Thoái hóa khớp gối "tấn công" phụ nữ nhiều hơn nam giới - tại sao?

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp gối đang chiếm 10,41% trong các bệnh về cơ xương khớp. Và sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này cao hơn nam giới khoảng 1,5 đến 2 lần. Tại sao phụ nữ lại dễ dàng mắc bệnh thoái hóa khớp gối đến vậy? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu nhé!

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp. Khi chịu tác động của các tác nhân, lớp sụn này dễ này bị bào mòn, bong tróc trở nên xù xì, khiến hai đầu xương lộ ra cọ xát với nhau mà gây nên các hiện tượng đau nhức, viêm nhiễm cho người bệnh

Thoái hóa khớp gối thường chỉ có ở người già nhưng thực tế quá trình thoái hóa đã bắt đầu từ khá sớm và thường hay xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với nam giới, đa phần thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.

Ảnh minh họa

Tại sao thoái hóa khớp gối lại “tấn công” phụ nữ nhiều hơn nam giới?

Diễn biến của bệnh thoái hóa khớp gối tỷ lệ thuận với tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh. Cộng thêm những tác động từ bên ngoài khiến cho 2 đầu xương của khớp gối bị bào mòn, dịch khớp tiết ra ít làm cho khớp bị khô, dễ biến dạng và bị phá hủy nghiêm trọng . Bên cạnh đó giới tính cũng là yếu tố thức đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối..

Đặc biệt phụ nữ từ tuổi trung niên trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp khớp, nhóm đối tượng phụ nữ dễ dàng “bị tấn công” bởi các nguyên nhân cụ thể sau:

Do đặc trưng cấu tạo cơ thể của người phụ nữ

So với đàn ông, phụ nữ có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nên rất dễ bị tổn thương trong khi vận động. Đồng thời, trong cấu trúc khớp ở phụ nữ có khe liên lồi cầu hẹp hơn, khiến dây chằng chéo trước rất dễ bị cấn vào rãnh liên lồi cầu mà gây hiện tượng giãn hoặc đứt dây chằng.

Hơn thế nữa, phần hông của phụ nữa thường rộng hơn nam giới. Nhiều chuyên gia tin rằng hông rộng hơn có thể gây thêm căng thẳng ở bên trong đầu gối, dẫn đến thoái hóa khớp.

Thực hiện thiên chức làm mẹ

Mang thai – sinh con là thiên chức của bất kỳ người phụ nữ nào. Để sinh hạ được một đứa con, người mẹ phải hi sinh rất nhiều thứ, đặc biệt là sức khỏe của mình. Nhiều nghiên cứu cho rằng, mỗi lần trải qua giai đoạn sinh nở, người phụ nữ càng tiến lại gần hơn nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc khớp hông

Trong một nghiên cứu khác trên 1600 phụ nữ từ độ tuổi từ 50 đến 79, những phụ nữ đã sinh 5 đến 12 con có khả năng thay khớp gối cao 2,6 lần so với những phụ nữ chỉ sinh 1 con.

Lượng hormone estrogen thiếu hụt ảnh hưởng đến khối lượng xương

Từ bắt đầu độ tuổi 30 trở đi, chúng ta đều phải đối mặt với quá trình thoái hóa dần của xương khớp. Theo đó, mỗi năm lượng xương giảm từ 0,25 – 1%

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên

Còn ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh (sau tuổi 40), lượng hormon estrogen giảm mạnh cộng với tốc độ thoái xương nên làm khối lượng xương mỗi năm giảm từ 1 đến 5%. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt estrogen làm giảm đi chức năng gắn kết canxi vào khung xương, vai trò tổng hợp vitamin D, dẫn đến cấu trúc tổng thể của xương nói chung và sụn khớp nói riêng mỏng đi, mất tính đàn hồi.

