Thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối không ngồi xổm được nguyên nhân do đâu? Nguy hiểm không?

Đau đầu gối dẫn đến không ngồi xổm được có thể liên quan đến chấn thương hay nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Nếu để lâu không điều trị, cơn đau ngày càng nặng và có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây đau đầu gối không ngồi xổm đượcNguyên nhân bệnh lýNguyên nhân không phải bệnh lýĐau đầu gối không ngồi xổm được có nguy hiểm không?Các phương pháp trị đau đầu gối không ngồi xổm đượcChăm sóc tại nhàĐiều trị y tếViên uống Khương Thảo Đan – Hỗ trợ cho người đau khớp gối Nguyên nhân gây đau đầu gối không ngồi xổm được Đầu gối được hình thành bởi 3 xương là: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Do đó, khớp gối là một khớp phức hợp của cơ thể, bao gồm hai khớp: Khớp giữa xương đùi và xương chày. Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè. Đau đầu gối không ngồi xổm được là tình trạng thường gặp. Nó có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đi kèm với các triệu chứng sưng tấy đầu gối, nóng đỏ, co duỗi khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, tuy nhiên để người đọc dễ hiểu, chúng tôi sẽ chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính bao gồm: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không bệnh lý. Cụ thể, đi đến chi tiết từng nhóm nguyên nhân như sau: Nguyên nhân bệnh lý Một số bệnh lý liên quan đến xương khớp đầu gối là nguyên nhân khiến gây nên tình đau đầu gối không ngồi xổm được. Các bệnh lý đó bao gồm: ☛ Thoái hóa khớp Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa Thoái hóa là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Cụ thể, sụn khớp ở đầu gối sẽ bị ăn mòn theo thời gian khiến cho các đầu xương ma sát với nhau mỗi khi cử động. Điều này dẫn đến các triệu chứng đau khi leo cầu thang, co duỗi đầu gối khiến cho bệnh nhân không ngồi xổm được. Kèm theo cảm giác đau, bệnh nhân còn bị cứng khớp, khớp đầu gối vận động kém linh hoạt hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị biến dạng đầu gối. Chi tiết: Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh nguy hiểm! ☛ Viêm khớp đầu gối Viêm khớp đầu gối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Có nhiều dạng viêm khớp gối khác nhau bao gồm: – Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công chính các khớp của cơ thể, trong đó bao gồm cả khớp gối. Đau đầu gối không ngồi xổm được là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh. Cảm giác đau cũng xuất hiện rõ ràng hơn khi người bệnh thực hiện các cử động tại đầu gối. Ngoài ra những cơn đau, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như xơ cứng khớp, sưng khớp. Đặc biệt, bệnh còn tính chất đối xứng, tức là nếu một bên khớp gối bị ảnh hưởng thì bên còn lại cũng có những triệu chứng tương tự. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh. – Viêm khớp do gout Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urat monosodium ở bao hoạt dịch và các tổ chức xung quanh khớp. Nó khiến khớp đầu gối bị tổn thương, sưng viêm, đau nhức. Cơn đau đầu gối ở người bị gout thường đến một cách đột ngột vào ban đêm mà không báo trước. Cảm giác đau đớn có thể tăng nặng hơn khi ngồi xổm hoặc khi vận động, Điều này lý giải cho lý do vì sao người bệnh không thể ngồi xổm được. Nhiều trường hợp, khớp sưng đau dữ dội tới mức người bệnh không thể đi lại được. Ngoài khớp gối, gout có thể xuất hiện ở các khớp khác như khớp ngón tay, khớp ngón chân. – Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn xâm nhập vào và gây ra. Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi người bệnh có một vết thương hở xuyên thấu mang vi trùng trực tiếp vào khớp, hoặc có một vết thương ở cơ quan khác bị nhiễm trùng và vi khuẩn đi theo dòng máu đến khớp . Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh không chỉ bị đau, sưng tấy mà thậm chí có thể hỏng toàn bộ khớp. Bên cạnh khớp gối, các khớp khác trên cơ thể như khớp cổ tay, khớp mắt cá chân, khớp hông,… cũng dễ bị nhiễm khuẩn. ☛ Viêm gân xương bánh chè Vị trí của gân bánh chè Viêm gân xương bánh chè là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên vận động thể thao ở cường độ cao, đa phần là các vận động viên điền kinh, cử tạ, bơi lội,… Do họ phải hoạt động ở tần suất cao, đồng thời phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể khiến phần gân bị tổn thương. Lúc này, triệu chứng điển hình của viêm gân bánh chè là tình trạng nóng rát xương bánh chè, xuất hiện những cơn đau nhức với tính chất lặp lại theo chu kì, giảm dần rồi lại tăng sau đó. Thông thường, cơn đau tăng dần lên khi người bệnh vận động, gây ảnh hưởng rất lớn để khả năng vận động của bệnh nhân. Đặc biệt, ngồi xổm khiến áp lực lên đầu gối gia tăng, cơn đau trở nên rõ ràng hơn. Vì vậy mà bệnh nhân bị viêm gân bánh chè sẽ bị đau đầu gối khi ngồi xổm, thậm chí là không ngồi xổm được. ☛ Hội chứng dải chậu chày Dải chậu chày là một dải mô sợi, dày, chạy dọc theo bên ngoài chân từ xương chậu đến đầu gối, có vai trò gập và xoay khớp háng, đồng thời duỗi khớp gối, ổn định bên ngoài khớp gối khi vận động. Hội chứng dải chậu chày bao gồm các tổn thương như lệch vị trí, viêm, làm kích ứng, suy giảm chức năng của mô này, thường gặp ở những người thường xuyên chạy bộ, chơi bóng đá,… Nó gây ra những cơn đau âm ỉ nơi đầu gối, khiến cho các cử động liên quan đến đầu gối trở nên khó khăn, bao gồm cả việc không ngồi xổm được. Nguyên nhân không phải bệnh lý Ngoài nguyên nhân bệnh lý, một số các yếu tố nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được, bao gồm: ☛ Chấn thương Chấn thương đầu gối rất dễ xảy ra nếu bạn không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, hoặc có thể gặp phải do tai nạn trong cuộc sống hàng ngày hay trong khi tham gia giao thông. Lúc này, những bộ phận ở đầu gối có thể bị tổn thương là dây chằng, sụn khớp, gân, xương,… khiến người bệnh đau đớn, gây khó khăn khi hoạt động, đặc biệt là tư thế đứng lên, ngồi xuống. ☛ Thừa cân, béo phì Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ gây áp lực lên toàn bộ các cơ xương khớp trên cơ thể, trong đó, khớp gối phải chịu nhiều áp lực nhất. Trung bình cứ 1 kg trọng lượng dư thừa, khớp gối phải chịu thêm khoảng 1,8 kg áp lực. Vì vậy, thừa cân béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu gối bị đau không ngồi xổm được. ☛ Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng Chế độ ăn thiếu khoa học, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D, Magie,… làm xương khớp yếu dần theo thời gian. Điều này khiến xương khớp đầu gối dễ bị tổn thương, dẫn đến đau đầu gối không ngồi xổm được. ☛ Lười vận động Ít vận động khiến cho khí huyết đình trệ, máu lưu thông qua khớp gối kém. Điều này đồng nghĩa với việc, khớp gối không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, lâu dần dẫn đến khớp gối bị suy yếu gây đau đớn không thể ngồi xổm. ☛ Stress kéo dài Stress không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý nói chung mà còn tác động xấu đến sức khỏe xương khớp nói riêng. Cụ thể, căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, vì lẽ đó mà khớp gối dễ nhiễm khuẩn hơn, tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được có thể xuất hiện. ☛ Ngồi xổm quá lâu Ngồi xổm quá lâu gây áp lực lớn lên khớp, hệ thống gân cơ và dây chằng, khiến chúng bị giãn da. Từ đó, cơn đau khớp gối xuất hiện và bạn không thể ngồi xổm được. ☛ Ngồi xổm sai tư thế Thông thường, ngồi xổm là một tư thế quen thuộc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ai cũng ngồi đúng tư tế. Có rất nhiều người ngồi xổm sai tư thế gây áp lực lên đấu gối, cơ đùi, cơ mông và dẫn đến các cơn đau. Đau đầu gối không ngồi xổm được có nguy hiểm không? Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được, ngoài những chấn thương hay ảnh hưởng từ lối sống không khoa học thì chúng còn có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng. Lúc này, nguy cơ người bệnh phải đối mặt mặt với các biến chứng về suy giảm vận động là rất cao. Một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới bại liệt, tàn phế suốt đời. Như vậy, đau đầu gối không ngồi xổm được là một triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh không thể bỏ qua. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nếu bạn xuất hiện tình trạng này. Các phương pháp trị đau đầu gối không ngồi xổm được Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau mà bạn có thể lựa chọn các biện pháp sau: Chăm sóc tại nhà Nếu tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất mà không kèm theo các triệu chứng khác thường thì không đáng lo ngại. Bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục cơn đau này tại nhà với một số mẹo như: Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm các dây thần kinh tê liệt, từ đó giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng đầu gối. Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch để bọc lại những viên đá, sau đó chườm nhẹ lên vùng đầu gối bị đau. Chườm khớp gối để xoa dịu cơn đau Chườm nóng: Nhiệt độ nóng giúp tuần hoàn máu được lưu thông, làm giảm tình trạng cứng khớp. Sử dụng khăn ngâm với nước ấm để đắp lên đầu gối để giúp giảm đau nhanh chóng.  Tuy nhiên, không chườm nóng cho bệnh nhân đau đầu gối do nhiễm trùng. Nghỉ ngơi: Người bị đau đầu gối tốt nhất nên hạn chế vận động để cho khớp gối nghỉ ngơi, đồng thời cũng tạo thời gian cho khớp gối phục hồi lại sau chấn thương. Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng giúp khớp gối được giãn cơ, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tình trạng đau cũng thuyên giảm. Điều chỉnh tư thế: Tư thế đúng cho bệnh nhân bị đau đầu gối đó là duỗi thẳng chân. Do đó khi nằm, bạn cần để cho chân được thẳng, có thể đặt thêm một chiếc gối mềm dưới 2 khớp đầu gối để giảm áp lực. Khi ngồi thì chú ý không được vắt chéo chân, để chân vuông góc và cũng có thể đặt chân lên ghế để giảm trọng lực xuống đầu gối. ➤ Đọc thêm: Các phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp gối hiệu quả Điều trị y tế Nếu tình trạng đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm, thay vào đó kéo dài, các cơn đau xuất hiện liên tục với mức độ dữ dội hơn, kèm theo đó là tiếng lục cục, lạo xạo khi chuyển động thì người bệnh nên tìm ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Lúc này, các biện pháp y tế thường được sử dụng là: Thuốc: Thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen,..) thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, bổ khớp,… là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn nhằm giảm đau và khắc phục các triệu chứng ở khớp gối. Vật lý trị liệu: Các bài tập thể lực vật lý trị liệu được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vì chúng vừa có tác dụng giảm đau, vừa tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện lưu thông máu, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động ở khớp gối diễn ra linh hoạt hơn. Phẫu thuật: Đây là biện pháp điều  trị cuối cùng, chỉ được áp dụng khi tất cả các biện pháp điều trị bảo tồn đều không có tác dụng. Lưu ý: Đối với bệnh nhân can thiệp điều trị y tế cần tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị cũng như liều lượng sử dụng thuốc. Không lạm dụng cũng như tự ý tăng giảm liều lượng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Viên uống Khương Thảo Đan – Hỗ trợ cho người đau khớp gối Từ xa xưa, địa liền đã rất nổi tiếng với công dụng giảm đau mạnh mẽ. Chúng được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc xoa bóp thì nay đã được ứng dụng trong viên uống xương khớp Khương Thảo Đan. So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, cụ thể: ☛ Thành phần sản phẩm. Chiết xuất KGA1 từ củ Địa liền trong Khương Thảo Đan có tác dụng giảm đau rất hiệu quả, hạn chế các triệu chứng đau nhức tại xương khớp mà không gây tác dụng phụ. Hoạt chất này là kết quả công trình nghiên cứu 6 năm của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Không chỉ vậy, Khương Thảo đan còn kết hợp thêm Collagen type II không biến tính giúp tái tạo, tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho sụn khớp. Hạn chế sự xâm lấn của các tác nhân có hại lên sụn. Từ đó, làm chậm quá trình thoái hóa. Khương Thảo Đan còn được kế thừa bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang – bài thuốc Đông y nổi tiếng được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các vấn đề xương khớp. ☛ Nguồn gốc xuất xứ. Khương Thảo Đan là sản phẩm được sản xuất theo bản quyền công nghệ của của Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên (INPC) – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đã được nghiên cứu lâm sàng và được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Lễ ký kết hợp tác phát triển công nghệ giữa Thái Minh và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội ☛ An toàn, không tác dụng phụ. Được chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo về các vấn đề tác dụng phụ. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, gan, thận đều vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này. Sản phẩm phù hợp cho người đau khớp gối và mắc các bệnh lý về xương khớp khác như: thoái hóa khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì tay chân, thoát vị đĩa đệm,… BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận: Bài viết trên đây đã lý giải cho tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được có thể là biểu hiện của những bệnh xương khớp nào. Hy vọng qua bài viết, người đọc sẽ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp cho bản thân và gia đình. Chia sẻ

[TÌM HIỂU] 8 bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là tình trạng diễn ra ở nhiều lứa tuổi mà hay gặp hơn cả là ở người già. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những cách chữa trị hiệu quả hiện nay là sử dụng các thuốc nam trong điều trị. Các dược liệu không chỉ an toàn mà còn ít tác dụng phụ và đem lại hiệu quả lâu dài. Mục lụcTác dụng của thuốc nam trong chữa thoái hóa khớp gốiThuốc nam chữa thoái hóa khớp gối có tốt không?8 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc namLá lốt chữa thoái hóa khớp gốiChữa thoái hóa khớp gối từ cây thiên niên kiệnDùng ngải cứu chữa thoái hóa khớp gốiCải thiện thoái hóa khớp gối bằng dây đau xươngChữa thoái hóa khớp gối bằng cây đinh lăngChữa thoái hóa khớp gối bằng cây trinh nữGừng chữa thoái hóa khớp gốiCây gối hạc chữa thoái hóa khớp gốiLưu ý khi sử dụng thuốc nam điều trị thoái hóa khớp gốiKhương Thảo Đan – Bài thuốc quý từ các vị thuốc nam Tác dụng của thuốc nam trong chữa thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương do thoái hóa loạn dưỡng. Nó khiến lớp sụn bị biến đổi cấu trúc, tổn thương gây xuất hiện các phản ứng viêm. Thoái hóa khớp cũng kéo theo dịch khớp bị giảm thiểu do đó làm chậm quá trình tái tạo và tăng sinh sụn khớp, khớp ngày càng cứng, sụn khớp bị bào mòn. Song song với sự phát triển của Tây y, Đông y ngày nay vẫn được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp và phổ biến ở đa số đối tượng. Đông dược nói chung (bao gồm cả thuốc Nam và thuốc Bắc) hầu hết đều có nguồn gốc từ thảo mộc. Các vị thuốc từ thiên nhiên mang lại nhiều công dụng trong điều trị thoái hóa khớp như: Tác dụng của thuốc nam trong chữa thoái hóa khớp gối Giảm đau nhức: Một số hoạt chất trong dược liệu có tác dụng giảm đau tương đương các thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin thông thường. Người ta ưa chuộng dùng thuốc nam hơn bởi lẽ nó gần như không ảnh hưởng đến dạ dày, gan hay mật của người sử dụng. Ngày nay, nhiều công ty dược phẩm đã ứng dụng chiết tách các hoạt chất trong dược liệu vào sản xuất thuốc giảm đau đưa ra thị trường. Chống viêm: Sử dụng thuốc nam trong điều trị đau khớp gối còn mang lại khả năng ngăn ngừa một số phản ứng của viêm nhờ các chất chống viêm tự nhiên. Bên cạnh đó, thuốc nam cũng giảm thiểu khả năng kèm theo các biến chứng khi đau khớp lâu ngày. Hỗ trợ tái tạo sụn khớp: Các vitamin K và C cùng hợp chất sulforaphane có trong nhiều vị thuốc nam là nguồn cung cấp collagen dồi dào cho cơ thể. Collagen là một trong những chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành sụn khớp. Do đó, áp dụng các bài thuốc nam trong chữa thoái hóa khớp gối không chỉ giảm thiểu các triệu chứng của đau, viêm mà còn góp phần tái tạo sụn, hồi phục thương tổn tại các khớp. Lưu thông mạch máu: Các dược liệu có tính ấm, bên cạnh tác dụng giảm đau còn giúp đả thông kinh mạch, kích thích tuần hoàn, tăng tưới máu tới các mô. Nhờ đó, các cơ quan được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng, hỗ trợ thúc đẩy các thương tổn mau lành. Tăng sinh dịch khớp: Một trong những hậu quả của thoái hóa khớp là lượng dịch khớp bị giảm, do đó tốc độ tạo sụn chậm hơn tốc độ thoái hóa khiến xương khớp ngày càng bị tổn thương. Dịch khớp suy giảm cũng làm mất tính trơn tru của vận động xương khớp, khiến khớp xơ cứng. Trong khi đó, một vài bài thuốc nam đem lại tác dụng tăng sinh dịch khớp, phù hợp cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Các vị thuốc nam cũng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe như: bảo vệ tim mạch, huyết áp, thư giãn thần kinh… nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc Tây y khác, người bệnh không thể tùy tiện sử dụng mà cần có những cách kết hợp phù hợp để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối có tốt không? Các vị thuốc nam có sẵn trong tự nhiên, đơn giản, dễ tìm kiếm đồng thời phương pháp tiến hành khá đơn giản. Thuốc nam cũng an toàn trong điều trị thoái hóa khớp gối bởi độ lành tính của các hoạt chất trong thuốc. Tác dụng của các bài thuốc này nhanh chóng, mang lại hiệu quả sâu nhờ khả năng tác động từ bên trong. Do đó, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Nhiều chuyên gia xương khớp đánh giá cao khả năng chữa trị của thuốc nam. Tuy nhiên, các bài thuốc nam nếu sử dụng sai cách sẽ phản tác dụng, có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Trước khi quyết định sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các phương pháp phù hợp. 8 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam Mỗi vị thuốc có một công dụng khác nhau với đích tác động khác nhau. Khi nắm rõ thành phần, tác dụng cũng như cơ chế của dược liệu, ta có thể sử dụng chúng một cách phù hợp . Dưới đây là một số bài thuốc nam trị đau khớp gối hiệu quả sau nhiều nghiên cứu. Lá lốt chữa thoái hóa khớp gối Lá lốt là thực vật thuộc họ Hồ tiêu, là cây thân thảo sống lâu năm. Dược liệu có vị hơi cay nồng, tính ấm, đem lại nhiều tác dụng có ích cho sức khỏe. Các thành phần có trong lá lốt như alkaloid, Beta-caryophylen, Flavonoid… đem lại khả năng kháng viêm, ngăn ngừa lão hoá và giảm đau hữu hiệu. Trong y học cổ truyền, người ta cũng sử dụng lá lốt để điều trị thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, thoái hóa cột sống… Lá lốt chữa thoái hóa khớp gối rất hiệu quả Có thể sử dụng lá lốt để chữa trị thoái hóa khớp gối qua 2 cách đơn giản sau: Cách 1: Dùng nước sắc lá lốt Chuẩn bị 20g lá lốt tươi rửa sạch, để ráo. Đem sắc cùng 500ml nước sạch trong lửa nhỏ tới khi còn khoảng 100ml nước. Chia nước sắc uống 2 lần trong ngày. Cách 2: Dùng kết hợp Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm: lá lốt, cây cỏ xước, rễ bưởi bung và rễ cây vòi voi. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc. Sắc trong lửa nhỏ tới còn khoảng 300ml nước. Loại bỏ bã, chia nước sắc uống 3 lần trong ngày. Chữa thoái hóa khớp gối từ cây thiên niên kiện Thiên niên kiện là một thực vật thuộc họ Ráy, là cây bản địa của Việt Nam và một số tình miền Nam Trung Quốc. Cây thường mọc tại các thung lũng, sườn đồi. Trong Đông y, cây này có khả năng trừ phong thấp, cường gân cốt nhờ các hoạt chất aldehyd propionic, l-linalol, terpineol, a-terpinen, sabinen, limonen, a-terpinen… có trong thân rễ của cây. Từ xa xưa, thiên niên kiện đã được chỉ định điều trị các chứng thắt lưng, đầu gối lạnh đau, các khớp sưng đau nhức, chân co rút tê bại. Nguyên liệu: Thiên niên kiện, thổ phục linh, cỏ xước, độc lực (mỗi vị có liều lượng như nhau) Cách làm: Các vị thuốc sau khi được làm sạch đem cho vào ấm sắc cùng nước sạch trên lửa nhỏ. Sắc tới khi nước trong ấm còn khoảng 300ml thì ngừng. Lọc bỏ bã, nước sắc chia uống 3 lần trong ngày. Dùng ngải cứu chữa thoái hóa khớp gối Ngải cứu là một loại cây họ Cúc, được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là một loại rau hay dùng trong các bữa ăn gia đình. Trong Đông y, lá ngải cứu là một vị thuốc với nhiều công dụng. Trong ngải cứu chứa chủ yếu các thành phần là acid amin, choline, flavonoid, adenin… Chúng có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp. Bài thuốc dùng ngải cứu chữa thoái hóa khớp gối Đồng thời, ngải cứu cũng đem lại khả năng giảm đau, giảm viêm hữu hiệu. Nhờ vậy, ngải cứu góp phần bảo vệ và cải thiện, giúp hệ thống xương khớp trở nên ổn định khỏe mạnh. Một vài cách sử dụng ngải cứu để bảo vệ khớp gối đơn giản như sau: Cách 1: Sử dụng trực tiếp Chuẩn bị nguyên liệu gồm 300g ngải cứu và 2 muỗng mật ong. Ngải cứu ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, để ráo nước. Giã nát ngải cứu và vắt lấy nước cốt, có thể sử dụng máy xay và lọc lấy nước sau đó trộn nước cốt với 2 muỗng mật ong và uống trực tiếp. Sử dụng 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, tối sau ăn. Cách 2: Chườm nóng Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, 1 khăn sạch và 1 ít muối hạt. Ngải cứu sau khi làm sạch thì cho vào chảo sên nóng cùng một ít muối hạt. Rang đều tay nhỏ lửa tới khi ngải cứu đổi màu thì đổ hỗn hợp ra chiếc khăn chuẩn bị sẵn. Bọc ngải cứu lại và chườm khăn lên vùng khớp gối bị đau trong khoảng 15 phút. Khi ngải cứu hết nóng có thể bỏ ra chảo sao lại cho nóng để tiếp tục sử dụng. Chườm ngải cứu 1 lần mỗi ngày để thấy công dụng hiệu quả. Cải thiện thoái hóa khớp gối bằng dây đau xương Dây đau xương là cây thuốc nam quý dạng dây leo. Thực vật mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, nhất là ở vùng núi phía Bắc nước ta. Dây đau xương chứa nhiều alkaloid, cấu trúc glucosid phenolic, dinorditerpen glucosid, tinosinesid A và B… Trong nhiều thí nghiệm, người ta thấy dây đau xương ức chế hoạt tính của histamin và acetylcholin nhờ vậy làm hạn chế gây co thắt cơ trơn. Cây cũng tác động vào hệ thần kinh do đó tác dụng giảm đau xương khớp đem lại nhanh chóng. Nguyên liệu: 1 nắm lá dây đau xương. 