Điều trị đau khớp gối - Hé lộ những phương pháp hiệu quả

Có nhiều lựa chọn khác nhau trong việc điều trị đau khớp gối, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.

Chữa đau khớp gối cấp tính

Đau đầu gối cấp tính hay đau đầu gối đột ngột thường xảy ra do chấn thương hoặc do lạm dụng đầu gối. Ví dụ: đau sau khi vận động quá sức, đau sau khi chơi thể thao, tai nạn có va chạm ở gối,…

Tình trạng này có thể dẫn đến: gãy xương, căng cơ, bong gân, rách dây chằng,… Tùy vào từng trường hợp mà ta sẽ có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp gối cấp tính do một số nguyên nhân cụ thể.

Gãy xương

Gãy xương ở đầu gối là một tình trạng cần gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. Bạn có thể cần phải bó bột hoặc nẹp để ổn định đầu gối trong quá trình xương lành lại. Trong trường hợp gãy xương nặng hơn, bạn có thể phải phẫu thuật, sau đó là nẹp và vật lý trị liệu.

Viêm gân, viêm bao hoạt dịch, hội chứng đau bánh chè – đùi

Đây là các tình trạng có thể gây sưng, đỏ và đau khớp gối âm ỉ. Việc điều trị thường bắt đầu bằng cách cho khớp nghỉ ngơi, gác khớp bị đau cao hơn vị trí của tim để giảm phù nề. Sau đó chườm lạnh trong ngày đầu tiên để hạn chế đau, sưng tấy và chườm nóng trong các ngày tiếp theo.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm và khuyên bạn đi vật lý trị liệu.

Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở) để chữa lành các tổn thương.

Rách, đứt dây chằng, sụn

Các vết rách ở dây chằng, sụn khớp cần được điều trị bởi bác sĩ. Sau khi chẩn đoán hình ảnh và đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bạn biết phương pháp nào là phù hợp.

Điều trị ban đầu thường nhằm mục đích giảm đau và sưng, giúp di chuyển khớp bình thường và tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối. Sau đó bác sĩ sẽ quyết định việc mổ cộng với phục hồi chức năng hoặc chỉ phục hồi chức năng, sự lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đối với các vận động viên, phẫu thuật giúp ngăn chặn sự bất ổn định ở khớp gối.

Trật khớp

Trật khớp là một thương tích nặng, do tác động của ngoại lực làm đầu xương di lệch ra khỏi ổ khớp.

Khi bị trật khớp gối, đầu tiên bệnh nhân cần được chụp X-quang để kiểm tra tư thế trật và kiểu trật để có kế hoạch nắn khớp cụ thể bởi các bác sĩ chuyên khoa, tránh làm rách bao khớp và dây chằng.

Sau đó bác sĩ sẽ chuyển sang theo dõi các tổn thương mô cấu trúc. Bởi tùy theo mức độ tổn thương mà dây chằng xung quanh có thể bị đứt một phần hay hoàn toàn, trong một số ít trường hợp có thể có những tổn thương thần kinh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để sửa chữa các chấn thương dây chằng, sụn chêm và sụn khớp.

Hình ảnh X-quang của bệnh nhân bị trật khớp gối

Điều trị đau khớp gối mãn tính

Đau khớp gối mãn tính là tình trạng đau, sưng kéo dài ở một hoặc cả hai đầu gối. Nguyên nhân gây ra đau đầu gối mãn tính thường là do các bệnh lý xương khớp, như: thoái hóa khớp, viêm gân, bệnh gút, giả gút, viêm khớp dạng thấp, rách sụn chêm, bệnh nang baker, u xương,…

Chấn thương các cấu trúc ở đầu gối cũng có thể gây ra đau khớp gối mãn tính nếu không được điều trị đúng cách.

Với mỗi nguyên nhân lại có một loại điều trị cụ thể. Về cơ bản, các phương pháp này gồm:

  • Thuốc (uống, tại chỗ, tiêm)
  • Vật lý trị liệu
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị
  • Phẫu thuật

Thuốc

Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị đau khớp gối, chúng bao gồm thuốc uống, thuốc tại chỗ và thuốc tiêm.

