Bệnh đau vai gáy

Các phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả và an toàn với cơ thể. Vậy quá trình áp dụng liệu pháp này được thực hiện như thế nào, tác dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên. Mục lụcHiện tượng đau vai gáy theo y học cổ truyềnƯu nhược điểm khi trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnPhương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnChâm cứuXoa bóp bấm huyệtĐắp thuốc giảm đau vai gáyBài thuốc uống từ y học cổ truyềnLưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyềnViên xương khớp Khương Thảo Đan phát triển từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Hiện tượng đau vai gáy theo y học cổ truyền Theo y học cổ truyền phương Đông, hội chứng đau vai gáy được gọi là chứng kiên tý. Nguyên nhân chủ yếu là do tấu lý sơ hở, tạo điều kiện cho phong, hàn và thấp xâm nhập, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, tổn thương kinh lạc. Từ đó, người bệnh cảm thấy đau mỏi, co cứng các khớp xương xung quanh vị trí cổ vai gáy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bắt gặp một số triệu chứng đi kèm như: tê bì, mất cảm giác hai tay, giảm khả năng vận động, nhạy cảm với lạnh… Hội chứng đau vai gáy hay chứng kiên tý bao gồm 9 thể bệnh khác nhau: Thể phong hàn Thể thấp nhiệt Thể khí trệ huyết ứ Thể can thận hư Thể phong đờm Thể hàn đờm Thể âm hư dương cang Thể phong nhiệt Thể thận hư phong thấp Ưu nhược điểm khi trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Ưu điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền: ☛ Y học cổ truyền khắc phục hội chứng đau vai gáy bằng cách tập trung chủ yếu vào việc lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc bị tắc nghẽn. Từ đó, tình trạng đau nhức, tê bì được cải thiện. ☛ Phương pháp điều trị còn có tác dụng bồi bổ, làm chậm diễn biến của thoái hóa xương khớp, hạn chế tình trạng bệnh lý tái phát. ☛ Các nguyên liệu được sử dụng chủ yếu bắt nguồn từ thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn, lành tính. Điều này giúp người bệnh tránh khỏi tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Nhược điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền: ☛ Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền thường tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. ☛ Một vài dược liệu khó tìm thấy hoặc nơi bán không đảm bảo chất lượng. ☛ Các bài thuốc thường có mùi nặng và khó uống. Phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Châm cứu Đây là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mục đích chính là thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật). Ngoài ra, quá trình châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên ở hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Từ đó, cơn đau nhức giảm dần, các bó cơ, dây chằng bị co cứng cũng được giải tỏa. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dành vận động hơn. Châm cứu là phương pháp giảm đau không dùng thuốc được sử dụng phổ biến. Liệu pháp châm cứu không được chỉ định cho những trường hợp sau: Người bị thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch. Người có thể trạng yếu. Người có tinh thần hoặc trạng thái không ổn định. Người có dấu hiệu xuất hiện những cơn đau ngoại khoa. Những trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Ngoài ra, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú, người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý về đông máu… cần nhận được sự đồng ý của thầy thuốc trước khi áp dụng trị liệu. Thời gian châm cứu thường kéo dài từ 15 – 20 phút. Đặc biệt, bệnh nhân chỉ thực hiện liệu pháp này khi có chỉ định của bác sĩ, nên đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Châm cứu chữa đau vai gáy – Thực hư về hiệu quả Xoa bóp bấm huyệt Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay hoặc một số dụng cụ khác như cây ấn huyệt, cây massage, cây lăn, bút dò… để tác động vật lý lên các huyệt đạo trên cơ thể. Tác dụng chính là cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, giải tỏa đau nhức và tình trạng co cứng cơ, dây chằng. Từ đó, phạm vi hoạt động được cải thiện, những tổn thương trong cơ thể nhanh chóng phục hồi. Người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và thư giãn. Xoa bóp bấm huyệt còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và mang lại giấc ngủ sâu hơn. Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chống chỉ định cho những trường hợp như sau: Người bị bệnh động kinh, gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận mức độ nặng… Người bị các bệnh lý ngoại khoa như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa… Người bị nấm chân, loét chân, viêm tĩnh mạch chân… Người bị chấn thương cột sống, rạn xương, gãy xương… Các khu vực có khối u ung thư hoặc tế bào ung thư đã di căn đến xương. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, rối loạn huyết áp, ung thư, đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp trị liệu trên. Xoa bóp bấm huyệt thường được sử dụng kết hợp với phương pháp châm cứu trong quá trình trị liệu đau vai gáy. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả Đắp thuốc giảm đau vai gáy Đối với những cơn đau vai gáy bắt nguồn từ nguyên nhân cơ học như hoạt động sai tư thế, làm việc gắng sức, chấn thương do té ngã, va đập…, liệu pháp đắp thuốc giúp giảm đau trong vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức mức độ nặng hoặc đau do bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… người bệnh nên đến trung tâm y tế để khám và sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị khác. 1. Giảm đau vai gáy bằng gừng tươi Trong y học cổ truyền, gừng là dược liệu quý có mùi thơm, vị cay nhẹ và tính ấm đặc trưng. Tác dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, tán phong hàn, ôn trung khử thấp… Không những thế, theo y học hiện đại, gừng tươi còn chứa một số hoạt chất như gingerols, shogaols. Các thành phần này giúp chống viêm, chống oxy hóa cao, thúc đẩy tái tạo và phục hồi tế bào bị tổn thương, bảo vệ sụn khớp hiệu quả. Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, dễ tìm kiếm với giá thành rẻ. Nguyên liệu: Gừng tươi Giấm Muối Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, để nguyên vỏ rồi giã nhuyễn. Bước 2: Cho một ít muối và giấm vào gừng tươi đã giã nhuyễn, trộn đều. Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vị trí đau nhức vùng vai gáy trong khoảng 20 phút. Người bệnh nên thực hiện liệu pháp này 1 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 7 ngày, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. 2. Giảm đau vai gáy bằng ngải cứu Trong y học phương Đông, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hăng giúp giảm đau, tiêu viêm, tán hàn, ôn trung. Đây là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều trị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng do khí huyết không lưu thông, khí lạnh xâm nhập… Đặc biệt, ngải cứu chứa thành phần flavonoid, polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Ngải cứu là dược liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, phù hợp điều trị những cơn đau mạn tính kéo dài. Nguyên liệu: Ngải cứu: 1 nắm. Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, để ráo nước. Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn rồi đem sao nóng. Bước 3: Bọc nguyên liệu trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau. Bước 4: Khi ngải cứu nguội bớt, có thể sao lại và chườm thêm lần nữa. Người bệnh có thể đắp thuốc ngải cứu hàng ngày trước khi đi ngủ để giảm đau nhức nhanh chóng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà Bài thuốc uống từ y học cổ truyền Các bài thuốc uống giảm đau vai gáy từ y học cổ truyền thường bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau. Người bệnh cần cân đong chính xác hàm lượng của từng loại thảo dược theo sự hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình sử dụng. 1. Bài thuốc Quyên Tý Thang Bài thuốc Quyên Tý Thang thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể phong hàn. Trường hợp này xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, khi mang vác nặng… Nguyên liệu: Khương hoạt: 10g Xích thược: 10g Hoàng kỳ: 15g Sinh Khương: 5g Phòng phong: 10g Quế chi: 5g Đương quy: 10g Đại táo: 15g Cam thảo: 5g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc. Bước 2: Sắc thuốc, chia làm 2 lần, uống sáng chiều. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 2. Bài thuốc Thư Cân Hoạt Huyết Thang Bài thuốc thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể khí trệ huyết ứ. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng kết hợp phương pháp xoa bóp bấm huyệt để khí huyết lưu thông, tán huyết ứ, đả thông kinh mạch, giảm đau và thúc đẩy phục hồi xương khớp bị tổn thương. Bài thuốc Thư Cân Hoạt Huyết Thang cũng như những bài thuốc cổ truyền khác đều chứa nhiều thành phần đa dạng. Nguyên liệu: Tục đoạn: 16g Ngũ gia bì: 16g Ngưu tất: 16g Đỗ trọng: 16g Phòng phong: 12g Độc hoạt: 12g Đương quy: 12g Khương hoạt: 12g Kinh giới: 10g Hồng hoa: 10g Thanh bì: 8g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị. Bước 2: Sắc thuốc với 600ml nước lọc, để lửa nhỏ trong khoảng thời gian là 30 phút. Bước 3: Loại bỏ bã, lọc lấy nước thuốc. Bước 4: Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và dùng trong ngày. Người bệnh nên đun lại thuốc vì sử dụng khi còn ấm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bài thuốc cần kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm. 3. Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang thường được chỉ định cho người bị chứng kiên tý thể thận hư phong thấp. Ngoài ra, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá sức, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng những tổn thương. Nguyên liệu: Nhục thung dung: 15g Đan sâm: 15g Đẳng phong: 15g Uy linh tiên: 15g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị sẵn. Bước 2: Cho vào nồi 3 chén nước, sắc thuốc đến khi còn 1 chén nước. Bước 3: Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà. Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang nên sử dụng đều đặn mỗi ngày. Sau khoảng 10 – 20 ngày, tình trạng đau nhức vai gáy và các triệu chứng đi kèm như tê bì, giảm khả năng vận động sẽ được khắc phục. 4. Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang là phương thuốc cổ truyền từ xứ Thiên Kim, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị đau nhức vai gáy, tê bì chân tay và các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bài thuốc chú trọng dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp. Từ đó, những cơn đau nhức triền miên dần được khắc phục. Trong quá trình thực hiện bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang cũng như những bài thuốc Đông y khác, người bệnh cần làm đúng theo sự hướng dẫn của chuyên gia. Nguyên liệu: Độc hoạt: 8g Phòng phong: 8g Ngưu tất: 8g Tang ký sinh: 12g Tần giao: 12g Đương quy 12g Bạch thược: 12g Sinh địa: 12g Đỗ trọng: 12g Phục linh: 12g Xuyên khung: 6g Tế tân: 4g Nhân sâm: 4g Nhục quế: 4g Cam thảo: 4g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc. Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Người bị đau vai gáy cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Lưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền Để quá trình điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền diễn ra thuận lợi, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau: Trước khi thực hiện trị liệu, người bị đau vai gáy cần được khám, bắt mạch ở những địa chỉ uy tín để xác định thể bệnh. Kiên trì áp dụng phương pháp điều trị theo đúng lộ trình của thầy thuốc để đạt hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Không tự ý kết hợp các bài thuốc Đông y với thuốc Tây y khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng ngộ độc. Các đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người có thể trạng yếu, bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu… cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, thay đổi vị giác… người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để kiểm tra. Người bị đau vai gáy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm canxi, vitamin D, vitamin E, vitamin K, acid béo omega-3… từ các thực phẩm tự nhiên. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối vì đây là nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu canxi của xương. Uống đủ nước trong ngày tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu dưỡng chất. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để tránh tình trạng loãng xương. Luyện tập thể thao đều đặn hàng ngày giúp tăng sức bền và tính linh hoạt cho hệ thống cơ xương khớp. Viên xương khớp Khương Thảo Đan phát triển từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Bên cạnh phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền, người bệnh có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang. Khương Thảo Đan chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên trong bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bổ sung thêm địa liền, hy thiêm, thổ phục linh và collagen type II không biến tính có lợi đối với hệ xương khớp. Trong đó, hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin… Bên cạnh đó, Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp. Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho đối tượng: Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Đặc biệt, Khương Thảo Đan không mất nhiều thời gian chuẩn bị như những bài thuốc cổ truyền. Đồng thời, sản phẩm không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… mà vẫn đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả. Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây. Tài liệu tham khảo: https://trungtamytetienyen.vn/wp-content/uploads/2018/08/PH%C3%81C-%C4%90%E1%BB%92-%C4%90I%E1%BB%80U-TR%E1%BB%8A-KHOA-YDCT_IN-2.pdf Chia sẻ

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật mang lại hiệu quả cao, được nhiều người tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Bên cạnh mục đích giảm đau, phương pháp này còn giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu và đẩy mạnh phục hồi chấn thương. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin chi tiết cách thực hiện biện pháp trên. Mục lụcƯu điểm phương pháp chữa đau vai gáy của người NhậtCách chữa đau vai gáy của người NhậtMẹo dùng khăn chữa đau vai gáyBài tập giảm đau vai gáyLưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người NhậtViên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau vai gáy hiệu quả Ưu điểm phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật Phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật trở nên nổi tiếng do những ưu điểm sau: ☛ Đơn giản, không phải chuẩn bị nhiều dụng cụ, có thể thực hiện ngay tại nhà trong thời gian ngắn. ☛ Mang lại nhiều tác dụng vượt trội: giảm đau nhức, tê bì, co cứng cơ vùng vai gáy, tăng tuần hoàn máu, cải thiện phạm vi hoạt động, ngăn ngừa lão hóa xương khớp, đảm bảo giấc ngủ ngon… ☛ Không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… ☛ Phương pháp phù hợp với cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Cách chữa đau vai gáy của người Nhật Mẹo dùng khăn chữa đau vai gáy Phương pháp sử dụng khăn chữa đau vai gáy của người Nhật tuy đơn giản nhưng thực sự hiệu quả. Tác dụng chính là hỗ trợ nâng đỡ cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Từ đó, cơn đau nhức, tê bì thuyên giảm dần. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dàng vận động hơn. Tất cả những thứ bạn cần chuẩn bị chỉ là một chiếc khăn tắm nhỏ. Sau đấy, bạn có thể tham khảo thực hiện nhiều cách như sau: Cách 1: Chèn khăn dưới bả vai Phương pháp này phù hợp với người già bị đau vai gáy do khí huyết kém lưu thông, thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, cơn đau nhức do lao động gắng sức, ngủ sai tư thế hoặc ít vận động cổ cũng dễ dàng thuyên giảm khi thực hiện liệu pháp chèn khăn dưới bả vai. Cách tiến hành: Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại. Bước 2: Người bệnh nằm ngửa trên giường, thẳng lưng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Bước 3: Đặt dọc khăn (không đặt ngang) dưới bả vai bên phải. Bước 4: Tay phải đưa sang ngang, gấp khuỷu tay thành một góc 90 độ theo chiều hướng lên đầu. Bước 5: Nhấc tay phải lên sao cho ngang bằng với chiều cao của khăn (tay không chạm giường) và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây. Bước 6: Nhẹ nhàng đặt tay xuống rồi lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần. Bước 7: Đổi sang vai trái và thực hiện tương tự các bước ở trên. Phương pháp chèn khăn dưới bả vai giúp giảm co cứng cơ, xoa dịu đau nhức và tránh hiện tượng tê bì tay. Người bị đau vai gáy nên áp dụng phương pháp chèn khăn dưới bả vai 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện các bước trên, người bệnh cần kết hợp hít thở chậm, đều bằng miệng và mũi. Điều này giúp hạn chế mệt mỏi, việc điều trị bệnh diễn ra dễ dàng hơn. Cách 2: Chèn khăn dưới cổ Phương pháp này có thể thực hiện khi bạn ngủ. Tác dụng chính là nâng đỡ cổ, sao cho phần cột sống ở vị trí này thẳng hàng với phần cột sống còn lại. Người bệnh không nên sử dụng khăn quá lớn, tránh tình trạng kéo dài cổ khiến triệu chứng đau nhức vai gáy thêm trầm trọng hơn. Cách tiến hành: Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại sao cho đường kính từ 8 – 12 cm, có thể cố định bằng băng dính hoặc dây cao su. Bước 2: Chèn khăn dưới cổ: Nếu người bệnh nằm ngửa khi ngủ, hãy đặt khăn dưới cổ khi gối đầu lên gối. Nếu người bệnh nằm nghiêng, hãy đặt khăn lấp đầy khoảng trống tự nhiên giữa cổ và gối. Phương pháp chèn khăn dưới cổ giúp cân bằng cột sống cổ, hạn chế tình trạng đau nhức. Cách 3: Đặt khăn dưới vùng vai gáy Cơn đau do nguyên nhân cơ học như: hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, ít vận động… hay yếu tố bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… đều có thể áp dụng phương pháp giảm đau đặt khăn dưới vùng vai gáy. Cách tiến hành Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại. Bước 2: Người bệnh đứng trên sàn, giữ thẳng người. Bước 3: Nắm chắc hai đầu khăn, đặt sát khăn dưới vùng vai gáy. Bước 4: Người bệnh duy trì lực kéo ở khăn, từ từ ngả đầu về phía sau hết mức có thể, mắt nhìn lên trần nhà. Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy để giảm đau nhức nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy giúp kéo căng cơ và dây chằng tại vị trí này, cải thiện phạm vi hoạt động. Cách 4: Giảm đau vai gáy bằng khăn kết hợp với tinh dầu Phương pháp này không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp với mùi hương tinh dầu tùy vào sở thích cá nhân. Trong đó, tinh dầu hoa oải hương và kinh giới được nhiều người lựa chọn nhất. ☛ Tinh dầu hoa oải hương có mùi dễ chịu giúp cải thiện tinh thần và giấc ngủ. Ngoài ra, nguyên liệu này chứa thành phần beta – caryophyllene có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. ☛ Tinh dầu kinh giới có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm nổi trội như: limonene, caryophyllene… Từ đó, dược liệu này góp phần khắc phục triệu chứng đau nhức vai gáy. Tinh dầu hoa oải hương thường được sử dụng trong quá trình massage giảm đau nhức. Lưu ý: Người bệnh nên mua tinh dầu ở những địa chỉ uy tín và bảo quản đúng cách để mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình sử dụng. Cách tiến hành: Bước 1: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào chiếc khăn đã chuẩn bị sẵn. Bước 2: Thả lỏng cơ thể, đặt khăn lên vị trí đau nhức ở cổ vai gáy. Bước 3: Tiến hành massage nhẹ nhàng dọc từ cổ xuống vai, sang hai cánh tay và vùng lưng trên trong khoảng thời gian 20 phút. Phương pháp này nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 10 ngày, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng đau nhức vai gáy thuyên giảm đáng kể. Bài tập giảm đau vai gáy Bên cạnh mẹo sử dụng khăn chữa đau vai gáy, người Nhật còn thực hiện những bài tập tác động vào vị trí này để giảm đau, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện phạm vi hoạt động. Ngoài ra, phương pháp luyện tập còn kích thích tuần hoàn máu, đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng giúp phục hồi những tổn thương sụn khớp một cách nhanh chóng. Người bệnh có thể sắp xếp thời gian luyện tập kết hợp các động tác dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất. Cách 1: Kéo căng cổ giảm đau vai gáy Các bài tập kéo căng cổ phù hợp với người phải ngồi quá lâu, ngủ sai tư thế hoặc mắc yếu tố bệnh lý về lão hóa xương khớp khiến phần cơ và dây chằng bị co cứng. 1. Bài tập 1: Xoay cổ ngang Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ nghiêng cổ sang bên phải hết mức có thể, cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày. 2. Bài tập 2: Xoay đầu và cổ ngang Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ xoay đầu sang bên phải hết mức có thể (mắt nhìn theo), cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày. 3. Bài tập 3: Ngửa cổ – gập cổ Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước. Bước 2: Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, cảm nhận sức căng ở cổ. Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Bước 4: Từ từ cúi gập cổ về phía trước sao cho cằm sát cổ. Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu. Người bệnh nên thực hiện động tác ngửa cổ – gập cổ 1 – 2 lần/ngày. Bài tập ngửa cổ – gập cổ tác động trực tiếp vào vùng cổ vai gáy, giúp thư giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Cách 2: Luyện tập cải thiện các cơ vùng vai gáy Các bài tập cải thiện cơ vùng vai gáy phù hợp với những đối tượng phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người ít vận động… 1. Bài tập 1: Luyện tập cơ scapula Cơ scapula nằm ở vị trí xương bả vai, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, đặc biệt là nâng đỡ vật nặng. Luyện tập cơ scapula không chỉ giúp người bệnh giảm đau vai gáy mà còn tăng sức bền và tính linh hoạt để vận động dễ dàng hơn. Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa thấp. Bước 2: Thả lỏng toàn bộ phần thân trên, đan hai tay và đặt ở vị trí sau đầu. Bước 3: Từ từ ưỡn phần thân trên về phía sau hết mức có thể. Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển trở lại vị trí ban đầu. Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 2. Bài tập 2: Luyện tập kết hợp cơ scapula và cơ vai Cách tiến hành: Bước 1: Người bệnh đứng dựa sát tường, thẳng lưng, hai khuỷu tay ép sát hông. Bước 2: Nâng cẳng tay và bàn tay lên cao sao cho vuông góc với khuỷu tay, đồng thời để ngửa bàn tay. Bước 3: Từ từ đưa tay sang hai bên cơ thể, sát vào tường, cảm nhận rõ các cơ vùng vai được kéo căng về phía cột sống. Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển 2 tay về vị trí ban đầu. Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần. Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để cơn đau được xoa dịu nhanh chóng. Động tác tập cơ scapula và cơ vai giúp tăng sức bền, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video hướng dẫn) Lưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người Nhật Để quá trình áp dụng phương pháp chữa đau vai gái của người Nhật đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau: Các bài tập phù hợp cho những cơn đau mức độ nhẹ, cơn đau bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày như hoạt động sai tư thế, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, mang vác nặng thường xuyên… Nếu bạn có dấu hiệu đau nhức dữ dội trên 72 giờ, nghi ngờ nguồn gốc đau nhức do gãy xương, hẹp ống sống, chèn ép tủy sống… thì nên trực tiếp đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị. Mức độ luyện tập nên tăng dần theo thời gian để cơ thể kịp thích nghi. Thực hiện đúng và đủ bước trong những phương pháp trên để đạt hiệu quả nhanh, tránh tác dụng phụ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Xây dựng thời gian biểu phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ xương khớp tự tái tạo và phục hồi. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, acid béo omega-3, vitamin E, vitamin K… Uống đủ nước tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Tránh tình trạng béo phì gây áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là vùng cột sống. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu bia… vì đây là nguyên nhân khiến sụn khớp nhanh thoái hóa, dễ loãng xương. ☛ Tham khảo thêm tại: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau vai gáy hiệu quả Bên cạnh những phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm lành tính, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả. Những điểm nổi bật trong viên xương khớp Khương Thảo Đan: ☛ Thành phần thiên nhiên lành tính phát triển từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong, cam thảo… Những dược liệu này không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp mà còn vô cùng an toàn, tránh tác động xấu đến những cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… ☛ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền giúp chống viêm, giảm đau vượt trội hơn hẳn thuốc Tây y phổ biến nhất hiện nay như: Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan… ☛ Collagen type 2 không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp nhanh chóng. Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng: Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Để tìm mua sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây. Đau nhức vai gáy không chỉ cản trở hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm hồi phục. Tài liệu tham khảo: Unrolling your neck, over a towel https://www.spine-health.com/blog/ways-rolled-towel-can-reduce-neck-pain Chia sẻ

Nhận biết sớm các triệu chứng đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là 1 trong 5 căn bệnh rối loạn hàng đầu trên toàn thế giới. Theo ước tính, nó có thể ảnh hưởng tới 75% dân số của một quốc gia. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp. Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy là việc cực kì cần thiết và quan trọng. Mục lục1. Phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy2. Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường gặp2.1. Triệu chứng đau cảm thụ2.2. Triệu chứng đau do thần kinh2.3. Triệu chứng đau vai gáy do căn nguyên tâm lý3. Khi nào các triệu chứng đau mỏi vai gáy là nguy hiểm?3.1. Lúc nào cần đi khám?3.2. Nên làm gì khi đi khám?4. Đối phó với đau vai gáy4.1. Chăm sóc tại nhà4.2. Điều trị y tế4.3. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan5. Kết luận Phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy Theo định nghĩa của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP): Đau là một cảm giác khó chịu có thể từ nhẹ tới nặng, liên quan đến sự tổn thương mô thực tế hoặc tiềm tàng. Đau có cả thành phần thể chất và chịu đựng về mặt cảm xúc. Có nhiều cách phân loại đau mỏi vai gáy khác nhau, tuy nhiên hiện nay có 2 cách phân loại chính, đó là: Phân loại đau theo cơ chế gây đau. – Đau cảm thụ (nociceptive pain): Là đau do tổn thương mô mềm. Mô mềm dùng để chỉ các loại mô ngoài xương, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan, cấu trúc khác. Mô mềm thương bao gồm: cơ xương, mô mỡ, mô sợi, hệ mạch máu, mạch bạch huyết, hệ thần kinh ngoại biên (Theo wikipedia: Mô mềm). Loại đau này là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những tác hại tiềm tàng, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm gặp phải. Đau mỏi vai gáy cảm thụ thường xuất phát từ chấn thương, viêm nhiễm, u xâm lấn, chèn ép hoặc do các tác nhân lý hóa (nóng, lạnh, hóa chất, áp lực) – Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những tổn thương hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh, nó xảy ra mà không có sự kích thích gây tổn thương mô. Khác với đau cảm thụ, đau thần kinh không có giá trị bảo vệ sinh học. Nó thường gây phế tật mãn tính. – Đau hỗn hợp (mixed pain): Là đau bao gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.… – Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain). Đây không phải là một thuật ngữ chẩn đoán chính thức cho cơn đau, nhưng đôi khi nó được sử dụng để mô tả nổi đau có liên quan đến rối loạn tâm lý. Nó thường xảy ra như là hậu quả của sự lo lắng, trầm cảm, căng thẳng,… Có nhiều cách phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy (Ảnh minh họa) Phân loại đau theo thời gian. – Đau cấp tính (acute pain): Là những cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng), xảy ra do những nguyên nhân rõ ràng. Đau cấp tính là một phản ứng bình thường và tạm thời, nó giúp cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang bị thương. Vì thế, đau cấp tính là một loại đau có ích, giúp bảo vệ cơ thể. Đau cấp tính có thể gây ra tình trạng lo lắng ở người mắc. Đau vai gáy cấp tính thường xảy ra do bị nhiễm lạnh đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, ngủ không trở mình, gối đầu quá cao, thể dục thể thao sai cách, do nghề nghiệp phải mang vác nặng hay phải lặp đi lặp lại một động tác, hoặc do thần kinh bị chèn ép (lái xe, đọc sách, viết sách,…) hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây nên co cơ bất chợt. – Đau mãn tính (chronic pain): Là hiện tượng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài trên 12 tuần. Đau mãn tính có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cải thiện. Nó có thể gây ra suy sụp tinh thần, trầm cảm. Đau mỏi vai gáy mãn tính xảy ra thường do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lỗ tiếp hợp gây chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ; do đĩa đệm cột sống bị thoát vị, xẹp, xơ cứng,… Phân loại đau theo thời gian, có đau vai gáy cấp tính và đau vai gáy mãn tính (Ảnh minh họa) Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường gặp Triệu chứng đau cảm thụ Cơn đau xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước; Đau một cách mãnh liệt; Cảm giác đau rõ ràng, sắc nét nhưng cũng có thể đau một cách âm ỉ; Cơ bắp vùng vai gáy bị co thắt hoặc căng cứng; Mức độ đau thay đổi theo chuyển động, chẳng hạn: đau tăng lên khi quay đầu, ngửa cúi đầu, ho, hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi; Người bệnh cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Triệu chứng đau do thần kinh Thường đau rất dữ dội, cảm giác đau bỏng cháy, đau như dao đâm, điện giật, đau giằng xé; Cơn đau có thể lan tỏa ra các chi với cảm giác tê, châm chích hoặc ngứa ran; Yếu cơ tay, chân; Cơn đau tăng lên khi thực hiện các hoạt động không gây đau, chẳng hạn như: nằm xuống giường, đau khi đặt vật nặng lên; Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi; Gặp các vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa; Thay đổi huyết áp, gây chóng mặt. Triệu chứng đau vai gáy do căn nguyên tâm lý Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại, đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể; Cơn đau không điển hình, không có ví trí rõ rệt, thường đau lan toả; Đau do tâm lý thường gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật, tâm thần phân liệt. Các triệu chứng đau cổ vai gáy biểu hiện khác nhau ở mỗi người (Ảnh minh họa) Khi nào các triệu chứng đau mỏi vai gáy là nguy hiểm? Lúc nào cần đi khám? Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, các cơn đau chủ yếu là đau thụ thể cấp tính, các triệu chứng xảy ra không nguy hiểm và có thể đỡ dần theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên lập tức cấp cứu, nên cơn đau vai gáy xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc bạn có những cảm giác đau kì lạ. Và bạn nên sớm đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh, đau do mắc một số bệnh tâm lý hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, không cải thiện, lại kèm theo 1 trong các triệu chứng dưới đây: Chỉ cần chạm nhẹ vào vùng vai gáy là đau; Giảm cân dù không thực hiện chế độ ăn kiêng; Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo sốt, không thể cúi đầu về phía trước; Thay đổi tinh thần; Đột ngột xuất hiện một cơn đau cực kì dữ dội; Chóng mặt và buồn nôn không rõ nguyên nhân; Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh tự miễn; Phát ban; Cơn đau cản trở các vận động cơ bản như quay đầu, đứng, đi lại hoặc các cử động hàng ngày khác, đau đến mức các hoạt động hàng ngày trở nên rất khó khăn. Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên bạn nên đi khám nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn,… (Ảnh minh họa) Nên làm gì khi đi khám? Để được khám và chẩn đoán bệnh đau vai gáy, bạn có thể tới các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp hoặc các bệnh viện đa khoa. Để chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ, bạn nên theo dõi các triệu chứng của mình, nếu cảm thấy cần thiết có thể ghi chép lại. Bạn có thể chuẩn bị một số câu trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào các triệu chứng của bạn bắt đầu? Bạn đã bao giờ bị thương ở vùng vai gáy chưa? Nếu có, chấn thương xảy ra khi nào? Khi bạn chuyển động cổ, hành động nào làm cơn đau tăng lên hoặc giảm đi? Những loại thuốc và chất bổ sung nào bạn dùng trong thời gian gần đây? Cơn đau của bạn cảm giác như thế nào? Đau âm ỉ, sắc nét hay đau kiểu châm chích, sốc điện? Bạn có bị tê, yếu tay chân không? Bạn có vấn đề y tế khác không? Gia đình bạn có ai gặp tình trạng này không? .v.v. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi để hỏi bác sĩ, như: Vấn đề tôi gặp phải là gì? Bệnh có thể điều trị khỏi không? Phương pháp điều trị của tôi là gì? Phương pháp này có mang lại tác dụng phụ nào không? Những người sử dụng phương pháp điều trị này có mang lại kết quả khả quan không? .v.v. Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải mô tả các triệu chứng theo từng giai đoạn một cách chính xác nhưng ngắn gọn và trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ. Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả (Ảnh minh họa) Trong quá trình thăm khám, sau khi đặt một số câu hỏi và kiểm tra lịch sử y tế của bạn và gia đình bạn, nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra, chẳng hạn như: X-quang. X-quang cho hình ảnh các khu vực trong vùng cổ, gáy của bạn. Nếu dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép bởi các gai xương hoặc các thay đổi thoái hóa khác, X-quang có thể cho thấy hình ảnh đó. Chụp CT. Cũng là một phương pháp chụp X-quang, nhưng máy CT sẽ chạy vòng quanh thân thể bệnh nhân để tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết về cấu trúc bên trong vùng cổ, vai gáy. MRI. MRI là phương pháp sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và mô mềm, bao gồm cả tủy sống và dây thần kinh đến từ tủy sống. Điện cơ đồ (EMG). Nếu bác sĩ nghi ngờ cơn đau vai gáy của bạn có liên quan đến việc dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ thể đề nghị bạn làm điện cơ đồ EMG. EMG gồm 2 phần xét nghiệm, một là nghiên cứu dẫn truyền thần kinh để đánh giá khả năng của các tế bào thần kinh vận động gửi tín hiệu và hai là EMG kim để đánh giá hoạt động của cơ khi nghỉ ngơi và khi co lại. Xét nghiệm máu. Được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ có sự nhiễm trùng. Đối phó với đau vai gáy Chăm sóc tại nhà Với những cơn đau vai gáy nhẹ, đau cấp tính, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như: Chườm nóng/lạnh để tiêu sưng, giảm đau Thực hiện các bài tập giúp giảm đau vai gáy Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu Thực hành tư thế tốt khi làm việc và ngủ .v.v. ☛ Chi tiết: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất Điều trị y tế Nếu tình trạng đau nặng, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau: Sử dụng thuốc Châm cứu Xoa bóp Phẫu thuật .v.v. ☛ Chi tiết: Tổng hợp: Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Nhờ cơ chế toàn diện Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo sụn khớp, Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ giảm đau vai gáy, tê buồn chân tay. Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ các thành phần thảo dược có trong sản phẩm. Cụ thể như sau: – Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất từ củ Địa liền Việt Nam, công dụng kháng viêm – giảm đau hiệu quả hơn nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Theo nghiên cứu và các báo cáo chứng minh của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), KGA1 có khả năng giảm đau lên tới 76%. – Collagen type II không biến tính. Là collagen có mặt tại sụn khớp và chỉ có loại collagen này mới đem lại những lợi ích thiết yếu cho khớp. Chúng giúp điều hòa miễn dịch, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp và giúp phục hồi sụn khớp. – Bài thuốc Độc hoạt kí sinh thang. Là bài thuốc chữa xương khớp rất nổi tiếng được ghi chép trong sách cổ. Đây cũng là bài thuốc được danh y Tôn tư mạo dâng lên vua chúa. Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, Khương Thảo Đan phát huy được tối đa công dụng và mang lại hiệu quả toàn diện giúp giảm đau, ổn định xương khớp. Không chỉ vậy, nhờ thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên Khương Thảo Đan rất an toàn để sử dụng lâu dài. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể yên tâm để sử dụng. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bản thân hoặc kịp thời phát hiện những vấn đề y tế khác liên quan đến vùng này. Đau mỏi vai gáy thường ít nguy hiểm và có thể điều trị được bằng một số phương pháp như: thay đổi lối sống tại nhà, các loại thuốc giảm đau, châm cứu, vật lý trị liệu. Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do thoái đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm cột sống, đau cơ xơ hóa,… thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Nguồn bài viết: https://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/dot-quy/tong-quan-chan-doan-va-dieu-tri-dau/1481/ Tiếp cận thực hành hội chứng đau – BS. Lê Minh (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Y dược TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y Phạm Ngọc Thạch) https://suckhoedoisong.vn/chung-dau-vai-gay-n113287.html https://suckhoedoisong.vn/dung-xem-thuong-benh-dau-vai-gay-n32657.html Chia sẻ

11 nguyên nhân đau vai gáy thường gặp