1 ít rượu trắng. Cách làm:  Lá dây đau xương ngâm trong nước muối loãng, rửa sạch sau đó đem giã nát trong cối hoặc xay nát bằng máy. Cho rượu đã chuẩn bị vào, trộn đều sau đó chắt lấy nước để uống. Phần bã có thể giữ lại, để đắp lên vùng khớp bị đau cũng đem lại hiệu quả chữa trị. Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây đinh lăng Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo bởi đây là loại cây dễ trồng ở Việt Nam song tác dụng mà nó đem lại cho sức khỏe lại rất đáng kể. Trong rễ đinh lăng có tới hơn 20 loại acid amin, 8 loại saponin, các loại vitamin và nhiều chất khác. Đinh lăng giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường lưu thông máu nhờ đó chống suy nhược cơ thể. Với gân cốt, đinh lăng được đáng giá mang lại công dụng trị phong thấp, tê mỏi, giảm đau và hỗ trợ phục hồi thoái hóa. Đinh lăng là cây thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị thoái hóa khớp gối Đinh lăng có thể đem lại hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng 2 cách đơn giản dưới đây: Cách 1: Sắc lấy nước Chuẩn bị khoảng 20g rễ cây đinh lăng Rễ đem rửa sạch cho hết bụi bẩn sau đó phơi khô rồi sao trên lửa nhỏ cho vàng lại. Cho rễ đã sao vào nồi đun sôi cùng nước sạch trong khoảng 20 phút. Chia lượng nước sắc thu được làm nhiều lần uống, uống hết trong ngày. Cách 2: Ngâm rượu đinh lăng Chuẩn bị: 1kg rễ đinh lăng và 8 – 10 l rượu trắng. Rễ đinh lăng sau khi làm sạch thì xếp vào bình thủy tinh, ngâm cùng rượu trắng. Đậy kín bình, ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30ml rượu, ngày dùng 2 – 3 lần. Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây trinh nữ Cây trinh nữ còn được biết đến với tên gọi là cây xấu hổ. Đây là một loài thực vật họ Đậu, sống lâu năm. Lá cây có đặc điểm đặc trưng: các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm hoặc bị rung lắc rồi mở lại vài phút sau đó. Các nghiên cứu phân tích cho thấy trong cây trinh nữ chứa nhiều alkaloid, flavonoid C-glycosides, sterols, tannins… và các acid béo. Chúng đem lại tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vị ngọt dịu, hơi se và tính hàn của dược liệu cũng góp phần giảm thiểu các cơn đau do thoái hóa khớp gối hiệu quả. Nguyên liệu: Rễ cây xấu hổ: 10g Thân cây ớt lá to: 10g Thân cây bọt ếch: 10g Rễ khúc mắc: 10g Quả tơ hồng vàng: 8g Rễ bạch đồng nữ: 8g Cách làm:  Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào ấm và thêm nước. Sắc làm 2 lần, sau đó loại bỏ bã. Nước sắc thu được tiếp tục đun trên lửa nhỏ tới khi cô cạn thành cao. Chia uống 2 lần/ngày. Gừng chữa thoái hóa khớp gối Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn gia đình Việt. Ít ai biết được rằng, trong y học cổ truyền, gừng cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp. Gừng dùng để làm thuốc là phần thân rễ của cây gừng, nơi chứa nhiều nhóm chất cay là zingeron, shogaol và gingerol, a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các loại vitamin. Gừng là vị thuốc chữa thoái hóa khớp gối rất hữu hiệu Gừng có tính ấm, có thể làm ấm tỳ vị, lưu thông khí huyết và giảm đau nhức. Trong nhiều trường hợp, dược liệu này còn được sử dụng để thay thế một số thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hay aspirin. Nguyên liệu: 100g gừng tươi. 1 ít rượu trắng. Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, cạo thu lấy vỏ sau đó đem đi sấy khô. Vỏ gừng sấy khô cho vào rượu trắng, khuấy đều và uống trực tiếp. Sử dụng mỗi ngày 1 lần, đều đặn hàng ngày để thấy hiệu quả. Cây gối hạc chữa thoái hóa khớp gối Bộ phận chính dùng để làm thuốc của cây gối hạc là phần rễ của nó. Rễ có dạng hình củ, thường có ba màu: trắng, hồng hoặc vàng. Trong sách Y học xa xưa có ghi chép lại, rễ cây gối hạc có tính mát, vị ngọt hơi đắng. Vị thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa khớp gối… nhờ đặc tính tiêu trừ sưng tấy, giảm khó chịu, đau nhức. Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, thấy rằng trong dịch chết của rễ cây có chứa nhiều sterol, tanin, carbohydrate, acid hữu cơ, acid gallic, β-sitosterol và daucosterol. Các chất này được chứng minh mang lại tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả, rất phù hợp cho tình trạng thoái hóa xương khớp. Nguyên liệu: Rễ gối hạc: 16g Ké đầu ngựa: 16g Dây kim ngân: 10g Cây đơn đỏ: 12g Lá thông: 8g Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc kể trên. Cho vào ấm cùng 600ml nước lọc, đun trên lửa nhỏ. Sắc tới khi còn khoảng 200ml thì dừng. Gạn lấy nước sắc, chia uống 2 lần/ngày. Lưu ý khi sử dụng thuốc nam điều trị thoái hóa khớp gối Có vô vàn vị thuốc nam trong Đông y, mỗi vị thuốc đều có công dụng riêng do đó có nhiều bài thuốc khác nhau trong điều trị xương khớp. Các bài thuốc này đơn giản, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nam, người bệnh cũng cần có những lưu ý nhất định như sau: Cần dùng bài thuốc nam phù hợp để chữa thoái hóa khớp gối Lựa chọn đúng các nguyên liệu, đảm bảo an toàn, chất lượng. Các nguyên liệu trong một thang thuốc cần sử dụng đúng và đủ, không để thiếu hoặc thừa nguyên liệu cũng như khối lượng mỗi vị thuốc. Một số dược liệu không dùng được cho người cao tuổi, thận yếu và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Không sử dụng thuốc nam cho người dị ứng với các thành phần của dược liệu. Không tự ý kết hợp dùng thuốc nam và thuốc tây trong điều trị thoái hóa khớp gối. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ phương thuốc nào. Có như vậy, bệnh mới thực sự được chữa trị đúng cách, hiệu quả đem lại cao, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của bạn. Khương Thảo Đan – Bài thuốc quý từ các vị thuốc nam Các vị thuốc nam kể trên tương đối dễ kiếm, cách thực hiện cũng đơn giản, song đối với nhiều người không có thời gian thì đây là trở ngại lớn. Thay vì áp dụng các cách chữa thoái hóa khớp gối từ thuốc nam, có một biện pháp mang lại hiệu quả không kém đó là sử dụng viên xương khớp. Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm hữu ích với các vấn đề xương khớp hiện nay, tự hào là sự kết hợp hoàn hảo từ các vị thuốc nam. Khương Thảo Đan – Bài thuốc quý từ các vị thuốc nam Bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ dược liệu từ xa xưa đã được các ông cha ta áp dụng với các nguyên liệu: độc hoạt, phòng phong, địa liền, ngưu tất, ký sinh thang… Ngày nay, các kĩ thuật hiện đại phát triển, các nhà nghiên cứu đã thành công chiết xuất được các hoạt chất tinh khiết trong các cây thuốc đó, làm ra sản phẩm Khương Thảo Đan có hiệu quả tối ưu hơn. Khương Thảo Đan là sự kết hợp hoàn hảo giữa y học cổ truyền với tây y hiện đại, mang lại công dụng: Giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa lão hóa. Hỗ trợ hồi phục sụn, tăng sinh mô sụn. Kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ hệ xương khớp vững chắc. Việc chiết xuất thành công KGA1 trong cây địa liền cùng sự kết hợp của collagen type II trong bảng thành phần đã đưa tác dụng của sản phẩm lên mức tối đa. KGA1 là hoạt chất có tác dụng giảm đau nhanh, an toàn cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng KGA1 có khả năng làm dịu các cơn đau mà không ảnh hưởng tới dạ dày, gan, mật kể cả khi dùng liều cao. Trong khi đó, collagen type II góp phần hình thành nên sụn khớp, hỗ trợ hồi phục thương tổn do lão hóa gây nên. Nhờ đó, Khương Thảo Đan trở thành sản phẩm xương khớp có nguồn gốc dược liệu được ưa chuộng. Thực phẩm đã được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Bài viết trên đây tổng hợp lại một số cách điều trị đau nhức gối bằng thuốc nam. Hãy tìm hiểu kỹ cách tiến hành và những lưu ý cần biết để có biện pháp chữa trị hiệu quả. Tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-dong-y-16941670.htm https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-y-hoc-co-truyen-169210917145232885.htm Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Có khỏi hẳn không?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp nhất ở những bệnh nhân trong độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người cao tuổi. Vậy thoái hóa khớp gối có chữa được không? Có khỏi hẳn hoàn toàn không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau khi bạn đọc bài viết này. Cùng tìm hiểu bạn nhé! Mục lụcThế nào là thoái hóa khớp gối?Thoái hóa khớp gối có chữa được không?Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gốiMẹo giảm đau nhanh do thoái hóa khớp gốiĐiều trị không dùng thuốcĐiều trị bằng thuốcPhẫu thuậtKhương Thảo Đan – Đồng hành cùng bệnh nhân thoái hóa khớp gối Thế nào là thoái hóa khớp gối? Để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, khớp là bộ phận quan trọng, giúp cho các chi và cột sống di chuyển linh hoạt. Để làm được điều đó, khớp cần có lớp sụn và dịch bôi trơn, giúp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương khi di chuyển. Thoái hóa khớp gối chính là một dạng tổn thương tác động vào vị trí kể trên. Quá trình này làm suy giảm chức năng của đầu sụn khớp gối, làm chúng trở nên xù xì, mất độ trơn và mỏng dần đi. Đồng thời, tại các khớp xương cũng xuất hiện các hiện tượng viêm, giảm lượng dịch nhầy bôi trơn. Chính những sự thay đổi này làm cho phần đầu xương trong khớp cọ xát với nhau, dẫn đến tình trạng đau khớp, cứng khớp,… Ở những người trẻ, lớp sụn bị bào mòn có thể được phục hồi thông qua việc bổ sung các dưỡng chất mỗi ngày. Tuy nhiên, ở những người trung niên trở đi, việc phục hồi trở nên khó khăn hơn. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: teo cơ, biến dạng khớp,… thậm chí là tàn phế. ☛ Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối – Căn bệnh nguy hiểm, chớ chủ quan! Vậy, bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không và chữa như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo nhé! Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Phần lớn các thoái hóa khớp gối xảy ra là do quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh là điều mà các nhà y học vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể điều trị các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, những tác nhân khác cũng có thể góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp như: chế độ dinh dưỡng không tốt, chấn thương, làm việc nặng,… Việc giảm thiểu tối đa những yếu tố kể trên cũng phần nào hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tiến triển bệnh. Chính vì vậy, quan trọng nhất là chúng ta phải lắng nghe những thay đổi, những sự khó chịu của cơ thể để phát hiện kịp thời biểu hiện của bệnh và chữa trị ngay từ giai đoạn sớm. Nếu để bệnh đi đến giai đoạn nặng, khả năng rất cao sẽ xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm và các bệnh lý kèm theo như: thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống, ung thư xương, gai khớp,… Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có các phương pháp điều trị giúp giảm bớt triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tiếp theo đây, bài viết sẽ giới thiệu đến quý độc giả những mẹo giảm đau nhanh và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện nay. Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối Mẹo giảm đau nhanh do thoái hóa khớp gối ☛ Chườm nóng Chườm nóng tại vùng khớp gối bị đau sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ đang bị căng quá mức, từ đó làm dịu các khớp bị cứng và giảm đau cơ. Bạn có thể sử dụng chai nước ấm, gối ấm, túi nước ấm,… để chườm trực tiếp vào vị trí khớp bị đau. Trong khoảng 20 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Lưu ý, cần cẩn thận khi thực hiện chườm nóng vì các dụng cụ này có thể làm bỏng. Chườm nóng giúp tăng lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ đang bị căng quá mức ☛ Xoa bóp Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp bị thoái hóa mỗi ngày có thể giúp làm dịu cơn đau, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp. Khi được xoa bóp, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất hormone cortisol, serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến giảm đau, làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm căng thẳng. ☛ Nghỉ ngơi Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nghỉ ngơi chính là giải pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp. Mỗi khi cơn đau do thoái hóa khớp gối xảy ra, người bệnh cần hạn chế hoạt động, hoặc vận động nhẹ nhàng để tránh làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Điều trị không dùng thuốc Nếu cơn đau khớp gối của bạn đang ở giai đoạn nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc sau đây: ☛ Giảm cân ở những bệnh nhân nặng cân Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người thừa cân, béo phì thường dễ bị thoái hóa khớp gối hơn những người có vóc dáng cân đối. Điều này được lý giải là do béo phì tạo ra áp lực lớn lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Lâu ngày, những áp lực này trở thành nguyên nhân gây phá hủy sụn và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối. Không chỉ vậy, các mô mỡ dư thừa sẽ sản xuất một lượng đáng kể các cytokine gây viêm, dẫn đến viêm khớp và thay đổi chức năng của các tế bào sụn. Chính vì vậy, giảm cân thông qua việc tập luyện thể thao vừa phải và thay đổi chế độ ăn uống khoa học là biện pháp cần thiết ở những bệnh nhân thừa cân. Không chỉ giúp làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp, giảm cân còn làm giảm khả năng xuất hiện các bệnh lý khác như: rối loạn lipid huyết, đái tháo đường, tim mạch,… Giảm cân làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp và các bệnh lý khác ☛ Tập thể dục phù hợp Tương tự, tập thể dục phù hợp đôi khi có thể giảm áp lực lên các khớp, từ đó làm chậm, thậm chí đảo ngược quá trình thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy, tập thể dục thể thao được khuyến khích đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Các bài tập chủ yếu nên tập trung vào cơ tứ đầu đùi. Đây là nhóm cơ chủ lực để giúp gánh bớt sức tải lên khớp gối. Nếu cơ này đủ mạnh, khớp gối sẽ được giảm áp lực rất nhiều mỗi khi đi hay khi chạy nhảy. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chơi một số môn thể thao với cường độ vừa phải như: bơi lội, đi xe đạp, đi bộ hoặc chạy bộ,… Những môn thể thao này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, kể cả khớp gối. ☛ Chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất chính là tiền đề để bạn có được sức khỏe tốt nói chung và khớp gối khỏe mạnh nói riêng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp để giúp cải thiện bệnh tình của mình. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối: – Omega 3: có trong các loại cá như: cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá mòi,… Omega 3 sẽ ức chế tình trạng viêm xương khớp, giúp giảm triệu chứng sưng đau, giảm cứng khớp, đồng thời cải thiện chức năng vận động. – Canxi và vitamin D: có trong các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), xương ống, đậu bắp, các loại đậu, súp lơ, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa. Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất vô cùng cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương. – Vitamin C: có nhiều trong trái cây thuộc họ cam quýt. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và chống viêm rất tốt. – Vitamin A, E và K: nhóm vitamin này có trong cần tây, dưa chuột, bông cải xanh, cải bó xôi, các loại trái cây họ cam, rau xanh… cũng rất tốt cho hệ xương khớp. ☛ Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể và khớp gối khỏe mạnh Điều trị bằng thuốc Nếu các phương pháp kể trên không còn giúp bạn giảm đau do thoái hóa khớp gối nữa, lúc này bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc giúp giảm đau, kháng viêm hoặc hỗ trợ cho sụn khớp. Sau đây là một vài nhóm thuốc mà người bệnh có thể tham khảo: ☛ Thuốc giảm đau không steroid (NSAID) Nhóm thuốc NSAID có thể được xem xét nếu bệnh nhân gặp tình trạng đau nhiều, dai dẳng hoặc có dấu hiệu viêm (ví dụ, đỏ, nóng). Các thuốc thường dùng bao gồm: aspirin, diclofenac, ibuprofen, celecoxib,… NSAID có thể được sử dụng đồng thời với các thuốc giảm đau khác (ví dụ như: tramadol, opioid) để làm giảm triệu chứng tốt hơn. ☛ Thuốc giãn cơ Các thuốc giãn cơ ở liều thấp đôi khi có thể giúp bạn giảm đau, trong trường hợp các cơ bị căng do phải làm việc quá mức để hỗ trợ các khớp thoái hóa. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là giảm triệu chứng. ☛ Thuốc corticoid Corticoid là một trong những nhóm thuốc kháng viêm mạnh mẽ. Tuy nhiên, corticoid đường uống không được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, thay vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm corticoid nội khớp. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp viêm kéo dài hoặc thoái hóa khớp gối thể nặng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào khu vực khớp đang bị tổn thương, giúp thuốc phát huy tác dụng tức thì. Thuốc thường dùng nhất là hydrocortison acetat. Corticoid là một trong những nhóm thuốc kháng viêm mạnh mẽ ☛ Acid hyaluronic Acid hyaluronic là hoạt chất cần thiết cho khớp, giúp nuôi dưỡng cho sụn bằng cách hỗ trợ thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp vào, duy trì độ nhớt làm cho các khớp vận động được dễ dàng hơn. Acid hyaluronic thường được tiêm nội khớp gối dưới dạng hyaluronate. Một liệu trình điều trị thường bao gồm từ 3 đến 5 lần tiêm hàng tuần. ☛ Đọc thêm: Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến Phẫu thuật Nếu điều trị bảo tồn (thuốc, thay đổi lối sống, vật lý trị liệu,…) không thành công, phẫu thuật có thể được xem xét. Hai loại phẫu thuật thường được chỉ định cho thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp gối. ☛ Phẫu thuật nội soi khớp Ở phẫu thuật này, bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng có gắn camera nhỏ ở đầu thông qua một lỗ nhỏ trên da để xem bên trong đầu gối của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ sụn bị hư hỏng; đầu gối của bạn cũng có thể được làm sạch hoặc rửa để loại bỏ các mảnh xương, mảnh sụn gây đau. ☛ Phẫu thuật thay thế đầu gối Phương pháp này có có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển của bạn. Phẫu thuật thay khớp gối bao gồm việc loại bỏ toàn bộ hoặc một phần khớp gối và thay thế các bộ phận bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo. Có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn, nhưng sự thuyên giảm có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Khương Thảo Đan – Đồng hành cùng bệnh nhân thoái hóa khớp gối Một sự lựa chọn hiệu quả và an toàn khác dành cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối đó chính là viên xương khớp Khương Thảo Đan. Được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Khương Thảo Đan chính là một trong số những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể hỗ trợ toàn diện các bệnh liên quan đến xương khớp, đáp ứng được trọn vẹn cả 3 yếu tố: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. ☛ Thành phần hoạt chất Viên xương khớp Khương Thảo Đan là kết quả vô cùng thành công của việc kết hợp các thành phần thảo dược có tác dụng tiêu viêm, trừ thấp khớp. Các thành phần đắt giá này bao gồm: Hoạt chất KGA-1 từ cây Địa liền. Được PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nghiên cứu trong 6 năm,  có tác dụng giảm đau, chống viêm, đã được chứng minh là tương đương với thuốc tân dược và không gây hại trên đường tiêu hóa. Collagen type II. Có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành dịch nhầy cho khớp, giúp cơ thể có đủ lượng collagen, từ đó ngăn ngừa nguy cơ khô khớp do thiếu dịch, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Các thành phần kế thừa từ bài thuốc chữa đau xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang nổi tiếng như: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương quy, Ngưu tất,… Ngoài ra, còn chứa các thành phần tốt cho khớp khác như: Thổ phục linh, Hy thiêm,… ☛ Đối tượng sử dụng Các nghiên cứu lâm sàng chặt chẽ đã chứng minh rằng, viên xương khớp Khương Thảo Đan có lợi cho những bệnh nhân bị: Thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống Đau lưng, đau vai gáy, mỏi gối, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay Có thể nói, Khương Thảo Đan là một sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể hỗ trợ điều trị