Viêm khớp là gì? Điều trị viêm khớp như thế nào?
Viêm khớp là thuật ngữ để chỉ tình trạng khớp bị viêm nhiễm và sưng tấy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh sẽ bị hạn chế khả năng vận động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Việc nắm rõ được các thông tin về bệnh, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp bạn tìm ra cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Mục lục
Bệnh viêm khớp là gì?
Bệnh viêm khớp là tình trạng tại các khớp xảy ra hiện tượng viêm nhiễm và sưng tấy kéo dài. Khi bị viêm khớp, các sụn bọc đầu khớp bị vỡ ra, gây sưng đau, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chuyển động, sinh hoạt của người bệnh. Bạn có thể bị viêm bất kì khớp nào trên cơ thể, nhưng các khớp thường bị viêm là khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khớp vai, khớp hông,…
Theo ước tính, có khoảng 22% dân số bị viêm khớp do bác sĩ chẩn đoán. Bệnh viêm khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là những người từ 35 tuổi trở lên, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp tăng cao ở những người trên 70 tuổi.
Viêm khớp có thể được coi là một căn bệnh nguy hiểm, vì nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những hậu quả và biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong các động tác cầm nắm, hạn chế hoặc mất khả năng vận động, thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Khi bệnh trở nặng và có biến chứng, người bệnh phải đối mặt với tình trạng teo cơ, biến dạng khớp, có thể dẫn tới bại liệt và mất khả năng đi lại suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Tổng quan
Có hàng trăm bệnh lý viêm khớp như viêm khớp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp thiếu nhi, viêm khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùng khớp do lao… Mỗi loại viêm khớp lại do những nguyên nhân khác nhau gây ra, gồm nguyên nhân chính và các nguyên nhân bổ sung.
Trong đó, những nguyên nhân chính gây ra viêm khớp là:
- Thoái hóa theo tuổi tác
- Nhiễm trùng
- Hệ miễn dịch hoạt động sai
- Tăng axit uric máu
- .v.v.
Các yếu tố bổ sung có thể thay đổi và không thể thay đổi, bao gồm:
– Yếu tố không thể thay đổi.
- Tuổi tác. Tuổi càng cao thì nguy cơ phát triển các dạng viêm khớp càng lớn.
- Giới tính. Nữ giới thường mắc các dạng viêm khớp hơn nam giới, có khoảng 60% người bị viêm khớp là phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh gout lại gặp ở nam giới nhiều hơn.
- Yếu tố di truyền. Một số gene liên quan đến một vài dạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm cột sống dính khớp.
– Yếu tố có thể thay đổi.
- Thừa cân và béo phì. Cân nặng vượt quá mức sẽ gây áp lực lớn đến hệ thống xương khớp và đặc biệt là khớp gối, cột sống, háng. Thừa cân béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.
- Chấn thương khớp. Chấn thương xảy ra ở khớp cũng là tác nhân gây phát triển viêm xương khớp tại đó.
- Nhiễm trùng. Các vi sinh vật gây nhiễm trùng khớp có khả năng kích thích sự hình thành của nhiều dạng viêm khớp khác nhau.
- Nghề nghiệp. Một số ngành nghề lao động chân tay, mang vác đồ nặng thường xuyên, đứng lên ngồi xuống nhiều lần cũng liên quan đến tình trạng viêm khớp
- Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp. Các thực phẩm làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật và khẩu phần ăn nhiều đường tinh luyện có thể khiến triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn. Lý do là vì thực phẩm bạn hấp thu có thể kích thích những phản ứng của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, có một số dạng viêm khớp cho tới nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể và không phòng ngừa trước được.
☛ Chi tiết: Top 9 nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thường gặp
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin nói tới nguyên nhân gây ra hai loại viêm khớp phổ biến nhất, là viêm xương khớp (thoái hóa khớp) và viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân viêm xương khớp
Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp là dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hay những người có tiền sử gia đình bị viêm xương khớp.
Nguyên nhân của viêm xương khớp là do sụn bị thoái hóa. Sụn là cơ quan có vai trò bảo vệ hai đầu xương, giúp giảm áp lực và ma sát lên khớp mỗi khi vận động, di chuyển. Khi mô sụn bị hao mòn, khớp sẽ có dấu hiệu bị sưng tấy và dần dần phát triển thành viêm khớp.
