22/09/2021 09:59
11 nguyên nhân đau vai gáy thường gặp
Để điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả, việc quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Điều này giúp cung cấp những thông tin quan trọng về xu hướng của bệnh, các yếu tố rủi ro, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Mục lục
Nguồn gốc sâu xa gây đau vai gáy
Vùng cổ vai gáy của chúng ta là khu vực tập trung rất nhiều cơ, xương, khớp, các dây thần kinh, động – tĩnh mạch, dây chằng cùng nhiều cấu trúc hỗ trợ khác. Khi một trong các tổ chức này có vấn đề, cơn đau vai gáy có thể xuất hiện. Nó như một triệu chứng báo hiệu rằng, các tổ chức bên trong vùng vai gáy của bạn đang bị tổn thương.
Về cơ bản, các vấn đề thường gặp ở những tổ chức này là:
- Hệ thống dây chằng, dây thần kinh bị chèn ép;
- Hệ thống cấu trúc đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ bị trượt, xẹp, thoát vị, vỡ,…
- Lớp dây chằng bị kéo căng, rách, đứt, tách khỏi xương;
- Cơ ở vùng cổ vai gáy bị căng cứng;
- Mặt khớp ở cổ bị thoái hóa, bào mòn, sưng viêm;
- Nhiễm trùng.
Tùy thuộc vào tổ chức cấu trúc bị ảnh hưởng và vấn đề mà nó gặp phải, đau cổ vai gáy có thể chia thành đau cơ học và đau thần kinh.
– Đau cơ học. Phát sinh từ những vấn đề tổn thương ở mô mềm cơ, khớp, xương hay các cơ quan. Những tổn thương ở vùng này kích thích các thụ thể đau trong các mô gửi tín hiệu đến não, từ đó phát ra cơn đau. Đây là loại đau rất quen thuộc, đặc điểm của cơn đau là như bị đâm mạnh hoặc đau nhói, thay đổi cường độ đau khi bạn chuyển động hoặc cười, đôi khi thở sâu cũng có thể làm cơn đau tăng lên.
– Đau thần kinh. Phát sinh từ sự tổn thương trong chính hệ thống dây thần kinh. Nó có thể xuất phát từ bệnh tật, chấn thương hay bất cứ điều gì làm tổn thương tế bào thần kinh. Cơn đau do tổn thương thần kinh thường được mô tả là nóng rát hoặc châm chích. Một số người lại thấy như một cú sốc điện hoặc bị đâm, ghim.
– Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, tình trạng đau vai gáy không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng, nó xảy ra mà không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Hiện tượng này được gọi là hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia syndrome – FMS). Hầu hết các bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa đều biểu hiện đau toàn thân, đau căng cơ như tình trạng sau khi làm việc nặng.
Dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân khiến các tổ chức cấu trúc ở cổ vai gáy bị tổn thương.
Nguyên nhân đau vai gáy thường gặp
Tư thế không tốt
Do tính chất công việc cũng như thói quen, rất nhiều người trong chúng ta thường:
- Ngồi trước màn hình máy tính trong một thời gian dài với tư thế chúi đầu về phía trước;
- Liên tục cúi đầu xem điện thoại, chơi máy tính bảng, đọc sách;
- Thường xuyên phải cúi đầu để viết, vẽ.
- .v.v.
Chính những tư thế không tốt này là nguyên nhân khiến bạn bị đau mỏi vai gáy.
Tư thế tốt là tư thế mà tai và vai thẳng hàng với nhau, ngực và vai mở rộng. Ở vị trí này, cổ và đầu của bạn được giữ thẳng, áp lực của đầu lên cột sống cổ và vai được giảm thiểu và cân bằng.
Ở tư thế xấu, đầu của bạn đặt xa hơn vai và cổ nghiêng về phía trước. Ở vị trí này, cột sống cổ và vai của bạn phải chịu một trọng lượng lớn hơn; tủy sống và rễ thần kinh gần đó bị kéo căng hơn; cơ vùng vai gáy cũng phải căng nhiều hơn để đối trọng với lực kéo của đầu. Tất cả những điều này sẽ khiến bạn dễ dàng bị đau cổ vai gáy, cứng khớp cùng nhiều triệu chứng khác.
Ngủ sai cách
Bạn có thể không suy nghĩ nhiều về vị trí cơ thể trong khi ngủ hoặc loại gối mà bạn sử dụng. Nhưng cả tư thế ngủ và gối của bạn đều có thể gây ra cứng cổ, đau vai gáy, đau lưng và nhiều loại đau khác.
- Tư thế ngủ. Ai cũng có tư thế ngủ ưa thích, nhưng nếu bạn ngủ nằm sắp hoặc chỉ nằm nghiêng, cổ và vai của bạn có thể bị xoắn sang một bên trong nhiều giờ. Điều này dẫn tới căng cơ và có thể gây đau vai gáy cổ vào buổi sáng.
