Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Xương cột sống là một bộ phận quan trọng của hệ xương khớp, tham gia hỗ trợ nhiều hoạt động thường nhật của con người. Gai cột sống là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra do tổn thương cột sống. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi xong hiện nay đang có xu hướng trẻ hoá.

Gai cột sống là bệnh gì?

Xương cột sống, còn được gọi là xương sống, cột sống, là một cấu trúc xương đặc biệt ở người. Cột sống được cấu tạo từ các xương nhỏ gọi là đốt sống. Bộ phận này bên trong chứa tuỷ sống (là một thành phần quan trọng của hệ thần kinh) thực hiện các chức năng phản xạ. Ngoài ra, xương cột sống còn đảm nhận vai trò chống đỡ nửa trên của cơ thể, cho phép thân trên cử động cúi gập, xoay qua lại dễ dàng.

Gai cột sống là một phần của thoái hóa cột sống, là một bệnh nguy hiểm trên xương sống. Bệnh xuất hiện do có sự hình thành các phần xương mọc nhô ra hai phía ngoài hoặc hai bên của cột sống. Các phần xương nhô ra chèn ép vào khu vực lân cận, có hình dạng bất thường giống chiếc gai nên được gọi là gai xương. Các gai xương là kết quả của sự phát triển thêm của xương đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp hoặc do sự lắng đọng tinh thể Calci ở dây chằng, đốt sống.

Gai xương có thể nhô ra ở bất kỳ vị trí nào trên xương cột sống. Dựa vào khu vực xuất hiện gai xương, người ta chia bệnh gai cột sống thành hai loại chính:

  • Gai cột sống cổ.
  • Gai cột sống thắt lưng.

Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và cuộc sống người bệnh, do đó cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thông thường, người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống do khung xương bị lão hoá. Tuy nhiên, ngày nay do đặc thù công việc, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này dần tăng cao.
gai-xuong-o-dot-song
Gai cột sống là sự nhô ra bất thường của các đốt xương sống

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Khi mắc gai cột sống, người bệnh thường ít để tâm tới nguyên nhân mà tập trung nhiều vào các triệu chứng. Tuy nhiên, xác định chính xác nguyên nhân gây gai cột sống sẽ giúp phòng tránh và có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng. Nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống như sau:

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá là biểu hiện của quá trình lão hóa xương. Thoái hoá cột sống xuất hiện khi tốc độ tạo xương suy giảm trong khi tốc độ già đi của xương lớn khiến xương bị thiếu calci dẫn đến thay đổi cấu trúc xương, đặc biệt là sụn và lớp xương dưới sụn. Sự thay đổi này được sửa chữa bằng quá trình bù đắp calci cho xương.

Tuy nhiên, quá trình bù đắp diễn ra không mang tính đồng đều gây ra dư thừa calci ở những vị trí không cần thiết, góp phần hình thành gai xương. Các gai xương hay xuất hiện nhất là ở tổ chức xung quanh đĩa đệm, chèn ép vào mạch máu và các dây thần kinh.

Chi tiết: Thoái hóa cột sống là gì?

Chấn thương cột sống

Các tai nạn, chấn thương có thể làm chệch đĩa đệm ra khỏi vị trí vốn có của nó, gây ra tình trạng thoát vị. Bên cạnh các phản ứng gây đau thì xương cũng tự sửa chữa tổn thương do các yếu tố tác động bên ngoài gây nên.

Kết quả sau quá trình tự sửa chữa cũng làm xuất hiện gai xương, từ đó gây gai cột sống.

chan-thuong-cot-song
Chấn thương cột sống gây ra gai cột sống (Ảnh minh họa)

Viêm cột sống mạn tính

Quá trình viêm gây ra các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau gây khó chịu cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, viêm cũng gây những bất thường ở sụn khớp, làm tăng cao khả năng xuất hiện gai xương.

Lắng đọng nhiều tinh thể calci

Quá trình lắng đọng calci khởi động nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt calci cho cấu trúc xương. Song lắng đọng quá mức lại làm xuất hiện gai xương. Vị trí gai hay gặp nhất của nguyên nhân này là ở dây chằng, gân tiếp xúc với các đốt xương bị lão hoá.

Yếu tố di truyền

Bình thường, bệnh gai cột sống không mang tính lây lan, di truyền cho con cháu. Tuy nhiên, một số người có gen mang tính quy định làm cho đĩa đệm yếu hơn so với người bình thường. Trong quá trình sinh hoạt và làm việc hàng ngày, sự tác động quá lớn khiến đĩa đệm có thể bị tổn thương từ đó làm xuất hiện gai cột sống.