toàn diện cho các bệnh về xương khớp (bao gồm cả thoái hóa khớp gối), giúp đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Kết luận Tóm lại, thoái hóa khớp gối mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, song vẫn có nhiều phương pháp giúp điều trị triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi, đồng thời giới thiệu các cách chữa thoái hóa khớp gối hiện nay một cách tổng quát nhất. Hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi sức khỏe của bản thân thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách bạn nhé! Tài liệu tham khảo https://www.msdmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-tissue-disorders/joint-disorders/osteoarthritis-oa https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/dieu-tri-hieu-qua-thoai-hoa-khop-goi-tranh-bien-dang-khop/ Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối sẽ gây ra những cơn đau, tình trạng sưng viêm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến đầu gối biến dạng thậm chí là teo cơ và bại liệt. Vậy thoái hóa khớp gối nên làm gì? Hãy cùng phuchoikhop tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối2. Thoái hóa khớp gối nên làm gì?2.1. Thăm khám bác sĩ2.2. Điều trị tại nhà3. Thoái hóa khớp gối không nên làm gì?4. Kết luận Thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn khớp và đầu xương nằm dưới sụn. Cụ thể, phần sụn khớp sẽ bị bào mòn theo thời gian làm mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Trong khi đó, phần đầu xương dưới sụn cũng bắt đầu bị xơ hóa làm thay đổi cấu trúc và hình dạng, mức độ bền chắc bị giảm sút rõ ràng, có thể xuất hiện các vết nứt nhỏ. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối chủ yếu là do lão hóa bởi tuổi tác. Ngoài ra các yếu tố khác như chấn thương, thừa cân béo phì, thói quen ngồi xổm cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Các cơn đau nhức ở khớp gối là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Ban đầu, chúng chỉ ở mức độ nhẹ, xuất hiện khi người bệnh đi lại hoặc thực hiện các vận động tạo áp lực lớn lên đầu gối như leo cầu thang, lên dốc. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, những cơn đau này trở nên dữ dội và có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến viêm, tràn dịch khớp gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đầu gối biến dạng, teo cơ, thậm chí là bại liệt. Để hạn chế được những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Vậy khi bị thoái hóa khớp gối nên làm gì? ➤ Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối bạn chớ chủ quan! Thoái hóa khớp gối là những tổn thương, biến đổi cấu trúc trên bề mặt sụn khớp, địa đệm và đầu xương nằm dưới sụn (Ảnh minh họa) Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức hay co cứng tại đầu gối, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Sau khi có kết quả chính xác, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời thực hiện một số phương pháp chăm sóc tại nhà nhằm giảm đau, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Dưới đây hướng dẫn cụ thể các bước mà người bệnh cần làm khi bị thoái hóa khớp gối bao gồm: Thăm khám bác sĩ Trong nhiều trường hợp, triệu chứng của thoái hóa khớp gối là các cơn đau đầu gối không chỉ diễn biến thoáng qua mà chúng kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần thì người bệnh cần lưu ý ngay, không được chủ quan mà cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng. Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng thoái hóa khớp gối đã tiến triển không còn nhẹ nữa: Cơn đau khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, chúng cũng diễn biến kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Những cơn này sẽ không tự thuyên giảm nếu không được tác động can thiệp để thư giãn cơ khớp. Đôi khi cơn đau xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi. Các vận động thường nhật như đi lại, đứng, ngồi, leo cầu thang gặp khó khăn, bị hạn chế rất nhiều. Tình trạng co cứng khớp gối vào buổi sáng kéo dài, tuy nhiên cũng chỉ dưới 30 phút. Dựa trên các triệu chứng này, bác sĩ sẽ thực hiện một số chẩn đoán để kiểm tra mức độ thoái hóa, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Nếu triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán rõ ràng (Ảnh minh họa) Người bệnh nên chuẩn bị trước bởi bác sĩ có thể hỏi một số câu liên quan giúp phán đoán tình trạng bệnh tốt hơn như: Triệu chứng xuất hiện khi nào? Tần suất xảy ra có liên tục không? Có triệu chứng khác lạ nào trên cơ thể không? Bạn có gặp chấn thương không? Có đang sử dụng loại thuốc điều trị nào không? .v.v. Sau khi lấy được thông tin, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như: chụp x-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên điều trị. Hãy làm theo chỉ định của bác sĩ nếu có sử dụng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống) hay những lời khuyên trong thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt cho tình trạng bệnh, giảm bớt những cơn đau. Điều trị tại nhà Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến từ từ với triệu chứng điển hình là các cơn đau nhức khớp gối. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp thêm một số biện pháp điều trị tại nhà nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt các cơn đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Các biện pháp khắc phục tại nhà được thực hiện rất đơn giản, bao gồm: Nghỉ ngơi hợp lý: Khi thoái hóa khớp gối đang vào các đợt tiến triển gây nên những cơn đau, tốt nhất người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý bằng cách tạm dừng tất cả các hoạt động. Điều này giúp cho các cơ khớp đầu gối được thư giãn, giúp tình trạng thoái hóa ở đầu gối không tiến triển nặng hơn. Thời gian nghỉ ngơi có thể kéo dài từ 1-2 ngày, sau đó bắt đầu lại với các hoạt động đi lại nhẹ nhàng để tránh khớp gối bị co cứng. Xoa bóp: Tác động một lực để xoa bóp nhẹ nhàng có tác dụng làm giảm các cơn đau do thoái hóa khớp gối gây nên rất hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, người bệnh có thể tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người thân đều được. Dưới đây là 2 động tác xoa bóp được nhiều người áp dụng: Xát day khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống rồi ngược lại khoảng 20 lần. Tiếp theo, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại cũng 20 lần. Miết khớp gối: người bệnh ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Tiếp tục làm như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần. Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì khiến trọng lượng cơ thể quá tải sẽ tạo áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối – nơi nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Điều này khiến khớp gối dễ bị thoái hóa, dẫn đến những cơn đau. Do đó, việc giảm cân để có thể duy trì trọng lượng ở mức hợp lý cũng là một cách để khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối. Duy trì cân nặng giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể tác động lên khớp gối (Ảnh minh họa) Luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai và đàn hồi cho khối cơ và mô sụn ở đầu gối, từ đó kích thích sản sinh dịch khớp, bôi trơn, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối. Không chỉ vậy luyện tập thể dục còn là một hình thức vận động rất tốt cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng. Các bài tập thể dục tốt cho người thoái hóa khớp gối như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống không tác động trực tiếp làm giảm các cơn đau nhức đầu gối nhưng việc có một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật. Đồng thời bổ sung nhiều các chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, axit béo omega 3,… giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế được những chấn thương và kéo dài thời gian bị lão hóa. ➤ Đọc kỹ hơn: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hạn chế đi giày cao gót: Giày cao gót khiến cơ thể bạn bị dồn trọng tâm về phía trước, tăng sức ép lên đầu gối và gót chân. Do đó, nếu bạn đi giày cao gót quá thường xuyên trong một thời gian dài sẽ làm bào mòn khớp gối và tổn thương sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp gối. Vì vậy, hãy hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó hãy lựa chọn những đôi giày thể thao, dép có size vừa chân và lớp lót êm, thoải mái. Kê cao chân khi nghỉ ngơi: Thói quen kê cao chân hơn so với tim trong lúc nghỉ ngơi hoặc ngủ khiến cho máu lưu thông tốt, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng xương khớp vị tổn thương, từ đó làm dịu các đau nhức khớp gối đáng kể. Sử dụng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan: Bên cạnh việc tác động lực lên đầu gối, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan nhằm đẩy nhanh tiến độ điều trị, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối cũng như hỗ trợ làm giảm các cơn đau, bảo vệ xương khớp khỏe mạnh. Khương Thảo Đan là sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc đông y nổi tiếng Độc hoạt tang ký sinh – một bài thuốc kinh điển trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, trong thành phần còn gia giảm thêm hoạt chất KGA1 từ Địa liền với tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ và Collagen type II không biến tính giúp tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, từ đó góp phần giảm và hỗ trợ phục hồi thoái hóa khớp. Tất cả tạo nên một công thức hoàn hảo vượt trội, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối. ➤ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Lý do Khương Thảo Đan hiệu quả với Thoái hóa Khớp BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Thoái hóa khớp gối không nên làm gì? Ngoài việc quan tâm đến thoái hóa khớp gối nên làm gì, người bệnh cũng cần chú ý đến một số điều không nên làm khi bị thoái hóa khớp gối tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể: Không nghe theo các phương pháp điều trị truyền miệng Không điều trị mẹo khi chưa có bằng chứng xác thực Không sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc Không vận động quá sức, đặc biệt là các bài tập phải sử dụng chi dưới nhiều như đá bóng, điền kinh,… Kết luận Như vậy bài viết trên đã giúp cho người bệnh trả lời được thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên làm gì?” Tùy vào nguyên nhân và mức độ thoái hóa khớp mà chúng ta sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng là những biện pháp xử lý này cần đúng lúc và kịp thời, để giúp cho việc điều trị diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chia sẻ

[Giải đáp từ chuyên gia]: Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?