- Gối. Một chiếc gối tốt là chìa khóa để bảo vệ vùng cổ vai gáy khỏi bị tổn thương. Gối quá cao hay quá thấp có thể gây ra nhiều căng thẳng ở cơ cổ vai, dẫn đến đau.
- Chuyển động đột ngột. Như ngồi dậy nhanh hoặc vung tay chân trong giấc mơ có thể làm căng cơ, dẫn đến đau. Xoay người đột ngột trong khi đang ngủ hoặc cố gắng ngủ cũng có thể khiến bạn bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy.
- Chấn thương trước. Nếu bạn có những chấn thương từ trước đó, như va chạm thể thao hay va chạm mạnh vào đồ vật, cơn đau có thể không xuất hiện ngay sau đó. Nhưng sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau, bạn có thể bị đau vai, cứng cổ, ê ẩm người.
Thực hiện các hoạt động lạm dụng cơ cổ, vai
Một số hoạt động ngửa đầu ra sau trong thời gian dài, chẳng hạn như ngửa cổ sơn vẽ trần nhà, lau dọn trên cao hoặc một số loại hình thể thao như đạp xe, bơi ếch cũng có thể khiến bạn bị đau cổ vai gáy.
Bởi khi thực hiện các hoạt động này, đầu và cổ của bạn cũng ở vị trí không cân bằng trong thời gian dài, khiến cơ và khớp ở vùng này bị căng cứng, đau mỏi.
Chấn thương
Bất kì chấn thương nào ở vùng cổ vai gáy cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức.
Những chấn thương nhỏ do vấp ngã, rơi ở khoảng cách thấp có thể chỉ làm đau ở mô, cơ, dây chằng. Những chấn thương lớn, như do tai nạn xe, va chạm mạnh trong khi chơi thể thao có thể gây ra đau, bầm tím, đứt dây chằng, thậm chí là gãy xương.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến việc các đốt sống cổ mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian.
Trong suốt cuộc đời của chúng ta, nhiều dấu hiệu hao mòn thông thường có thể xuất hiện ở cột sống, như: các đĩa đệm cột sống cổ trở nên phẳng hơn, hình thành các vòng xơ bao quanh, các xương nhỏ (gai cột sống) hình thành dọc theo các cạnh của thân đốt sống,… Hậu quả là đĩa đệm bị căng phồng lên, lồi ra, dây chằng ở đốt sống cổ bị kéo giãn và đóng vôi ở sát bờ đĩa đệm.
Ban đầu, bạn sẽ thấy tình trạng đau ở cổ tăng dần lên khi vận động, quay qua quay lại. Sau đó, cơn đau lan dần ra tới tai, bả vai, gáy, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ).
☛ Chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Viêm cột sống
Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, nó có thể ảnh hưởng tới cả cột sống, cơ, gân, dây chằng và các tổ chức khác xung quanh cột sống. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào chính các mô khớp khỏe mạnh của cơ thể.
Hai vị trí ở cột sống dễ bị viêm nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Khi bị viêm cột sống cổ, bạn sẽ cảm thấy vùng cổ, gáy bị đau. Khi thực hiện các động tác như cúi, ngửa cổ, xoay đầu qua hai bên thì cơn đau tăng lên. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể lan xuống hai vai, cánh tay, bàn tay.
Thoát vị đĩa đệm ở cổ
Như chúng ta đã biết, nằm giữa những đốt sống của cột sống chính là các đĩa đệm, được cấu tạo từ các lớp sụn và vòng xơ. Trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu hoặc bầu dục, được các lớp vòng sợi bao xung quanh. Khi bị thoát vị, lớp nhân nhầy trong đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường và có thể chèn ép vào dây thần kinh.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ là: Đau ở phía sau cổ, vùng gáy. Cơn đau có thể loan tỏa từ dây thần kinh bị chèn ép xuống qua vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Trong một số trường hợp, dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm còn gây ra tình trạng tê yếu ở chi.
☛ Chi tiết: Phục hồi khớp
Đau cân cơ
Hội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome – MPS) là một bệnh lý đau mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương.
Trong hội chứng này, khi ta ấn vào các điểm kích hoạt (trigger point), sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể bạn, gọi là đau tham chiếu hay đau liên quan (referred pain).
Điểm kích hoạt là những vị trí bất kì nằm trong bắp cơ, có đặc điểm là tính cảm ứng cao và khu trú. Điểm kích hoạt xuất hiện khi một cơ hoặc một nhóm cơ bị kéo căng trong thời gian dài hoặc thực hiện các vận động co giãn quá mức (thường là do đặc thù nghề nghiệp, hoạt động sở thích hoặc tăng trương lực cơ do căng thẳng).
