Các phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả hiện nay

Viêm khớp là căn bệnh phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Dù viêm khớp không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không kiểm soát kịp thời cũng sẽ gây cho bạn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy hiện nay, nền y khoa đang điều trị bệnh viêm khớp thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé!

Viêm khớp là bệnh gì?

Viêm khớp (tiếng anh: Arthritis) là thuật ngữ chung dùng để chỉ nhiều tình trạng khác nhau gây đau ở khớp và các mô xung quanh khớp. Người ta đã xác định được hơn 200 tình trạng có thể xếp vào nhóm viêm khớp, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
  • Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp)
  • Bệnh gút

Các triệu chứng viêm khớp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải, nhưng thường gặp là: đau khớp, cứng khớp, sưng khớp, giảm phạm vi chuyển động của khớp, đỏ vùng da quanh khớp,…

Những biến chứng gặp phải khi không được điều trị kịp thời

Tuy viêm khớp không gây ảnh hưởng đến tính mạng của bạn, nhưng nếu bạn chủ quan với nhức cơn đau nhức thông thường hoặc tự ý dùng thuốc điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ thì có thể làm cho bệnh tình diễn biến nhanh hơn, đồng thời có thể gây nên các biến chứng khó lường.

Có thể kể tới là:

Mất chức năng vận động bình thường

Bạn biết đấy, vận động là quy luật của cuộc sống. Nếu như bạn không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, những cơn đau nhức sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, khiến bạn không thể cầm, nắm, đi lại,…Thậm chí là mất luôn khả năng lao động và thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.

Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế

TS. BS. Tăng Hà Nam Anh (trưởng khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM) chia sẻ rằng: “Nhiều bệnh nhân khi bệnh trở nên nghiêm trọng, khớp bị biến dạng, teo cơ thì mới đến tìm gặp bác sĩ”.

Đây là đều là những trường hợp không hiếm gặp khi bạn đến cơ sở điều trị viêm khớp. Bởi tâm lý của nhiều người, chủ quan trước bệnh, rồi ai mách thuốc gì cũng uống thuốc đấy, đến khi bệnh tình nghiêm trọng mới chịu đi khám. Lúc này, chắc chắn việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp.

Các bệnh lý về tim mạch

Ngoài biến chứng biến dạng khớp, viêm khớp còn có thể gây thêm biến chứng tại các cơ quan khác như tim, đặc biệt là van tim. Đây cũng là nguyên nhân có thể gây tử vong cao, đặc biệt là khi người bệnh lớn tuổi.

Các phương pháp điều trị viêm khớp

Mục tiêu điều trị

Khi được chẩn đoán là bị viêm khớp, bạn không cần phải quá lo lắng, bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Thay vì đó bạn hay trao đổi với bác sĩ nhiều hơn để có hướng điều trị tích cực cho bản thân mình.

Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp, nhưng chúng ta có thể kiểm soát để bệnh không tiến triển nặng hơn. Hiện nay, để điều trị viêm khớp, các bác sĩ sẽ áp dụng phương thức “điều trị đa mô thực” (gồm điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc) nhằm giúp đạt các mục tiêu sau:

  • Giảm tình trạng viêm và kiểm soát cơn đau
  • Hồi phục, duy trì và tăng khả năng vận động của các khớp
  • Hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng xấu
  • Giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của thuốc
  • Cải thiện, nâng cao chất lượng của sống cho bệnh nhân
Một trong các mục tiêu điều trị bệnh viêm khớp là giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, hạn chế các biến chứng xấu (Ảnh minh họa)

Các phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm:

  • Thay đổi lối sống – chẳng hạn như duy trì cân nặng hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục thường xuyên
  • Thuốc – để giảm đau, kháng viêm.
  • Liệu pháp hỗ trợ – giúp thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp, khi các phương pháp trên đều không hữu ích, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cân nhắc phẫu thuật để sửa chữa, tăng cường hoặc thay thế các khớp bị tổn thương.

