Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Có khỏi hẳn không?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp nhất ở những bệnh nhân trong độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy thoái hóa khớp gối có chữa được không? Có khỏi hẳn hoàn toàn không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau khi bạn đọc bài viết này. Cùng tìm hiểu bạn nhé!

thoai-hoa-khop-chua-duoc-khong

Thế nào là thoái hóa khớp gối?

Để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, khớp là bộ phận quan trọng, giúp cho các chi và cột sống di chuyển linh hoạt. Để làm được điều đó, khớp cần có lớp sụn và dịch bôi trơn, giúp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương khi di chuyển.

Thoái hóa khớp gối chính là một dạng tổn thương tác động vào vị trí kể trên. Quá trình này làm suy giảm chức năng của đầu sụn khớp gối, làm chúng trở nên xù xì, mất độ trơn và mỏng dần đi. Đồng thời, tại các khớp xương cũng xuất hiện các hiện tượng viêm, giảm lượng dịch nhầy bôi trơn. Chính những sự thay đổi này làm cho phần đầu xương trong khớp cọ xát với nhau, dẫn đến tình trạng đau khớp, cứng khớp,…

Ở những người trẻ, lớp sụn bị bào mòn có thể được phục hồi thông qua việc bổ sung các dưỡng chất mỗi ngày. Tuy nhiên, ở những người trung niên trở đi, việc phục hồi trở nên khó khăn hơn. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: teo cơ, biến dạng khớp,… thậm chí là tàn phế.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh nguy hiểm, chớ chủ quan!

qua-trinh-thoai-hoa-khop

Vậy, bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không và chữa như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Phần lớn các thoái hóa khớp gối xảy ra là do quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh là điều mà các nhà y học vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể điều trị các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, những tác nhân khác cũng có thể góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp như: chế độ dinh dưỡng không tốt, chấn thương, làm việc nặng,… Việc giảm thiểu tối đa những yếu tố kể trên cũng phần nào hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tiến triển bệnh.

Chính vì vậy, quan trọng nhất là chúng ta phải lắng nghe những thay đổi, những sự khó chịu của cơ thể để phát hiện kịp thời biểu hiện của bệnh và chữa trị ngay từ giai đoạn sớm. Nếu để bệnh đi đến giai đoạn nặng, khả năng rất cao sẽ xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm và các bệnh lý kèm theo như: thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, ung thư xương, gai khớp,… Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có các phương pháp điều trị giúp giảm bớt triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tiếp theo đây, bài viết sẽ giới thiệu đến quý độc giả những mẹo giảm đau nhanh và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện nay.

Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối

Mẹo giảm đau nhanh do thoái hóa khớp gối

Chườm nóng

Chườm nóng tại vùng khớp gối bị đau sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ đang bị căng quá mức, từ đó làm dịu các khớp bị cứng và giảm đau cơ. Bạn có thể sử dụng chai nước ấm, gối ấm, túi nước ấm,… để chườm trực tiếp vào vị trí khớp bị đau. Trong khoảng 20 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.

Lưu ý, cần cẩn thận khi thực hiện chườm nóng vì các dụng cụ này có thể làm bỏng.
chuom-nong
Chườm nóng giúp tăng lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ đang bị căng quá mức

Xoa bóp

Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp bị thoái hóa mỗi ngày có thể giúp làm dịu cơn đau, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp. Khi được xoa bóp, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất hormone cortisol, serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến giảm đau, làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm căng thẳng.

Nghỉ ngơi

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nghỉ ngơi chính là giải pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp. Mỗi khi cơn đau do thoái hóa khớp gối xảy ra, người bệnh cần hạn chế hoạt động, hoặc vận động nhẹ nhàng để tránh làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị không dùng thuốc

Nếu cơn đau khớp gối của bạn đang ở giai đoạn nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc sau đây:

Giảm cân ở những bệnh nhân nặng cân

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người thừa cân, béo phì thường dễ bị thoái hóa khớp gối hơn những người có vóc dáng cân đối. Điều này được lý giải là do béo phì tạo ra áp lực lớn lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Lâu ngày, những áp lực này trở thành nguyên nhân gây phá hủy sụn và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.

