Thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y có thực sự hiệu quả?

Với sự tiến bộ của y học hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trong đó chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y đang được nhiều người lựa chọn. Vậy thực tế, chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông Y có thực sự hiệu quả như nhiều người mong đợi hay không? Bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcBệnh thoái hóa khớp gối theo Đông y – Y học cổ truyềnNguyên nhân gây thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyềnTriệu chứng thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyềnChữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không?Các phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối trong Đông yPhương pháp sử dụng thuốcPhương pháp không dùng thuốcƯu nhược điểm của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông yƯu điểm của thuốc Đông yNhược điểm của thuốc Đông yThuốc Đông y có tác dụng chậm như mọi người nghĩ?Cách tăng hiệu quả khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông yBổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lýThay đổi thói quen sinh hoạtThay đổi tư thế hợp lý Bệnh thoái hóa khớp gối theo Đông y – Y học cổ truyền Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp phổ biến thứ 3 sau thoái hóa cột sống lưng và thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu khiến cho người bệnh bị hạn chế hoặc mất khả năng vận động và thậm chí là gây bại liệt. Để điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, trước tiên bạn cần phải nắm rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền Theo Y học cổ truyền, bệnh thoái hóa khớp gối do các nguyên nhân sau gây ra: Sự thay đổi của thời tiết Thời tiết thay đổi sẽ xuất hiện các tà khí như phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm, thấp). Khi các tà khí xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tắc nghẽn sự lưu thông của khí huyết, dẫn đến tình trạng sưng đau và tê ở các khớp. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện vào các giai đoạn thời tiết chuyển mùa, cơ thể bị nhiễm lạnh, bị mưa ướt. Do cơ địa, thể trạng Ở những người lớn tuổi và người có thể trạng yếu sẽ gặp phải tình trạng khí huyết suy giảm, tang thận hư suy, tang can. Từ đó làm cho thận hư, không chủ được cốt tủy khiến đau nhức xương – khớp. Tang can làm cho gân không được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ dưỡng chất làm cho gân yếu khiến cho việc co duỗi bị khó khăn làm cho việc đi lại khó khăn hơn, gây các cơn đau ở khớp xương. Nghiêm trọng có thể khiến cho khớp bị biến dạng, gân cơ bị teo. Theo Đông y, thoái hóa khớp gối do nội thương thường gặp ở những người cao tuổi, mắc một số bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ. Do các nguyên nhân khác Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn do yếu tố môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. Những người làm việc trong môi trường ẩm thấp, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Ngoài ra, người làm việc nặng cũng dễ bị bệnh. Triệu chứng thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp gối chính là đau, cứng khớp và bị hạn chế vận động. Nếu như thời tiết thay đổi hoặc bệnh nhân đi lại, vận động nhiều sẽ làm cho các cơn đau dễ khởi phát. Những cơn đau ở khớp gối sẽ tăng lên khi vận động và giảm khi được nghỉ ngơi. Tình trạng này làm cho bệnh nhân gặp khó khăn hơn trong việc đi lại, hạn chế vận động. Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối thường được mô tả trong phạm vi chứng Tý hay bệnh Tý. Tức là người bệnh thường gặp các triệu chứng như khớp sưng đau, gối kêu lạo xọa, gân cơ co cứng khiến người bệnh đi lại khó khăn… Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không? Đây là một thắc không chỉ của riêng bạn mà còn của rất nhiều bệnh nhân khi chữa thoái hóa khớp gối. Như bạn biết đấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối hầu hết là do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể nên gần ai trong chúng ta cũng phải đối mặt. Tùy vào cơ địa, thói quen sinh hoạt hằng ngày của mọi người thì thời điểm phát bệnh sẽ là sớm hay muộn. Do liên quan đến yếu tố tự nhiên, nên việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y hay Tây y thì cũng không thể điều trị dứt điểm 100% được. Tuy không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng mục đích của việc điều trị thoái hóa khớp gối sẽ giúp bạn hồi phục chức năng của khớp gối một cách tối đa, ngăn