Kế hoạch điều trị cụ thể như thế nào sẽ phải phụ thuộc vào loại viêm khớp bạn mắc phải, giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như thể trạng của từng cá nhân.

Phần dưới đây là cách điều trị viêm khớp theo từng giai đoạn bệnh.

Điều trị ở giai đoạn nhẹ

Nếu bạn là người thường xuyên đi khám định kì và phát hiện được sớm bệnh xương khớp của mình mới ở giai đoạn đầu (thể nhẹ) thì việc điều trị sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng các phương pháp không dùng thuốc như:

  • Tạo thói quen và duy trì các bài tập thể chất để tăng sức bền, dẻo dai cho các nhóm cơ, giảm áp lực lên khớp, tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch
  • Tại thời điểm này, nếu bạn đang bị béo phì thì hãy cố gắng giảm cân xuống mức hợp lý
  • Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp như: cá béo, các loại rau xanh và hoa quả,…
  • Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn sử dụng một số thực phẩm chức năng chứa glucosamine, chondroitin hay UC-II (collagen type II không biến tính) nhằm nuôi dưỡng sụn khớp và ngăn chặn sự thoái hóa.
  • Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen để giải quyết những cơn đau thể nhẹ.
Ở giai đoạn đầu, điều trị viêm khớp thường tập trung vào các biện pháp không dùng thuốc, như tạo thói quen và duy trì các bài tập thể chất (Ảnh minh họa)

Điều trị ở giai đoạn trung bình

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức khớp ngày càng rõ rệt hơn khi thực hiện các vận động đi lại, ngồi xổm hay leo cầu thang. Đôi khi bạn còn nghe thấy cả tiếng lạo xạo trong khớp.

Đây gần như là giai đoạn mà nhiều người mới chịu đi khám và chữa trị. Khi chụp X-quang, bạn có thể nhìn thấy khe xương của mình hẹp đi nhiều và xuất hiện các gai xương dưới sụn. Ở giai đoạn này người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị sau:

Sử dụng thuốc

Bước đầu bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm đau bằng cách sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (aspirin, diclofenac, ibuprofen…)
  • Thuốc kê đơn Corticosteroid
  • NSAID theo toa (celecoxib (Celebrex), piroxicam (Feldene), diclofenac
  • Thuốc giảm đau Opioid (codeine, meperidine (Demerol), morphin, oxycodone (OxyContin), propoxyphen (Darvon), tramadol (Ultram))
  • Thuốc tiêm khớp steroid
  • .v.v.

Các loại thuốc kể trên thường gây ảnh hưởng tới gan, dạ dày nên bạn sẽ được chỉ định uống với một liều lượng phù hợp để kiểm soát tình trạng. Để phát huy công dụng của thuốc và tránh các tác dụng không mong muốn, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc

Đến khi tình trạng viêm của bạn được kiểm soát, bước tiếp theo bác sĩ sẽ hướng tới việc việc giúp bạn tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp bằng các chế phẩm hoặc thuốc có các thành tự nhiên như glucosamine, chondroitin và đặc biệt thành phần UC-II (collagen type II không biến tính) được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng.

Thuốc giúp kiểm soát tình trạng đau nhức do viêm khớp gây ra. Tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp hữu ích cho người bị viêm khớp. Phương pháp này giúp:

  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp
  • Tăng phạm vi chuyển động của các khớp cứng
  • Giảm đau
  • Cải thiện dáng đi và thăng bằng

Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập để tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, tăng tính linh hoạt và giảm đau.

Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu còn giúp bạn giảm đau bằng một số phương pháp vật lý trị liệu khác, chẳng hạn:

– Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS). Là việc sử dụng một máy truyền xung điện qua các miếng dính, được gọi là điện cực, gắn vào da. Điều này giúp giảm bớt cơn đau do viêm khớp bằng cách làm tê các đầu dây thần kinh trong tủy sống kiểm soát cơn đau.