Đau cân cơ có thể xảy ra ở vùng cổ, gáy, đây là một trong những tình trạng hay gặp nhất. Để điều trị đau xơ cơ vùng cổ, cần xác định được điểm kích hoạt cân cơ.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa, còn được gọi là hội chứng đau xơ cơ (fibromyalgia syndrome – FMS), đây là một tình trạng mãn tính gây đau khắp cơ thể.
Ở những người bị đau cơ xơ, não và dây thần kinh gặp rối loạn, dẫn đến tình trạng giải thích sai hoặc phản ứng thái quá với các tín hiệu đau bình thường. Điều này có thể xảy ra do sự mất cân bằng hóa học trong não hoặc những bất thường trong các hạch gốc ở lưng (the dorsal root ganglion – DRG).
Đau cơ xơ hóa cũng có các điểm kích hoạt, phổ biến là: sau đầu, đỉnh vai, ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay,
Các triệu chứng đau cơ xơ hóa thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Phụ nữ bị đau lan rộng hơn, các triệu chứng kích thích ruột và mệt mỏi vào buổi sáng nghiêm trọng hơn nam giới.
Tuổi tác
Tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người càng bị thoái hóa, dẫn đến suy giảm chức năng. Hệ thống cơ xương khớp không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, tỉ lệ người trung và cao tuổi bị đao vai gáy cũng rất cao.
Nguyên nhân khác
Bệnh đau cổ vai gáy cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây nên, như:
- Thiểu năng vành;
- U đỉnh phổi;
- Dính khớp bả vai;
- Vẹo cổ bẩm sinh;
- U hố sau;
- Ung thư;
- Lao;
- .v.v.
Nguyên nhân đau cổ vai gáy theo Đông y
Theo suy luận của Đông Y, nguyên nhân đau vai gáy là do các căn nguyên dưới đây:
– Do nội nhân. Những người cao tuổi, theo thời gian can thận bị hư làm khí huyết giảm sút. Dẫn đến cơ thể không làm chủ được cốt tủy; can huyết không đủ khả năng để nuôi dưỡng cân cơ. Từ đó gây ra bệnh đau vai gáy.
– Do các yếu tố ngoại nhân. Cơ thể không có đủ vệ khí khiến phong hàn thấp xâm nhập vào và làm kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho các kinh lạc bị phù, tắc nghẽn, gây ra đau.
– Các yếu tố bất nội ngoại nhân. Khi ngủ gối cao đầu, ngồi không đúng tư thế, lao động nặng,..
Nên làm gì nếu bị đau vai gáy?
Nguyên nhân gây đau vai gáy thường không nguy hiểm, nó chủ yếu xảy ra do sai tư thế hoặc lạm dụng cổ vai. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như chườm lạnh, chườm nóng, xoa bóp, cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
☛ Xem thêm: Phục hồi khớp
Bạn nên đi khám bác sĩ, nếu:
- Cơn đau nghiêm trọng, bạn gặp khó khăn trong việc quay cổ hay cúi đầu
- Đã thử các biện pháp tại nhà mà cơn đau không thuyên giảm
- Đau đi kèm với đau đầu, tê, yếu hoặc ngứa ran
Bạn cần cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu:
- Bị sốt hoặc ớn lặng
- Nặng đầu, cổ dai dẳng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Nhịp tim không đều hoặc nhanh
- Khó thở
- Yếu cơ
- Đau ngực
Ngoài ra, để tình trạng đau mỏi vai gáy thuyên giảm nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan.
Khương Thảo Đan là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt chất KGA1 chiết tách từ củ Địa liền, theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau vai gáy và giảm đau nhức vai gáy do thoái hóa khớp gây ra.
Hoạt chất KGA1 trong Khương Thảo Đan có tác dụng hỗ trợ giảm đau – chống viêm mạnh mẽ nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, đã được chứng minh thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh trong suốt quá trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà.
Không chỉ vậy, thành phần của Khương Thảo Đan còn được bổ sung thêm:
- Collagen Type II giúp tái tạo sụn khớp, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa; thành phần này cũng đã được chứng minh và công bố rộng rãi trên thế giới
- Bài thuốc Độc hoạt Tang kí sinh chữa đau xương khớp nổi tiếng trong các sách y học cổ.
Về tính an toàn, Khương Thảo Đan có nguồn gốc thiên nhiên và cam kết không chứa các loại tân dược giảm đau nên rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh gan thận cũng có thể sử dụng sản phẩm này.
Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xemTẠI ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Kết luận
Đau vai gáy là căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều khó chịu, lo lắng, mệt mỏi cho người bệnh. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể điều trị được, điều quan trọng là cần xác định được chính xác nguyên nhân và sự kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị ở người bệnh.
Để được tư vấn thêm về bệnh lý này cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 hoặc để lại bình luận cuối bài viết.
06/09/2021 13:27