Ban đầu, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến lớp sụn của khớp khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển và gây đau, cứng khớp. Lâu dần, lớp sụn khớp bắt đầu mỏng đi và thô ráp, gân và dây chằng phải hoạt động nhiều hơn bình thường khiến cho khớp bị sưng tấy và hình thành nên các gai xương. Dần dần, sụn khớp bị mất đi khiến cho các đầu xương lộ ra, cọ sát vào nhau, làm biến dạng khớp, xương không nằm đúng vị trí tự nhiên ban đầu.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40–50 và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với đàn ông.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp là do hệ miễn dịch của cơ thể tự tiết ra các chất tấn công chính các mô khớp khỏe mạnh, bắt đầu từ màng khớp rồi tới bao khớp, sau đó xâm nhập và phá huỷ ổ khớp. Viêm khớp dạng thấp.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa biết rõ ràng vì sao hệ miễn dịch lại tự tấn công chính các mô khỏe mạnh của cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp thường gây viêm tại vị trí khớp bị tấn công, dẫn đến đau, xơ cứng, sưng khớp. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ lan ra xung quanh khớp, gây biến dạng khớp. Cuối cùng, xương và sụn có thể bị phá hủy. Ngoài ra, tình trạng viêm còn xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như mắt, tim, phổi, mạch máu, da và dây thần kinh.
Triệu chứng viêm khớp thường có tính đối xứng, tức là xảy ra đồng thời ở cả hai bên của cơ thể, như hai bàn – ngón tay, các lóng tay, hai cổ tay, cổ chân, hai bàn – ngón chân.
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong cuộc sống thường ngày như: cầm bút viết, mở nắp chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật, khó khăn khi đi đứng và cúi người.
Các triệu chứng viêm khớp
Tùy vào từng dạng viêm khớp mà bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng của bệnh xương khớp thường phát triển âm thầm và không liên tục, đến giai đoạn nặng chúng sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài theo thời gian.
Thường thì khi bị viêm khớp, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như sau:
- Đau khớp. Người bệnh có thể chỉ bị đau tại một khu vực khớp hoặc cũng có thể đau ở nhiều vị trí khác nhau, những cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện theo từng đợt.
- Sưng. Khi bị viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sẽ sưng, đỏ và bạn sẽ cảm thấy hơi ấm khi chạm tay vào.
- Cứng khớp. Cứng khớp là dấu hiệu điển hình thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hay sau khi ngồi làm việc, lái xe trong thời gian dài. Có những người lại bị cứng khớp sau khi tập thể dục…có tiếng lạo xạo khi cử động các khớp.
- Khó di chuyển khớp. Bạn sẽ cảm thấy bị đau đớn khi di chuyển các khớp hoặc gặp khó khăn khi đứng dậy.
- Trầm cảm và lo lắng. Những người bị viêm khớp kéo dài thường cảm thấy lo lắng, sa sút tinh thần vì phải đối chọi với bệnh tật, những cơn đau.
- Các triệu chứng khác. Một số loại viêm khớp có kèm theo dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể, như sốt, mệt mỏi, phát ban, giảm trọng lượng, khó thở, khô mắt và miệng, đổ mồ hôi đêm.
☛ Chi tiết: Điểm danh 7 triệu chứng viêm khớp mà bạn hay gặp phải
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp
Trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh viêm khớp, bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu như:
- Xét nghiệm máu. Được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp, theo dõi hiệu quả điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh.
- Xét nghiệm sinh hóa.
- Chụp X-quang khớp. Nhằm phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.
- Chụp xạ hình xương. Phương pháp này cho biết các thay đổi về hình dạng của các xương khớp, vừa có thể phát hiện các rối loạn về chuyển hóa. Đặc biệt giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư và u xương khớp.
- Các xét nghiệm khác về miễn dịch trong trường hợp viêm khớp dạng thấp như: định lượng yếu tố dạng thấp (RH), anti CCP…
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu chính của điều trị viêm khớp là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng bệnh nhân. Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp.
Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp. Thông thường sẽ bao gồm các phương pháp:
- Điều trị nội khoa (dùng thuốc) thuốc giảm đau, thuốc chống viêm…
- Điều trị bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: bài tập cho xương khớp, tập dáng đi, châm cứu…
- Hỗ trợ điều trị bằng châm cứu, xoa bóp
- Hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm TPBVSK, TPCN.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo, hợp nhất khớp…
Điều trị nội khoa
Các thuốc dùng để điều trị viêm khớp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ viêm. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, boeri nếu sử dụng sai thuốc có thể không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thông thường thuốc viêm khớp được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhưng không chống viêm, như: hydrocodone, acetaminophen.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có tác dụng vừa kiểm soát cơn đau, vừa kháng viêm, như: ibuprofen, salicylates.
