Thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối sẽ gây ra những cơn đau, tình trạng sưng viêm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến đầu gối biến dạng thậm chí là teo cơ và bại liệt. Vậy thoái hóa khớp gối nên làm gì? Hãy cùng phuchoikhop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn khớp và đầu xương nằm dưới sụn. Cụ thể, phần sụn khớp sẽ bị bào mòn theo thời gian làm mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Trong khi đó, phần đầu xương dưới sụn cũng bắt đầu bị xơ hóa làm thay đổi cấu trúc và hình dạng, mức độ bền chắc bị giảm sút rõ ràng, có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối chủ yếu là do lão hóa bởi tuổi tác. Ngoài ra các yếu tố khác như chấn thương, thừa cân béo phì, thói quen ngồi xổm cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Các cơn đau nhức ở khớp gối là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Ban đầu, chúng chỉ ở mức độ nhẹ, xuất hiện khi người bệnh đi lại hoặc thực hiện các vận động tạo áp lực lớn lên đầu gối như leo cầu thang, lên dốc. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, những cơn đau này trở nên dữ dội và có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến viêm, tràn dịch khớp gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đầu gối biến dạng, teo cơ, thậm chí là bại liệt. Để hạn chế được những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Vậy khi bị thoái hóa khớp gối nên làm gì?

➤ Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối bạn chớ chủ quan!

Thoái hóa khớp gối là những tổn thương, biến đổi cấu trúc trên bề mặt sụn khớp, địa đệm và đầu xương nằm dưới sụn (Ảnh minh họa)

Thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức hay co cứng tại đầu gối, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Sau khi có kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời thực hiện một số phương pháp chăm sóc tại nhà nhằm giảm đau, làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Dưới đây hướng dẫn cụ thể các bước mà người bệnh cần làm khi bị thoái hóa khớp gối bao gồm:

Thăm khám bác sĩ

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng của thoái hóa khớp gối là các cơn đau đầu gối không chỉ diễn biến thoáng qua mà chúng kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần thì người bệnh cần lưu ý ngay, không được chủ quan mà cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng.

Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng thoái hóa khớp gối đã tiến triển không còn nhẹ nữa:

  • Cơn đau khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, chúng cũng diễn biến kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
  • Những cơn này sẽ không tự thuyên giảm nếu không được tác động can thiệp để thư giãn cơ khớp.
  • Đôi khi cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
  • Các vận động thường nhật như đi lại, đứng, ngồi, leo cầu thang gặp khó khăn, bị hạn chế rất nhiều.
  • Tình trạng co cứng khớp gối vào buổi sáng kéo dài, tuy nhiên cũng chỉ dưới 30 phút.

Dựa trên các triệu chứng này, bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán để kiểm tra mức độ thoái hóa, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán rõ ràng (Ảnh minh họa)

Người bệnh nên chuẩn bị trước bởi bác sĩ có thể hỏi một số câu liên quan giúp phán đoán tình trạng bệnh tốt hơn như:

  • Triệu chứng xuất hiện khi nào?
  • Tần suất xảy ra có liên tục không?
  • Có triệu chứng khác lạ nào trên cơ thể không?
  • Bạn có gặp chấn thương không?
  • Có đang sử dụng loại thuốc điều trị nào không?
  • .v.v.

Sau khi lấy được thông tin, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như: chụp x-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên điều trị. Hãy làm theo chỉ định của bác sĩ nếu có sử dụng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống) hay những lời khuyên trong thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt cho tình trạng bệnh, giảm bớt những cơn đau.

Điều trị tại nhà

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến từ từ với triệu chứng điển hình là các cơn đau nhức khớp gối. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp thêm một số biện pháp điều trị tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt các cơn đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Các biện pháp khắc phục tại nhà được thực hiện rất đơn giản, bao gồm:

Nghỉ ngơi hợp lý: Khi thoái hóa khớp gối đang vào các đợt tiến triển gây nên những cơn đau, tốt nhất người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý bằng cách tạm dừng tất cả các hoạt động. Điều này giúp cho các cơ khớp đầu gối được thư giãn, giúp tình trạng thoái hóa ở đầu gối không tiến triển nặng hơn. Thời gian nghỉ ngơi có thể kéo dài từ 1-2 ngày, sau đó bắt đầu lại với các hoạt động đi lại nhẹ nhàng để tránh khớp gối bị co cứng.