Thoái hóa khớp gối thường gây ra những cơn đau khi vận động nên người bệnh thường gặp khó khăn trong các hoạt động thể thao. Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn “người đau khớp gối có nên đạp xe hay không?”. Để đưa ra được lời giải đáp chính xác nhất cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Lợi ích của việc đạp xe đối với người thoái hóa khớp gối2. Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?3. Hướng dẫn đạp xe cho người thoái hóa khớp gốiChuẩn bị kỹ trước khi đạp xeThực hiện bài tập đạp xe4. Những lưu ý khi đạp xe5. Các bài tập tốt cho người thoái hóa khớp gối6. Khương Thảo Đan hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả 1. Lợi ích của việc đạp xe đối với người thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn và xương khớp gối gây nên những cơn đau âm ỉ, cứng khớp đầu gối. Đặc biệt những cơn đau này sẽ tăng lên khi người bệnh có hoạt động vận động dùng đến chân. Vì vậy nhiều người mắc thoái hóa khớp gối tỏ ra e ngại, né tránh việc vận động. Đạp xe giúp kích thích sản sinh dịch khớp, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối. Hầu hết những bệnh nhân thoái hóa khớp gối quan niệm rằng vận động càng nhiều thì tình trạng bệnh càng nặng. Chính vì thế, họ đưa luôn ra kết luận: “người bị thoái hóa khớp gối không nên đạp xe” mà không dựa trên bất cứ nghiên cứu hay thử nghiệm lâm sàng nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, cụ thể: Đạp xe hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai và đàn hồi cho khối cơ và mô sụn ở đầu gối, từ đó kích thích sản sinh dịch khớp, bôi trơn, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối. Động tác co duỗi đầu gối khi đạp xe giúp ổ khớp linh hoạt, vận hành trơn tru hơn. Đạp xe cũng thúc đẩy máu lưu thông tới các chi, nhờ đó đem theo các dưỡng chất tới các mô khớp đang bị tổn thương để chữa lành. Đạp xe giúp tăng khả năng chịu lực của mô khớp, nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ chấn thương vật lý, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Đạp xe được coi là một hình thức vận động rất tốt cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng. Cân nặng ở mức độ hợp lý cũng làm giảm áp lực lên khớp gối, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý về xương khớp do thừa cân, béo phì. Hoạt động đạp xe giúp giải phóng năng lượng, giải tỏa stress – đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thần kinh, gây nên các cơn đau nhức xương khớp. Đạp xe thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng nhờ đó cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thiếu máu lên não và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 2. Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe? Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau âm ỉ. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không? Dựa trên các lợi ích về việc đạp xe mang lại cho người thoái hóa khớp gối, ta thấy được đạp xe là một bài tập rèn luyện sức khỏe rất tốt cho việc phục hồi khớp gối. Vì vậy, người bị thoái hóa khớp nên đạp xe thường xuyên. Theo các chuyên gia về xương khớp, việc đạp xe điều độ, nhẹ nhàng sẽ giúp điều hòa các hoạt động của khớp, tăng sản sinh chất nhờn rất hiệu quả giúp đầu khớp trơn và không bị đau. Từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, điểm qua các nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối bao gồm: lão hóa, chấn thương, thừa cân béo phì thì không có nguyên nhân nào liên quan đến vận động. Do đó, việc duy trì vận động, đặc biệt là đạp xe vẫn được khuyến khích. Tuy nhiên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không thể vận động mạnh như những người khỏe mạnh bình thường nên cũng cần phải cân nhắc về tình trạng bệnh đang ở mức nặng hay nhẹ để quyết định đạp xe như thế nào cho phù hợp. Cụ thể: Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối dạng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tham gia đạp xe với tốc độ di chuyển nhẹ nhàng hoặc trung bình sao cho phù hợp với khả năng của mình. Trường hợp bị thoái hóa khớp gối có viêm thì bạn cần ưu tiên cho việc điều trị đến khi hết triệu chứng viêm mới có thể thực hiện các bài tập đạp xe. Đặc biệt, nếu thoái hóa khớp gối kèm sưng tấy nặng hay viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh cần thời gian để nghỉ ngơi để khỏi hắn. Sau đó mới đạp xe để rèn luyện sức khỏe và phục hồi các ổ khớp. 3. Hướng dẫn đạp xe cho người thoái hóa khớp gối Như đã trình bày ở trên, người bị thoái hóa khớp gối với những cơn đau âm ỉ không thể vận động mạnh như người bình thường. Do đó, mặc dù thoái hóa khớp gối có thể đạp xe thì người bệnh cũng cần hiểu rõ thế nào đạp xe an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Dưới đây là hướng dẫn đạp xe đúng cách cho người thoái hóa khớp gối giúp giảm đau hiệu quả: Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe Lựa chọn loại xe có độ cao phù hợp với vóc dáng, đồng thời lực đạp xe không quá nặng Việc chuẩn bị thật kỹ các dụng cụ cần thiết trước khi tiến hành đạp xe rất quan trọng, nó sẽ giúp cho quá trình luyện tập của bạn diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Những điều cần chuẩn bị trước khi đạp xe bao gồm: Chuẩn bị xe đạp: Nên chọn các loại xe có độ cao phù hợp với vóc dáng, không chọn xe quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn loại xe mà lực đạp xe không quá nặng, tránh gây áp lực lên khớp gối. Chuẩn bị trang phục: Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên những chất liệu thấm hút mồ hôi và có độ co giãn tốt. Giày nên là loại sneaker hoặc giày thể thao có đế êm, đàn hồi, ma sát tốt. Một vật dụng thiết yếu mà ít ai để ý tới đó là đai bảo hộ đầu gối, mang chúng sẽ giúp bạn hạn chế được tổn thương khi có va chạm. Chuẩn bị phụ kiện: Mang theo một số vật dụng cần thiết như bình nước uống, cao dán nhiệt để xử lý cơn đau bất chợt. Thực hiện bài tập đạp xe Đạp xe đúng cách là phải tuần thủ cách thức và tần suất đạp xe Thoái hóa khớp gối nên đạp xe nhưng cách đạp xe đúng thì không phải ai cũng biết. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng, người thoái hóa khớp gối cần quan tâm đến cách thức, thời lượng cũng như tần suất đạp xe. Các bước đạp xe đúng cách tránh đau nhức khớp gối mà bạn cần biết: Bước 1 – Khởi động: Người bệnh nên khởi động trước khi thực hiện đạp xe. Khởi động kỹ khiến cơ khớp nóng dần, làm quen với nhịp độ vận động, tránh gặp phải chấn thương không đáng có. Bước 2 – Di chuyển: Khi bắt đầu, người bệnh nên đạp xe một cách chậm rãi trong khoảng 5 – 7 phút. Khi khớp gối đã quen thì có thể tăng dần tốc độ nhưng tuyệt đối không nên đạp quá nhanh sẽ khiến tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn. Bước 3 – Dừng lại: Không đột ngột dừng đạp xe mà cần phải giảm tốc độ một cách từ từ. Đạm chậm rãi khoảng 5 phút như lúc khởi động trước khi kết thúc hẳn bài đạp xe. Bước 4 – Thư giãn: Sau khi đạp xe người bệnh nên giãn cơ và nghỉ ngơi tại chỗ để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Kết hợp với massage cùng khớp gối và bắp chân, đùi để loại bỏ cảm giác căng cơ. Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào? 4. Những lưu ý khi đạp xe Đeo đai bảo vệ cho đầu gối giúp hạn chế những chấn thương không đáng có Đạp xe mang lại hiệu quả tích cực cho người thoái hóa khớp. Xong vẫn có một số trường hợp mắc phải sai lầm trong quá trình luyện tập khiến cho tình trạng bệnh không những đỡ mà còn tiến triển nặng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Như vậy, ngoài biết cách đạp xe đúng, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Nên chọn những địa hình bằng phẳng để hạn chế lực tác động lên khớp gối, tránh đường sỏi đá gập ghềnh vì khi thực hiện đạp xe có thể gây ra những rung chấn đến đầu gối khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. Nên sử dụng những miếng đai bảo vệ đầu gối để giúp cổ định cơ khớp, giảm bớt những áp lực tác động lên đầu gối. Hạn chế đạp xe trên những con đường dốc, vì khi lên dốc đầu gối của bạn sẽ phải chịu lực quá sức. Không nên đạp xe quá nhanh, vừa tác động lực quá nhiều lên khớp gối, vừa khiến cơ thể nhanh kiệt sức. Luôn thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái khi đạp xe. Những ngày đầu, người bệnh nên đạp xe trong khoảng 10 – 15 phút/buổi và duy trì 5 buổi/tuần. Những tuần tiếp theo, thời lượng đạp xe có thể tăng dần lên tuy nhiên không nên quá 30 phút/lần. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy ổ khớp có các triệu chứng bất thường, các giác sưng, đau trở nặng thì cần tạm dừng việc tập luyện và đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám. Lựa chọn thời điểm đạp xe thích hợp, có thể là buổi sáng sớm hoặc chiều tối mát mẻ. Đây là 2 thời điểm giúp bạn phát huy hiệu quả đạp xe tốt nhất. Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, không làm việc quá sức, không khuân vác đồ nặng… Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đạp xe để biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì. ☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? 