Yếu tố khác

Ngoài các yếu tố kể trên, tuổi cao, béo phì, vận động quá sức, hút thuốc lá… cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

gai-cot-song-o-nguoi-gia
Tuổi cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống (Ảnh minh họa)
Hãy tầm soát các nguyên nhân gây bệnh, có như vậy, chúng ta mới có sức khoẻ ổn định, từ đó có nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

Triệu chứng của gai cột sống

Gai cột sống được đánh giá là một bệnh xương khớp gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực không chỉ tới sức khỏe, tâm lý mà cả cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Khi mắc bệnh gai cột sống, bệnh nhân sẽ kèm theo các triệu chứng:

Đau vùng cổ, thắt lưng và vai

Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ cảm thấy xơ cứng, đau nhẹ vùng lưng hay hơi mỏi cổ, cột sống. Lâu dần, đau trở nên mạnh hơn, buốt hơn, thường xuyên cảm thấy đau nhói ở một vài vị trí cụ thể.

gai-cot-song-gay-dau-lung
Gai cột sống gây đau lưng, vai gáy và cổ ở nhiều mức độ (Ảnh minh họa)

Đau ở nhiều mức độ

Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau trở nên dữ dội, mạnh mẽ hơn khi vận động đồng thời giảm rõ rệt khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do các gai xương nhô ra chiếm chỗ của các cơ quan lân cận khiến chúng bị chèn ép gây đau. Khi vận động, các gai xương chuyển động theo cột sống làm sự đè ép được tăng cường, gây các cơn đau dữ đội.

Chân tay tê bì, mất cảm giác

Các gai xương đôi khi cũng chèn ép vào các dây thần kinh từ tủy sống mà đích đến là các chi. Theo đó, tín hiệu gửi về và truyền đi thần kinh bị đứt đoạn, gây tê bì, rối loạn hoặc mất cảm giác ở tay, chân.

Yếu cơ, vận động kém

Bên cạnh dẫn truyền cảm giác, các dây thần kinh cũng dẫn truyền vận động. Sự tắc nghẽn dây thần kinh khiến khả năng vận động của người bệnh giảm đi rõ rệt.

Ngoài ra, các gai xương còn chèn ép vào các mạch máu làm ứ trệ tuần hoàn, từ đó không cung cấp đủ oxy và năng lượng tới các cơ. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra yếu cơ ở người bệnh.

han-che-van-dong
Mất khả năng vận động là triệu chứng của gai cột sống (Ảnh minh họa)

Đại, tiểu tiện không tự chủ

Thường gặp ở giai đoạn nặng của bệnh, khi đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp. Kéo dài tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gai cột sống kéo dài không chỉ gây ra nhiều lo ngại, cản trở cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường. Đừng nên chủ quan với sức khỏe của mình, tránh gặp phải nhiều hậu quả đáng tiếc.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng kể trên của bệnh gai cột sống không xuất hiện đồng thời mà diễn ra tuỳ vào mức độ của bệnh. Ở giai đoạn đầu, thường người bệnh chỉ cảm giác mỏi, khó chịu hoặc đau nhẹ vai gáy, cổ hay thắt lưng. Tình trạng này hay bị bỏ qua do khá giống với các cơn đau thông thường và khiến bệnh trở nên trầm trọng. Ở giai đoạn muộn, các biện pháp can thiệp điều trị trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các cơn đau, mỏi lưng, vai gáy thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ. Các kĩ thuật khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh để từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

kham-benh-gai-cot-song
Gai cột sống cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia y tế cũng đưa lời khuyên về việc nên đi khám bệnh sớm, bởi vì bệnh kéo dài có thể kèm theo các biến chứng nguy hiểm như:

  • Teo cơ, liệt chi.
  • Mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Không kiểm soát được đại, tiểu tiện.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.
Thăm khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp kiểm soát tình trạng gai cột sống mà còn góp phần bảo vệ sức khoẻ của bạn.

Cách điều trị gai cột sống

Phát hiện sớm bệnh, các biện pháp can thiệp sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng mà không tốn công sức cũng như nhiều kinh phí của bệnh nhân. Các biện pháp điều trị gai cột sống được khuyến cáo là:

Khám và điều trị tại bệnh viện

Lúc này, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ, hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu thương tổn và các triệu chứng của bệnh. Một số chỉ định hay gặp như:

– Tiêm thuốc giảm đau: Thường được sử dụng là Movepan, Vinrolac, Ketorolac – BFS… Các thuốc này được chỉ định điều trị đau ở mức độ nặng hoặc dùng thay thế, phối hợp với một số thuốc khác. Ngoài ra, thuốc tiêm giảm đau cũng được dùng sau các phẫu thuật điều trị gai cột sống.

– Phẫu thuật: Khi bệnh gai cột sống ở giai đoạn nặng, các liệu pháp can thiệp khác ít có ý nghĩa thì bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật. Mổ gai cột sống đôi khi để lại nhiều di chứng hậu phẫu thuật nên bệnh nhân cần tham khảo, lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định.

