Đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống vẫn luôn được quan tâm ở những bệnh nhân mắc bệnh đau xương khớp. Thịt gà là một món ăn khá phổ biến ở Việt Nam ta, chứa nhiều protein và các acid amin thiết yếu cho cơ thể. Nhưng liệu người bị đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

dau-xuong-khop-va-thit-ga

Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

Đây là câu hỏi khá nhức nhối và được rất nhiều bệnh nhân, cũng như người nhà quan tâm. Nhiều người cho rằng, người đau xương khớp không nên ăn thịt gà để tránh làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, câu nói này chỉ đúng một phần.

Các chuyên gia cho rằng, đau nhức xương khớp có thể ăn thịt gà nhưng tùy vào từng bộ phận và cách chế biến khác nhau mà bệnh nhân có thể ăn hoặc nên tránh. Nghe thật lạ phải không, hãy cùng theo dõi tiếp để được giải đáp thắc mắc bạn nhé.

Đau xương khớp cần tránh ăn thịt gà ở bộ phận nào?

Đùi gà và da gà là 2 bộ phận người đau xương khớp nên tránh. Bởi chúng chứa nhiều chất béo và một lượng lớn calo, có thể gây tăng cân, nhất là nếu ăn quá nhiều có thể gây tăng cân không kiểm soát. Điều này hoàn toàn không tốt đối với bệnh nhân xương khớp. Bởi việc tăng cân quá mức sẽ tạo một áp lực lớn lên các cơ, khớp xương đang bị tổn thương, càng làm trầm trọng tình trạng đau nhức và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.

Ngoài ra, việc chế biến thịt gà thành các món nướng, chiên, quay vô tình sẽ tạo ra một hợp chất “tử thần”, gọi là AGEs. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, chất này sẽ gây ra một tình trạng gọi là “căng thẳng oxy hóa”, càng làm cho việc đau xương khớp vốn có của bạn trở nên tồi tệ hơn. Không chỉ vậy, AGEs còn dẫn tới nhiều mối nguy hiểm khác cho sức khỏe như: xơ vữa mạch máu, cơ tim, tăng mức độ viêm nhiễm. Vì thế, người bệnh cũng nên hạn chế chế biến thịt gà thành các món chiên, nướng, quay.

Người bệnh đau nhức xương khớp nên tránh ăn đùi gà và da gà. Đồng thời hạn chế chế biến thịt gà thành các món chiên, nướng, quay. Tuy nhiên nếu thích ăn các bộ phận này hoặc thích gà quay, gà chiên nướng, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể ăn một cách có chừng mực.

Bộ phận thịt gà bệnh nhân đau xương khớp nên ăn

Ức gà là bộ phận tốt nhất, lý tưởng nhất dành cho bệnh nhân đau xương khớp. Nó chứa nhiều protein và đặc biệt là rất ít chất béo. Chính vì vậy, đây cũng là món ăn khá quen thuộc đối với những ai muốn giảm cân. Ngoài ra, trong ức gà còn chứa nhiều photpho, một chất có lợi cho xương.

Bạn có thể chế biến ức gà thành nhiều món khác nhau nhưng tốt nhất là ức gà luộc hoặc hấp. Như đã nói ở trên, hãy hạn chế tối đa việc chiên, nướng, quay để bảo vệ xương khớp nói riêng và sức khỏe của bản thân nói chung.

Tóm lại, thịt gà nói chung vẫn là món ăn quen thuộc của người Việt Nam và theo PGS. TS Lê Minh Hà, trong thịt gà có chứa nhiều chondroitin cùng glucosamine sulfate – đây là những hoạt chất giúp bôi trơn khớp và tăng cường dịch khớp rất hiệu quả. Ngoài ra, thịt gà còn chứa các vitamin, protein cùng các loại axit amin thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh hơn chứ không hề gây đau xương khớp. Vì thế người bị đau xương khớp có thể ăn thịt gà.

uc-ga-luoc

Lưu ý:

  • Dị ứng hoặc không dung nạp với một số loại thực phẩm cũng có thể là yếu tố nguy cơ, góp phần làm tình trạng đau khớp trầm trọng hơn.
  • Các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng phản ứng viêm, gây đau khớp.

Do đó, bạn cũng nên xem xét lại tất cả những món ăn khác mà bạn tiêu thụ cùng với thịt gà. Bởi vì nó có thể là nguyên nhân chính gây đau khớp, chứ không phải là do thịt gà mà nhiều người lầm tưởng.

Tiếp theo đây, bài viết sẽ liệt kê một số thực phẩm khác mà bệnh nhân đau xương khớp cần tránh hoặc nên bổ sung.

Đau xương khớp nên ăn gì?