Để điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả, việc quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Điều này giúp cung cấp những thông tin quan trọng về xu hướng của bệnh, các yếu tố rủi ro, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Mục lục1. Nguồn gốc sâu xa gây đau vai gáy2. Nguyên nhân đau vai gáy thường gặp2.1. Tư thế không tốt2.2. Ngủ sai cách2.3. Thực hiện các hoạt động lạm dụng cơ cổ, vai2.4. Chấn thương2.5. Thoái hóa đốt sống cổ2.6. Viêm cột sống2.7. Thoát vị đĩa đệm ở cổ2.8. Đau cân cơ2.9. Đau cơ xơ hóa2.10. Tuổi tác2.11. Nguyên nhân khác3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy theo Đông y4. Nên làm gì nếu bị đau vai gáy?5. Kết luận Nguồn gốc sâu xa gây đau vai gáy Vùng cổ vai gáy của chúng ta là khu vực tập trung rất nhiều cơ, xương, khớp, các dây thần kinh, động – tĩnh mạch, dây chằng cùng nhiều cấu trúc hỗ trợ khác. Khi một trong các tổ chức này có vấn đề, cơn đau vai gáy có thể xuất hiện. Nó như một triệu chứng báo hiệu rằng, các tổ chức bên trong vùng vai gáy của bạn đang bị tổn thương. Về cơ bản, các vấn đề thường gặp ở những tổ chức này là: Hệ thống dây chằng, dây thần kinh bị chèn ép; Hệ thống cấu trúc đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ bị trượt, xẹp, thoát vị, vỡ,… Lớp dây chằng bị kéo căng, rách, đứt, tách khỏi xương; Cơ ở vùng cổ vai gáy bị căng cứng; Mặt khớp ở cổ bị thoái hóa, bào mòn, sưng viêm; Nhiễm trùng. Tùy thuộc vào tổ chức cấu trúc bị ảnh hưởng và vấn đề mà nó gặp phải, đau cổ vai gáy có thể chia thành đau cơ học và đau thần kinh. – Đau cơ học. Phát sinh từ những vấn đề tổn thương ở mô mềm cơ, khớp, xương hay các cơ quan. Những tổn thương ở vùng này kích thích các thụ thể đau trong các mô gửi tín hiệu đến não, từ đó phát ra cơn đau. Đây là loại đau rất quen thuộc, đặc điểm của cơn đau là như bị đâm mạnh hoặc đau nhói, thay đổi cường độ đau khi bạn chuyển động hoặc cười, đôi khi thở sâu cũng có thể làm cơn đau tăng lên. – Đau thần kinh. Phát sinh từ sự tổn thương trong chính hệ thống dây thần kinh. Nó có thể xuất phát từ bệnh tật, chấn thương hay bất cứ điều gì làm tổn thương tế bào thần kinh. Cơn đau do tổn thương thần kinh thường được mô tả là nóng rát hoặc châm chích. Một số người lại thấy như một cú sốc điện hoặc bị đâm, ghim. – Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, tình trạng đau vai gáy không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng, nó xảy ra mà không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Hiện tượng này được gọi là hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia syndrome – FMS). Hầu hết các bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa đều biểu hiện đau toàn thân, đau căng cơ như tình trạng sau khi làm việc nặng. Dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân khiến các tổ chức cấu trúc ở cổ vai gáy bị tổn thương. Khi một trong các tổ chức cấu trúc ở cổ vai gáy có vấn đề, cơn đau có thể xuất hiện (Ảnh minh họa) Nguyên nhân đau vai gáy thường gặp Tư thế không tốt Do tính chất công việc cũng như thói quen, rất nhiều người trong chúng ta thường: Ngồi trước màn hình máy tính trong một thời gian dài với tư thế chúi đầu về phía trước; Liên tục cúi đầu xem điện thoại, chơi máy tính bảng, đọc sách; Thường xuyên phải cúi đầu để viết, vẽ. .v.v. Chính những tư thế không tốt này là nguyên nhân khiến bạn bị đau mỏi vai gáy. Tư thế tốt là tư thế mà tai và vai thẳng hàng với nhau, ngực và vai mở rộng. Ở vị trí này, cổ và đầu của bạn được giữ thẳng, áp lực của đầu lên cột sống cổ và vai được giảm thiểu và cân bằng. Ở tư thế xấu, đầu của bạn đặt xa hơn vai và cổ nghiêng về phía trước. Ở vị trí này, cột sống cổ và vai của bạn phải chịu một trọng lượng lớn hơn; tủy sống và rễ thần kinh gần đó bị kéo căng hơn; cơ vùng vai gáy cũng phải căng nhiều hơn để đối trọng với lực kéo của đầu. Tất cả những điều này sẽ khiến bạn dễ dàng bị đau cổ vai gáy, cứng khớp cùng nhiều triệu chứng khác. Ở tư thế xấu, đầu của bạn đặt xa hơn vai và cổ nghiêng về phía trước. Theo thời gian, các cơn đau mỏi vai gáy sẽ xuất hiện (Ảnh minh họa) Ngủ sai cách Bạn có thể không suy nghĩ nhiều về vị trí cơ thể trong khi ngủ hoặc loại gối mà bạn sử dụng. Nhưng cả tư thế ngủ và gối của bạn đều có thể gây ra cứng cổ, đau vai gáy, đau lưng và nhiều loại đau khác. Tư thế ngủ. Ai cũng có tư thế ngủ ưa thích, nhưng nếu bạn ngủ nằm sắp hoặc chỉ nằm nghiêng, cổ và vai của bạn có thể bị xoắn sang một bên trong nhiều giờ. Điều này dẫn tới căng cơ và có thể gây đau vai gáy cổ vào buổi sáng. Gối. Một chiếc gối tốt là chìa khóa để bảo vệ vùng cổ vai gáy khỏi bị tổn thương. Gối quá cao hay quá thấp có thể gây ra nhiều căng thẳng ở cơ cổ vai, dẫn đến đau. Chuyển động đột ngột. Như ngồi dậy nhanh hoặc vung tay chân trong giấc mơ có thể làm căng cơ, dẫn đến đau. Xoay người đột ngột trong khi đang ngủ hoặc cố gắng ngủ cũng có thể khiến bạn bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Chấn thương trước. Nếu bạn có những chấn thương từ trước đó, như va chạm thể thao hay va chạm mạnh vào đồ vật, cơn đau có thể không xuất hiện ngay sau đó. Nhưng sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau, bạn có thể bị đau vai, cứng cổ, ê ẩm người. Thực hiện các hoạt động lạm dụng cơ cổ, vai Một số hoạt động ngửa đầu ra sau trong thời gian dài, chẳng hạn như ngửa cổ sơn vẽ trần nhà, lau dọn trên cao hoặc một số loại hình thể thao như đạp xe, bơi ếch cũng có thể khiến bạn bị đau cổ vai gáy. Bởi khi thực hiện các hoạt động này, đầu và cổ của bạn cũng ở vị trí không cân bằng trong thời gian dài, khiến cơ và khớp ở vùng này bị căng cứng, đau mỏi. Chấn thương Bất kì chấn thương nào ở vùng cổ vai gáy cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức. Những chấn thương nhỏ do vấp ngã, rơi ở khoảng cách thấp có thể chỉ làm đau ở mô, cơ, dây chằng. Những chấn thương lớn, như do tai nạn xe, va chạm mạnh trong khi chơi thể thao có thể gây ra đau, bầm tím, đứt dây chằng, thậm chí là gãy xương. Va chạm thể thao nhẹ có thể gây đau ở mô mềm, va chạm nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương (Ảnh minh họa) Thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến việc các đốt sống cổ mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian. Trong suốt cuộc đời của chúng ta, nhiều dấu hiệu hao mòn thông thường có thể xuất hiện ở cột sống, như: các đĩa đệm cột sống cổ trở nên phẳng hơn, hình thành các vòng xơ bao quanh, các xương nhỏ (gai cột sống) hình thành dọc theo các cạnh của thân đốt sống,… Hậu quả là đĩa đệm bị căng phồng lên, lồi ra, dây chằng ở đốt sống cổ bị kéo giãn và đóng vôi ở sát bờ đĩa đệm. Ban đầu, bạn sẽ thấy tình trạng đau ở cổ tăng dần lên khi vận động, quay qua quay lại. Sau đó, cơn đau lan dần ra tới tai, bả vai, gáy, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ). ☛ Chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Viêm cột sống Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, nó có thể ảnh hưởng tới cả cột sống, cơ, gân, dây chằng và các tổ chức khác xung quanh cột sống. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào chính các mô khớp khỏe mạnh của cơ thể. Hai vị trí ở cột sống dễ bị viêm nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Khi bị viêm cột sống cổ, bạn sẽ cảm thấy vùng cổ, gáy bị đau. Khi thực hiện các động tác như cúi, ngửa cổ, xoay đầu qua hai bên thì cơn đau tăng lên. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể lan xuống hai vai, cánh tay, bàn tay. Thoát vị đĩa đệm ở cổ Như chúng ta đã biết, nằm giữa những đốt sống của cột sống chính là các đĩa đệm, được cấu tạo từ các lớp sụn và vòng xơ. Trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu hoặc bầu dục, được các lớp vòng sợi bao xung quanh. Khi bị thoát vị, lớp nhân nhầy trong đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường và có thể chèn ép vào dây thần kinh. Một số triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ là: Đau ở phía sau cổ, vùng gáy. Cơn đau có thể loan tỏa từ dây thần kinh bị chèn ép xuống qua vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Trong một số trường hợp, dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm còn gây ra tình trạng tê yếu ở chi. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Đau cân cơ Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome – MPS) là một bệnh lý đau mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương. Trong hội chứng này, khi ta ấn vào các điểm kích hoạt (trigger point), sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể bạn, gọi là đau tham chiếu hay đau liên quan (referred pain). Điểm kích hoạt là những vị trí bất kì nằm trong bắp cơ, có đặc điểm là tính cảm ứng cao và khu trú. Điểm kích hoạt xuất hiện khi một cơ hoặc một nhóm cơ bị kéo căng trong thời gian dài hoặc thực hiện các vận động co giãn quá mức (thường là do đặc thù nghề nghiệp, hoạt động sở thích hoặc tăng trương lực cơ do căng thẳng). Đau cân cơ có thể xảy ra ở vùng cổ, gáy, đây là một trong những tình trạng hay gặp nhất. Để điều trị đau xơ cơ vùng cổ, cần xác định được điểm kích hoạt cân cơ. Đau cơ xơ hóa Đau cơ xơ hóa, còn được gọi là hội chứng đau xơ cơ (fibromyalgia syndrome – FMS), đây là một tình trạng mãn tính gây đau khắp cơ thể. Ở những người bị đau cơ xơ, não và dây thần kinh gặp rối loạn, dẫn đến tình trạng giải thích sai hoặc phản ứng thái quá với các tín hiệu đau bình thường. Điều này có thể xảy ra do sự mất cân bằng hóa học trong não hoặc những bất thường trong các hạch gốc ở lưng (the dorsal root ganglion – DRG). Đau cơ xơ hóa cũng có các điểm kích hoạt, phổ biến là: sau đầu, đỉnh vai, ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay, Các triệu chứng đau cơ xơ hóa thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Phụ nữ bị đau lan rộng hơn, các triệu chứng kích thích ruột và mệt mỏi vào buổi sáng nghiêm trọng hơn nam giới. Các điểm kích hoạt trong hội chứng đau cơ xơ hóa (Ảnh minh họa) Tuổi tác Tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người càng bị thoái hóa, dẫn đến suy giảm chức năng. Hệ thống cơ xương khớp không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, tỉ lệ người trung và cao tuổi bị đao vai gáy cũng rất cao. Nguyên nhân khác Bệnh đau cổ vai gáy cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên, như: Thiểu năng vành; U đỉnh phổi; Dính khớp bả vai; Vẹo cổ bẩm sinh; U hố sau; Ung thư; Lao; .v.v. Nguyên nhân đau cổ vai gáy theo Đông y Theo suy luận của Đông Y, nguyên nhân đau vai gáy là do các căn nguyên dưới đây: – Do nội nhân. Những người cao tuổi, theo thời gian can thận bị hư làm khí huyết giảm sút. Dẫn đến cơ thể không làm chủ được cốt tủy; can huyết không đủ khả năng để nuôi dưỡng cân cơ. Từ đó gây ra bệnh đau vai gáy. – Do các yếu tố ngoại nhân. Cơ thể không có đủ vệ khí khiến phong hàn thấp xâm nhập vào và làm kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho các kinh lạc bị phù, tắc nghẽn, gây ra đau. – Các yếu tố bất nội ngoại nhân. Khi ngủ gối cao đầu, ngồi không đúng tư thế, lao động nặng,.. Nên làm gì nếu bị đau vai gáy? Nguyên nhân gây đau vai gáy thường không nguy hiểm, nó chủ yếu xảy ra do sai tư thế hoặc lạm dụng cổ vai. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng, xoa bóp, cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày. ☛ Xem thêm: Phục hồi khớp Bạn nên đi khám bác sĩ, nếu: Cơn đau nghiêm trọng, bạn gặp khó khăn trong việc quay cổ hay cúi đầu Đã thử các biện pháp tại nhà mà cơn đau không thuyên giảm Đau đi kèm với đau đầu, tê, yếu hoặc ngứa ran Bạn cần cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu: Bị sốt hoặc ớn lặng Nặng đầu, cổ dai dẳng Buồn nôn hoặc nôn mửa Nhịp tim không đều hoặc nhanh Khó thở Yếu cơ Đau ngực Ngoài ra, để tình trạng đau mỏi vai gáy thuyên giảm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền, theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau vai gáy và giảm đau nhức vai gáy do thoái hóa khớp gây ra. Hoạt chất KGA1 trong Khương Thảo Đan có tác dụng hỗ trợ giảm đau – chống viêm mạnh mẽ nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, đã được chứng minh thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh trong suốt quá trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà. Không chỉ vậy, thành phần của Khương Thảo Đan còn được bổ sung thêm: Collagen Type II giúp tái tạo sụn khớp, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa; thành phần này cũng đã được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới Bài thuốc Độc hoạt Tang kí sinh chữa đau xương khớp nổi tiếng trong các sách y học cổ. Về tính an toàn, Khương Thảo Đan có nguồn gốc thiên nhiên và cam kết không chứa các loại tân dược giảm đau nên rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh gan thận cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Khương Thảo Đan cam kết không chứa các loại tân dược giảm đau trong thành phần, đã được Sở Y tế Hà Nội kiểm tra ngẫu nghiên Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xemTẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Đau vai gáy là căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều khó chịu, lo lắng, mệt mỏi cho người bệnh. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể điều trị được, điều quan trọng là cần xác định được chính xác nguyên nhân và sự kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị ở người bệnh. Để được tư vấn thêm về bệnh lý này cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 hoặc để lại bình luận cuối bài viết. Chia sẻ

Châm cứu chữa đau vai gáy - Thực hư về hiệu quả

Châm cứu là một hình thức điều trị hiệu quả và an toàn cho nhiều dạng đau mãn tính, một trong số đó là chữa đau vai gáy. Vậy, hiệu quả thực sự của châm cứu đau vai gáy có như lời đồn? Mục lục1. Giới thiệu châm cứu đau vai gáy2. Tác dụng thực sự của châm cứu đau vai gáy3. Ưu điểm của châm cứu4. Rủi ro khi châm cứu5. Châm cứu đau vai gáy ở đâu?5.1. Tại Hà Nội5.2. Tại Hồ Chí Minh5.3. Tại Đà Nẵng6. Lời khuyên cho bệnh nhân đau vai gáy7. Kết luận Giới thiệu châm cứu đau vai gáy Châm cứu là thủ thuật sử dụng kim hình chỉ để chèn và thao tác vào một điểm cụ thể trên cơ thể, nhằm giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị khác. Đây là phương pháp đã có từ ngàn đời và được cha ông ta ghi chép lại trong các sách y học cổ. Có nhiều trường phái châm cứu khác nhau, như: Điện châm, Thủy châm, Nhĩ châm, Tỵ châm, Hào châm, Túc châm, Cấy chỉ… Châm cứu đau vai gáy là hình thức sử dụng thủ thuật châm cứu để điều trị hội chứng đau vai gáy. Thông thường, hội chứng đau vai gáy là do mô mềm tại vùng vai gáy bị co cứng cục bộ, gây rối loạn thần kinh cơ, dẫn đến đau. Hoặc bệnh cũng có thể do tình trạng tổn thương xương khớp, mạch máu hoặc do thần kinh bị chèn ép. Châm cứu đau vai gáy là hình thức sử dụng thủ thuật châm cứu để điều trị hội chứng đau vai gáy (Ảnh minh họa) Tác dụng thực sự của châm cứu đau vai gáy Theo Đông Y, sức khỏe là kết quả của sự cân bằng hài hòa giữa các thái cực âm – dương. Bệnh tật xảy ra là do hậu quả của sự mất cân bằng giữa các thái cực này, và chứng đau vai gáy cũng vậy. Đông Y xếp chứng đau vai gáy vào phạm vi chứng tý, căn nguyên là do cơ thể nhiễm phong (gió), hàn (lạnh), thấp (âm tà). Dẫn tới tổn thương dương khí, làm khí huyết ứ trệ, trệ tắc kinh lạc, cơ thể trầm nặng, khớp co duỗi khó khăn, cơ bắp, gân cốt, thần kinh bị đè nén. Từ đó dẫn tới đau vai gáy cổ, làm ảnh hưởng tới vận động. Châm cứu giúp truy cập vào các huyệt đạo trên cơ thể, từ đó khai thông khí huyết, cân bằng lại dòng năng lượng, giúp âm dương hài hòa trở lại, đẩy lùi chứng đau cổ vai gáy. Y học phương Tây chưa tìm ra đầy đủ bằng chứng xác nhận tác dụng của châm cứu, tuy nhiên thuật này được y học hiện đại đánh giá cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng đã xác nhận 28 tình trạng khác nhau có thể trị liệu bằng thuật châm cứu, trong đó có đau vai gáy. Trong 1 nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí Meditation, hiệu quả sinh học của châm cứu đã được xác nhận. Người ta nhận thấy rằng, châm cứu giúp sản sinh oxit nitric tại điểm châm, làm tăng lưu lượng máu, kích hoạt cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), một số nghiên cứu cũng cho thấy châm cứu có tác dụng đặc biệt tốt đối với các cơn đau mãn tính như: đau lưng, gáy, cổ; viêm xương khớp, đau đầu gối; đau đầu. Do đó, NIH kết luận châm cứu có thể là một lựa chọn đáng để xem xét cho những người bị đau mãn tính. Về hiệu quả của châm cứu giải thích theo khoa học, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các kinh mạch hoặc huyệt đạo tồn tại trong cơ thể. Nhưng một số chuyên gia đã sử dụng khoa học thần kinh để giải thích về châm cứu, họ cho rằng các huyệt đạo trong Đông Y chính là những điểm mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích làm tăng lưu lượng máu, đồng thời kích hoạt hoạt động của các hormone giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Về cơ bản, hiệu quả giảm đau vai gáy được của châm cứu được giải thích theo khoa học như sau: Châm cứu kích thích sản sinh endorphin nội sinh của cơ thể. Endorphin nội sinh (hay còn gọi là morphin nội sinh) là hormone peptide và các neuropeptide opioid nội sinh có ở người và động vật, nó có khả năng ức chế cơn đau, giúp ngủ ngon và giảm stress, lo âu; Châm cứu giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, từ đó giúp cơ được thư giãn, cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau mỏi vai gáy; Châm cứu điều hòa và ổn định lại hoạt động của các dây chằng vùng vai gáy, giúp giảm sự co cứng cơ, giảm đau, khiến bệnh nhân vận động cột sống cổ, khớp vai linh hoạt hơn; Châm cứu có khả năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, ổn định cảm xúc giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trên thực tế điều trị châm cứu đau vai gáy tại Việt Nam, các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM đã áp dụng và cải tiến kỹ thuật châm cứu theo Tam pháp Đại chùy. Kỹ thuật mới mang lại những kết quả rất đang khích lệ, hiệu quả cao trong việc giảm đau, tê cứng cổ gáy. Thậm chí, với những bệnh nhân bị đau cổ vai gáy do các bệnh lý như thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, việc áp dụng kỹ thuật này thực tế cũng có hiệu quả rất tốt, lại tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tam pháp Đại chùy là phương pháp châm cứu xuất phát từ Chủ nhiệm Khoa Châm cứu Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh, Trung Quốc – Chuyên gia Tôn Chấn Hoàn. Sau đó tại Việt Nam, BS. Nguyễn Liễn đã thừa kế, phát triển và phổ biến thuật này từ những năm 1960 – 1961 đến nay. Tam pháp Đại chùy là thủ thuật sử dụng mãng châm, châm tại huyệt Đại chùy (nằm giữa cột sống cổ C7-D1). Kim châm được luồn dưới da sâu khoảng 2-3 thốn (4-7cm), dọc theo sống lưng. Rồi qua các thao tác, bác sĩ điều chỉnh hướng kim, độ sâu, mức độ kích thích theo bệnh lý. Tam pháp Đại chùy phối hợp kích thích điện (Ảnh: BS.CKII. Đỗ Tân Khoa, BS.CKI. Trịnh Đức Vinh) Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có rễ dây thần kinh bị chèn ép, làm tê đau lan xuống lưng vai gáy. Bác sĩ sẽ điều chỉnh kết hợp với kích thích điện (điện châm) để nâng cao mức độ kích thích và khai thông ứ trệ kinh