Xoa bóp: Tác động một lực để xoa bóp nhẹ nhàng có tác dụng làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gối gây nên rất hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, người bệnh có thể tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân đều được. Dưới đây là 2 động tác xoa bóp được nhiều người áp dụng:

  • Xát day khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống rồi ngược lại khoảng 20 lần. Tiếp theo, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại cũng 20 lần.
  • Miết khớp gối: người bệnh ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Tiếp tục làm như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần.

Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì khiến trọng lượng cơ thể quá tải sẽ tạo áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối – nơi nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Điều này khiến khớp gối dễ bị thoái hóa, dẫn đến những cơn đau. Do đó, việc giảm cân để có thể duy trì trọng lượng ở mức hợp lý cũng là một cách để khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối.

tap-yoga-giup-kiem-soat-can-nang
Duy trì cân nặng giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể tác động lên khớp gối (Ảnh minh họa)

Luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai và đàn hồi cho khối cơ và mô sụn ở đầu gối, từ đó kích thích sản sinh dịch khớp, bôi trơn, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối. Không chỉ vậy luyện tập thể dục còn là một hình thức vận động rất tốt cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng. Các bài tập thể dục tốt cho người thoái hóa khớp gối như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,…

Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống không tác động trực tiếp làm giảm các cơn đau nhức đầu gối nhưng việc có một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật. Đồng thời bổ sung nhiều các chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, axit béo omega 3,… giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế được những chấn thương và kéo dài thời gian bị lão hóa.

➤ Đọc kỹ hơn: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Hạn chế đi giày cao gót: Giày cao gót khiến cơ thể bạn bị dồn trọng tâm về phía trước, tăng sức ép lên đầu gối và gót chân. Do đó, nếu bạn đi giày cao gót quá thường xuyên trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn khớp gối và tổn thương sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp gối. Vì vậy, hãy hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó hãy lựa chọn những đôi giày thể thao, dép có size vừa chân và lớp lót êm, thoải mái.

Kê cao chân khi nghỉ ngơi: Thói quen kê cao chân hơn so với tim trong lúc nghỉ ngơi hoặc ngủ khiến cho máu lưu thông tốt, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng xương khớp vị tổn thương, từ đó làm dịu các đau nhức khớp gối đáng kể.

Sử dụng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan: Bên cạnh việc tác động lực lên đầu gối, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan nhằm đẩy nhanh tiến độ điều trị, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối cũng như hỗ trợ làm giảm các cơn đau, bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.

Khương Thảo Đan là sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc đông y nổi tiếng Độc hoạt tang ký sinh – một bài thuốc kinh điển trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, trong thành phần còn gia giảm thêm hoạt chất KGA1 từ Địa liền với tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ và Collagen type II không biến tính giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, từ đó góp phần giảm và hỗ trợ phục hồi thoái hóa khớp.

Tất cả tạo nên một công thức hoàn hảo vượt trội, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối.

➤ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Lý do Khương Thảo Đan hiệu quả với Thoái hóa Khớp


BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Thoái hóa khớp gối không nên làm gì?

Ngoài việc quan tâm đến thoái hóa khớp gối nên làm gì, người bệnh cũng cần chú ý đến một số điều không nên làm khi bị thoái hóa khớp gối tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:

  • Không nghe theo các phương pháp điều trị truyền miệng
  • Không điều trị mẹo khi chưa có bằng chứng xác thực
  • Không sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc
  • Không vận động quá sức, đặc biệt là các bài tập phải sử dụng chi dưới nhiều như đá bóng, điền kinh,…

Kết luận

Như vậy bài viết trên đã giúp cho người bệnh trả lời được thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên làm gì?” Tùy vào nguyên nhân và mức độ thoái hóa khớp mà chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng là những biện pháp xử lý này cần đúng lúc và kịp thời, để giúp cho việc điều trị diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...