Đọc thêm: Chữa gai cột sống – Các phương pháp hiệu quả hiện nay

mo-gai-cot-song
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị bệnh gai cột sống

Điều trị gai cột sống tại nhà

– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Thường dùng là ibuprofen, aspirin, paracetamol… Các thuốc này mang lại hiệu quả nhanh chóng kèm theo tác dụng kháng viêm mạnh nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, không được dùng các sản phẩm trên quá liều vì có thể gây ngộ độc. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

– Các bài thuốc dân gian: Song song với tác dụng ưu việt của thuốc Tây, các vị dược liệu dân gian cũng được sử dụng để điều trị gai cột sống hữu hiệu. Các vị thuốc hay dùng gồm: ngải cứu, lá lốt, địa liền… Chúng được ưa chuộng vì hiệu quả cao và rất lành tính cho người sử dụng.

Đọc thêm: Phục hồi khớp

– Vật lý trị liệu: Massage, châm cứu, bấm huyệt… là các kỹ thuật có tác dụng đả thông kinh mạch, từ đó tăng cường lưu thông tuần hoàn, hạn chế chèn ép dây thần kinh, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả.

bam-huyet-chua-gai-cot-song
Bấm huyệt là một liệu pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

– Tập luyện các bài tập: Các bài tập ở mức độ phù hợp được duy trì thường xuyên sẽ giữ cho gân cốt luôn dẻo dai, linh hoạt. Ngoài ra, chúng còn tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, thích hợp trong điều trị gai cột sống.

Đọc thêm: 10 bài tập gai cột sống cổ hiệu quả, dễ thực hiện

Phòng ngừa bệnh gai cột sống như thế nào?

Điều an toàn nhất không phải là chữa trị bệnh mà là phòng bệnh, bởi ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh thì sẽ không mất nhiều công sức, thời gian cho các quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bạn hãy thực hiện những lưu ý dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ mắc gai cột sống:

  • Không ăn đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ hay uống đồ uống chứa cồn thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết.
  • Uống đủ lượng nước cho một ngày.
  • Tránh khuân vác nặng, ngồi sai tư thế.
  • Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ tối đa 6 tháng/ lần.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định hợp lý.
che-do-dinh-duong-lanh-manh
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa gai cột sống (Ảnh minh họa)

Khương Thảo Đan – Giải pháp cho tình trạng gai cột sống

Song song với các phương pháp điều trị kể trên, sử dụng thêm các sản phẩm BVSK, TPCN cũng là một trong những lựa chọn được nhiều bệnh nhân xương khớp tin dùng. Bởi các sản phẩm này hỗ trợ điều trị bệnh nhanh và hiệu quả hơn, đồng thời chúng cũng rất an toàn và lành tính.

Trong các sản phẩm xương khớp trên thị trường, Khương Thảo Đan là một trong số ít những sản phẩm hiện nay được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho tình trạng gai cột sống.

Khương Thảo Đan xây dựng dựa trên đề tài chuyển giao của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho Công ty dược phẩm Thái Minh. Sản phẩm nổi bật thành phần KGA1 chiết xuất từ cây Địa liền.

Từ xa xưa, cây địa liền đã được dùng trong điều trị các bệnh gân cốt do có tác dụng giảm đau. Song chỉ khi chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 trong cây này thì người ta mới thấy được tác dụng ưu việt của nó. KGA1 có tác giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ, đồng thời lại rất lành tính cho người sử dụng. Bệnh nhân có thể sử dụng kéo dài và thường xuyên, không bị hạn chế như nhiều thuốc giảm đau khác.

Ngoài ra, mỗi viên nang Khương Thảo Đan còn gồm:

  • Collagen type II không biến tính. Là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo nên sụn khớp, hỗ trợ phục hồi thương tổn tại khớp. Đồng thời, chất này cũng kích thích tăng sinh và ổn định xương sụn, giữ hệ xương chắc khỏe.
  • Các chiết xuất dược liệu thiên nhiên như Độc hoạt, Phòng phong, Ngưu tất… Đều là các vị thuốc có lợi cho xương khớp.

Nhờ đó, Khương Thảo Đan mang lại công dụng:

  • Giảm nhanh các triệu chứng của đau, kháng viêm mạnh mẽ.
  • Hỗ trợ hồi phục sụn khớp, tái tạo thương tổn và tăng sinh sụn mới.
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa, chống mài mòn xương.

Với độ an toàn, lành tính cho người sử dụng cùng khả năng hiếm hoi đáp ứng tam giác vàng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Khương Thảo Đan đã trở thành sản phẩm được nhiều người tin dùng. Đây cũng là giải pháp cho tình trạng gai cột sống mà bạn nên cân nhắc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin tới bạn về bệnh gai cột sống. Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số hotline miễn cước 1800.1156.

Tài liệu tham khảo:

  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32864619/
  • https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10040-spine-structure-and-function
  • https://www.medicinenet.com/spine/definition.htm

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...