– Thiết bị hỗ trợ. Nếu tình trạng viêm xương khớp gây ra các vấn đề về vận động hoặc gây khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày thì chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng một số dụng cụ giúp cố định, nâng đỡ và bảo vệ khớp phù hợp như gậy, nẹp…

– Liệu pháp thủ công. Liệu pháp thủ công là một kỹ thuật mà nhà vật lý trị liệu sử dụng bàn tay của họ để kéo căng, xoa bóp các mô cơ thể nhằm giữ cho khớp của bạn dẻo dai và linh hoạt, giảm tình trạng cứng khớp.

Vật lý trị liệu là biện pháp hữu ích giúp giảm đau, cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính linh hoạt cho khớp (Ảnh minh họa)

Điều trị ở giai đoạn nặng

Nếu bác sĩ chẩn đoán viêm khớp của bạn đã ở giai đoạn nặng, các mô sụn bị phá hủy gần hết, gai xương đặc và dày thì lúc này phẫu thuật là phương án tốt nhất để giúp bạn cải thiện bệnh tình.

Tùy vào mức độ phá hủy của sụn khớp, bác sĩ sẽ phân tích và trao đổi với bạn về phương pháp phẫu thuật, có thể là nội soi khớp hoặc phẫu thuật thay khớp,.v.v.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng cho viêm khớp (Ảnh minh họa)

Nội soi khớp

Nội soi khớp là phương pháp được coi là tích cực hơn cả. Trong quá trình nội soi, thông qua những lỗ được đục trên khớp để đưa các dụng cụ vào khớp, bác sĩ phẫu thuật sẽ nhìn thấy hình ảnh tổn thương sụn của bạn trên một màn hình lớn, rồi tiến hành các thủ thuật cắt, bào, rửa khớp để dọn dẹp khu vực bị tổn thương.

Sau đó bác sĩ có thể sẽ sử dụng thêm các biện pháp khác như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm Acid hyaluronic (AH),… để kích thích những mô sụn còn lại tiết ra chất nền của sụn nhằm giúp bạn có thể vận động trở lại

Phẫu thuật thay khớp

Trong trường hợp khớp của bạn bị biến dạng vẹo đi thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp. Về cơ bản phẫu thuật thay khớp là bác sĩ sẽ cắt bỏ phần xương bị hư, rồi đặt khớp nhân tạo được làm từ kim loại và nhựa vào để giúp bạn có thể đi lại được. Để hồi phục hoàn toàn bạn còn phải mất 3 đến 6 tháng tập vật lý trị liệu hồi phục chức năng

Nhược điểm của biện pháp này là:

  • Tuổi thọ của khớp thay chỉ kéo dài được 10 tới 15 năm
  • Qua trình thay khớp rất phức tạp
  • Chi phí phẫu thuật cao

Chính vì thế, phẫu thuật thay khớp được coi là phương án cuối cùng nếu như không còn bất cứ phương án hiệu quả nào khác.

Liệu pháp tại nhà hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh y khoa bạn nên kết hợp với thay đổi lối sống để giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để có những thay đổi phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Tập thể dục

Tập thể dục có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm đau do viêm khớp. Thường xuyên tập thể dục có thể giúp bạn:

  • Duy trì các khớp khỏe mạnh, tăng sức mạnh cơ và xương
  • Giảm độ cứng của khớp giúp khớp hoạt động linh hoạt
  • Giảm đau nhức và mệt mỏi
  • Cải thiện sự cân bằng của khớp để thực hiện các hoạt động hàng ngày

Những người bị viêm khớp nên tập thể dục nhẹ nhàng, ít tác động. Bạn có thể thường xuyên đi bộ hoặc tập luyện những động tác co duỗi nhẹ nhàng tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các lớp tập yoga, thái cực quyền, Pilates để tăng cường sức mạnh cơ khớp, giữ dáng khỏe mạnh.

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe cơ thể, sức khỏe xương khớp còn giúp bạn điều hòa nhịp điệu, giảm căng thẳng, stress cho cơ thể.

