Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả và an toàn với cơ thể. Vậy quá trình áp dụng liệu pháp này được thực hiện như thế nào, tác dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên.
Mục lục
Hiện tượng đau vai gáy theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền phương Đông, hội chứng đau vai gáy được gọi là chứng kiên tý. Nguyên nhân chủ yếu là do tấu lý sơ hở, tạo điều kiện cho phong, hàn và thấp xâm nhập, dẫn đến khí huyết kém lưu thông, tổn thương kinh lạc. Từ đó, người bệnh cảm thấy đau mỏi, co cứng các khớp xương xung quanh vị trí cổ vai gáy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bắt gặp một số triệu chứng đi kèm như: tê bì, mất cảm giác hai tay, giảm khả năng vận động, nhạy cảm với lạnh…
Hội chứng đau vai gáy hay chứng kiên tý bao gồm 9 thể bệnh khác nhau:
- Thể phong hàn
- Thể thấp nhiệt
- Thể khí trệ huyết ứ
- Thể can thận hư
- Thể phong đờm
- Thể hàn đờm
- Thể âm hư dương cang
- Thể phong nhiệt
- Thể thận hư phong thấp
Ưu nhược điểm khi trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền
Ưu điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền:
☛ Y học cổ truyền khắc phục hội chứng đau vai gáy bằng cách tập trung chủ yếu vào việc lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc bị tắc nghẽn. Từ đó, tình trạng đau nhức, tê bì được cải thiện.
☛ Phương pháp điều trị còn có tác dụng bồi bổ, làm chậm diễn biến của thoái hóa xương khớp, hạn chế tình trạng bệnh lý tái phát.
☛ Các nguyên liệu được sử dụng chủ yếu bắt nguồn từ thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn, lành tính. Điều này giúp người bệnh tránh khỏi tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận…
Nhược điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền:
☛ Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền thường tốn nhiều thời gian để chuẩn bị.
☛ Một vài dược liệu khó tìm thấy hoặc nơi bán không đảm bảo chất lượng.
☛ Các bài thuốc thường có mùi nặng và khó uống.
Phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền
Châm cứu
Đây là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mục đích chính là thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật). Ngoài ra, quá trình châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên ở hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Từ đó, cơn đau nhức giảm dần, các bó cơ, dây chằng bị co cứng cũng được giải tỏa. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dành vận động hơn.

Liệu pháp châm cứu không được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Người bị thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Người có thể trạng yếu.
- Người có tinh thần hoặc trạng thái không ổn định.
- Người có dấu hiệu xuất hiện những cơn đau ngoại khoa.
- Những trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
Ngoài ra, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú, người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý về đông máu… cần nhận được sự đồng ý của thầy thuốc trước khi áp dụng trị liệu.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Châm cứu chữa đau vai gáy – Thực hư về hiệu quả
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay hoặc một số dụng cụ khác như cây ấn huyệt, cây massage, cây lăn, bút dò… để tác động vật lý lên các huyệt đạo trên cơ thể.
Tác dụng chính là cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, giải tỏa đau nhức và tình trạng co cứng cơ, dây chằng. Từ đó, phạm vi hoạt động được cải thiện, những tổn thương trong cơ thể nhanh chóng phục hồi. Người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái và thư giãn.

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chống chỉ định cho những trường hợp như sau:
- Người bị bệnh động kinh, gout, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận mức độ nặng…
- Người bị các bệnh lý ngoại khoa như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa…
- Người bị nấm chân, loét chân, viêm tĩnh mạch chân…
- Người bị chấn thương cột sống, rạn xương, gãy xương…
- Các khu vực có khối u ung thư hoặc tế bào ung thư đã di căn đến xương.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, rối loạn huyết áp, ung thư, đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng liệu pháp trị liệu trên.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả
Đắp thuốc giảm đau vai gáy
Đối với những cơn đau vai gáy bắt nguồn từ nguyên nhân cơ học như hoạt động sai tư thế, làm việc gắng sức, chấn thương do té ngã, va đập…, liệu pháp đắp thuốc giúp giảm đau trong vài ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhức mức độ nặng hoặc đau do bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… người bệnh nên đến trung tâm y tế để khám và sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị khác.
1. Giảm đau vai gáy bằng gừng tươi
Trong y học cổ truyền, gừng là dược liệu quý có mùi thơm, vị cay nhẹ và tính ấm đặc trưng. Tác dụng chính là giảm đau, tiêu viêm, tán phong hàn, ôn trung khử thấp…
Không những thế, theo y học hiện đại, gừng tươi còn chứa một số hoạt chất như gingerols, shogaols. Các thành phần này giúp chống viêm, chống oxy hóa cao, thúc đẩy tái tạo và phục hồi tế bào bị tổn thương, bảo vệ sụn khớp hiệu quả.

Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Giấm
- Muối
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch gừng tươi, để nguyên vỏ rồi giã nhuyễn.
- Bước 2: Cho một ít muối và giấm vào gừng tươi đã giã nhuyễn, trộn đều.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vị trí đau nhức vùng vai gáy trong khoảng 20 phút.
Người bệnh nên thực hiện liệu pháp này 1 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 7 ngày, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
2. Giảm đau vai gáy bằng ngải cứu
Trong y học phương Đông, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi hăng giúp giảm đau, tiêu viêm, tán hàn, ôn trung. Đây là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc điều trị đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, đau lưng do khí huyết không lưu thông, khí lạnh xâm nhập…
Đặc biệt, ngải cứu chứa thành phần flavonoid, polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể.