lạc. Không chỉ phối hợp điện châm, kỹ thuật Tam pháp Đại chùy mới còn kết hợp với cấy chỉ theo hướng đau tê của người bệnh, đồng thời phối hợp với các huyệt tại chỗ, như huyệt Thiên trụ. Phối hợp kỹ thuật cấy chỉ (Ảnh: BS.CKII. Đỗ Tân Khoa, BS.CKI. Trịnh Đức Vinh) Ưu điểm của châm cứu Theo TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), ngoài những tác dụng giảm đau, ổn định tâm lý người bệnh, châm cứu đau vai gáy còn được đánh giá cao vì những ưu điểm mà nó mang lại: Hiệu quả giảm đau vai gáy nhanh, ngay trong lần trị liệu đầu tiên bệnh nhân đã có thể cảm nhận các cơn đau, cứng cơ ở vùng cổ vai gáy thuyên giảm rõ rệt; An toàn, ít tác dụng phụ hơn việc sử dụng các loại thuốc Tây; Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn nên không gây đau đớn, chảy máu, kiệt sức trong và sau trị liệu; Khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, châm cứu giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng khả năng kích hoạt cơ chế hồi phục tự nhiên của cơ thể; Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định kim châm cứu là thiết bị y tế. Vì thế các thiết bị châm cứu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định, như: các kim phải được vô trùng, không độc hại và chỉ được dán nhãn cho một lần sử dụng,… Rủi ro khi châm cứu Như bất cứ liệu pháp điều trị nào, châm cứu đau vai gáy cũng có những rủi ro nhất định: Kim tiêm không được khử trùng có thể lây nhiễm bệnh cho bệnh nhân; Trong một số ít trường hợp, kim có thể bị gãy gây nguy hiểm cho người bệnh; Châm cứu liên quan đến việc áp các xung điện nhẹ vào kim có thể cản trở hoạt động của máy tạo nhịp tim; Nếu châm cứu tại các cơ sở không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, tỉ lệ xảy ra các rủi ro trên sẽ càng cao. Châm cứu đau vai gáy ở đâu? Để châm cứu đau vái gáy, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn được chữa bệnh và châm cứu đúng cách, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số địa chỉ gợi ý của chúng tôi. Tại Hà Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 –  Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương Địa chỉ: Số 22 và 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 – Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội Lịch khám: Khoa khám bệnh: từ Thứ 2 – Thứ 6; Khoa khám theo yêu cầu: từ Thứ 2 – Thứ 7 –  Viện Y học Cổ truyền Quân đội Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 – Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội Địa chỉ: Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 7 – Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Tầng 2 – Khu nhà A6, A8 – 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Lịch khám: Khoa Khám bệnh từ Thứ 2 – Thứ 7; Khoa Khám bệnh theo yêu cầu từ Thứ 2 đến Chủ nhật. Tại Hồ Chí Minh – Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.7, Q.3, TP.HCM Lịch khám: Thứ 2 – Thứ 7; Ngoài giờ: Thứ 2 – Thứ 6 – Bệnh viện Y Dược Học Dân tộc Hồ Chí Minh Địa chỉ: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM Lịch khám: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h00 – 19h00 – Khoa Châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 3 Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, 8, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh Lịch khám: Thứ 2 đến thứ 6: từ 7h đến 16h30; Thứ 7: từ 7h đến 11h30 – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp.Hồ Chí Minh Địa chỉ: 84/712/9 Kinh Dương Vương, Phường 13, Quận 6, Hồ Chí Minh Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 –  Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền Địa chỉ: Số 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Lịch khám: từ Thứ 2 – Thứ 6 Tại Đà Nẵng –  Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Đà Nẵng Địa chỉ: 09 Trần Thủ Độ, Cẩm Lệ, Đà Nẵng Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h) –  Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.Đà Nẵng (cơ sở 2) Địa chỉ: 342 Phan Châu Trinh, Bình Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng Lịch khám: Từ thứ Hai – Thứ Sáu: Sáng từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00; Thứ 7, Chủ nhật: Từ 7h30 – 11h30 (nhận bệnh trước 10h) –  Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê Lịch khám: Từ thứ 2 – thứ 7 Lời khuyên cho bệnh nhân đau vai gáy Ngoài sử dụng thuật châm cứu để hỗ trợ điều trị đau vai gáy, bạn cũng nên tìm hiểu để sử dụng thêm sản phẩm Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ phương chữa xương khớp nổi tiếng Độc hoạt tang kí sinh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm đau vai gáy rất hiệu quả. So với các sản phẩm khác trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội: Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo nhờ kế thừa từ bài thuốc cổ truyền, đồng thời bổ sung thêm hai hoạt chất quý là KGA1 và Collagen type II không biến tính. (Tìm hiểu thêm về hai hoạt chất này tại bài viết: Tác dụng của Khương Thảo Đan) Được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đây là cơ quan nhà nước trực thuộc Chính phủ Việt Nam). Tìm hiểu thêm về Viện tại đây. Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, an toàn trên đường tiêu hóa, người có tiền sử gan thận cũng có thể sử dụng. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Châm cứu đau vai gáy là phương pháp đã được Đông Y sử dụng từ ngàn đời. Phương pháp này tuy chưa được khoa học giải thích rõ ràng về cơ chế hoạt động nhưng đã được y học hiện đại đánh giá cao về hiệu quả. Để châm cứu đau vai gáy, bạn nên tới các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền uy tín, được cấp giấy phép hoạt động. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro khi châm cứu. Để nhận tư vấn thêm về tình trạng đau vai gáy hoặc sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước). Nguồn bài viết: https://suckhoedoisong.vn/giam-dau-co-vai-gay-bang-cham-cuu-theo-tam-phap-dai-chuy-n129674.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Châm_cứu https://www.medicalnewstoday.com/articles/156488 https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/about/pac-20392763 Chia sẻ

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng rất phổ biến, ai trong chúng ta dường như cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy đọc bài viết dưới đây để biết đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay có nguy hiểm không và cách phòng tránh nó trong tương lai nhé. Mục lục1. Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?2. Dấu hiệu nhận biết3. Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không?4. Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì?4.1. Chấn thương vùng cổ4.2. Thoái hóa đốt sống cổ4.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ4.4. Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực4.5. Hội chứng đau cân cơ4.6. Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome)4.7. Đau cơ xơ hóa4.8. Các bệnh lý khác5. Điều trị đau vai gáy tê tay5.1. Thay đổi tư thế đúng5.2. Các bài tập5.3. Sử dụng thuốc5.4. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan5.5. Phẫu thuật5.6. Châm cứu5.7. Bấm huyệt5.8. Vật lý trị liệu5.9. Lưu ý trong điều trị6. Phòng tránh7. Kết luận Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào? Chứng đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi một hoặc một nhánh dây thần kinh, mạch máu ở vùng tay, vai gáy bị chèn ép, đè nén hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây ra co cơ, kích thích thần kinh bất chợt. Dây thần kinh bị chèn ép thường là do áp lực lớn đến từ các mô xung quanh, như xương, sụn, cơ hoặc gân. Áp lực này làm gián đoạn chức năng của dây thần kinh, từ đó gây ra đau, ngứa ran, tê hoặc yếu tay. Còn khi hệ mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép, nó sẽ làm máu ở vùng này bị lưu thông kém đi, khiến máu đi tới nuôi dưỡng dây thần kinh, cơ ở vùng tay vai gáy bị thiếu, dẫn đến tê đau. Đau vai gáy tê tay là một hiện tượng thường gặp và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó chiếm hơn ở những người cao tuổi hoặc những người có nghề nghiệp phải lao động nặng nhọc, ngồi lâu một chỗ. (*) Tê tay: Tê tay là tình trạng khi bạn cảm thấy mất cảm giác thông thường ở một bên tay hoặc cả hai bên tay, bao gồm cả những ngón tay. Tê tay cũng thường đi kèm với cảm giác như châm chích, ghim kim hoặc đốt cháy ở vùng bị tê. Dấu hiệu nhận biết Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Tuy nhiên, thường gặp nhất là: Cơn đau bắt đầu từ vùng gáy rồi lan sang khu vực tai, cổ. Nếu không được điều trị, cơn tê đau sẽ tiếp tục lan xuống đến vùng bả vai và cánh tay (ở một bên hoặc cả hai bên); Có các cơn mỏi, nặng tay, biểu hiện ở việc khi nâng đỡ vật hoặc lái xe thì cần thường xuyên phải đổi tay cầm, giữ lái vì tay mỏi tê khó chịu; Các cơn đau có thể đi kèm cảm giác chóng mặt, ù tai, dễ nghẹn, khó nuốt… Đau vai gáy tê tay kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống. Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này (Ảnh minh họa) Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không? Thông thường, đau vai gáy tê tay là hậu quả của một số hoạt động sau: Ngủ, sinh hoạt sai tư thế (khi ngủ gối đầu quá cao, ngủ không trở mình, ngủ hay nằm nghiêng gây nhiều áp lực lên cánh tay, ngủ co quắp, nằm vạ vật trên ghế xem tivi quá lâu, cúi đầu xem điện thoại, viết trong thời gian dài…); Công việc phải ngồi lâu một tư thế (nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân sản xuất, lái xe, nhân viên đánh máy…) Vận động sai (đột ngột quay cổ, giật cổ, không khởi động trước khi vận động,…) Căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể khiến các cơ bị co thắt chặt, chèn ép lên dây thần kinh. Vì thế, bạn cũng có thể bị đau vai gáy, tê tay khi bị căng thẳng quá mức. Với những nguyên nhân này, bệnh không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng một số biện pháp tự chăm sóc, các bài tập đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh xương khớp có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày hay thậm chí là gây ra tàn tật. Ngủ, sinh hoạt sai tư thế có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê tay ngay sau khi thức dậy (Ảnh minh họa) Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì? Chấn thương vùng cổ Vùng cổ vai gáy là vùng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị ngã, tai nạn xe hơi hay chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao. Những chấn thương ảnh hưởng đến xương vùng cổ và các dây thần kinh tại đây có thể gây ra những cơn đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay. Thoái hóa đốt sống cổ Khi chúng ta già đi, các đĩa đệm ở vùng cột sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, canxi lắng tụ dày ở các dây chằng dọc cổ, các gai cột sống được hình thành, chèn ép và làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến: Tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; Đau đầu; Tiếng lục cục khi bạn xoay cổ; Mất thăng bằng và phối hợp giữa các chi; Co thắt cơ ở cổ hoặc vai; Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì? Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau cổ, tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân (Ảnh minh họa) Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Là chứng bệnh chiếm đến 80% các bệnh lý về cột sống. Chứng bệnh này thường có biểu hiện đau nhức tại khu vực cổ, vai, gáy. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tại các vùng cánh tay, bàn tay kèm theo biểu hiện tê, mỏi. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực là một hội chứng gồm những rối loạn gây chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu chi phối các chi trên. Nếu hội chứng này được gây ra bởi các mạch máu bị chèn ép, triệu chứng thường là các cơn đau cổ kèm theo nóng hoặc lạnh do máu lưu thông kém. Còn nếu nó được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh, triệu chứng có thể là đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở vai, cánh tay, đi kèm với tê nhức ở cổ. Hội chứng đau cân cơ Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome – MPS) là một bệnh lý đau mãn tính. Ở hội chứng này, mỗi khi ta nhấn vào các điểm kích hoạt (trigger point) thì cơn đau sẽ xuất hiện tại đó và có thể thấy đau ở cả những nơi cách xa điểm kích hoạt (như đau đầu, đau cổ, đau vai,…). Ngoài đau cơ, hội chứng này cũng gây ra tình trạng tê, ngứa ran, yếu và cứng khớp. Hội chứng đau cân cơ là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa) Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome) Còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy). Đây là một hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ. Tùy vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đau vùng cổ gáy lan lên vùng chẩm, đau xuống vai, cánh tay, bàn tay. Kèm theo các rối loạn vận động: yếu cơ, cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Đau cơ xơ hóa Đau cơ xơ hóa là một bệnh lý gồm những cơn đau tập trung ở nhiều điểm khác nhau trên cơ thể, như: sau đầu, đỉnh hai vai, vùng ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay ngoài,… Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân, chân và mặt. Bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa) Các bệnh lý khác Ngoài ra, đau vai gáy tê tay có có thể là biểu hiện của một số bệnhh lý khác như: Vẹo cổ bẩm sinh Dị tật Ung thư cột sống Lao U hố sau Nhiễm trùng .v.v. Điều trị đau vai gáy tê tay Để điều trị bệnh hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân do ngủ, sinh hoạt sai tư thế, ngồi quá lâu, vận động sai, các phương pháp điều trị có thể là: Thay đổi tư thế đúng; Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường. Dùng cao dán giảm đau. Sử dụng Khương Thảo Đan Nếu bạn bị tê đau do chấn thương, có thể cần: Sử dụng thuốc; Bó nẹp bảo vệ tay Nếu đau vai gáy tê tay là do bệnh lý, bệnh nhân cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh, và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó, thông thường: Sử dụng thuốc; Phẫu thuật. Sử dụng Khương Thảo Đan. Các phương pháp điều trị bổ sung: Châm cứu; Bấm huyệt; Vật lý trị liệu; .v.v. Thay đổi tư thế đúng Muốn giảm và hạn chế tình trạng đau vai gáy tê tay, bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm. Khi ngủ. Chỉ nên sử dụng gối cao khoảng 10 cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Phần trên của vai cần đặt ở trên gối để tránh kéo dãn cột sống cổ và cơ bắp ở vùng này. Khi xem tivi. Nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra thành ghế, cổ tựa vào điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Khi dùng điện thoại. Hạn chế cúi đầu quá lâu để sử dụng điện thoại hoặc kẹp điện thoại vào vai khi nghe. Những người phải ngồi lâu một tư thế, hay phải cúi đầu (diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công,…) nên giải lao giữa giờ làm việc hoặc khi có thể; tránh căng thẳng và thực hiện một số bài tập để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vùng vai gáy. Bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm (Ảnh minh họa) Các bài tập Có thể luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn như: Uỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… Thực hiện các động tác này hằng ngày có thể giúp giảm tình trạng đau vai gáy, tê tay. ☛ Tham khảo thêm: Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả Sử dụng thuốc Thuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng đau vai gáy tê tay gồm: Thuốc giảm đau chống viêm; Thuốc phong bế thần kinh; Thuốc giãn cơ; Các vitamin nhóm B. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp (Ảnh minh họa) Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Nếu bị đau mỏi vai gáy tê buồn tay chân, bạn cân nhắc sử dụng sớm Khương Thảo Đan. Bởi đây là một sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đáp ứng tốt trong các trường hợp: Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống Người bị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay. Khác với các loại thuốc tây, Khương Thảo Đan an toàn trên đường tiêu hóa do các thành phần 100% là từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt, hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Phẫu thuật Nếu người bệnh bị đau vai gáy tê tay do một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống… thì cần phải phẫu thuật. Châm cứu Châm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả, bởi nó kích thích cơ thể sản sinh ra morphin nội sinh, có khả năng ức chế cơn đau. Đồng thời, nó cũng giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, ổn định lại hoạt động của các dây chằng, từ đó giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng đau mỏi, tê bì. Ngoài ra, châm cứu còn có khả năng điều hòa nội tiết trong cơ thể, giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái, ổn định cảm xúc. Để tiến hành châm cứu, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có chuyên môn, có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn. Bấm huyệt Bấm huyệt giúp cơ thể lưu thông dòng chảy khí huyết, cân bằng lại âm – dương, kích hoạt tuần hoàn máu, từ đó đẩy lùi tà khí, đau nhức, bệnh tật. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có tác dụng giải tỏa tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị. ☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà Vật lý trị liệu Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp giảm đau vai gáy, tê tay, giảm co cứng cơ, giãn mạch, như: Các phương pháp điện trị liệu. Có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh, đưa thuốc giảm đau vào đúng vùng tổn thương. Phương pháp laser. Giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức. Kéo dãn cột sống bằng hệ thống kéo dãn kỹ thuật số. Đây là phương pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Kỹ thuật này nhằm giải nén, tạo điều kiện để nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức. Các phương pháp khác. Chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng,… Lưu ý trong điều trị Khi bị đau vai gáy tê tay, bệnh nhân không nên xoay, vặn mạnh để tránh làm tổn thương thêm các dây thần kinh; Không tự ý uống thuốc tùy tiện; Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn nên luyện tập để phòng tránh bệnh tái phát. Không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Phòng tránh Bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh căn bệnh này. Vận động hợp lý. Không nên ngồi nguyên một tư thế khi làm việc và sinh hoạt, mà nên vận động nhẹ để giúp các cơ được giãn ra và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe toàn diện và cả sức khỏe xương khớp. Dinh dưỡng khoa học. Mỗi người cần nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp như canxi, các loại vitamin, omega-3,… Đồng thời hạn chế sử dụng những chất kích thích, các loại thức ăn nhanh. Kết luận Đau vai gáy tê tay là chứng bệnh gặp thường xuyên ở nhiều người, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Vì vậy, dù bệnh không nguy hiểm, ta vẫn nên quan tâm điều trị, thực hiện những biện pháp toàn diện để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa hội chứng này. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...