Không chỉ vậy, các mô mỡ dư thừa sẽ sản xuất một lượng đáng kể các cytokine gây viêm, dẫn đến viêm khớp và thay đổi chức năng của các tế bào sụn.

Chính vì vậy, giảm cân thông qua việc tập luyện thể thao vừa phải và thay đổi chế độ ăn uống khoa học là biện pháp cần thiết ở những bệnh nhân thừa cân. Không chỉ giúp làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp, giảm cân còn làm giảm khả năng xuất hiện các bệnh lý khác như: rối loạn lipid huyết, đái tháo đường, tim mạch,…

giam-can
Giảm cân làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp và các bệnh lý khác

Tập thể dục phù hợp

Tương tự, tập thể dục phù hợp đôi khi có thể giảm áp lực lên các khớp, từ đó làm chậm, thậm chí đảo ngược quá trình thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy, tập thể dục thể thao được khuyến khích đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Các bài tập chủ yếu nên tập trung vào cơ tứ đầu đùi. Đây là nhóm cơ chủ lực để giúp gánh bớt sức tải lên khớp gối. Nếu cơ này đủ mạnh, khớp gối sẽ được giảm áp lực rất nhiều mỗi khi đi hay khi chạy nhảy.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chơi một số môn thể thao với cường độ vừa phải như: bơi lội, đi xe đạp, đi bộ hoặc chạy bộ,… Những môn thể thao này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, kể cả khớp gối.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất chính là tiền đề để bạn có được sức khỏe tốt nói chung và khớp gối khỏe mạnh nói riêng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp để giúp cải thiện bệnh tình của mình.

Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

– Omega 3: có trong các loại cá như: cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá mòi,… Omega 3 sẽ ức chế tình trạng viêm xương khớp, giúp giảm triệu chứng sưng đau, giảm cứng khớp, đồng thời cải thiện chức năng vận động.

– Canxi và vitamin D: có trong các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), xương ống, đậu bắp, các loại đậu, súp lơ, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa. Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất vô cùng cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương.

– Vitamin C: có nhiều trong trái cây thuộc họ cam quýt. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và chống viêm rất tốt.

– Vitamin A, E và K: nhóm vitamin này có trong cần tây, dưa chuột, bông cải xanh, cải bó xôi, các loại trái cây họ cam, rau xanh… cũng rất tốt cho hệ xương khớp.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

che-do-dinh-duong
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể và khớp gối khỏe mạnh

Điều trị bằng thuốc

Nếu các phương pháp kể trên không còn giúp bạn giảm đau do thoái hóa khớp gối nữa, lúc này bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc giúp giảm đau, kháng viêm hoặc hỗ trợ cho sụn khớp. Sau đây là một vài nhóm thuốc mà người bệnh có thể tham khảo:

Thuốc giảm đau không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc NSAID có thể được xem xét nếu bệnh nhân gặp tình trạng đau nhiều, dai dẳng hoặc có dấu hiệu viêm (ví dụ, đỏ, nóng). Các thuốc thường dùng bao gồm: aspirin, diclofenac, ibuprofen, celecoxib,…

NSAID có thể được sử dụng đồng thời với các thuốc giảm đau khác (ví dụ như: tramadol, opioid) để làm giảm triệu chứng tốt hơn.

Thuốc giãn cơ

Các thuốc giãn cơ ở liều thấp đôi khi có thể giúp bạn giảm đau, trong trường hợp các cơ bị căng do phải làm việc quá mức để hỗ trợ các khớp thoái hóa. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là giảm triệu chứng.