5. Các bài tập tốt cho người thoái hóa khớp gối Ngoài đạp xe, một số bài tập khác cũng tác động hiệu quả đến tình trạng thoái hóa khớp, giúp giảm đau và duy trì sức khỏe xương khớp bao gồm: Đi bộ: Đi bộ là một bài tập vận động đơn giản, dễ thực hiện mà ai cũng có thể luyện tập. Đối với người thoái hóa khớp gối, đi bộ giúp giảm các cơn đau, tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và linh hoạt cho cơ thể. Không chỉ vậy, đi bộ còn mang lại rất nhiều lợi ích, tốt cho tim mạch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý bắt đầu đi chậm rãi, có thể tăng tiến độ nhưng chỉ ở mức vừa phải, bước đi đều đặn, giữ tư thế lưng thẳng, để cho cơ thể thoải mái, không nên đi đoạn đường quá dài. Thời gian tối đa trong mỗi lần đi bộ không quá 30 phút. Đi bộ giúp giảm các cơn đau, tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và linh hoạt cho cơ thể Bơi lội: Những người bị thoái hóa khớp gối nghiêm trọng rất thích hợp với các bài tập dưới nước để tránh tác động lên khớp gối. Điển hình ở đây đó là bơi lội. Ở dưới nước có độ nổi, hỗ trợ giảm áp lực lên khớp gối. Đồng thời động tác bơi lội cũng yêu cầu cơ thể phải linh hoạt, từ đó tăng cường khả năng di chuyển của khớp gối. Thông thường, bệnh nhân thoái hóa khớp gối được khuyến nghị luyện tập 150 phút mỗi tuần (tức 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần) để đạt hiệu quả tốt nhất. Yoga: Yoga là một chuỗi các bài tập không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn làm cho tinh thần được thư giãn, chữa trị tâm linh cho người tập. Đối với người thoái hóa khớp gối, các bài tập yoga có thể tăng cường, ổn định và cải thiện các cơn đau. Yoga cũng có các mức độ khác nhau để phù hợp cho tình trạng bệnh của bạn. Lưu ý trong quá tình luyện tập cần giữ cho tinh thần được tập trung để đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết liên quan: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? 6. Khương Thảo Đan hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả Bệnh cạnh luyện tập bằng việc đạp xe, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nhanh và mang lại kết quả tốt. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả Hiện nay, các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được phần lớn các chuyên gia khuyên dùng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan bởi độ an toàn, lành tính, không mang tác dụng phụ mà vẫn đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. Điều này giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa và ngăn ngừa cơn đau xuất hiện. Khương Thảo Đan kế thừa và phát triển từ bài thuốc Đông y trị xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh và tinh chất KGA1 từ củ Địa liền được chuyển gian từ đề tài nghiên cứu INPC – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. KGA1 có trong Khương Thảo Đan được chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm. Hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với một số thuốc tân dược phổ biến trong điều trị xương khớp như: Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin,… Ngoài ra, thành phần Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan cũng rất cần thiết để tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp chống lại các yếu tố có hại lên mô sụn. Hoạt chất này giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, hiệu quả vượt trội so với Glucosamin và Chondroitin BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất. Đặt mua Khương Thảo Đan, giao tiền tận tay TẠI ĐÂY. Kết luận: Như vậy, thắc mắc “người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?” đã được giải đáp khá đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp người bệnh có thể hiểu rằng việc luyện tập thể thao luôn là điều nên và cần được khuyến khích. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tập luyện tốt và hạn chế những chấn thương không đáng có, tốt nhất bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tham gia luyện tập. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi quá hotline 1800 1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối - căn bệnh nguy hiểm, bạn chớ chủ quan!

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý mà nhiều người đang mắc phải. Đây là một căn bệnh diễn ra một cách âm thầm. Hầu hết đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh mới đi khám và điều trị. Vậy thoái hóa khớp gối đang đe dọa đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Bạn đọc theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcThoái hóa khớp gối là gì?Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gốiCác giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp gốiGiai đoạn 1: Khởi phátGiai đoạn 2: NhẹGiai đoạn 3: Trung bìnhGiai đoạn 4: NặngBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiGiảm khả năng vận độngĐầu gối bị biến dạngĐi lại khập khiễngNguy cơ gãy xươngTeo cơBại liệtDẫn đến nhiều bệnh lý khácChẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gốiCần làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối?Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lýDuy trì cân nặng ở mức hợp lýThường xuyên hoạt động thể chấtHọc tập, làm việc đúng tư thếLắng nghe cơ thể Thoái hóa khớp gối là gì? Khớp gối là khớp rất quan trọng vì chúng chịu trách nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể. Thế nhưng cũng chính vì thế mà khớp gối rất dễ bị thoái hóa, dẫn tới đau nhức, giảm khả năng vận động. Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là các phản ứng viêm, giảm dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn này dần bị bào mòn, mất độ đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Phần xương ở dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc bị giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những cơn đau âm ỉ, cứng khớp, xuất hiện nhiều vào buổi chiều và giảm đau về đêm và sáng sớm. Ban đầu, cơn đau thường xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng khi bệnh trở nặng, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn. Thậm chí khi khớp gối hình thành các gai xương có thể gây biến dạng khớp, người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và khiến người bệnh rất dễ đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 30% người >35 tuổi và khoảng 80% người >60 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Trong đó, phụ nữ là người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi lớp sụn tự nhiên ở gối bị hao mòn, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Vì thế bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên khám và điều trị càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để lâu gây nhiều hệ lụy nguy hiểm thậm chí tàn phế. Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối có thể kể ra như sau: Tuổi tác: càng cao tuổi thì chức năng của các bộ phận cơ thể càng bị giảm sút, khớp gối cũng không là ngoại lệ. Dưới tác động của lão hóa thì sụn khớp gối sẽ bị mất đi lượng máu và chất dinh dưỡng thiết yếu, trở nên khô cứng, dễ bị bào mòn, mất đàn hồi, khả năng chịu lực kém đi đáng kể. Sụn gối càng bị mòn thì hai đầu khớp càng dễ va vào nhau hơn, thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn. Chấn thương ở khớp và ổ khớp: đến từ các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi tập thể dục thể thao… Những chấn thương này khi được điều trị dứt điểm thì khớp gối sẽ hồi phục. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì về lâu dài có thể làm lệch trục khớp và dần dẫn đến thoái hóa. Thừa cân béo phì: Người bị béo phì rất dễ bị thoái hóa khớp gối bởi lúc cơ thể bị thừa cân, khớp gối chính là nơi trực tiếp chịu áp lực của khối lượng nặng. Sụn khớp bị quá tải sẽ rất nhanh bị bào mòn, gây nên thoái hóa. Ngồi xổm: Động tác ngồi xổm làm cho khớp gối bị kéo căng ra, cả cơ thể và phần mông sẽ bị trồi ra phía sau mà không được nâng đỡ. Lúc này thì khớp gối sẽ phải chịu trách nhiệm gồng để chống đỡ. Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ làm đầu gối bị thoái hóa nhanh hơn. Cơ địa: Cơ địa cá nhân chính là lý do tại sao có nhiều người dẫu chưa ngoài 30, cũng không phải lao động quá nặng nhọc… nhưng vẫn bị thoái hóa hành hạ. Thoái hóa do lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm giảm đau có thành phần corticoid nếu được sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm thoái hóa khớp gối. Loại thuốc này nếu được tiêm trực tiếp vào gối sẽ có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng nếu bị lạm dụng thì thuốc sẽ khiến xương bị giòn, thoái hóa càng nặng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà Các giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối được coi là “kẻ thù âm thầm” bởi những phát triển của bệnh ở giai đoạn đầu khiến chúng ta rất khó phát hiện. Đồng thời, chúng ta cũng hay chủ quan với các cơn đau nhức – là điều kiện thuận lợi để bệnh tình diễn biến phức tạp hơn. Bệnh thoái hóa khớp gối thường phát triển qua 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện điển hình theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là những giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cần phải biết để kiểm soát bệnh của mình. Giai đoạn 1: Khởi phát Thông thường trong giai đoạn mới phát triển, bệnh thoái hóa khớp gối chưa có biểu hiện rõ ràng. Lúc này bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức khi phải vận động liên tục, đi, đứng, ngồi trong một thời gian dài. Người bệnh đối diện với tình trạng loãng xương và không có cảm giác đau nhiều hoặc khó chịu. Bệnh nhân vẫn thực hiện các sinh hoạt hàng ngày và vận động, đi lại dễ dàng mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lớp sụn khớp. Giai đoạn 2: Nhẹ Ở giai đoạn này, hiện tượng loãng xương diễn ra mạnh hơn hình thành nên gai xương và sụn khớp bắt đầu bị hao mòn. Lúc này các tổn thương đang bắt đầu hình thành nên bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Đặc biệt là khi trời lạnh về đêm và sáng sớm. Ở một số người ít hoạt động thì sẽ còn gặp thêm các triệu chứng cứng khớp. Ở giai đoạn này, đau nhức xương khớp vẫn ở mức độ nhẹ vì các chất hoạt dịch bôi trơn sụn khớp vẫn còn ít nên các xương không bị cọ xát vào nhau. Cơn đau chỉ thoáng qua, rất mơ hồ nên bệnh nhân khó có thể phát hiện. Giai đoạn 3: Trung bình Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này thì mức độ tổn thương sụn khớp đã rõ ràng hơn, các khe xương nhanh chóng bị thu hẹp và bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp thường xuyên hơn. Các vận động thường nhật đi lại, đứng, ngồi, leo xuống cầu thang của bạn bị hạn chế rất nhiều. Đôi khi còn nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp gối. Đồng thời, mô khớp bị viêm, tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng. Giai đoạn 4: Nặng Khi này, triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối đã xuất hiện rõ ràng. Sụn khớp bị bào mòn và bong