Đau khớp ngón chân - Triệu chứng không nên coi thường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng đau khớp ngón chân, đó là những nguyên nhân nào và chúng có nguy hiểm không?

Đau khớp ngón chân phổ biến hơn bạn nghĩ!

Khi nói tới đau khớp, bạn có thể sẽ nghĩ đến khớp đầu gối ọp ẹp, hông cứng, ngón tay sưng đau. Đúng là vậy, bởi các bệnh về xương khớp thường xảy ra ở tay, đầu gối và hông. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, bạn có thể bị đau bất kì khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp ngón chân và tình trạng này phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Đau khớp ngón chân có thể phát sinh do bất thường hoặc chấn thương đối với bất kì cấu trúc nào trong ngón chân, bao gồm xương, mạch máu, dây thần kinh, mô mềm,…

Các triệu chứng thường gặp

Đau

Đau là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên khi bạn gặp các vấn đề ở khớp. Bạn có thể cảm thấy đau ở nhiều ngón chân hoặc chỉ một ngón chân (thường là ngón chân cái).

Cơn đau từ xương khớp thường được mô tả là cảm giác đau sâu, sắc nét, đôi khi đau như đâm nếu di chuyển. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng đến mức bạn không thể đi giày hoặc đặt bất kì áp lực nào lên bàn chân, ngón chân. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.

Bạn có thể cảm thấy đau ở nhiều ngón chân hoặc chỉ một ngón chân (Ảnh minh họa)

Cứng khớp

Theo thời gian, bệnh có thể tiến triển khiến bạn bị cứng khớp ngón chân. Biểu hiện là các ngón chân rất khó để duỗi ra, phải mất một thời gian xoa bóp mới có thể trở lại bình thường.

Sưng

Bạn có thể gặp triệu chứng này sau khi ngồi tại chỗ trong một thời gian dài hoặc sau khi thức dậy ra khỏi giường.

Triệu chứng sưng phù ngón chân có thể gây khó khăn trong việc mang giày dép vào buổi sáng. Sau khi bạn đi bộ quanh phòng một lúc, sưng mới giảm đi và chân đỡ căng tức hơn.

Triệu chứng sưng phù ngón chân có thể gây khó khăn trong việc mang giày dép vào buổi sáng (Ảnh minh họa)

Nóng

Nếu bạn bị viêm khớp ngón chân, nhiễm trùng khớp ngón chân, bạn có thể gặp phải triệu chứng này. Biểu hiện là bạn cảm thấy ấm khi chạm vào ngón chân và da ở các khu vực xung quanh có thể trở trông đỏ hoặc mềm hơn.

Nó có thể gây khó chịu nhẹ nhưng thường không can thiệp nhiều vào các hoạt động thường ngày của bạn.

Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân

Khi bạn bẻ khớp ngón tay, ngón chân, bạn có thể nghe thấy những âm thanh khục khục. Tuy nhiên, nếu bạn cũng nghe những tiếng tương tự như vậy dù bạn không bẻ khớp, thì đây là một dấu hiệu cho thấy sụn khớp của bạng đang bị mòn và thoái hóa dần đi.

Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân là một dấu hiệu cho thấy sụn khớp của bạng đang bị mòn (Ảnh minh họa)

Khóa khớp

Khóa khớp có thể xảy ra nếu bạn bị sưng và cứng khớp đến mức độ không còn khả năng uốn cong ngón chân nữa. Bạn cảm thấy ngón chân như bị mắc kẹt và kèm theo nhiều đau đớn.

Ngón chân biến dạng

Nếu bạn thấy ngón chân của mình trông lớn hơn trước đây hoặc ngón chân bị biến dạng hay ngón chân cái bị bẻ quặp về phía ngón chân trỏ,… thì đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy khớp ngón chân của bạn đang có vấn đề.

Đi lại khó khăn

Tất cả những triệu chứng trên có thể khiến việc đi lại của bạn trở nên đau đớn và khó khăn. Dáng đi của bạn vì thế cũng trở nên vụng về.

Triệu chứng khác

Phần trên là những triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp ngón chân. Tùy từng tình trạng mà bạn gặp phải, bạn có thể có thêm nhiều triệu chứng kèm theo khác, như:

  • Có vết bầm tím trên ngón chân
  • Cảm giác nóng rát
  • Ngón chân lạnh
  • Các triệu chứng giống như cúm (mệt mỏi, sốt, đau họng, nhức đầu, ho,…)
  • Nổi da gà
  • .v.v.

Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Vì thế, bạn nên cấp cứu ngay nếu:

  • Bị thay đổi ý thức hoặc nhầm lẫn
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Không có khả năng đi lại
  • Ngón chân đỏ, ấm và sưng
  • Có các vết loét, mủ ở bàn chân, ngón chân
  • Bị biến dạng ngón chân sau chấn thương mạnh
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bạn nên cấp cứu ngay (Ảnh minh họa)

Đau khớp ngón chân liệu có nguy hiểm?

Đau khớp ngón chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả những nguyên nhân nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng (như đi giày dép không phù hợp) hoặc cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng hay động mạch ngoại biên.

Tuy nhiên, đau khớp ngón chân là một bệnh có thể tiến triển, nếu không tìm cách điều trị có thể dẫn đến những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn, như:

  • Đau mãn tính
  • Khuyết tật
  • Mất ngón chân (do phải cắt cụt)
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn

Đau khớp ngón chân cũng có thể là cảnh báo của một số căn bệnh xương khớp. Bệnh xương khớp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như:

  • Biến dạng ngón chân
  • Tàn tật
  • Sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến khớp ngón chân lỏng lẻo
  • Chết xương
  • Gãy xương do căng thẳng
  • Chảy máu trong khớp
  • Nhiễm trùng khớp
  • Suy thoái hoặc đứt gân và dây chằng quanh khớp
  • .v.v.
Đau khớp ngón chân có thể gây ra biến dạng ngón chân (Ảnh minh họa)

Vì thế, đau khớp ngón chân là một vấn đề nên được quan tâm đúng mức.

Phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra đau khớp ngón chân.

Bệnh lí gì gây đau khớp ngón chân?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau khớp ngón chân. Thông thường là do chấn thương hoặc hao mòn liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm, tình trạng dây thần kinh và các quá trình bất thường khác cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ngón chân.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp ngón chân:

Đau khớp ngón chân do chấn thương:

  • Gãy xương ngón chân
  • Trật khớp ngón chân
  • Bong gân ngón chân
  • .v.v.

Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng:

  • Viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng xương (viêm xương)
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • .v.v.

Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương:

  • Bệnh bunion
  • Viêm burs ngón chân
  • Bệnh gút
  • Bệnh Hallux Rigidus (viêm khớp ngón chân cái)
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp vảy nến
  • .v.v.

Nguyên nhân khác:

  • Đi giày dép không phù hợp
  • U xương
  • Bệnh động mạch ngoại biên

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân đau khớp ngón chân thường gặp. (Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không thể nêu chi tiết tất cả các nguyên nhân, vì thế chỉ nêu những  nguyên nhân thường gặp nhất).

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa)

Đau khớp ngón chân do chấn thương

Ngón chân bị chấn thương thường là do bạn va chân vào một vật gì đó cứng, bị vật nặng đè lên hoặc do ngã, tai nạn.

Chấn thương ngón chân có thể dẫn đến:

  • Bong gân (là hiện tượng dây chằng ở ngón chân bị rách hoặc kéo căng, nó không ảnh hưởng đến xương)
  • Trật khớp (là hiện tượng các mặt khớp hoặc đầu xương bị di lệch khỏi nhau một cách đột ngột ra khỏi ổ khớp, sự di lệch này có thể là một phần hoặc hoàn toàn)
  • Gãy xương (là tình trạng xương bị mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên, gãy xương có thể chia thành gãy xương hoàn toàn hoặc gãy xương không hoàn toàn)

Tất cả những tình trạng này đều có thể dẫn đến đau khớp ngón chân.

Bầm tím, sưng đau khớp ngón chân có thể do chấn thương (Ảnh minh họa)

Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng

Nhiễm trùng xương (viêm xương).

Viêm xương là một bệnh được gây ra bởi một loạt các vi sinh vật (gồm vi khuẩn, nấm). Nhiễm trùng xương có thể do:

  • Vi khuẩn thâm nhập vào xương qua một chấn thương (chẳng hạn một vết thương hở với phần xương xuyên qua da)
  • Lây lan từ nơi khác trong cơ thể tới xương theo đường máu
  • Vi khuẩn đi theo ổ viêm gần đó vào xương (chẳng hạn như vết loét tiểu đường)
  • Sau phẫu thuật thay khớp hoặc các thủ thuật ngoại khoa
  • .v.v.
Nhiễm trùng xương cũng có thể gây đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa)

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một tình trạng viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội trong khớp, kèm theo đó là tình trạng sưng nóng, đỏ, co cơ, hạn chế vận động, có thể tràn dịch khớp,… Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn mà sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương

Bệnh bunion.

