu việc tập luyện làm tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn, hãy dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ.

☛ Hướng dẫn: Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video)

Nếu bạn bị đau nhức vai gáy, bạn có thể thực hiện một số bài tập thể dục giúp giảm đau và tăng cường cơ bắp (Ảnh minh họa)

Yoga chữa đau vai gáy

Bên cạnh các bài tập thể dục, Yoga cũng là một trong những cách giúp chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả. Ngoài việc giúp thư giãn cơ bắp, tăng tính linh hoạt cho các khớp, yoga còn giúp bạn thư giãn và làm thoải mái tinh thần.

☛ Hướng dẫn: Bài tập yoga chữa đau vai gáy tại nhà và văn phòng (có video)

Sử dụng thuốc không kê đơn

Để trị đau vai gáy tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, như:

+ Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol. Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Panadol, Hapacol…

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Một số loại thuốc NSAID không kê đơn là:

  • Nhóm aspirin: Bayer, Bufferin, Excedrin,…
  • Nhóm ibuprofen: Advil, Motrin IB,…
  • Nhóm naproxen: Aleve, Naproxen Sodium, Naprosyn….
LƯU Ý: Người có tiền sử bệnh dạ dày cần sử dụng thận trọng với những nhóm thuốc giảm đau này, bạn vẫn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của dược sĩ bán thuốc và tìm hiểu thật kỹ về thuốc trước khi sử dụng. Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào, nên thông báo ngay cho người bán thuốc.

+ Viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là một sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam do PGS. TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự đã nghiên cứu nhiều năm liền về tinh chất KGA1 có trong củ Địa liền. Sau quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy hoạt chất KGA1 trong Khương Thảo Đan có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, được chứng minh có tác dụng tương đương cả một số thuốc tân dược đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp hiện nay như Efferalgan, Indomethacin. Đặc biệt KGA1 có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên nên an toàn với đường tiêu hóa, người có tiền sử bị đau dạ dày có thể yên tâm sử dụng.

Khương Thảo Đan đáp ứng tốt với các trường hợp:

  • Người mắc thoái hóa xương khớp như: thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Người mắc bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai vôi hóa cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, tê buồn chân tay.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

+ Thuốc giảm đau tại chỗ. Thuốc giảm đau tại chỗ là các loại thuốc dùng để bôi, xoa, dán ngoài da. Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ không kê đơn là:

  • Cao dán Salonpas
  • Cao dán Salonsip
  • Các loại dầu nóng xoa bóp
  • Thuốc mỡ chứa capsaicin
  • .v.v.

Ăn các loại thực phẩm chống viêm

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học chất lượng nào cho thấy đau cổ vai gáy có thể giảm bằng chế độ ăn chống viêm. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm viêm và làm giảm một số loại đau. Hơn thế nữa, việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp bạn có một sức khỏe tổng thể tốt, khiến việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, giúp hỗ trợ sức khỏe cho xương, dây thần kinh và các mô liên kết.

Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Uống đủ nước. Nếu bạn uống không đủ nước, có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng các chất điện giải và khoáng chất cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh bình thường, khiến cơ bị co thắt lại. Vì thế, hãy uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc và các loại nước canh, nước hoa quả, không phải soda hay các loại nước có gas, rượu, bia khác.

Hãy uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc và các loại nước canh, nước hoa quả (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều trái cây và rau quả. Hãy lên một chế độ ăn uống sao cho có ít nhất 1 khẩu phần rau trong mỗi bữa ăn và 2 phần trái cây mỗi ngày. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp chống viêm hiệu quả.

Chọn chất béo lành mạnh. Chất béo không bão hòa tốt hơn so với chất béo bão hòa. Bởi, chất béo bão hòa có thể gây viêm. Chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, hạt lanh, hạnh nhân, quả óc chó và các loại cá béo,…

Ăn cá béo ít nhất 2 lần/tuần. Cá béo có nhiều axit béo omega-3, được coi là axit béo có tính chống viêm mạnh mẽ và hiệu quả. Cá béo là các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…

Hạn chế thịt đỏ. Các loại thịt trắng (như thịt gà, thịt gia súc) ít gây viêm hơn các loại thịt đỏ (như thịt bò). Ngoài ra, hàm lượng protein có chứa trong gia cầm cũng tương đối cao, đây chính là một trong những nguồn cung cấp protein chủ yếu cho cơ thể con người.

Bổ sung thêm protein từ cây họ đậu. Các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành,… có thể được thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày như là nguồn bổ sung protein chống oxy hóa cao.

Chọn ngũ cốc nguyên hạt. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn cho ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế. Bởi chúng có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa hơn.

Tránh thực phẩm chế biến sẵn. Thực phẩm chế biến sẵn và để lâu thường ít dinh dưỡng và có nhiều hóa chất gây viêm. Vì thế, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, bữa ăn đóng gói sẵn,…

Bổ sung canxi và vitamin D. Canxi và vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Khuyến nghị cho một người trưởng thành trung bình là 1.000 đến 1.500 miligam canxi và 400 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào bữa ăn hằng ngày.

Bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào bữa ăn hằng ngày (Ảnh minh họa)

Điều chỉnh tư thế để ngăn ngừa đau cổ vai gáy

Tạo dựng nơi làm việc gọn nhẹ.

