Đau khớp cổ chân là bị bệnh gì? Chữa như thế nào?

Khớp cổ chân là một trong những khớp quan trọng có tác dụng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Chính vì thế đây là vị trí rất dễ xảy ra chấn thương, điển hình là triệu chứng đau nhức khớp cổ chân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng đau khớp cổ chân, trong đó có nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý về xương khớp. Vậy đau khớp cổ chân là biểu hiện của bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo hoạt động của khớp cổ chân

Khớp cổ chân là nơi gặp gỡ của xương cẳng chân và xương bàn chân. Cụ thể, các xương cẳng chân (xương chày và xương mác) kết hợp với nhau để gặp xương bàn chân (xương mác), tạo thành khớp cổ chân. Dây chằng giữ các xương này lại với nhau. Cấu trúc phức tạp của gân, cơ và các mô mềm khác cho phép khớp cổ chân di chuyển.

Như vậy, để hoạt động đầy đủ, khớp cổ chân phụ thuộc vào sự phối hợp thành công của nhiều bộ phận liên quan với nhau. Chúng bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng, sụn và dây thần kinh.

Hình ảnh minh hòa khớp cổ chân

Khớp cổ chân hoạt động như một cấu trúc cứng để chịu trọng lực và hỗ trợ tính linh hoạt của chi dưới, cụ thể:

  • Hỗ trợ trọng lượng cơ thể
  • Cung cấp khả năng cân bằng
  • Hấp thụ sốc
  • Truyền lực từ mặt đất đến chân

Đau khớp cổ chân là một tình trạng phổ biến

Khớp cổ chân là khớp dễ bị tổn thương nhất. Sự uốn cong lặp đi lặp lại và căng giãn khớp cổ chân trong quá trình đi lại có thể dẫn đến đau khớp cổ chân. Theo nhiều báo cáo thống kê, ước tính có 17-30% dân số mắc bệnh đau chân, nhức mỏi hoặc cứng khớp. Trong đó, đau khớp cổ chân phổ biến ở nữ giới trên 65 tuổi và những người thừa cân béo phì.

Đau khớp cổ chân là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, đạc biệt là những người thừa cân béo phì (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên trên thực tế, xét trên mức độ ưu tiên chăm sóc sức khỏe các bộ phận của cơ thể, chăm sóc chân vẫn xếp sau chăm sóc tim, mắt, răng, da và dinh dưỡng. Do đó, tình trạng đau khớp cổ chân ít được quan tâm hơn mặc dù tỷ lệ mắc bệnh này ở người già rất cao và phổ biến.

Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau những vùng quanh khớp cổ chân. Mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng khi mới thức dậy. Lâu dần, bệnh tiến triển nặng sẽ kéo theo tình trạng tê buốt, sưng tấy kèm theo đỏ vùng cổ chân, thường xuyên bị sốt, mệt mỏi, không muốn vận động nhiều.

Các cơn đau ở khớp cổ chân gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, bệnh có thể khiến bạn đi khập khiễng, phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể mất dần khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

Đau khớp cổ chân là bị bệnh gì?

Nếu đau khớp cổ chân kèm theo các triệu chứng như tê bì hoặc sưng tấy thì rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp. Còn nếu chỉ đơn thuần là đau, không có biểu hiện sưng đỏ hay khó chịu thì có thể là đau do chấn thương bên ngoài, chỉ cần tìm đúng nguyên nhân là có thể điều chỉnh được.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp cổ chân bao gồm:

  • Bong gân
  • Trật khớp
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm gân Achilles
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm khớp vảy nến
  • Hội chứng đường hầm cổ chân
  • .v.v.

Tìm hiểu chi tiết về một số nguyên nhân thường gặp.

Bong gân

Khớp cổ chân chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Các chấn thương này thường gặp khi người bệnh đang di chuyển, đi lại, thi đấu hay do tai nạn lao động dẫn đến đau khớp cổ chân. Trong đó tỷ lệ đau khớp cổ chân do bong gân chiếm số lượng cao nhất.

Đau khớp cổ chân do bong gân xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau (Ảnh minh họa)

Bong gân khớp cổ chân xảy ra khi dây chằng quanh khớp cổ chân bị một tác động đột ngột từ bên ngoài, khiến nó giãn ra quá mức dẫn tới rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng.

Bong gân khớp cổ chân không chỉ gây ra những cơn đau mà còn kèm theo triệu chứng sưng phù, bầm tím ở vùng da xung quanh khớp cổ chân. Bạn thậm chí sẽ cảm thấy đau dữ dội khi khi chuyển. Cảm giác đau đớn có thể chuyển biến nặng hơn, khớp cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.

Đối tượng thường bị đau khớp cổ chân do bong gân là vận động viên phải hoạt động nhiều với mức vận động mạnh, người cao tuổi xương khớp yếu hay người béo phì tạo áp lực lớn lên khớp cổ chân,…

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng đau khớp cổ chân.