Thay vì đắn đo đau xương khớp có ăn thịt gà được không, bạn còn rất nhiều loại thực phẩm vô cùng có lợi cho xương khớp khác. Có thể kể đến là:

Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi là những thực phẩm lý tưởng cho người đau xương khớp. Chúng chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng giảm viêm và đau nhức trong viêm khớp. Chính vì vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị: Nên bổ sung ít nhất hai phần cá béo trong chế độ ăn uống hàng tuần của bạn, để tận dụng các đặc tính chống viêm có lợi từ omega-3.

Ngoài ra, cá béo cũng là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến lượng vitamin D thấp.

Gợi ý: Nếu bạn không thích ăn cá, hãy thử bổ sung omega-3 thông qua thực vật như: hạt lanh xay, dầu hạt lanh và quả óc chó.

Dầu ô liu

Dầu ô liu đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, từ đó làm giảm nguy cơ viêm khớp. Cụ thể, một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, nó có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm bớt các triệu chứng viêm khớp.

Không dừng lại ở đó, dầu ô liu còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tim mạch, loãng xương và các bệnh thần kinh.

Để sử dụng dầu ô liu một cách hiệu quả, hãy nhớ không nên chế biến dầu ở nhiệt độ quá cao (khoảng 210 độ C), bởi vì ở nhiệt độ này sẽ làm mất đi một số các đặc tính có lợi của dầu.

Thay vào đó, bạn có thể xào rau hoặc chiên tẩm bột bằng dầu ô-liu. Hoặc tốt hơn, bạn cũng có thể sử dụng dầu ô-liu ở nhiệt độ phòng cho món salad trộn của mình.

dau-oliu

Tỏi, gừng

Tỏi và gừng là những gia vị vô cùng quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chúng cũng là những “vị cứu tinh” dành cho bệnh nhân đau xương khớp. Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy, tỏi và gừng có các đặc tính chống viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm và có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Chính vì vậy, hãy chú ý bổ sung thêm tỏi và gừng vào chế độ ăn uống của bạn nhé. Chúng không chỉ có lợi cho tình trạng viêm khớp mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể nữa đấy.

Ngoài ra, trà gừng cũng là một sự lựa chọn cực kỳ hữu ích cho những bệnh nhân đau xương khớp. Nó vừa giúp là ấm cơ thể, chữa lạnh bụng, khó tiêu mà vừa cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả.

Rau có màu xanh đậm

Một số loại rau như: rau chân vịt, cải mầm, cải xoăn, bông cải xanh,… đều là những loại thực phẩm cực kỳ tốt cho người bị đau nhức xương khớp. Các thành phần vitamin và khoáng chất có trong rau xanh như: canxi, kali, phospho, vitamin A, C, B1,… khá dồi dào, phong phú và có tác dụng khá tốt đối với tình trạng đau nhức.

Do đó, nỗi lo viêm khớp sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu người bệnh thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm này vào những bữa ăn hàng ngày.

rau-xanh-dam

Các loại trái cây

Trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng như: táo, mơ, việt quất,… là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giảm đau trong viêm khớp. Trái cây chứa nhiều khoáng chất, các vitamin và các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể bạn loại bỏ các gốc tự do gây tổn hại tế bào và ngăn chặn quá trình viêm.

Bên cạnh đó, trái cây cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Như đã đề cập, việc duy trì một cân nặng hợp lý góp phần không nhỏ vào việc giảm áp lực cho các khớp.

Đau xương khớp kiêng ăn gì?

Việc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống cũng có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và thúc đẩy quá trình hồi phục ở những người bị đau xương khớp. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn nên kiêng.

Các loại thịt đỏ

Những người bị viêm khớp dạng thấp khi tiêu thụ thịt đỏ thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…

Sở dĩ như vậy là vì trong thịt đỏ có nhiều protein động vật, có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Nếu ăn các loại thịt đỏ quá 5 lần/tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần.

Mặt khác, bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể từ thịt gà, cá, các loại đậu,…

thit-do

Nội tạng động vật, thịt động vật rừng

Nội tạng động vật như: tim, gan,… chính là một loại thực phẩm mà người bệnh đau xương khớp cần tránh xa. Trong nội tạng có chứa nhiều sắt, đạm và axit uric, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, người bị đau xương khớp tuyệt đối không nên ăn nhóm thực phẩm này.

Thực phẩm nhiều đường tinh chế

Đường tinh chế được tìm thấy nhiều trong các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, kem,… Chúng sẽ kích thích phản ứng viêm ở các khớp, đồng thời làm tăng cân không kiểm soát, từ đó làm trầm trọng hơn cơn đau khớp của bạn.

Không chỉ vậy, chúng còn có thể kích hoạt các tế bào thần kinh trong não và tăng khả năng nhận biết cơn đau của bạn.

duong-tinh-che

Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Người đau nhức xương khớp không nên ăn những món đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt hộp, cá hộp,… và những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại nhiều lần.

