Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ đa dạng hơn chúng ta tưởng

Liệu bạn có đang nghĩ rằng khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ chỉ xuất hiện những cơn đau vùng cổ?

Thực tế thì không phải như vậy!

Cổ được coi là bộ “não” thứ hai của con người. Các đốt sống cổ có liên quan mật thiết với các bộ phận khác của cơ thể thông qua dây thần kinh. Vì thế, khi bị thoái hóa đốt sống cổ chúng ta không chỉ gặp những biểu hiện đau ở vùng cổ mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người. Dưới đây là những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ mà rất nhiều người chưa từng nghĩ tới.

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, giữa các đốt sống là đĩa đệm và dây chằng nằm ngay bên cạnh. Khi tuổi cao, cơ thể bắt đầu bước vào quá trình lão hóa tự nhiên cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên bê vác đồ nặng, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt… khiến cho cột sống cổ dễ bị vôi hóa, dẫn đến sự hao mòn của xương, đốt sống và đĩa đệm ở cổ. Lâu ngày, các đốt sống bị suy giảm chức năng và dần trở nên thoái hóa.

Trước đây, thoái hóa là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi thế nhưng ngày nay có rất nhiều người trẻ tuổi (trong độ tuổi từ 25 tuổi trở lên) cũng mắc chứng bệnh này và thậm chí số lượng còn đang gia tăng. Một phần là do chế độ ăn uống không khoa học, một phần là do lười vận động, do tính chất công việc. Những người dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ là:

  • Những người làm việc văn phòng, ngồi làm việc với máy tính nhiều giờ đồng hồ, ít vận động
  • Nhân viên lái xe, ngồi nhiều, cúi nhiều
  • Nhân viên cắt tóc
  • Bác sĩ nha khoa
  • Người lao động chân tay, thường xuyên phải bê vác đồ nặng
  • Người nông dân thường xuyên phải cúi làm việc vào mỗi mùa cấy, gặt, trồng hoa màu…

Thoái hóa đốt sống cổ tuy không nguy hiểm đến tính mang nhưng đây được coi là căn bệnh khá nguy hiểm bởi nó không chỉ gây ra những cơn đau vị trí tại chỗ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các bộ phận khác. Cùng tìm hiểu cụ thể các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ngay trong phần dưới đây.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ

Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ thường thay đổi theo tiến triển của bệnh. Có thể người bệnh chỉ gặp một vài biểu hiện khó chịu nhẹ, không thường xuyên đến một cơn đau dữ dội làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Giai đoạn 1: Đau cấp tính

Thoái hóa đốt sống cổ thường bắt đầu từ rất sớm nhưng người bệnh gần như sẽ không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào và quá trình thoái hóa sẽ vẫn cứ diễn ra âm thầm. Ban đầu là từ thoái hóa đĩa đệm rồi tới những tổn thương ở sụn, đĩa đệm giảm đàn hồi, các đốt sống cổ mất dần đường cong sinh lý vốn có của nó.

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ có biểu hiện điển hình là đau nhức, mỏi vùng cổ, đau khi vận động và làm việc, khó cử động khớp cổ, đau có thể lan xuống vai và cánh tay nhưng tần suất đau không thường xuyên và mức độ khá nhẹ.

Khi bị thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu như:

  • Đau cổ, mỏi cổ, cứng cổ: Nơi bị ảnh hưởng đầu tiên bởi thoái hóa đốt sống cổ là vùng cổ. Ban đầu sẽ xuất hiện những cơn đau thoáng qua vùng cổ, cổ vai, cổ gáy, những cơn đau âm ỉ nhưng theo thời gian những cơn đau trở lên dữ dội hơn khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức và vô cùng khó chịu.
  • Đau lan dọc theo bả vai, cánh tay
  • Nhiều khi đau nhức dữ đội làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm
  • Khó khăn khi vận động cổ: Biểu hiện này thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khi nghỉ ngơi không xoay cổ lâu, khi trái gió trở trời. Khi bị khó khăn trong vận động cổ nếu người bệnh cố xoay cổ sẽ xuất hiện tiếng kêu răng rắc nhưng nếu lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 2: Thoái hóa mãn tính