Bệnh xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của lớp sụn khớp. Khi bạn già đi, xương khớp bắt đầu thoái hóa, mô sụn giữa hai đầu khớp bị hao mòn để lộ xương trần lại tại các khớp. Lúc này, hai đầu xương không còn được bảo vệ nữa sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra những cơn đau ở khớp cổ chân, đặc biệt khi cử động.

Thoái hóa khớp cổ chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Bệnh nhân đau khớp cổ chân do thoái hóa có những triệu chứng điển hình như:

  • Đau khớp cổ chân tăng lên khi người bệnh hoạt động gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ kéo dài.
  • Sưng đỏ ở cổ chân.
  • Tình trạng cơ cứng cơ kéo dài vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.
  • Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh thậm chí còn có thể nhận thấy cảm giác lạo xạo hoặc tiếng răng rắc ở cổ chân khi cử động.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng vận động.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa

Viêm khớp dạng thấp

Đây cũng là một nguyên nhân có thể gây ra đau khớp cổ chân.

Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, trong đó có các mô mềm của khớp. Lúc này, sụn khớp, màng hoạt dịch, hai đầu xương của khớp cổ chân đều bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm, sưng, đau ở khớp cổ chân.

Đau khớp cổ chân do viêm khớp dạng thấp từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng như:

  • Ban đầu, người bệnh thấy xuất hiện tình trạng sưng đau ở khớp cổ chân.
  • Mức độ đau tăng dần, đặc biệt dữ dội khi người bệnh cử động cổ chân.
  • Khi bệnh đã tiến triển nặng, bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi nhiều, do lúc này ở khớp cổ chân bắt đầu hình thành mô xơ và xương chùng ảnh hưởng đến chức năng của khớp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như mụn nhọt ở chân, tê chân hoặc tay, có thể sốt cao và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không muốn làm gì.

Bệnh gút

Đừng loại trừ nguy cơ mắc bệnh gút nếu bạn đang có hiện tượng đau khớp cổ chân. Bệnh gút là một loại viêm khớp phổ biến, xảy ra do sự tích tụ của axit uric trong cơ thể. Thông thường, axit uric ra khỏi cơ thể trong bằng đường nước tiểu. Tuy nhiên nếu lượng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến dư thừa, chúng sẽ tạo ra các tinh thể muối urat natri lắng đọng ở các khớp gây đau nhức dữ dội.

Bệnh thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở khớp cổ chân. Gút ở khớp cổ chân thường rất đau với các triệu chứng như:

  • Có cảm giác nóng và sưng ở khớp cổ chân
  • Cơn đau xuất hiện dữ dội và kéo dài trong vài giờ.
  • Khớp cổ chân có thể bị viêm.
  • Vùng da xung quanh cổ chân bị tím đỏ, sưng phù.
Bệnh gút thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở khớp cổ chân và gây đau (Ảnh minh họa)

Viêm gân

Đau khớp cổ chân có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gân.

Viêm gân xảy ra khi gân bị kích ứng và viêm. Gân có vai trò kết nối các cơ với xương, chúng có thể bị rách do chấn thương, đặc biệt là những trường hợp lạm dụng sức trong khi chơi thể thao hoặc những người vận động quá nhiều.

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết đau khớp cổ chân do viêm gân là:

  • Đau nhức quanh khớp cổ chân và các gân bị ảnh hưởng
  • Sưng
  • Có cảm giác nóng rát ở khớp gối
  • Khi tình trạng viêm gân trầm trọng hơn, bạn có thể bị đau khớp cổ chân liên tục khi đi bộ, chạy và nhảy

Thừa cân béo phì

Những người bị thừa cân béo phì cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị đau khớp cổ chân.

Chân là bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, điều này đồng nghĩa với khớp cổ chân phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường, đặc biệt là khi bước đi hay chạy nhảy. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến độ dẻo dai và khỏe mạnh của khớp, xuất hiện tình trạng đau nhức khớp cổ chân.

Ngoài ra, những người thừa cân béo phì còn có thói quen vận động ít. Điều này khiến cho dịch và sụn khớp không được điều tiết và làm giảm khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục trong quá trình vận động. Bởi vậy, những người thừa cân béo phì rất dễ gặp chấn thương cổ chân trong khi vận động, dẫn đấu tình trạng đau khớp cổ chân.

Béo phì, thừa cân khiến khớp cổ chân phải chịu áp lực lớn, dẫn tới dễ bị đau (Ảnh minh họa)

Đau khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Đau khớp cổ chân có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh đang ở mức độ nào.