chặn các tác nhân xấu tấn công sụn khớp đang bị tổn thương, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Các phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối trong Đông y Theo y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối sinh ra do yếu tố ngoại nhân (phong, hàn, thấp) xâm nhập và nội nhân (can thận tổn thương, khí huyết hư tổn). Cơ chế điều trị của Đông y là tác động từ gốc, đẩy lùi căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, phục hồi tạng phủ và tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tái phát lại. Phương pháp sử dụng thuốc Trong Đông y, người ta cho rằng tuy cùng mắc thoái hóa khớp gối nhưng mỗi bệnh nhân đều có những nguyên nhân mắc bệnh khác nhau nên cách sử dụng thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau để tương thích với tình trạng cũng như thể trạng của bệnh nhân. Do đó, các bài thuốc mà bác sĩ kê cho bạn sẽ dựa trên căn nguyên mắc bệnh của bạn, nhằm giúp bạn trị khỏi tận gốc, hồi phục các chứng năng của cơ thể. Khi chữa trị thoái hóa khớp gối, bạn có thể bắt gặp một số bài thuốc phổ biến như là: Độc hoạt tang ký sinh, PT5, Bạch hổ thang, Thược dược tri mẫu thang,…Đặc điểm chung của các bài thuốc là giúp bạn điều trị các triệu chứng của bệnh như đau nhức, mỏi khớp, tê cứng khớp và hồi phục các chức năng can thận. Trong đó, ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG (ĐHKST) là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng được giới y học phương Đông đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Theo các nghiên cứu y khoa, ĐHKST có tác dụng rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa, viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp. Những bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp được cho dùng bài ĐHKST, trong quá trình sử dụng đều tiến triển rất tốt. Nếu bệnh nhân kết hợp kiêng cữ đúng cách thì bệnh có thể giảm 80 – 90%. Trong các dược liệu của thuốc Đông y chứa một lượng kháng sinh tự nhiên cao, có tác dụng tiêu viêm, giúp bạn giảm đi các cơn đau nhức, xử lý được căn nguyên của bệnh. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lưu thông khí huyết giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy để bảo vệ khớp, tăng cường tính dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tiếp tục diễn ra. Kế thừa những ưu điểm của thuốc Đông y và áp dụng thành các tựu nghiên khoa học, viên xương khớp Khương Thảo Đan đang trở thành sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Sản phẩm Khương Thảo Đan có chứa các vị thuốc như: Độc hoạt, tang ký sinh, thổ phục linh, quế chi,…Chúng đều là những vị thuốc có mặt trong hầu hết các bài chữa thoái hóa khớp gối bí truyền nhiều đời. Và đặc biệt, sản phẩm còn chứa hoạt chất KGA1 được nghiên cứu bởi PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự. KGA1 là một chất được chiết xuất từ cây Địa liền, có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi so sánh tác dụng của KGA1 với hai chất chống viêm, giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp thì thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn. Hơn nữa, thành tưu nghiên cứu về collagen type II không biến tính (UC-II) cũng được áp dụng trong sản phẩm Khương Thảo Đan, nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh. Điểm khác biệt của Khương Thảo Đan chính là đáp ứng được tam giác khép kín trong việc điều trị đau nhức xương khớp: giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Hơn thế nữa, các thành phần của Khương Thảo Đan đều có nguồn gốc 100% từ tự nhiên nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài, mà không cần lo lắng về tác dụng phụ của thuốc. Phương pháp không dùng thuốc Thường để tăng tính hiệu quả cao trong điều tri bệnh thoái hóa khớp, có thể bác sĩ sẽ đề xuất cho bạn một thêm một số liệu trình châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Đây đều là những tác động được thực hiện bên ngoài bằng kim châm hoặc tay, tác động trực tiếp vào các huyệt để đả thông kinh mạch, giúp bạn giảm các triệu chứng đau một cách nhanh chóng và tăng cường khả năng phục hồi chức năng của khớp gối Châm cứu: Bác sĩ sẽ dùng kim châm tác động vào các huyệt đạo như: Tất nhãn, Độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du…có tác dụng giảm đau (do phối hợp nhiều cơ chế như ức chế dẫn truyền cảm giác đau, kích thích sản sinh morphine nội sinh trong cơ thể), tác động qua cung phản xạ thần kinh giúp điều hòa hoạt động các cơ quan tạng phủ bên trong, chống rối loạn thần kinh chức