Bệnh bunion còn được gọi là Hallux valgus, là một biến dạng của khớp nối ngón chân cái với bàn chân, khiến ngón chân cái bị bẻ quặp về phía ngón chân trỏ, khớp ngón chân cái trở nên đỏ và đau.

Nguyên nhân chính xác của bệnh bunion là không rõ ràng. Nhưng một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh gồm: mang giày quá chật, đi giày cao gót, tiền sử gia đình và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh bunion khiến ngón chân cái quặp về phía các ngón còn lại, khiến khớp ngón chân cái trở nên đỏ và đau (Ảnh minh họa)

Viêm bursa ngón chân.

Bursa hay bao hoạt dịch, là các túi nhỏ có chứa chất dịch đệm và bôi trơn khớp, chúng thường nằm ở vùng giữa dây chằng và xương.

Khi bao hoạt dịch ở ngón chân bị viêm, nó có thể gây ra các triệu nhưng như: sưng đau ở các khớp ngón chân, cứng khớp, khó khăn khi di chuyển, khi uốn cong ngón chân,…

Bệnh gút.

Bệnh gút xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, chúng tích tụ và hình thành nên các tinh thể màu trắng trong khớp, gây viêm. Các cơn gút có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào, như khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay,… Nhưng trong nhiều trường hợp, nó thường khởi đầu với sự đau đớn dữ dội ở khớp ngón chân cái và đặc biệt là ở khớp nơi ngón chân gặp bàn chân.

Các khối axit uric, được gọi là hạt tophi, có thể được nhìn thấy bên dưới da quanh ngón chân, mắt cá chân và các khớp khác nếu bạn bị bệnh gút trong nhiều năm hoặc nếu bạn bị bệnh gút nghiêm trọng mà không được kiểm soát tốt.

Bệnh gút thường khởi đầu với sự đau đớn dữ dội ở khớp ngón chân cái và đặc biệt là ở khớp nơi ngón chân gặp bàn chân (Ảnh minh họa)

Bệnh Hallux Rigidus (viêm khớp ngón chân cái).

Hallux Rigidus là một rối loạn của khớp gốc ngón chân cái. Bệnh gây ra cứng khớp và đau khớp ngón chân. Cơn đau và cứng khớp có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời tiết giá lạnh, ẩm ướt và khớp có thể bị sưng, viêm.

Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển và khiến ngón chân cái trở nên kém linh hoạt, giảm phạm vi chuyển động, khiến việc đi lại trở nên khó khăn hay thậm chí là đâu đớn.

Hallux Rigidus là rối loạn phổ biến thứ hai của ngón chân cái, sau bệnh hallux valgus (bunions). Hallux Rigidus thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, những người trong độ tuổi từ 30 đến 60.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Hệ thống thần kinh ngoại biên là mạng lưới các dây thần kinh nằm bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Bệnh thần kinh ngoại biên là một rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh này gặp tổn thương hoặc hư hại, khiến chúng bị gián đoạn hoạt động. Ví dụ như: chúng có thể gửi các tín hiệu đau khi không có tác động gây đau hoặc không gửi tín hiệu đau khi có tác động gây đau.

Các triệu chứng chính của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bao gồm:

  • Tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, ngón chân
  • Cảm giác như đốt, đâm hoặc đau bắn ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Mất thăng bằng và phối hợp
  • Yếu cơ, đặc biệt là ở bàn chân
Bệnh lý thần kinh ngoại bên có thể gây tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, ngón chân (Ảnh minh họa)

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công, gây viêm và đau khớp.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào trên cơ thể, như đầu gối, khuỷu tay, hông và cổ. Nhưng nó thường xảy ra ở các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân trước. Khoảng 90% những người bị RA sẽ có vấn đề về chân. Và viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp nhỏ ở bàn chân cùng một lúc, bao gồm cả những khớp ngón chân.

Thoái hóa khớp.

Hay còn gọi là viêm xương khớp (OA), là một dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng tới tới hàng triệu người trên thế giới. Bệnh thường là kết quả của sự hao mòn trên khớp theo tuổi tác hoặc do một chấn thương ở khớp.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở khớp ở dưới cùng của ngón chân, được gọi là khớp metatarsophalangeal hoặc MTP.

Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khác

Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra do động mạch bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến tay và chân. thường là đôi chân.

Thông thường, người mắc bệnh động mạch ngoại biên có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng một một số người có thể bị đau chân, chuột rút, co cơ khi đi bộ. Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của động mạch bị tắc hoặc hẹp.