Với trường hợp đau khớp cổ chân do các bệnh lý về xương khớp, người bệnh càng phải lưu ý hơn bởi những căn bệnh này tiểm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm khác nhau như thoái hóa, bại liệt, teo cơ. Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể mất khả năng vận động vĩnh viễn, gây ra nhiều hệ lụy đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Tính chất công việc cũng là một trong những yếu tố dùng để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng đau khớp cổ chân. Ví dụ, nghề nghiệp của bạn là dân văn phòng, thường xuyên phải đi giày cao gót, ngồi một chỗ nhiều, ít thời gian vận động thì sẽ có xu hướng đau nhức cổ chân vào buổi tối. Thông thường tình trạng này không có gì nguy hiểm, tuy nhiên nếu cứ để bệnh kéo dài, lâu ngày chúng sẽ tiến triểu thành đau mãn tính, khớp cổ chân có thể bị tổn thương từ bên trong, rất nguy hiểm.

Cách trị đau khớp cổ chân hiệu quả

Chăm sóc tại nhà

Hầu hết các cơn đau mắt cá chân sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu cơn đau dữ dội hoặc mắt cá chân của bạn vẫn đau sau vài ngày chăm sóc tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.

Phương pháp giảm đau khớp chân nhanh tại nhà gồm:

Nghỉ ngơi

Trường hợp đau khớp cổ chân do bong gân, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi giúp cho cổ chân có thời gian được phục hồi. Hạn chế di chuyển bởi nó sẽ khiến tình trạng đau khớp cổ chân trầm trọng hơn. Người bệnh có thể sử dụng nạng để phục vụ cho việc đi lại mà không sợ gây áp lực lên chân.

Nâng cao chân: Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh nên để chân cao hơn tim bằng cách kê chân lên một chiếc gối cao để giảm tình trạng đau nhức và phù nề ở khớp cổ chân. Cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện việc nâng cao cổ chân vào ban đêm trước khi đi ngủ.

Nhiệt trị liệu

– Nhiệt nóng giúp giãn mạch, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đến các khớp bị tổn thương, từ đó làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Nhiệt nóng thích hợp cho các trường hợp đau khớp cổ chân do các bệnh mãn tính như viêm khớp. Một số phương pháp trị liệu bằng nhiệt nóng có thể sử dụng tại nhà là:

  • Ngâm khăn bông vào nước nóng, sau đó vắt khô rồi đắp lên vùng cổ chân bị đau.
  • Chườm túi sưởi nóng lên cổ chân.
  • Ngâm cả chân vào chậu nước nóng.
  • Tắm nước nóng vào buổi sáng để giảm căng cứng khớp, giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn.

– Nhiệt lạnh giúp co mạch, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng, giảm phù nề, kiểm soát các cơn đau. Nhiệt lạnh thích hợp với các cơn đau khớp cổ chân sau chấn thương. Để chườm lạnh, bạn có thể dùng khăn bọc kín các viên đá rồi chườm lên khớp cổ chân bị đau. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da vì chúng có thể gây phỏng da.

Các phương pháp giảm đau lâu dài:

Giảm cân

Như đã nói ở trên, trọng lượng cơ thể quá mức có thể ảnh hưởng đến khớp cổ chân khiến chúng bị đau. Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân hay béo phì hãy lên kế hoạch giảm cân lành mạnh bằng việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học và luyện tập đều đặn.

Trọng lượng cơ thể quá mức có thể ảnh hưởng đến khớp cổ chân khiến chúng bị đau, vì vậy người bệnh cần giảm cân để khắc phục tình trạng này

Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn nhiều đạm, ít chất béo, nhiều vitamin A,C,D,E vừa giúp giảm cân hiệu quả lại vừa tăng sức khỏe xương khớp, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng đau khớp cổ chân ở người thừa cân béo phì.

Mẹo nhỏ giúp bạn giảm cân nhanh hơn là chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, đồng thời hạn chế ăn vặt và ăn đêm. Chế độ ăn uống hợp lý chiếm 80% tỷ lệ giảm cân thành công. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện chế độ ăn uống lâu dài để đạt được hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Xem thêm: Đau xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Thể dục đều đặn

Bên cạnh việc ăn uống, bạn cần kết hợp luyện tập thể dục hàng ngày. Vận động thể chất là phương pháp vừa dễ thực hiện lại đem đến hiệu quả tốt nhất cho việc giảm cân. Việc giữ được trọng lượng cơ thể sẽ hạn chế phần lớp áp lực lên chân, từ đó giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Không chỉ vậy, khi bạn hoạt động, xương khớp cũng trở nên linh hoạt, bao khớp và sụn khớp được nuôi dưỡng, từ đó tăng cường bảo vệ sức khỏe xương khớp.