Nguyên liệu:
- Ngải cứu: 1 nắm.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối giúp loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, để ráo nước.
- Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn rồi đem sao nóng.
- Bước 3: Bọc nguyên liệu trong một mảnh vải, đắp lên vị trí đau.
- Bước 4: Khi ngải cứu nguội bớt, có thể sao lại và chườm thêm lần nữa.
Người bệnh có thể đắp thuốc ngải cứu hàng ngày trước khi đi ngủ để giảm đau nhức nhanh chóng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu tại nhà
Bài thuốc uống từ y học cổ truyền
Các bài thuốc uống giảm đau vai gáy từ y học cổ truyền thường bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau. Người bệnh cần cân đong chính xác hàm lượng của từng loại thảo dược theo sự hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình sử dụng.
1. Bài thuốc Quyên Tý Thang
Bài thuốc Quyên Tý Thang thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể phong hàn. Trường hợp này xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh, khi mang vác nặng…
Nguyên liệu:
- Khương hoạt: 10g
- Xích thược: 10g
- Hoàng kỳ: 15g
- Sinh Khương: 5g
- Phòng phong: 10g
- Quế chi: 5g
- Đương quy: 10g
- Đại táo: 15g
- Cam thảo: 5g
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
- Bước 2: Sắc thuốc, chia làm 2 lần, uống sáng chiều.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Bài thuốc Thư Cân Hoạt Huyết Thang
Bài thuốc thường được dùng để điều trị chứng kiên tý thể khí trệ huyết ứ. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng kết hợp phương pháp xoa bóp bấm huyệt để khí huyết lưu thông, tán huyết ứ, đả thông kinh mạch, giảm đau và thúc đẩy phục hồi xương khớp bị tổn thương.

Nguyên liệu:
- Tục đoạn: 16g
- Ngũ gia bì: 16g
- Ngưu tất: 16g
- Đỗ trọng: 16g
- Phòng phong: 12g
- Độc hoạt: 12g
- Đương quy: 12g
- Khương hoạt: 12g
- Kinh giới: 10g
- Hồng hoa: 10g
- Thanh bì: 8g
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị.
- Bước 2: Sắc thuốc với 600ml nước lọc, để lửa nhỏ trong khoảng thời gian là 30 phút.
- Bước 3: Loại bỏ bã, lọc lấy nước thuốc.
- Bước 4: Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần và dùng trong ngày.
Người bệnh nên đun lại thuốc vì sử dụng khi còn ấm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bài thuốc cần kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm.
3. Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang
Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang thường được chỉ định cho người bị chứng kiên tý thể thận hư phong thấp. Ngoài ra, bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động quá sức, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phục hồi nhanh chóng những tổn thương.
Nguyên liệu:
- Nhục thung dung: 15g
- Đan sâm: 15g
- Đẳng phong: 15g
- Uy linh tiên: 15g
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 2: Cho vào nồi 3 chén nước, sắc thuốc đến khi còn 1 chén nước.
- Bước 3: Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà.
Bài thuốc Uy Linh Thung Dung Thang nên sử dụng đều đặn mỗi ngày. Sau khoảng 10 – 20 ngày, tình trạng đau nhức vai gáy và các triệu chứng đi kèm như tê bì, giảm khả năng vận động sẽ được khắc phục.
4. Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang
Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang là phương thuốc cổ truyền từ xứ Thiên Kim, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị đau nhức vai gáy, tê bì chân tay và các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bài thuốc chú trọng dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp. Từ đó, những cơn đau nhức triền miên dần được khắc phục.

Nguyên liệu:
- Độc hoạt: 8g
- Phòng phong: 8g
- Ngưu tất: 8g
- Tang ký sinh: 12g
- Tần giao: 12g
- Đương quy 12g
- Bạch thược: 12g
- Sinh địa: 12g
- Đỗ trọng: 12g
- Phục linh: 12g
- Xuyên khung: 6g
- Tế tân: 4g
- Nhân sâm: 4g
- Nhục quế: 4g
- Cam thảo: 4g
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
- Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày.
Người bị đau vai gáy cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Lưu ý khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền
Để quá trình điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền diễn ra thuận lợi, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
- Trước khi thực hiện trị liệu, người bị đau vai gáy cần được khám, bắt mạch ở những địa chỉ uy tín để xác định thể bệnh.
- Kiên trì áp dụng phương pháp điều trị theo đúng lộ trình của thầy thuốc để đạt hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
- Không tự ý kết hợp các bài thuốc Đông y với thuốc Tây y khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng ngộ độc.
- Các đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người có thể trạng yếu, bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu… cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền.
- Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, thay đổi vị giác… người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để kiểm tra.
- Người bị đau vai gáy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm canxi, vitamin D, vitamin E, vitamin K, acid béo omega-3… từ các thực phẩm tự nhiên.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối vì đây là nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu canxi của xương.
- Uống đủ nước trong ngày tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu dưỡng chất.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia để tránh tình trạng loãng xương.
- Luyện tập thể thao đều đặn hàng ngày giúp tăng sức bền và tính linh hoạt cho hệ thống cơ xương khớp.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan phát triển từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang
Bên cạnh phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền, người bệnh có thể tham khảo sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang.
Khương Thảo Đan chứa thành phần chiết xuất từ thiên nhiên trong bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang, bổ sung thêm địa liền, hy thiêm, thổ phục linh và collagen type II không biến tính có lợi đối với hệ xương khớp.
Trong đó, hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y được dùng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…
Bên cạnh đó, Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp.
Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho đối tượng:
- Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
- Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Đặc biệt, Khương Thảo Đan không mất nhiều thời gian chuẩn bị như những bài thuốc cổ truyền. Đồng thời, sản phẩm không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… mà vẫn đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả.
Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo:
https://trungtamytetienyen.vn/wp-content/uploads/2018/08/PH%C3%81C-%C4%90%E1%BB%92-%C4%90I%E1%BB%80U-TR%E1%BB%8A-KHOA-YDCT_IN-2.pdf