Tập thể dục giúp duy trì các khớp khỏe mạnh, tăng sức mạnh cơ và xương (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn khoa học

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp làm giảm viêm và có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp.

Các loại thực phẩm có tác giảm giảm đau do viêm khớp mà bạn nên ưu tiên ăn là: bông cải xanh, các loại cá béo, nghệ, tỏi và các thực phẩm chứa viatamin C như kiwi, dứa, dâu tây.

Hạn chế các thực phẩm như: bánh kẹo chứa nhiều đường, các món ăn chiên nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ,… Hạn chế uống bia rượu và tuyệt đối không hút thuốc lá.

☛ Tìm hiểu thêm: Top 10 thực phẩm giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp làm giảm viêm và có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp (Ảnh minh họa)

Giảm cân

Duy trì trọng lượng hợp lý có thể giảm áp lực cho các khớp. Thừa cân hoặc béo phì thường làm cho tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn, vì nó tăng áp lực lên sụn khớp.

Vì vậy nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách giảm cân an toàn. Giảm cân có thể giúp giảm đau viêm khớp, đặc biệt là đối với viêm khớp đầu gối.

Nghỉ ngơi

Nếu các khớp của bạn bị sưng và đau nhức, hãy dành thời gian cho chúng nghỉ ngơi. Cố gắng tránh sử dụng khớp bị viêm để vết sưng giảm bớt.

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, viên xương khớp có tác dụng rất tốt trong việc:

  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp.

Để bệnh viêm khớp được ổn định, ba mục tiêu quan trọng trong quá trình điều trị là Giảm đau, Giảm viêm và Phục hồi sụn khớp. Hiện nay, hầu như các sản phẩm mới chỉ đáp ứng được 1-2 tiêu chí trên. Chỉ có Khương Thảo Đan là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn cả 3 tiêu chí trong cơ chế tam giác khép này.

Để đạt được điều này, chính là nhờ những thành phần đặc biệt có trong sản phẩm, cụ thể:

  • Hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Hoạt chất này đã được nghiên cứu trong vòng 6 năm bởi PGS. TS. Lê Minh Hà cùng cộng sự (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam).
  • Collagen type II không biến tính. Là collagen có mặt tại sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế các yếu tố có hại xâm lấn lên mô sụn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh. Là bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng được ghi chép trong sách cổ.

Về tính an toàn, Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ, đặc biệt là những tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa hay gan thận. Không chỉ vậy, sản phẩm cũng đã được kiểm tra ngẫu nhiên bởi Bộ y tế, hoàn toàn không chứa các loại giảm đau tân dược gây tác dụng phụ.

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Cách xử lý đau nhức cấp do viêm khớp

Khi bị viêm xương khớp, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức xuất hiện đột ngột khiến cho bạn khó chịu, bực bội. Vì thế, ngay khi gặp những cơn đau nhức bạn có thể thực hiện một số mẹo sau để xoa dịu bớt cơn đau như:

  • Nghỉ ngơi, tạm ngưng công việc bạn đang làm.
  • Dùng túi chườm chuyên dụng đổ nước nóng vào chườm lên vùng khớp bị đau nhức.
  • Thi thoảng xoa bóp nhẹ nhàng các khớp để lưu thông máu.
  • Nếu bạn gặp tình trạng cứng khớp trước khi hoạt động trở lại bạn cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), mát xa cho mạch máu lưu thông
  • Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng gừng và muối để giúp thư giãn cơ khớp, tránh những cơn đau nhức ban đêm

Tổng kết

Trên đây là tổng quan về cách điều trị bệnh viêm xương khớp, giúp bạn kiểm soát được bệnh tình, tránh những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể phác đồ và kế hoạch điều trị như thế nào, bác sĩ sẽ là người thăm khám và đưa ra quyết định cuối cùng cho bạn. Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

Mọi vấn đề còn thắc mắc về các bệnh lý xương khớp cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước).

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...