Mang giày dép thoải mái

Đi giày cao gót có thể gây đau khớp cổ chân vì thế bạn nên chọn những đôi giày phù hợp

Đi giày cao gót, dép xỏ ngón, hoặc mang giày dép không đúng size (quá chật hoặc quá lỏng) cũng có thể gây đau khớp cổ chân. Vì thế bạn nên hạn chế đi giày cao gót và chọn những đôi giày phù hợp, hỗ trợ cho bàn chân và mắt cá chân được hoạt động dễ dàng, thuận lợi.

Nếu tính chất công việc của bạn bắt buộc phải mang giày cao gót thì bạn nên chọn những đôi giày cao mũi tròn, đế lớn, chiều cao vừa phải, không nên chọn giày quá cao, đế nhọn. Ngoài ra, trong thời gian làm việc, bạn cũng nên dành ra thời gian để chân nghỉ ngơi bằng việc tháo giày cao gót và mát xa chân để máu lưu thông tốt hơn, tránh trạng tê bì, đau nhức cổ chân hay bàn chân.

Giày thể thao luôn là sự lựa chọn an toàn cho những người có vấn đề về xương khớp, đặc biệt là ở chân bởi chúng được thiết kế thoải mái giúp bạn dễ dàng vận động mà không ảnh hưởng đến khớp cổ chân.

Điều trị y tế

Các phương pháp điều trị y tế bao gồm:

Nẹp

Nẹp cổ chân có thể hỗ trợ giảm đau và ổn định cổ chân, điều này giúp cho người bệnh hoạt động mà không ảnh hưởng đến khớp cổ chân.

Chọc hút dịch khớp

Trong quá trình này, bác sĩ có thể đưa một cây kim vào khớp và loại bỏ các chất lỏng dư thừa. Hút dịch khớp có thể hỗ trợ giảm đau và sưng cổ chân.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc được chia thành các dạng khác nhau như dạng uống, dạng bôi, dạng tiêm. Cụ thể bao gồm:

  • Thuốc giảm đau đường uống. Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), opioid, steroid,…
  • Thuốc tại chỗ. Là các loại thuốc có dạng gel, kem bôi, miếng dán, như: kem NSAID (Voltaren), lidocain (Aspercreme), salicylat, capsaicin…
  • Thuốc tiêm. Gồm một số loại là glucocorticoid, Hyaluronic acid.
  • Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD)
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giãn cơ
  • .v.v.

Đọc thêm: Viêm khớp uống thuốc gì? Các loại thuốc trị viêm khớp hiện nay

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được chỉ định như một phương pháp điều trị độc lập hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả. Một chương trình vật lý trị liệu phù hợp có thể cải thiện tính linh hoạt và tăng cường hỗ trợ khớp cổ chân cho bạn. Mỗi bệnh nhân sẽ có một kế hoạch điều trị bằng vật lý trị liệu khác nhau, do đó người bệnh cần trao đổi với chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.

Can thiệp phẫu thuật

Khi mức độ đau khớp cổ chân tiến triển nặng, các phương pháp điều trị khác không đem lại kết quả, bác sĩ sẽ xem xét đến phương án phẫu thuật khớp cổ chân. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị đau khớp cổ chân bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật sửa dây chằng hoặc gân bị rách
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp
  • Phẫu thuật tạo hình khớp

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Song song với các phương pháp điều trị tại nhà hay điều trị y tế, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cũng là điều cần thiết và được nhiều bệnh nhân quan tâm chọn lựa.

Với tình trạng đau khớp cổ chân do thoái hóa khớp hoặc các bệnh viêm khớp, tràn dịch khớp, bạn nên sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là sản phẩm hỗ trợ bệnh xương khớp, được nghiên cứu và phát triển bởi INPC –  Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Khương Thảo Đan có thể mang lại hiệu quả tốt nhất sau 1-3 tháng sử dụng (tùy cơ địa mỗi người), nhờ vào cơ chế tác động đa chiều, đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn khớp. Cụ thể như sau:

  • Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền mang lại hiệu quả giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Theo công trình nghiên cứu nhiều năm của PGS. TS. Lê Minh Hà, KGA1 còn hiệu quả hơn cả các loại thuốc giảm đau, kháng viêm tân dược hiện nay.
  • Collagen type II không biến tính được tinh chế bằng công nghệ cao, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các tác nhân có hại lên sụn, từ đó góp phần làm giảm thoái hóa khớp.
  • Bài thuốc Độc hoạt kí sinh thang với các vị thuốc kinh điển giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên rất an toàn và không tác dụng phụ, đặc biệt những người có bệnh lý nền gan thận, dạ dày cũng có thể sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tổng kết

Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết tình trạng đau khớp cổ chân. Tình trạng đau khớp cổ chân nhẹ có thể điều trị tại nhà; tuy nhiên nếu tình trạng của bạn kéo dài dai dẳng thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến xương khớp. Lúc này người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Đễn bệnh viện thăm khám nếu thấy các triệu chứng bất thường ở chân.

Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước gọi).

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...