– Thuốc uống: thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Indomethacin, thuốc giảm đau Paracetamol, Efferalgan, thuốc giảm đau Colchicine, thuốc Corticosteroid, thuốc Opioids, thuốc phòng ngừa bệnh gút, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thấp khớp tác động chậm,…

– Thuốc tại chỗ: thuốc có chứa chất đối kháng, salicylat, Capsaicin, thuốc chống viêm không steroid,…

– Thuốc tiêm: tiêm corticoid, tiêm Axit hyaluronic, thuốc sinh học,…

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Ví dụ:

– Điều trị viêm khớp dạng thấp. Mục tiêu của việc điều trị là chống viêm, giảm đau; bảo tồn chức năng vận động; ngăn ngừa bệnh tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  • Điều trị triệu chứng, bác sĩ sẽ sử dụng: các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc Corticosteroids.
  • Điều trị cơ bản, bác sĩ sẽ sử dụng: thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc sinh học.
  • Điều trị phối hợp để ngăn ngừa biến chứng: thuốc ức chế bơm proton, kèm thuốc điều trị HP (nếu có nhiễm HP), bổ sung Calci, vitamin D, sắt, vitamin B12, Acid Folic,…

– Điều trị thoái hóa khớp. Nguyên tắc của điều trị thoái hóa khớp gối là giúp giảm đau trong các đợt tiến triển của bệnh; phục hồi chức năng vận động cho khớp, hạn chế biến dạng khớp; tránh tác dụng phụ của thuốc; nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Các loại thuốc có thể sử dụng là: thuốc giảm đau Paracetamol, đôi khi cần chỉ định các thuốc giảm đau bậc 2 là Paracetamol phối hợp với Tramadol (thuộc nhóm thuốc opioid), thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emugel, tiêm Axit hyaluronic, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs),…

Một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

LƯU Ý: Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau này. Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng, lạm dụng thuốc sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, phá hủy nội tạng,…

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu (Physical therapy – PT) là một trong những ngành nghề y tế phối hợp, nó kết hợp giữa nhiều liệu pháp khác nhau để giải quyết các bệnh tật hoặc chấn thương của một người. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn có lợi trong việc tối đa hóa chất lượng cuộc sống, bao gồm cả sức khỏe thể chất, tâm lý, cảm xúc và xã hội.

Vật lý trị liệu có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chính hoặc kết hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả. Người hướng dẫn vật lý trị liệu được gọi là nhà vật lý trị liệu, chuyên gia vật lý trị liệu hay bác sĩ vật lý trị liệu,…

Đối với đau khớp gối, vật lý trị liệu giúp giảm sưng, đau và cứng khớp. Nó cũng có thể giúp cải thiện chức năng khớp gối, giúp bạn đi bộ, cúi, quỳ, ngồi, ngồi xổm dễ dàng hơn. Vật lý trị liệu còn có thể làm trì hoãn hoặc ngăn chặn việc phải phẫu thuật khớp gối; giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Vật lý trị liệu giúp giảm sưng, đau và cứng khớp gối (Ảnh minh họa)

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau cho đau khớp gối, chúng bao gồm:

  • Điều trị bằng vận động: các bài tập theo toa (là các bài tập được thiết kế riêng cho tình trạng của bạn)
  • Điều trị bằng hoạt động: tự phục vụ, tự di chuyển, thể thao, các hoạt động nghề nghiệp
  • Điều trị bằng dòng điện: dòng điện 1 chiều đều (dòng Galvanic), dòng điện xung tần số thấp và tần số trung, dòng điện và điện trường tần số cao.
  • Điều trị bằng từ trường: từ trường của nam châm điện, nam châm vĩnh cửu,…
  • Điều trị bằng nhiệt: nóng, lạnh, xen kẽ.
  • Điều trị bằng nước: tia nước áp suất, suối khoáng nóng, khí dung,…
  • Điều trị bằng khí hậu, môi trường.
  • .v.v.

Ở buổi hẹn đầu tiên, bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xem xét chân và mức độ uốn cong, duỗi thẳng, di chuyển của đầu gối. Sau đó đưa ra kế hoạch điều trị cho bạn, cùng bạn thảo luận về các cách để xây dựng sức mạnh và chuyển động ở chân, đầu gối.