tróc tới hơn 60% để lộ đầu xương rõ rệt, khiến chúng ma sát trực tiếp với nhau. Vì thế, người bạn phải trải qua những cơn đau nhức dữ dội, sưng tấy khớp do tràn dịch gây khó khăn cho việc vận động, di chuyển. Theo thời gian, lớp nhầy quanh khớp cũng giảm dần, khớp bị khô có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp… Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì sẽ để lại cho bạn rất nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình Giảm khả năng vận động Khớp gối là khớp chủ yếu giúp chúng ta đi lại vận động một cách dễ dàng. Giảm khả năng vận động do thoái hóa khớp sẽ gây cho bạn rất nhiều tổn thương về thể xác cũng như tinh thần. Khi bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, những cơn đau nhức sẽ thường xuyên ghé thăm bạn nhiều hơn. Việc không đi lại được cũng là một trong những yếu tố khiến bạn dễ mắc thêm các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo thường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa,… Khi bạn bị giảm khả năng vận động không chỉ ảnh hưởng tới chính bản thân bạn, mà còn gây ảnh hưởng tới những người thân xung quanh chúng ta. Do đó, mà tinh thần của bạn sẽ ngày càng một sa sút, chất lượng cuộc sống vì thế đó mà đi xuống Đầu gối bị biến dạng Thoái hóa khớp gối chắc chắn gây ra biến chứng biến dị khớp, do sự xuất hiện  của các gai xương (hình thành do tinh thể canxi lắng đọng) trong khớp, hay do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch. Biểu hiện là chi dưới bị cong, có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Điều này khiến cho bạn có cảm giác mình bước thấp bước cao. Lúc này nhiều bệnh nhân mới chịu đến gặp bác sĩ để điều trị. Đi lại khập khiễng Khi bạn bị thoái hóa khớp gối, lúc bạn đi lại, bạn không thể dùng đều lực cả 2 chân được. Trọng tâm người dồn về phía chân không bị đau. Do đó, dáng người đi của bạn sẽ khập khiễng cũng khiến bạn cũng mất tự tin nhiều hơn trong cuộc sống Nguy cơ gãy xương Khi mô sụn bị bào mòn trên diện rộng, khớp xương có thể bị tổn thương nặng nề và có nguy cơ nứt, gãy cao. Ngoài chức năng giảm ma sát khi vận động, sụn khớp còn có vai trò giảm áp lực lên đầu xương bằng cách dàn đều lực. Vì vậy khi mô sụn bị bào mòn, xương khớp có thể bị gãy khi có lực mạnh tác động. Teo cơ Như bạn đã biết khi bị thoái hóa khớp gối sự tổn thương sẽ xuất hiện đầu tiên tại sụn khớp. Sau đó sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận mô mềm xung quanh khớp, trong có hệ thống cơ. Một mặt, sự tổn thương tiếp tục tấn công các mô cơ, mặt khác, do đau nhức, bạn lại hạn chế đi lại làm cơ thiếu sức khỏe nên dẫn dẫn đến chứng teo cơ. Lâu ngày, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ bị bại liệt. Bại liệt Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, mọi sinh hoạt hằng ngày rất bất tiện, khó khăn. Khi khớp gối bị biến dạng hoặc bại liệt, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ thành công cũng giảm đáng kể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc chữa trị bằng các biện pháp thông thường hầu như không có tác dụng gì, lúc này thay khớp gối là lựa chọn duy nhất có thể áp dụng. ☛ Tham khảo thêm tại: : Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Dẫn đến nhiều bệnh lý khác Biến chứng của thoái hóa khớp gối còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác như vôi hóa sụn khớp, ung thư xương, các bệnh nhiễm khuẩn xương khớp khiến cho hệ thống xương khớp bị phá hủy. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể mắc các biến chứng nặng hơn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng. Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái khớp gối là điều mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được do độ tiến triển thầm lặng và rất phức tạp. Độ nguy hiểm của thoái hóa khớp gối phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Nếu bệnh mới khởi phát thì không quá lo ngại. Quá trình cải thiện có thể đơn giản bằng cách thay đổi sinh hoạt, tập luyện và sử dụng các sản phẩm giúp chăm sóc và tái tạo sụn khớp đã được nghiên cứu kiểm chứng. Nhưng nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng thì mức độ và thời gian cải thiện cần chuyên sâu và lâu hơn. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, bên cạnh đặt một số câu hỏi về tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chỉ định xét nghiệm sau đây để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện bệnh đang ở giai đoạn nào. Cụ thể, ở giai đoạn đầu, ở thân xương hoặc xương bánh chè có xuất hiện các gai xương nhỏ. Giai đoạn 2, mọc gai xương rõ và giai đoạn 3 là hẹp khe khớp vừa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, hẹp khe khớp nhiều và xuất hiện xơ xương dưới sụn. Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều. Từ đó giúp họ phát hiện những mảnh vụn thoái hóa hoặc tổn thương ở khớp gối như dây chằng hoặc màng hoạt dịch. Siêu âm khớp: Kỹ thuật chẩn đoán này giúp đánh giá độ dày sụn khớp và những mảnh vụn thoái hóa, bong trong khớp xương. Bên cạnh đó, siêu âm khớp còn giúp phát hiện tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp hoặc gai xương khớp. Nội soi khớp: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, kèm theo biện pháp nội soi khớp, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu sinh thiết ở màng tế bào hoạt dịch và tiến hành phân tích kiểm tra để đánh giá và phân biệt bệnh thoái hóa với các bệnh lý xương khớp khác. Xét nghiệm khác: Ngoài các xét nghiệm nêu trên, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm một vài kỹ thuật chẩn đoán khác như xét nghiệm máu và sinh hóa để xem tốc độ lắng máu bình thường hoặc xét nghiệm dịch khớp. Cần làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối? Thoái hóa khớp gối tưởng chừng như chỉ là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay nó lại đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, ngay từ khi còn trẻ chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để tăng cường sức khỏe cho các cơ khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của khớp như: Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý Người bị thoái hóa khớp gối nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây: Cá nước lạnh: các loại cá nước lạnh như cá thu, cá trích, cá hồi… có rất nhiều omega-3, đây là chất kháng viêm khớp hiệu quả. Nước hầm xương: nước hầm từ xương ống của bò hay dê cung cấp nhiều chonroitin và glucosamin, đây là những hợp chất cấu thành sụn và giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa,.. giúp cho hệ xương chắc khỏe, dẻo dai. Rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung rau xanh cùng với ngũ cốc, các loại trái cây như đu đủ, chanh, dứa, cam, chanh… vì chúng chứa khá nhiều vitamin C và chất kháng viêm. Đặc biệt thì hiện nay nhiều nhà khoa học đã tìm ra được công dụng trị thoái hóa khớp của hỗn hợp bơ và đậu nành. Hỗn hợp này chứa các chất có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh ra collagen – thành phần quan trọng của xương, sụn và gân. Ngoài ra thì bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau: Thức ăn chế biến sẵn có nhiều chất béo công nghiệp: khoai tây chiên, đồ nướng… chúng sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trở nặng và người bệnh dễ tăng cân. Thức ăn nhiều đường: Các loại bánh ngọt, chè… vì đường sẽ cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương bị yếu đi. Thức ăn nhiều muối: Lượng muối cao sẽ làm xương bị giòn và dễ gãy. Các chất kích thích: như bia, rượu, thuốc lá… rất có hại cho xương khớp. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Duy trì cân nặng ở mức hợp lý Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp xương nhất là vùng lưng, hông, háng, đầu gối và bàn chân. Theo thời gian, áp lực này sẽ làm phá hủy các sụn trong khớp và gây hư hỏng và dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Thường xuyên hoạt động thể chất Tập luyện thể dục là cách giúp chúng ta phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Như bạn đã biết việc tập luyện thể dụng giúp các cơ xương khớp của ta thêm chắc khỏe và dẻo dai. Tích cực luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,… còn giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách hiệu quả, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Người bệnh nên lưu ý cần hạn chế vận động nặng hoặc tham gia những trò chơi dễ gây tổn thương đến xương khớp. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào? Học tập, làm việc đúng tư thế Việc học tập, làm việc đúng tư thế sẽ giúp cơ thể bạn có một trạng thái cân bằng, tránh đè nén lực quá lớn lên các khớp xương. Bạn hãy tưởng tượng khi ở tư thế cân bằng thì diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ ở mức tối đa, và lực ép ở mức tối thiểu. Đồng thời, cũng tạo sự cân bằng lực cho các dây chằng và cơ bắp xung quanh, nhờ đó mà giảm rất nhiều lực lên bề mặt sụn khớp. Với những người làm việc văn phòng, bạn không được ngồi quá lâu tại một chỗ, nên thay đổi tư thế thường xuyên tránh bị mỏi khớp. Trong quá trình làm việc bạn nên dành khoảng 5 phút sau 1-2 giờ làm đứng lên đi lại để khớp được vận động. Lắng nghe cơ thể Cơ thể của chúng ta rất kì diệu, mỗi khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra chúng đều phát tín hiệu cảnh báo. Mà thường gặp nhất là những cơn đau mỏi. Do đó, bạn không được chủ quan, mà hãy đến gặp bác sĩ để khám bệnh và chẩn đoán sớm nhé. Tránh để bệnh tình chuyển biến quá nặng, khi ấy việc điều trị rất khó khăn và phức tạp. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được khi chủ động phòng tránh. Việc thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới cuộc sống của mình. Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thì nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh vì nếu điều trị bệnh sai cách sẽ không kiểm soát được bệnh mà còn khiến nó tiến triển nặng hơn. Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/310579 Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...