Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không?

Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp phải những cơn đau nhức nhiều hơn khi vận đông. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh băn khoăn không biết có nên nên tập thể dục không bởi nếu việc tập luyện không đúng cách có thể khiến cho bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không?

Nhiều người nghĩ rằng thoát hóa đốt sống cổ chỉ cần tuân thủ theo những chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý là bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm. Mặt khác, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ phải chịu những cơn đau nhức gia tăng ở vùng cổ, vai gáy và cơn đau có thể lan ra các vùng khác như cánh tay, lưng, bả vai…, người bệnh thường đau nhiều khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Chính vì những lý do ấy khiến nhiều người bệnh lười và ngại vận động.

Đáp án của câu hỏi:”Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không?” là CÓ, tập thể dục là việc làm rất cần thiết và quan trọng cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nói chung và bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.

Việc nằm 1 chỗ quá lâu có thể khiến cho các cơ bị co cứng, sức mạnh cơ bắp bị suy giảm, gây khó khăn hơn cho quá trình hồi phục các chấn thương cột sống và khả năng vận động. Vì vậy, tập thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho các khớp xương, tăng sức mạnh cho cơ bắp, giữ thăng bằng, tăng cường khả năng phối hợp và làm cho cho cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.

Trên thực tế, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chúng ta cần kết hợp thêm tập luyện thể dục thể thao. Đây được xem là phương pháp có tác dụng hỗ trợ cực tốt, giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị thoái hóa. Đồng thời nó còn giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi sau những chấn thương, phòng ngừa bệnh loãng xương.

Lợi ích chung của việc tập thể dục với người bị thoái hóa:

  • Giảm cảm giác đau nhức các khớp
  • Tăng cường phát triển xương sụn, tăng tái tạo xương
  • Giúp tăng hiệu quả điều trị của các phương pháp điều trị bằng thuốc
Tuy nhiên, không phải cứ tập luyện thể dục thể thao là tốt mà những người bị thoái hóa đốt sống cổ cần phải thật chú ý. Vì khi các khớp xương đang bị tổn thương nếu mà tập những bài tập không phù hợp hoặc tập sai tư thế sẽ làm cho bệnh tiến triển xấu đi. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ bài tập thể dục dành cho đối tượng nào và nên có người hướng dẫn để tránh tập sai tư thế.

Lưu ý khi chọn bài tập thể dục cho người thoái hóa đốt sống cổ

Những bài tập thể dục phù hợp có thể hỗ trợ tốt cho việc phục hồi cơ xương khớp. Nhưng ngược lại, nếu tập luyện các động tác không phù hợp hoặc tập luyện với cường độ quá mạnh có thể khiến các chấn thương thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, trước khi bắt đầu luyện tập bất cứ động tác hay bài tập nào, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa đang điều trị để có lời khuyên cho những bài tập phù hợp. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn cho bạn những bài tập, những động tác luyện tập cùng lời khuyên về thời gian, hướng dẫn cách tập. Khi bác sĩ đã đưa ra các chỉ dẫn và cảnh báo, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt để mang lại hiệu quả điều trị tốt và nhanh nhất.
  • Với các bài tập phức tạp nhiều động tác cần có hướng dẫn của chuyên gia, đảm bảo tập đúng tư thế để cơ căng giãn phù hợp.
  • Người bệnh nên luyện tập bắt đầu từ những động tác đơn giản, nhẹ nhàng. Trong quá trình tập, người bệnh nên kết hợp với việc hít thở để tăng cường việc cung cấp oxy cho cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Khi thấy cơn đau trở nên trầm trọng, người bệnh nên ngưng việc luyện tập và đến gặp bác sĩ.

Các bài tập thể dục cho người thoái hóa đốt sống cổ

1. Đi bộ hàng ngày

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn đến các nhóm cơ, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng, giải phóng endorphin giúp làm dịu cảm giác đau. Bên cạnh đó, đi bộ còn giúp nâng cao tinh thần, giúp giải tỏa áp lực sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Tư thế đi bộ chuẩn cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là đầu hướng thẳng về phía trước, lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, giữ cho cằm song song với mặt đất, đánh tay nhẹ nhàng, giữ cho lưng thẳng tự nhiên. Kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức trong khi đi bộ.

Bắt đầu đi bộ 5 phút mỗi ngày

Đầu tiên, để cơ thể quen dần với việc luyện tập bạn nên bắt đầu đi bộ chậm trong 5 – 15 phút mỗi ngày trong tuần đầu, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng và dứt khoát. Nếu như bạn mới vừa phục hồi sau chấn thương và bắt đầu tập luyện thì nên bắt đầu thật từ từ cho dù chỉ đi bộ khoảng 5 phút một ngày.

Gia tăng dần thời gian đi bộ

Khi cơ thể đã quen đi bộ 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tăng thêm 1-2 phút đi bộ mỗi ngày. Tăng thời gian luyện tập từ từ sẽ giúp các nhóm cơ có thời gian thích nghi, hạn chế các chấn thương. Tiếp tục tăng thời gian đi bộ cho đến khi thời gian luyện tập mỗi ngày ít nhất 20- 30 phút.