Chúng chứa nhiều cholesterol xấu và chất béo bão hòa. Đây là nguyên nhân chính làm tăng cân, tạo áp lực lớn lên các khớp. Đồng thời, làm tăng khả năng viêm nhiễm ở vùng khớp và có thể thúc đẩy tái phát các cơn đau ở bệnh nhân.

Đồ uống có cồn, chất kích thích

Cuối cùng, thực phẩm không chỉ bệnh nhân đau xương khớp, mà tất cả mọi người nên kiêng nhất chính là rượu bia và chất kích thích. Chúng không chỉ là tác nhân khiến các cơn đau khớp tái phát nhiều hơn, mà còn làm vô hiệu hóa các loại thuốc chữa bệnh và dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh lý tiềm tàng khác như: suy gan, thận, ung thư,…

Chi tiết: Người bị đau nhức xương khớp NÊN ĂN gì và KIÊNG gì để cải thiện?

Những lưu ý về chế độ ăn uống

Như vậy, có thể thấy rằng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết ở những bệnh nhân đau xương khớp. Bên cạnh những thực phẩm kể trên, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Các bữa ăn cần phải cân bằng và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
  • Cần kết hợp nhiều loại thực phẩm, thay đổi món ăn thường xuyên để đạt kết quả tối ưu và không bị ngán.
  • Các loại thực phẩm kể trên chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, để được chữa trị tận gốc và tốt nhất, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh, việc hoạt động thể chất phù hợp thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

tap-luyen-the-thao

Giải pháp hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp – Khương Thảo Đan

Với mong muốn mang đến một giải pháp tốt nhất cho các bệnh nhân đau nhức xương khớp, viên xương khớp Khương Thảo Đan đã ra đời. Đây chính là thành quả kế thừa y học cổ truyền, đồng thời ứng dụng khoa học hiện đại.

Thành phần hoạt chất

Khương Thảo Đan có thể đáp ứng trọn vẹn 3 yếu tố của tam giác khép kín trong điều trị bệnh xương khớp, đó là: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN.

Sở dĩ đạt được tác dụng vượt trội này là vì Khương Thảo Đan có bảng thành phần vô cùng đắt giá, được nghiên cứu bài bản bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Hoạt chất KGA1 từ cây Địa liền. Có tác dụng chống viêm, giảm đau, chữa tê phù chân tay, đau nhức mạnh mẽ, hiệu quả. KGA1 được PGS.TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu trong 6 năm liền mới có thể chiết xuất thành công hoạt chất quý này.
  • Collagen type II không biến tính. Hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch, mang lại nhiều lợi ích cho khớp, giúp ngăn cản quá trình hủy hoại và tạo thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp.
  • Các thành phần từ bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Ngoài ra, còn có các thành phần có lợi cho xương khớp khác như: Hy thiêm, Thổ phục linh,…

Những ai nên sử dụng Khương Thảo Đan?

Viên xương khớp Khương Thảo Đan thích hợp cho những bệnh nhân:

  • Mắc bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai vôi hóa cột sống, đau vai gáy, đau lưng, mỏi gối, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.
  • Bị thoái hóa xương khớp như: thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ, cột sống thắt lưng.

Cách dùng Khương Thảo Đan

Để sử dụng sản phẩm một cách tối ưu nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất như sau:

  • Đợt điều trị: Ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.
  • Uống duy trì: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.

Sau 2-3 tuần sử dụng sản phẩm, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức và đặc biệt là triệu chứng viêm thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên để thấy được hiệu quả rõ rệt, người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn từ 1-3 tháng. Đồng thời, sử dụng nhắc lại ít nhất mỗi 6 tháng để đảm bảo duy trì hiệu quả của sản phẩm.

Sử dụng Khương Thảo Đan có an toàn không?

Bệnh nhân bị đau xương khớp có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan, kể cả những người mắc bệnh về dạ dày, gan, thận. Bởi vì:

  • Các thành phần hoạt chất trong Khương Thảo Đan đều có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, có độ tinh khiết cao.
  • Nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng.
  • Được sản xuất tại nhà máy có trang thiết bị hiện đại, được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng và an toàn.
  • Cam kết không chứa các chất giảm đau tân dược (được kiểm tra bởi Sở Y tế Hà Nội).

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận:

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?” một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời, một số thực phẩm nên ăn và cần tránh ở những bệnh nhân này cũng sẽ là kim chỉ nam giúp bạn có thể sống chung và sớm vượt qua căn bệnh đau xương khớp. Chúc quý độc giả mau chóng khỏi bệnh và có thật nhiều sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.lifespan.org/lifespan-living/foods-fighting-inflammation-arthritis-and-joint-pain
  • https://www.healthline.com/nutrition/10-foods-for-arthritis

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...