Số lượng hormon testosterone ít hơn nam giới

Hormon testosterone đóng vai trò tạo sức bền, xây dựng cơ bắp bổ trợ khớp gối, giảm nguy cơ các bệnh về xương khớp. Hormon này có ở nam giới nhiều hơn. Đó là lý do vì sao mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn.

Do đặc thù công việc nội trợ hằng ngày

Với đức tính tần tảo sớm hôm, hầu hết phụ nữ Việt Nam đều rất chăm chỉ làm các công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa,…Những công việc này khiến người phụ nữ phải thường xuyên ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, đi lại nhiều lần trong ngày khiến cho lớp sụn gối thoái hóa nhanh hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố như béo phì, thói quen đi giày cao gót cũng khiến sụn khớp nhanh bị tổn thương mà gây nên hiện tượng thoái hóa:

– Phụ nữ có chỉ số cơ thể (BMI) càng cao càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Tình trạng thừa cân, béo phì gây một sức ép không hề nhỏ cho sụn khớp. Bên cạnh đó, những người béo phì luôn ẩn chứa nguy cơ rối loạn chuyển hóa mà dẫn đến các bệnh lý khác.

– Đôi khi vì tính chất công việc nhiều chị em phụ nữ phải thường xuyên mang giày cao gót liên tục. Khi mang giày cao gót thường trọng tâm cơ thể sẽ có xu hướng đổ về phí trước, tư thế này khiến cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối, bạn sẽ bắt gặp một số dấu hiệu sau đây:

  • Cảm thấy khớp gối của mình có hiện tượng đau nhức, khi đi lại thì đau nhiều hơn nhưng lúc ngồi nghỉ thì lại thấy đỡ
  • Thi thoảng bạn nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục trong khớp gối
  • Xuất hiện hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy, thường kéo dài tầm 15 – 30 phút. Bạn phải thực hiện xoa bóp thì mới có thể ngồi dậy đi lại được
  • Co, duỗi, gập khớp gối trở nên khó khăn
  • Khớp gối có dấu hiện sưng to và biến dạng
  • Phạm vi đi lại bị hạn chế, các động tác đi đứng ngồi đều cần phải có vật vịn hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người thân mới làm được

Chính vì thế, ngay khi bạn gặp bất cứ một trong những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình. Việc phát hiện bệnh tình sớm sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp. Đồng thời, việc chữa trị cũng sẽ đơn giản hơn, tỉ lệ hồi phục cao hơn.

Xem chi tiết: Điểm danh 6 triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa mà bạn có thể đối mặt

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bạn cũng sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Đau nhức dai dẳng suốt ngày đêm

Đau là triệu chứng kéo dài xuyên suốt quá trình bị bệnh. Nếu không được ngăn chăn kịp thời các cơn đau nhức ngày càng một nhiều hơn, dai dẳng hơn. Dù vận động hay không vận động các cơn đau nhức có thể tìm đến bạn bất chợt lúc nào. Lâu ngày sẽ khiến cả tinh thần người bệnh trở nên sa sút, tâm trạng bực bội thất thường.

Khớp gối bị biến dạng

Thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn khớp bị xơ vữa, hình thành gai xương, gối thường có biểu hiện sưng to, đau nhức. Ở một số bệnh nhân còn có hiện tượng lệch trục khớp do lớp sụn gần như bị bong tróc hoàn toàn

Mất khả năng vận động bình thường

Vận động đi lại là nhu cầu cơ bản của mỗi người. Hãy thử tưởng tượng xem nếu không thể đi lại được nữa bạn sẽ cảm thấy sao? Thật vậy, nếu thoái hóa khớp gối không được kiểm soát sớm, bạn sẽ mất dần đi khả năng vận động, thậm chí nếu gắng gượng chỉ có thể đi tập tễnh.

Teo cơ, bại liệt

Do không thể hoạt động nhiều, các cơ từ gối trở xuống sẽ bắt đầu yếu hơn, khi đi lại bạn bắt đầu có cảm giác chân run run, không đứng vững. Cơ có hiện tượng bị teo, dẫn đến nguy cơ bại liệt.