Ở các buổi hẹn tiếp theo, bạn sẽ thực hiện các phương pháp mà bác sĩ đã chỉ định dưới sự hướng dẫn của họ. Họ cũng có thể hướng dẫn bạn một số bài tập mà bạn có thể làm tại nhà một cách an toàn.

Chuyên gia vật lý trị liệu là người quyết định xem bạn cần trị liệu bao lâu và thời gian trị liệu như thế nào, phụ thuộc vào mức độ đau khớp gối của bạn và bạn có phải phẫu thuật hay không.

Điện trị liệu để điều trị đau khớp gối (Ảnh minh họa)

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Với bất kì căn bệnh nào, song song với các phương pháp điều trị chính, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, nhằm giúp quá trình điều trị bệnh sớm chuyển biến tích cực. Với đau khớp gối, bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, theo đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền của PGS. TS. Lê Minh Hà.

Từ xa xưa, Địa liền đã rất nổi tiếng trong các bài thuốc chữa xương khớp. Qua công trình nghiên cứu 6 năm của chuyên gia Lê Minh Hà cùng cộng sự, công dụng này lại càng được khẳng định thêm. Theo công trình nghiên cứu này, PGS. TS Lê Minh Hà đã chiết tách được hoạt chất KGA1 có trong củ Địa liền, đem lại tác dụng quý hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô, giúp giảm đau, chống viêm cực kì hiệu quả, đã được chứng minh kết quả tương đương với 1 số thuốc tân dược sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp như Efferalgan, Indomethacin… Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hoạt chất KGA1 này, các nhà Khoa học luôn đánh giá song song tính an toàn của nó, thật tuyệt vời khi ở liều điều trị KGA1 vẫn không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, gan thận. Vì thế người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài, kể cả những người có tiền sử bệnh lý dạ dày đều có thể sử dụng được.

Ngoài KGA1, Khương Thảo Đan còn kết hợp với bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang kí sinh cùng Collagen type II không biến tính, tạo thành bộ ba hoàn hảo, đem lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ điều trị đau xương khớp, bao gồm cả tình trạng đau nhức khớp gối.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Phẫu thuật

Phẫu thuật khớp gối có thể được khuyến nghị khi các phương pháp điều trị khác (như thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid,…) không mang lại hiệu quả giảm đau hoặc cải thiện khả năng vận động.

Nếu bạn bị đau khớp gối do chấn thương, bạn có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa khớp, tuy nhiên việc phẫu thuật thường không cần thiết phải tiến hành ngay.

Một số loại phẫu thuật dành cho khớp gối là:

– Phẫu thuật sụn chêm. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp mổ nội soi để loại bỏ đi phần sụn chêm bị rách, hoặc sửa chữa lại nó nếu phần rách nằm ở phần có nguồn cung cấp máu tốt.

– Phẫu thuật loại bỏ Plica. Plica là một nếp gấp tự nhiên của bao hoạt dịch. Thông thường nó sẽ mất đi theo thời gian, nhưng trong một số trường hợp nó sẽ dày lên và gây đau đầu gối, hạn chế vận động duỗi gối. Để loại bỏ Plica thừa, bác sĩ sẽ thực hiện mổ nội soi khớp.

– Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo trước (ACL) là một trong 4 dây chằng chính của đầu gối. Nó có thể bị đứt sau chấn thương, dẫn đến sưng đau khớp gối, trong trường hợp này, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để tái tạo lại dây chẳng.

– Phẫu thuật sửa chữa gân. Hai gân thường phải phẫu thuật nhất là gân ở cơ tứ đầu đùi và gân bánh chè. Để sữa chữa gân, bác sĩ cần mổ mở với một vết mổ chạy dọc theo mặt trước của đầu gối.

– Phẫu thuật thay thế khớp gối. Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thay thế một phần hay toàn bộ khớp gối. Nếu chỉ bị tràn dịch khớp gối một ngăn, các bác sĩ sẽ dùng mảnh ghép để thay thế ngăn đó. Nếu toàn bộ khớp cần thay thế, các bác sĩ sẽ sử dụng khớp gối nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa để phục hồi lại.

Hình minh họa khớp gối đã được làm phẫu thuật thay thế

Thay đổi lối sống

Song song với việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, việc thay đổi lối sống cũng là một phần của kế hoạch điều trị đau khớp gối. Bởi về cơ bản, cách bạn sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả sức khỏe của khớp.