Đi giày dép không phù hợp.

Nhiều người trong chúng ta có thể đang đi những đôi giày không phù hợp với hình dạng và kích thước bàn chân của mình. Đặc biệt là phụ nữ, nhiều khi họ thường mua những đôi giày quá nhỏ.

Chính việc đi giày dép không phù hợp này có thể khiến bạn bị đau xương khớp ngón chân và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác, như: dị tật ngón chân, bệnh bunion, mụn cóc ở ngón chân, u xương ngón chân cái hay thậm chí là gãy xương ngón chân.

Đi giày dép không phù hợp này có thể khiến bạn bị đau xương khớp ngón chân và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác (Ảnh minh họa)

Điều trị đau khớp ngón chân

Như ta đã biết ở trên, đau khớp ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì thế, phác đồ điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

Một số phương pháp điều trị cho đau khớp ngón chân là:

  • Khắc phục tại nhà
  • Nghỉ ngơi điều độ
  • Sử dụng thuốc
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung

Phòng ngừa và khắc phục tại nhà

  • Đi giày dép phù hợp, có đế cứng và lót êm để hỗ trợ toàn bộ bàn chân tốt hơn
  • Không nên đi giày quá cao
  • Áp lạnh hoặc nóng để giảm sưng, viêm (không áp dụng với vết thương hở, mưng mủ,…)
  • Tập thể dục để duy trì cân nặng khỏe mạnh (lưu ý tập các bài tập tác động thấp mà không làm tổn thương các khớp ngón chân của bạn)
  • Ăn một chế độ lành mạnh

☛ Đọc thêm: Đau khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện?

Tập thể dục để duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp giảm áp lực lên bàn chân, từ đó giúp giảm đau khớp ngón chân (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi điều độ

Trong ít nhất 2 tuần đầu điều trị, người bệnh bị đau khớp ngón chân nên được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế đi lại, đặc biệt là không lao động nặng để giảm thiểu áp lực lên các khớp ngón chân.

Bởi vì khi đi lại nhiều, các khớp ngón chân sẽ phải hoạt động liên tục, làm tăng triệu chứng đau, viêm, đồng thời sụn và xương dưới sụn cũng rất dễ bị mòn, hư tổn.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được được chỉ định là:

  • Paracetamol giúp giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như: ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), NSAID theo toa giúp giảm đau và sưng viêm ở khớp
  • Chất ức chế xanthine oxyase giúp hạ axit uric trong bệnh gút
  • Gel bôi tại chỗ như diclofenac (Voltaren) giúp giảm đau do viêm khớp ngón chân
  • Tiêm steroid
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)
  • .v.v.
Việc sử dụng thuốc để điều trị đau khớp ngón chân cần có sự chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bừa bãi (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp làm tăng phạm vi chuyển động của các ngón chân và tăng cường cơ bắp cho bàn chân, từ đó giúp giảm đau, tăng linh hoạt cho các khớp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không cần thiết nhưng đây có thể là biện pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ bệnh nhân xương khớp

Nếu bạn bị đau nhức khớp ngón chân do thoái hóa khớp, hãy tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – Một sản phẩm dành cho bệnh nhân xương khớp, được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với công thức sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng từ tỉ lệ thành phần tới công dụng, Khương Thảo Đan là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng trọn vẹn được tam giác khép kín giúp bệnh thoái hóa khớp ổn định: Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn.

Để đạt được công dụng này, đặc biệt phải kể tới hoạt chất KGA1 và Collagen type II không biến tính có trong thành phần sản phẩm. Cụ thể như sau:

– Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất từ củ Địa liền. Đã được nghiên cứu trong 6 năm và chứng minh thực nghiệm theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà từ viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

– Collagen type II không biến tính. Là collgen có mặt tại sụn khớp.

Tất cả những điều này, giúp Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội và lâu dài trong việc hỗ trợ bệnh nhân xương khớp.

Khương Thảo Đan cũng rất an toàn trên đường tiêu hóa, không gây hại cho dạ dày hay gan thận. Bởi thành phần sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, được kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào tới đầu ra, không trộn lẫn các hoạt chất không rõ nguồn gốc.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Đau khớp ngón chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với các chấn thương nhẹ, không gãy xương, bạn có thể tự chăm sóc và hồi phục tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm theo thời gian hoặc có xu hướng nặng lên, bạn nên đi khám để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới tổng đài 1800.1156 (miễn cước) để được tư vấn thêm.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...