Điểm danh 7 triệu chứng viêm khớp thường gặp

Mặc dù bệnh viêm khớp chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc nhận biết bệnh từ sớm có thể giúp kiểm soát để bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Khương Thảo Đan sẽ giúp bạn điểm danh 6 dấu hiệu viêm khớp thường gặp để giúp bạn biết được liệu mình có đang bị viêm khớp hay không nhé!

Dấu hiệu viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng tại vị trí khớp xảy ra hiện tượng viêm và sưng tấy, viêm khớp có thể xảy ra tại một hoặc nhiều khớp cùng một lúc. Thực tế, có khoảng 100 loại viêm khớp và mỗi loại sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Trong đó, có 2 loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp phụ thuộc vào loại viêm khớp, vị trí của khớp bị viêm. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể gặp các dấu hiệu dưới đây:

Cảm giác đau nhức tại các khớp xương

Đau khớp là một trong những dấu hiệu viêm khớp điển hình nhất của bệnh và xuất hiện xuyên suốt trong thời gian bị bệnh. Nguyên nhân gây ra những cơn đau khớp này là do phần sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bị suy giảm khiến phần đầu xương khớp va chạm vào nhau mỗi khi người bệnh hoạt động.

Những cơn đau ở giai đoạn đầu thường chỉ âm ỉ và rõ nét khi thực hiện các cử động ở khớp như: co duỗi, xoay khớp. Về sau, các cơn đau sẽ xuất hiện dữ dội và với tần suất thường xuyên hơn, khi bệnh nặng thì các cơn đau sẽ xuất hiện cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Dẫn đến tình trạng mất ngủ về đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đau là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp (Ảnh minh họa)

Sưng tấy

Sưng tấy tại vị trí khớp bị viêm cũng là dấu hiệu mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Triệu chứng này xuất hiện là do các phản ứng viêm xảy ra tại khớp.

Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy khớp sưng to kèm theo tình trạng ửng đỏ, chạm tay vào vùng sưng tấy sẽ có cảm giác nóng ấm hơn các vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm cũng có thể dẫn đến việc tích tụ chất lỏng ở các khớp và làm khớp trông to hơn bình thường.

Sưng tấy thường kèm theo các cơn đau nhức, ửng đỏ gây cảm giác khó chịu và đặc biệt xuất hiện thường xuyên hơn vào ban đêm.

Một bệnh nhân bị sưng khớp ngón tay, kèm theo triệu chứng đỏ và nóng ấm vùng da xung quanh (Ảnh minh họa)

Khó khăn trong vận động

Dấu hiệu khó vận động này xuất hiện khi bệnh viêm khớp chuyển nặng, không được điều trị kịp thời. Thông thường ở những người lớn tuổi bệnh sẽ tiến triển và trở nặng nhanh, sự ảnh hưởng của các cơn đau đến vận động cũng rõ ràng hơn.

Nhiều người, khi bệnh tiến triển nặng còn có cảm giác sợ vận động vì gặp phải những cơn đau nhức khó chịu. Khi bệnh càng tiến triển, các khớp càng bị đau nhức và sưng tấy thường xuyên hơn, người bệnh lại càng sợ vận động. Đặc biệt là những người bị viêm ở khớp gối, khớp háng hoặc khớp hông.

Khi ít di chuyển, các cơ quanh khớp từ đó cũng yếu dần đi, về lâu dài có thể dẫn đến teo cơ, đe dọa trực tiếp đến khả năng vận động.

Những cơn đau nhức khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động hằng ngày (Ảnh minh họa)

Cứng khớp

Viêm khớp sẽ khiến cấu trúc của khớp bị tổn thương, từ đó cử động của người bệnh bị hạn chế và cảm thấy co duỗi kém linh hoạt. Ngoài ra, nguyên nhân gây cứng khớp cũng có thể là do dây chằng và sụn bị xơ dính lại với nhau.

Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện nhiều khi người bệnh thức dậy sau một giấc ngủ dài và các cơn cứng khớp sẽ kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ.

Biến dạng khớp

Đây là dấu hiệu nặng nhất của bệnh, thường gặp ở những người viêm khớp lâu năm. Khi bị viêm khớp lâu năm, khớp bị mài mòn nặng, các cấu trúc khớp đã không còn vững chắc mà xuất hiện tình trạng bị dính, sụp…

Biến dạng khớp sẽ dễ quan sát thấy bằng mắt thường, nhất là tại những khu vực khớp có cấu trúc tương đối mỏng, nhỏ và yếu như tại các khớp ngón tay, bàn tay. Đối với khớp gối, người bệnh có thể thấy rõ hình ảnh biến dạng bên trong khớp thông qua hình ảnh chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên khoa.

Một bệnh nhân bị biến dạng khớp ngón chân (Ảnh minh họa)

Khớp phát ra tiếng kêu

Những tiếng kêu lộp cộp và lạo xạo phát ra từ khu vực bị viêm mỗi khi người bệnh xoay chuyển hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là do dịch khớp giảm, phần sụn khớp bị mài mòn khiến cho phần đầu xương thường xuyên va chạm vào nhau, làm khớp không thể hoạt động trơn tru như bình thường.

Tiếng lạo xạo trong khớp phát ra khi dịch khớp giảm, phần sụn khớp bị mài mòn (Ảnh minh họa)

Cơ bắp yếu dần đi

Bệnh viêm khớp có thể khiến cơ bắp trở nên yếu hơn, phổ biến nhất là các nhóm cơ quanh đầu gối. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như teo cơ, không cử động được…

! Lưu ý: Không phải bạn sẽ gặp tất cả các triệu chứng này cùng một lúc. Trong một số trường hợp, mỗi bệnh nhân có thể chỉ gặp vài triệu chứng ở trên vì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nên làm gì nếu gặp triệu chứng viêm khớp?