Một số những thay đổi bạn cân nhắc thực hiện là:

  • Nên tập thể dục thường xuyên
  • Nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Theo dõi cân nặng
  • Tránh uống rượu, hút thuốc lá
  • Học cách kiểm soát căng thẳng
  • .v.v.

☛ Đọc thêm các nội dung này tại bài viết:

Tương lai cho điều trị đau khớp gối

Hiện nay có rất nhiều triển vọng trong việc điều trị đau khớp gối ở tương lai. Nhất là khi y học tái tạo cho thấy những tiềm năng trong việc giúp giảm đau khớp gối.

Y học tái tạo là một thuật ngữ chỉ chung ngành y học sử dụng tế bào gốc và kỹ thuật mô để “sửa chữa” các mô không thể tự phục hồi trong cơ thể. Tuy nhiên, y học tái tạo đôi khi đi trước cả khoa học, có những phương pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả, nhưng cũng có những phương pháp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Có nhiều triển vọng mới trong việc điều trị đau khớp gối (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số hướng đi mới trong việc điều trị đau khớp gối:

– Thuốc tái tạo. Được thử nghiệm trong bệnh thoái hóa khớp. Thuốc gồm hai nhánh: một là kỹ thuật mô, cố gắng tạo ra chất thay thế cho mô bị hư hỏng; hai là tự phục hồi, sử dụng tiêm tế bào gốc hoặc các sản phẩm từ máu để thúc đẩy cơ thể tự phục hồi.

– Tế bào gốc. Tế bào gốc là các tế bào sinh học có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác. Ở người trưởng thành, một số lượng nhỏ các tế bào này nằm im trong nhiều cơ quan và mô. Vì thế, ý tưởng tế bào gốc có thể là nguồn mô tái tạo cho hầu hết mọi bộ phận của cơ thể là cơ sở cho dòng phương pháp điều trị này.

Tế bào gốc trung mô (MSC) (được tìm thấy chủ yếu trong tủy xương và chất béo) thường được sử dụng trong thủ thuật này. Chúng được được tách ra khỏi các thành phần mô khác, sau đó được tiêm vào khớp bị đau. Theo lý thuyết, sau khi tiêm, nó sẽ bắt đầu tái tạo mô trong khớp.

Lưu ý:  Không có bằng chứng nào cho thấy tế bào gốc có thể phục hồi lại các mô bị mất hoặc khiến sụn phát triển.

Liệu pháp tế bào gốc là chương tiếp theo về cấy ghép nội tạng và sử dụng tế bào thay vì các cơ quan hiến tặng, vốn bị hạn chế về nguồn cung (Ảnh minh họa)

– Cấy ghép sụn. Khi bị chấn thương đầu gối, trong sụn có thể hình thành các lỗ nhỏ hoặc các vết rách, để lại các vùng xương trần. Theo thời gian, chúng có thể dẫn đến viêm khớp. Việc cấy ghép sụn giúp giảm đau, cải thiện chức năng và trì hoãn hoặc ngăn chặn việc phải phẫu thuật sau này.

Sụn được cấy ghép cần phải lấy từ người hiến tặng. Sau đó nó sẽ được cấy vào phần sụn bị khiếm khuyết.

Một số phương pháp khác đang trong quá trình nghiên cứu:

  • Tế bào gốc bọc trong sụn
  • Giàn hydrogel (Hydrogel scaffolding)
  • Các giải pháp chống viêm: bao gồm tiêm tế bào gốc tinh khiết kết hợp với liệu pháp gen và kỹ thuật mô.
  • Tiêm adenosine vào khớp

Kết luận

Có hơn 100 nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng đau khớp gối. Với mỗi nguyên nhân lại có những cách điều trị khác nhau, có nguyên nhân chỉ cần điều trị và tự chăm sóc tại nhà; nhưng cũng có những nguyên nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc điều trị chỉ nhằm giảm bớt triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Trong tương lai gần, chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn trong việc điều trị đau khớp gối. Bởi y học vẫn đang tiến hành nghiên cứu nhiều phương pháp và phát triển từng ngày.

Để được tư vấn về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cuộc gọi).

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...