Nhiều người phải làm việc tại bàn máy tính 8 giờ/ngày. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy cũng như các bệnh khác.

Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa đau cổ vai gáy tại nơi làm việc:

  • Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, sao cho bàn chân đặt trên sàn (hoặc một chiếc ghế con) và đầu gối thấp hơn một chút so với hông;
  • Ngồi thẳng lưng và hai khuỷu tay vuông góc đặt vào một chiếc đệm trên đùi.
  • Điều chỉnh máy tính của bạn sao cho ngang tầm mắt.
  • Sử dụng bàn phím rời để không phải rướn người về phía trước
  • Sau mỗi giờ làm việc hãy đứng dậy để thư giãn và đi lại, có thể tập một số động tác giúp thư giãn vai gáy. (Chi tiết: Cách chữa đau vai gáy của người Nhật tại nơi làm việc)

Sử dụng điện thoại đúng cách.

Liên tục cúi đầu nhìn xuống điện thoại hoặc máy tính bảng có thể khiến cơ cổ bị căng và mỏi. Nếu bạn phải sử dụng điện thoại thường xuyên, hãy thử một số mẹo sau:

  • Giữ điện thoại của bạn ngang tầm mắt;
  • Không kẹp điện thoại vào giữa vai và tai;
  • Sử dụng tai nghe;
  • Nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc với điện thoại;
  • Sau khi sử dụng điện thoại của bạn, có thể tập một số động tác đơn giản giúp thư giãn cổ vai gáy.

Đừng lái xe liên tục trong thời gian dài.

Cũng giống như ngồi ở bàn làm việc cả ngày, lái xe liên tục không nghỉ ngơi cũng có thể gây ra đau cổ vai gáy. Nếu bạn phải lái xe trong thời gian dài, bạn nên:

  • Dành thời gian nghỉ giải lao và tập một số động tác thư giãn cổ vai gáy;
  • Đặt báo thức để nhắc bạn kiểm tra tư thế trong khi lái xe;
  • Điều chỉnh ghế để bạn có được tư thế đúng và thoải mái nhất;
  • Không nhắn tin khi lái xe (điều này không chỉ gây tác động xấu cho vai gáy của bạn mà nó còn nguy hiểm và là hành động bất hợp pháp).

Thay đổi tư thế ngủ.

Tư thế bạn ngủ vào ban đêm cũng ảnh hưởng đến cổ vai gáy của bạn. Nếu bạn ngủ nghiêng, nằm sấp, hoặc ngủ với gối quá cao, quá thấp,… Bạn có thể tỉnh dậy với cơn nhức mỏi vai gáy, thậm chí là kèm theo tê tay.

Vì thế, hãy điều chỉnh môi trường và tư thế ngủ của bạn để hạn chế các cơn đau mỏi:

  • Sử dụng đệm chắc chắn, đàn hồi tốt;
  • Cố gắng ngủ với tư thế ngửa;
  • Sử dụng gối kê cổ với chiều cao phù hợp;
  • Tập một số bài thư giãn trước khi đi ngủ;
  • Đeo dụng cụ bảo vệ miệng nếu bạn nghiến răng vào ban đêm.
Hãy điều chỉnh môi trường và tư thế ngủ của bạn để hạn chế các cơn đau mỏi (Ảnh minh họa)

Giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng trong cuộc sống

Căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, thậm chí là gây đau đớn cho cơ thể. Bởi khi bạn căng thẳng, cơ bắp của bạn sẽ căng lên để bảo vệ bản thân khỏi chấn thương. Khi căng thẳng qua đi, cơ bắp sẽ thư giãn trở lại. Nhưng nếu bạn liên tục bị căng thẳng, cơ bắp sẽ không có cơ hội dể thư giãn, phải căng lên liên tục, từ đó dẫn đến đau cơ vai, gáy, đau lưng, đau cổ,…

Căng thẳng liên tục cũng khiến chúng ta trở nên lười hoạt động thể chất và mất động lực để thực hiện các công việc hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như trầm cảm và làm xấu đi các trạng thái đau đớn.

Vì vậy, hãy tìm những phương pháp tự nhiên và lành mạnh để xoa dịu căng thẳng trong cuộc sống, như:

  • Tập thể dục thường xuyên. Thử bơi lội, chạy bộ, đạp xe, leo núi hay tất cả những môn thể thao khiến bạn hứng thú và cho bạn sức sống. Như vậy, cơ thể sẽ khỏe hơn và đầu óc cũng sẽ thư giãn hơn.
  • Không nên có thói quen tiêu cực. Đừng tự hành hạ chính mình mà hãy nhìn nhận xem chuyện gì đang xảy ra và kiểm soát chúng, đồng thời tìm ra những lý do để yêu thương bản thân mình hơn.
  • Thực hiện một số kỹ thuật thư giãn. Thiền, yoga, hít thở, chánh niệm…

Kết luận

Trên đây là một số mẹo giúp giảm đau vai gáy tại nhà hiệu quả, an toàn. Bạn chỉ cần áp dụng đúng cách và đều đặn sẽ thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, nếu  tình trạng đau không đáp ứng tốt, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...