Đầu tiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán đúng bệnh bằng các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm hình ảnh. Sau khi bác sĩ biết loại viêm khớp bạn mắc phải, bác sĩ sẽ trao đổi với với bạn về cách điều trị tốt nhất.

Các phương pháp điều trị viêm khớp hiện này thường là:

  • Sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau, chống viêm
  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Phẫu thuật

Đọc thêm: Viêm khớp uống thuốc gì?

Biến chứng bệnh viêm khớp

Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Trong trường hợp nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khớp bị biến dạng: Tình trạng viêm đau khớp sẽ dẫn đến tình trạng các khớp bị sưng tấy lâu ngày sẽ gây biến dạng.
  • Ảnh hưởng đến chức năng vận động: Các cơn đau nhức và co cứng khớp khi bị viêm khớp sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn hơn trong việc cử động khớp, di chuyển. Nhiều người còn cảm giác sợ di chuyển, nếu lâu ngày không di chuyển khớp còn dẫn đến tình trạng teo cơ. Nguy hiểm nhất nếu bệnh để lâu có thể dẫn tới bại liệt chân, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như thấp khớp cấp, hở van tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Biện pháp cải thiện bệnh viêm khớp tại nhà

Một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Các biện pháp tự nhiên điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống

Cơ thể chúng ta có thể hoạt động tốt nhất khi chúng ta bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, cân bằng và đa dạng. Với hệ xương khớp cũng vậy, các nhà dinh dưỡng nhận định rằng, thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp của bạn.

Để có thể giảm viêm, giảm đau, sưng, bạn nên chọn các loại thực phẩm có khả năng:

  • Giúp kiểm soát chứng viêm
  • Tăng mật độ xây dựng xương, sụn
  • Tăng cường mô liên kết
  • Giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể tốt

Để làm được điều đó bạn nên bổ sung cho cơ thể những loại dưỡng chất sau: Omega 3, vitamin D, Canxi, vitamin C, vitamin K, magie, protein, glucosamine, chondroitin…

Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ xương khớp bao gồm:

  • Các loại cá béo: cá mòi, cá thu, cá hồi
  • Các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt mắc ca, hạt điều…
  • Các loại rau xanh như: xà lách, bông cải, rau bina, đậu lăng…
  • Các loại gia vị: gừng, tỏi, nghệ
  • Hoa quả tươi: cam, bưởi, kiwi, quả mơ, đu đủ, ổi, dứa, việt quất, cà chua, v.v…
  • Các loại đậu
  • Dầu ô liu
  • Các loại ngũ cốc nguyên chất

Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm tăng nguy cơ viêm khớp như đồ ăn chế biến sẵn, các loại đồ ngọt, rượu, bia và các chất kích thích khác.

Xem chi tiết: Bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức đề kháng của cơ thể mà còn rất tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp (Ảnh minh họa)

Tăng cường các hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng hợp lý, tăng cường sức khỏe cơ bắp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp lâu dài.

Người bệnh viêm khớp có thể thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất đơn giản như:

  • Đi dạo
  • Bơi lội
  • Đi xe đạp

Tránh các bài tập vận động mạnh tăng áp lực lên sụn khớp như: chạy bộ, bóng rổ, bóng chuyền, nâng tạ…

Tránh stress

Khi cơ thể bị căng thẳng và stress, các bộ phận khác nhau và đặc biệt là phần cơ sẽ xuất hiện sự căng cứng. Điều này có thể khiến những cơn đau do viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.

Chườm nóng/lạnh

Chườm nóng giúp các cơ được thả lỏng và tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn từ đó giúp làm giảm những cơn đau hiệu quả.

Chườm lạnh giúp giảm sưng tấy và những cơn đau tại khu vực các khớp.

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Với thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp với hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền và Collagen type II không biến tính, sản phẩm mang lại công dụng chính là hỗ trợ giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và phục hồi sụn khớp.

So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Là sản phẩm hiếm hoi đáp ứng được tam giác khép kín giúp bệnh viêm khớp ổn định, đó là: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo sụn khớp.
  • Được nghiên cứu bài bản trong nhiều năm và có đầy đủ báo cáo chứng minh về các thành phần.
  • Được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
  • Hoàn toàn không gây tác dụng phụ do thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn trên đường tiêu hóa và có thể sử dụng lâu dài.
  • Cam kết không chứa các thành phần giảm đau tân dược (đã được kiểm tra ngẫu nhiên bởi Sở Y tế Hà Nội)

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Phòng ngừa bệnh viêm khớp tiến triển nặng

Có một số biện pháp phòng ngừa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên như:

  • Để theo dõi các triệu chứng, mức tiến triển của bệnh bạn cần thường xuyên đến gặp bác sĩ thăm khám theo định kỳ và sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Duy trì các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát viêm khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Ngủ kém có thể làm tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, ngủ đủ và không sử dụng các chất kích thích để tăng cường chất lượng giấc ngủ.
  • Tăng cường bảo vệ các khớp bằng các thiết bị hỗ trợ như nẹp, băng để hạn chế chấn thương hoặc tránh tình trạng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tổng kết

Bệnh viêm khớp gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là đau khớp, cứng khớp, sưng tấy khớp,… Tuy nhiên, biểu hiện bệnh vẫn sẽ khác nhau ở mỗi người. Chính vì thế, khi thấy mình có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở khớp, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước) để được tư vấn thêm.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...