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, phần đoạn đốt sống sẽ xuất hiện gai xương. Sự phát triển quá mức của gai xương có thể ảnh hưởng đến thần kinh cột sống, gây tê bì. Nếu sự thoái hóa gây chèn ép tủy sống có thể dẫn đến rối loạn chức năng tủy sống. Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau nhói, tê và yếu vùng cánh tay, bàn tay, tay không cử động được nhịp nhàng, tay trở nên yếu hơn nặng hơn có thể gây teo cơ hoặc nghiêm trọng hơn là bại liệt.
  • Khi các gai xương chèn ép đến rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau đầu không rõ nguyên nhân, hoa mắt chóng mặt, kéo theo đó là tình trạng mất ngủ, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Một số người bệnh còn có thể gặp các biểu hiện như nấc cục, ngáp, đau nửa đầu.
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột ( tiêu tiểu không tự chủ )
  • Người thoái hóa cột sống cổ có thể gặp rắc rối với việc đi lại, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và thực hiện các hoạt động thường ngày.

Tóm lại

Các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu như không được phát hiện và can thiệp từ sớm. Các cơn đau nhức vai gáy thường xuất hiện ở mức độ nhẹ và tăng dần khiến người bệnh chỉ sờ nhẹ đã thấy đau. Dần dần người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc vận động gáy, cổ chỉ có thể nghiêng nhẹ mà không thể quay lại phía sau, những động tác đi lại nhẹ nhàng cũng khiến vùng cổ đau nhức.

Vì vậy, nhận biết sớm về bệnh sẽ phần nào có thể giúp bạn tự mình xác định được tình trạng sức khỏe chính bản thân. Khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào, bạn cần dành thời gian đến ngay bệnh viện để được khám và xác định chính xác về tình hình sức khỏe. Phát hiện bệnh sớm việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Hậu quả khi bỏ qua dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ mới khởi phát

Nếu thoái hóa đốt sống cổ không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành một số biến chứng thường gặp sau đây:

  • Hạn chế vận động: Thoái hóa đốt sống cổ khiến các khớp ở đốt sống cổ bị biến dạng, sưng và đau, gây hạn chế vận động
  • Mất ngủ: Ở giai đoạn nhẹ bệnh thường gây đau vào ban ngày, khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi nhưng nếu chuyển sang giai đoạn nặng mà không được can thiệp thì phần sụn và xương không được tái tạo kịp thời làm tăng tần suất và mức độ của các cơn đau, đau ngay cả khi nghỉ ngơi làm người bệnh mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi thậm chí dễ bị tăng huyết áp và có nguy cơ đột quỵ,…
  • Bệnh gây nên các hội chứng thần kinh như đau dây thần kinh chẩm, hội chứng vai gáy và cánh tay. Biến chứng này xảy ra khi các gai xương phát triển quá mức gây chèn ép lên các rễ thần kinh, làm hẹp lỗ liên hợp, khiến cho động mạch đốt sống bị hẹp. Từ đó gây ra rối loạn tuần hoàn não làm cho bệnh nhân thấy ù tai, đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, mất ngủ….
  • Thoái hóa đốt sống cổ còn thể gây bại liệt một hoặc 2 tay: Cũng do chèn ép dây thần kinh vùng cánh tay, cổ tay làm cho tứ chi bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả 2 bên, đau đầu, chóng mặt, khi bị chèn ép tủy, thần kinh sẽ gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.

Cách phát hiện thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh việc dựa vào các dấu hiệu của bệnh, để chắc chắn hơn bệnh nhân cần được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.