Lưu ý:

  • Bạn có thể bị đau nhức cơ trong lần đầu hoạt động thể lực sau khoảng thời gian dài không vận động.
  • Bạn nên đi bộ trên bề mặt cứng bằng phẳng và cố gắng tập thói quen đi bộ trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Trang bị một đôi giày hỗ trợ đi bộ cho dù bạn chỉ đi 5 phút 1 ngày, lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.

2. Các bài tập về cổ

Bài tập số 1 – Gập cổ

  • Người bệnh sẽ ngồi vào ghế tư thế thẳng lưng.
  • Từ từ gập cổ xuống và sau đó ngửa cổ về đằng sau khoảng 30 giây rồi về vị trí ban đầu
  • Tiếp theo nghiêng đầu sang bên phải, sang bên trái và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác như ban đầu.

Bài tập này giúp làm thẳng và kéo giãn khớp vùng cổ cho cổ linh hoạt hơn, đồng thời đẩy lùi cơn đau một cách nhanh chóng.

Bài tập 2 – Tác dụng lực lên cổ

  • Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm.
  • Sau đó ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ cho đến khi nào cảm thấy hơi khó chịu thì nghỉ.
  • Lặp lại bài tập này 15 lần mỗi ngày

Bài tập 3 – Lực cân bằng

  • Người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu nghiêng cùng bên với tay
  • Tay phải dùng một lực đối xứng để giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), đến khi thấy mỏi thì nghỉ.
  • Bài tập này cũng cần được lặp lại 15 lần/ngày

Bài tập 4

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân người
  • Cổ gập về phía chân rồi giữ tư thế đó cho đến khi thấy mỏi thì nghỉ.
  • Lặp lại động tác 15 lần.

3. Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập xoay nửa vòng cầu

  • Ngồi thẳng người, chân phải vắt chéo qua chân trái, tay trái ôm chân phải, tay phải chống về đằng sau một góc khoảng 45 độ đầu nghiêng sang phải 180 độ.
  • Giữ nguyên tư thế này từ 1 – 2 phút rồi đổi bên với động tác tương tự.

Bài tập ngoái cổ nhìn theo

  • Người bệnh nằm sấp 2 tay song song với thân.
  • Từ từ chống tay chéo góc khoảng 45 độ rồi xoay cổ sang trái chếch về phía sau, giữ nguyên vị trí trong 2 phút rồi thực hiện với bên còn lại.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 5 lần mỗi lần từ 10 – 15 phút.

Bài tập ngoái cổ nhìn theo nếu tập luyện thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện được triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.

Bài tập tư thế rắn hổ mang

  • Nằm xuống thảm tập yoga, tay đặt phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.
  • Hít sâu, dùng lực tay nâng phần thân trên, cổ ngửa về sau, mở rộng vai khuỷu tay hướng ra phía sau thay vì hướng ra 2 bên.
  • Siết cơ bụng và đùi, cột sống thẳng và 2 chân chạm sàn.
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây đến 1 phút, hít thở đều.
  • Thở ra, thả lỏng cơ thể, từ từ hạ người xuống sàn.

Bài tập bọ ngựa nằm ngửa

  • Người bệnh nằm ngửa như nằm trên võng sau đó dùng 2 tấm kê cứng cao khoảng 20 cm.
  • Một tấm kê dưới đầu, một tấm kê ở dưới lưng gần vai, 2 tay buông sang ngang, 2 chân co lại.
  • Giữ nguyên tư thế này từ 10 – 15 phút mỗi lần tập.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 -3 lần.

➤ Xem chi tiết: Hướng dẫn 6 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Lưu ý khi luyện tập thể dục tại nhà

Các bài tập thể dục chỉ có thể hỗ trợ một phần cho bệnh nhân phục hồi sự linh hoạt cơ xương khớp. Để cho việc điều trị hiệu quả hơn người bệnh cần lưu ý trong thời gian luyện tập như sau:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh để tránh cho các cơn đau vùng cổ trở nên tồi tệ hơn.
  • Tránh những thói quen xấu như: ngồi đọc sách, ngồi máy tính hoặc lái xe quá lâu sẽ khiến cho cơn đau nghiêm trọng hơn:
  • Nên theo dõi sự thay đổi các triệu chứng của bệnh để xem bài tập có phù hợp hay không để đưa ra quyết định nên duy trì tập luyện hay thay đổi.
  • Kết hợp thay đổi lối sống, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Tập luyện cùng thời gian áp dụng các biện pháp chuyên khoa để điều trị bệnh.
  • Tập luyện vừa sức mình, nếu thấy mệt bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi ngay.
  • Bạn cần thực hiện động tác theo đúng kỹ thuật, để ý vị trí đầu và cổ vì nếu chúng bị sai cách sẽ khiến cơn đau ghé thăm ngay lập tức.

Sử dụng sản phẩm cải thiện và kiểm soát thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh việc thiết lập thói quen tập luyện thể dục hàng ngày, nhiều người có xu hướng tìm và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng của thoái hóa cột sống. Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,..Ngoài ra, Collagen Type II không biến tính có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type II ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn.

Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của hàng trăm nghìn bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay.

Kết luận

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không cùng với một số bài tập luyện tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng rằng, bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tập luyện phù hợp, đúng cách để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của mình sớm nhất có thể. Chúc các bạn sớm thành công!

☛ Tham khảo : 5 bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ hiệu quả

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...