- Các loại kem bôi chứa tinh dầu bạc hà, long não, capsaicin giúp giảm đau như salonpas, voltaren, capsaic,…
- Các loại thuốc ức chế miễn dịch như prednison, cortisone thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp.
- Các loại thuốc tiêm như diprospan, corticoid, axit hyaluronic, ma trận mô (PTM),…
☛ Chi tiết: Viêm khớp uống thuốc gì?
Điều trị bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng, giảm co thắt các cơ, giảm tình trạng đau nhức, cải thiện khả năng vận động, gia tăng lực ở các cơ, ngăn ngừa các khớp bị biến dạng. Nó có thể được chỉ định như phương pháp điều trị chính hoặc là phương pháp điều trị kết hợp.
Để tiến hành vật lý trị liệu, có thể sử dụng các dụng cụ như gậy, nạng, thun, đai băng… để tác động trực tiếp từ bên ngoài lên các khớp hoặc tiến hành các bài tập thể dục theo toa từ bác sĩ. Song song với đó, các bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể chỉ định thêm một số phương pháp điều trị thụ động khác như sử dụng máy siêu âm, máy chiếu hồng ngoại, liệu pháp nhiệt, dùng sóng ngắn, xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Trong quá trình điều trị nếu như gặp phải những biểu hiện bất thường nào bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết phù hợp.
Châm cứu
Châm cứu là lệu pháp sử dụng kim châm vào da để giảm đau, trong đó có đau gây ra bởi viêm khớp. Đây là phương pháp điều trị bổ sung, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Theo nghiên cứu, châm cứu có thể giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân bị viêm khớp.
Để tiến hành châm cứu, bạn nên tới các cơ sở thăm khám và chữa trị Đông y uy tín.
Hỗ trợ điều trị
Sử dụng các sản phẩm TPCN, TPBVSK cũng là một cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bất kể căn bệnh nào. Với bệnh viêm khớp, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm Khương Thảo Đan – Một sản phẩm của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Khương Thảo Đan đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống; giúp hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp gây ra, đồng thời làm trơn và phục hồi sụn khớp.
Viên xương khớp Khương Thảo Đan có chứa thành phần chính gồm:
- Hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền theo công trình nghiên cứu 6 năm của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), có tác dụng giảm đau, kháng viêm vượt trội; đã được nghiên cứu thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh.
- Collagen type II không biến tính. Là collagen có mặt tại sụn khớp, mang lại tác dụng tái tạo sụn khớp, góp phần làm giảm thoái hóa khớp.
- Bài thuốc cổ phương Độc Hoạt Tang Ký Sinh chữa xương khớp nổi tiếng trong các sách đông y cổ.
Các thành phần này kết hợp với nhau, mang lại hiệu quả toàn diện để ổn định bệnh viêm khớp mà vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn, người bệnh yên tâm sử dụng lâu dài, đặc biệt những người có tiền sử bệnh dạ dày.
>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY
>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Phẫu thuật
Nếu các biện pháp trên không tạo chuyển biến tích cực, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, chẳng hạn như: Loại bỏ màng hoạt dịch (synovectomy), thay thế khớp, hợp nhất khớp.
Phẫu thuật trong điều trị viêm khớp thường bao gồm các thủ thuật sau:
– Cải thiện bề mặt khớp. Khi bị tổn thương, mô sụn thường có xu hướng sần sùi khiến cho các đầu xương dễ ma sát vào nhau gây đau nhức mỗi khi di chuyển. Cải thiện bề mặt khớp là biện pháp giúp làm mịn bề mặt khớp và giúp cải thiện khả năng vận động. Thủ thuật này thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi.
– Thay khớp. Nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng và không có khả năng phục hồi, thủ thuật thay khớp nhân tạo sẽ được thực hiện. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ khớp hư tổn và thay thế bằng khớp nhân tạo làm từ kim loại và nhựa. Mặc dù thay khớp chấm dứt các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt trở lại nhưng thủ thuật này có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng, cục máu đông, trật khớp,…
– Loại bỏ gai xương. Một số bệnh nhân hình thành gai xương ở khớp bị hư hại, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ gai xương. Khi gai xương được cắt bỏ, các triệu chứng như cứng khớp và sưng viêm sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, khớp có thể vận động dễ dàng hơn trước.
Tóm lược
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp. Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh bạn cần chủ động đi khám để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị vì có thể làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 để được tư vấn miễn phí.