Thuốc corticoid

Corticoid là một trong những nhóm thuốc kháng viêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, corticoid đường uống không được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, thay vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm corticoid nội khớp.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp viêm kéo dài hoặc thoái hóa khớp gối thể nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào khu vực khớp đang bị tổn thương, giúp thuốc phát huy tác dụng tức thì. Thuốc thường dùng nhất là hydrocortison acetat.

tiem-corticoid-noi-khop
Corticoid là một trong những nhóm thuốc kháng viêm mạnh mẽ

Acid hyaluronic

Acid hyaluronic là hoạt chất cần thiết cho khớp, giúp nuôi dưỡng cho sụn bằng cách hỗ trợ thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp vào, duy trì độ nhớt làm cho các khớp vận động được dễ dàng hơn.

Acid hyaluronic thường được tiêm nội khớp gối dưới dạng hyaluronate. Một liệu trình điều trị thường bao gồm từ 3 đến 5 lần tiêm hàng tuần.

Đọc thêm: Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến

Phẫu thuật

Nếu điều trị bảo tồn (thuốc, thay đổi lối sống, vật lý trị liệu,…) không thành công, phẫu thuật có thể được xem xét. Hai loại phẫu thuật thường được chỉ định cho thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp gối.

Phẫu thuật nội soi khớp

Ở phẫu thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng có gắn camera nhỏ ở đầu thông qua một lỗ nhỏ trên da để xem bên trong đầu gối của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ sụn bị hư hỏng; đầu gối của bạn cũng có thể được làm sạch hoặc rửa để loại bỏ các mảnh xương, mảnh sụn gây đau.

Phẫu thuật thay thế đầu gối

Phương pháp này có có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển của bạn. Phẫu thuật thay khớp gối bao gồm việc loại bỏ toàn bộ hoặc một phần khớp gối và thay thế các bộ phận bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo.

Có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn, nhưng sự thuyên giảm có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí cả đời.

Khương Thảo Đan – Đồng hành cùng bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Một sự lựa chọn hiệu quả và an toàn khác dành cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối đó chính là viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khương Thảo Đan chính là một trong số những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể hỗ trợ toàn diện các bệnh liên quan đến xương khớp, đáp ứng được trọn vẹn cả 3 yếu tố: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP.

Thành phần hoạt chất

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là kết quả vô cùng thành công của việc kết hợp các thành phần thảo dược có tác dụng tiêu viêm, trừ thấp khớp. Các thành phần đắt giá này bao gồm:

  • Hoạt chất KGA-1 từ cây Địa liền. Được PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu trong 6 năm,  có tác dụng giảm đau, chống viêm, đã được chứng minh là tương đương với thuốc tân dược và không gây hại trên đường tiêu hóa.
  • Collagen type II. Có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành dịch nhầy cho khớp, giúp cơ thể có đủ lượng collagen, từ đó ngăn ngừa nguy cơ khô khớp do thiếu dịch, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Các thành phần kế thừa từ bài thuốc chữa đau xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang nổi tiếng như: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương quy, Ngưu tất,…
  • Ngoài ra, còn chứa các thành phần tốt cho khớp khác như: Thổ phục linh, Hy thiêm,…

Đối tượng sử dụng

Các nghiên cứu lâm sàng chặt chẽ đã chứng minh rằng, viên xương khớp Khương Thảo Đan có lợi cho những bệnh nhân bị:

  • Thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống
  • Đau lưng, đau vai gáy, mỏi gối, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay

Có thể nói, Khương Thảo Đan là một sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể hỗ trợ điều trị toàn diện cho các bệnh về xương khớp (bao gồm cả thoái hóa khớp gối), giúp đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Tóm lại, thoái hóa khớp gối mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, song vẫn có nhiều phương pháp giúp điều trị triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi, đồng thời giới thiệu các cách chữa thoái hóa khớp gối hiện nay một cách tổng quát nhất. Hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi sức khỏe của bản thân thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách bạn nhé!

Tài liệu tham khảo

  • https://www.msdmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-tissue-disorders/joint-disorders/osteoarthritis-oa
  • https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/dieu-tri-hieu-qua-thoai-hoa-khop-goi-tranh-bien-dang-khop/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...