Trước những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối, chị em phụ nữ chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát chúng bằng cách quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng sụn, bảo vệ sụn khớp và sử dụng đúng cách.

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở phụ nữ

Các cụ thường có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Tuy nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở phụ nữ hầu hết đều do những yếu tố khách quan mang lại, nhưng nếu ngay từ sớm bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì sẽ giúp bạn làm chậm quá trình thoái, gia tăng sức bền dẻo của xương.

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý

Như bạn đã biết, béo phì chính là một trong những nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp gối. Do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và kiểm soát cân nặng của mình sao cho hợp lý

Hiện nay, chỉ số cân nặng được tính dựa trên chỉ số BMI. Qua đó, BMI của mỗi người được tính bằng công thức:

BMI = cân nặng(kg)/chiều cao(cm) x chiều cao(cm)

Bạn có thể tham khảo qua bảng đánh giá chỉ số BMI bên dưới như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sụn và xương dưới sụn như cac loại cá béo chứa nhiều Omega-3, các loại hoa quả trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, các loại rau xanh,..Bên cạnh đó bạn không thể bỏ qua yếu tố vitamin D, canxi trong các thực phẩm như trứng, sữa,…giúp cho xương chắc khỏe

Đặc biệt, bạn cần hạn chế và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc là vì chúng chính là thủ phạm khiến tình trạng thoái hóa khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn

Tập luyện thể dục thường xuyên và vừa sức

Tập luyện thể dục vừa sức sẽ giúp các cơ bắp trở nên khỏe mạnh nhằm giảm bớt lực đè ép lên khớp gối, đồng thời cũng giúp bạn giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động. Trong quá trình tập luyện, máu huyết được lưu thông dễ dàng hơn, quá trình trao đối chất tốt hơn. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp

Luôn giữ cơ thể ở tư thế cân bằng

Khi ngồi làm việc, đi đứng với tư thế cân bằng thì diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, lực ép ở mức tối thiểu. Do đó, mà bạn phòng tránh được các tình trạng thoái hóa do lao vận động sai tư thế

Thường xuyên thay đổi tư thế

Việc ngồi mãi một chỗ, hoặc đứng mãi trong khoảng thời gian dài cũng rất dễ khiến các khớp bị tổn thương. Đặc biệt, nếu bạn là dân văn phòng, trong lúc làm việc, cách khoảng 30-60p bạn nên đứng dậy đi lại vận động, để tránh tình trạng căng cứng khớp mà gây nên các hiện tượng đau nhức, mỏi khớp.

Sử dụng các khớp lớn trong khi mang vác vật nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng các khớp lớn như ở tay, khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Đồng thời, bạn cũng cần khéo léo tận dụng nguyên lý đòn bẩy để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. Và tốt hơn cả bạn nên sử dụng thêm sự hỗ trợ của dụng cụ hay sự giúp đỡ của người khác.

Thường xuyên đi khám định kì

Thói quen thường xuyên khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn sớm phát hiện được các bệnh đang tiềm ẩn trong cơ thể của mình. Như bạn biết đấy, đối với bất kì loại bệnh nào việc phát hiện phát hiện sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát nó tốt hơn.

Lời kết

Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là căn bệnh mà ai trong chúng ta rồi cũng sẽ gặp phải. Tuy so với nam giới, nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ cao hơn nhưng không vì thế mà chúng ta trở nên lo lắng, bất an. Thay vào đó bạn hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và thực hiện các biện pháp phòng tránh từ sớm. Bởi điều này sẽ giúp bạn chung sống với thoái hóa khớp gối một cách hòa bình. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Link tham khảo:

  1. https://www.arthritis-health.com/blog/why-are-women-more-prone-osteoarthritis
  2. https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-phu-nu-thoai-hoa-khop-goi-som-hon-nam-n22443.html

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...