Trước tiên, bạn vẫn cần phải thông báo với bác sĩ về các triệu chứng mình đang gặp phải để dựa vào đó cùng với kết quả của cuộc thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem bệnh đang ở mức độ nào và hướng điều trị ra sao. Một số thăm khám sau được sử dụng để kiểm tra thoái hóa đốt sống cổ:

Khám lâm sàng

  • Quan sát dáng đi của người bệnh
  • Cho người bệnh thực hiện một số động tác chuyển động cổ để xem phạm vi chuyển động cổ đến đâu
  • Phản xạ và sức cơ để kiểm tra mức độ chèn ép lên dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống

Khám cận lâm sàng

  • X-quang cổ: Chụp X-quang cổ để thấy những bất thường, chẳng hạn như gai xương, sự thoái hóa đốt sống cổ. Hình ảnh thu được còn hỗ trợ bác sĩ loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp và nghiêm trọng hơn gây đau cổ và cứng khớp, chẳng hạn như khối u, nhiễm trùng hoặc gãy xương.
  • Chụp CT: Chụp CT có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt là xương.
  • MRI: MRI tốt hơn trong việc hiển thị mô mềm và hữu ích nếu nghi ngờ chèn ép dây thần kinh.

Giải pháp khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh khó tránh khỏi vì nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh ngay từ khi mới phát hiện ra bệnh. Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau để có thể chung sống hòa bình với bệnh thoái hóa mà không cần phải ám ảnh hay lo lắng về những biến chứng có thể xảy ra.

Tập luyện thể dục, thể thao

Thể dục thể thao không chỉ nâng cao sức khỏe cho người bệnh mà còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị, giúp tăng tốc độ phục hồi sụn khớp. Với những người chưa bị bệnh, đều đặn luyện tập còn giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa. Bạn có thể xoay cổ nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập dành riêng cho phần cổ. Tuyệt đối không vặn cổ hay gập cổ đột ngột khi mỏi cổ bởi chính điều này là nguyên nhân có thể khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Đi bộ, bơi lội, yoga… cũng có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Vì vậy, hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập đều đặn bạn nhé!

Xem thêm: 11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóng / Hướng dẫn 6 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Ăn uống khoa học, lành mạnh

Để bệnh thoái hóa đốt sống cổ không tiến triển nặng bạn cần bổ sung các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho các đốt sống vùng cổ một cách hiệu quả nhất. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin, protein, glucosamine… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Canxi có trong sữa, các loại hạt, hải sản, trứng… Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ đóng hộp và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể làm cho tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Xem chi tiết qua bài viết: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?

Duy trì các thói quen sinh hoạt tốt

Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress, để tránh gây áp lực lên cột sống, xương khớp làm bệnh tiến triển nặng.

Để giảm bớt tổn thương vùng cổ khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn nên giữ cổ ở vị trí thẳng đứng khi làm việc, tránh cúi, gập cổ. Chọn gối có độ cao phù hợp khi ngủ, lựa chọn bàn ghế với độ cao phù hợp khi làm việc.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp

Ngoài những phương pháp giúp làm chậm quá trình thoái hóa bệnh thoái hóa đốt sống cổ như trên, người ta còn lựa chọn bổ sung các thực phẩm hỗ trợ giúp giảm đau nhức khi bị thoái hóa đốt sống cổ có chiết xuất từ thiên nhiên để không gây nên các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan với chiết xuất 100% từ các loại thảo dược tự nhiên được các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt.

Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn.

Ngoài hoạt chất KGA1, viên xương khớp Khương Thảo Đan còn kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

Theo nghiên cứu, Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm rõ rệt sau 2 đến 4 tuần sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần hỗ trợ tăng dịch khớp, phục hồi sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị dài lâu cho người bệnh.

Kết luận

Ngày nay, thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người già nữa. Việc trang bị những thông tin về triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có thể nhận biết bệnh từ sớm. Nhận biết bệnh sớm rất quan trọng vì từ đó bạn có thể áp dụng những biện pháp làm chậm quá trình thoái hóa và đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và nghiêm trọng hơn là gây bại liệt vĩnh viễn.

Vì thế, nếu gặp bất kì dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ nào bạn nên theo dõi và sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1156 hoặc để lại câu hỏi ở khung comment bên dưới chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất.

*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...