năng do bệnh lý kéo dài gây ra. Bấm huyệt: Bấm huyệt là liệu pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng đôi bàn tay (các ngón tay, ô mô ngón tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay…) tác động vào vị trí các huyệt được xác định trên cơ thể của bạn, nhằm giảm đau nhức xương khớp, kích ứng sự lưu thông khí huyết…Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh hiệu quả mà an toàn, không những giúp bạn giảm được các cơn đau, tê buốt mà còn đem lại cho bạn một tinh thần sảng khoái. Xoa bóp: Ngay tại nhà, bạn cũng có thể thực hiện một số động tác xoa bóp khớp gối hằng ngày, nhằm làm giảm các cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị căn bệnh thoái hóa khớp gối đạt được kết quả tốt nhất. Xoa bóp khớp gối gồm một số động tác sau: Xát khớp gối: bạn ngồi trên giường cứng, hai chân duỗi thẳng, hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối, xát từ trên xuống và ngược lại khoảng 20 lần. Day khớp gối: bạn ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi day ngược chiều kim đồng hồ 20 lần. Miết khớp gối: Bạn ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối) sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối. Làm lại như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần. Vận động khớp gối: Bạn ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối co duỗi nhẹ nhàng. Làm lại như vậy với chân bên kia, mỗi bên khoảng 20 lần. Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y Khi nhắc đến điều trị bệnh bằng Đông y thì ai cũng nghĩ tới ưu điểm là lành tính, bổ, mát và không để lại tác dụng phụ. Vậy thực tế có đúng như vậy không? Phần tiếp theo sau đây của bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ưu nhược điểm của phương pháp điều trị bằng Đông y nhé Ưu điểm của thuốc Đông y – Giúp người bệnh giảm đau hiệu quả: Trong Đông y một số loại thuốc có chứa các thành phần được xem như là “kháng sinh tự nhiên” giúp người bệnh ngăn chặn tình trạng phát triển của hiện tượng viêm, giải quyết những cơn đau nhức mà người bệnh hay phải chịu đựng khi bị bệnh – Xử lý căn nguyên gốc rễ của bệnh: Như bài viết đã chia sẻ ở trên, Đông y quan niệm nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa ở bệnh nhân là do khí huyết ứ đọng, can thận tổn thương. Do đó, bên cạnh các vị thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh thì Đông y cũng rất chú trọng tới việc khôi phục lại các chức năng của xương khớp nhằm kéo dài hiệu quả điều trị và tránh ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại cho người bệnh – An toàn, hạn chế tác dụng phụ: Các dược liệu điều trị trong Đông y đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng, giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây y như viêm loét dạ dày, niêm mạc dạ dày, suy tim,… – Tăng cường sức khỏe toàn thân: Có câu nói “Đông y trị nhân Tây y trị bệnh”. Nếu Tây y chú trọng việc điều trị các triệu chứng của bệnh thì Đông y chú trọng khôi phục lại toàn bộ chức năng của cơ thể, cân bằng lại trạng thái Âm-Dương. Giúp người bệnh khôi phục lại các chức năng của gan, thận, xương, tủy,…, gia tăng sự kiên cố của hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng tránh các tật khác nhau. Nhược điểm của thuốc Đông y Không như nhiều người nghĩ, thuốc Đông y vẫn có thể mang lại tác dụng phụ cho người bệnh bởi những lý do sau đây: Thuốc không được bào chế đúng cách do tay nghề của dược sĩ còn non kém Kĩ thuật bảo quản không tốt là điều kiện để các loại vi khuẩn, nấm, ẩm mốc xâm nhập Người bệnh nghe lời mách bảo sử dụng thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà đa phần dược liệu đều được nhập lậu từ Trung Quốc theo con đường phi mậu dịch. Nhằm mang lại sự hài lòng cho người bệnh, nhiều cơ sở còn trà trộn cả thuốc tân dược vào đơn thuốc khiến người bệnh lầm tưởng về tác dụng thật của thuốc, nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người bênh. Mà thực tế cũng đã chứng minh, không ít người rơi vào hoàn cảnh “tiền mất, tật mang” khi điều trị tại các cơ sở giả danh “lương y” Bên cạnh đó, do nguyên tắc điều trị toàn diện của Đông y, nên người bệnh sẽ phải rất kiên trì thì mới thấy được kết quả điều trị tích cực của mình. Thuốc Đông y có tác dụng chậm như mọi người nghĩ? BS.TS Đỗ Thanh Hà – người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học cổ truyền cho biết: “Trên thực tế, không phải tất cả trường hợp bệnh điều trị bằng thuốc Đông y cần thời gian lâu dài. Điều trị cần nhiều thời gian chỉ đúng với những bệnh lâu năm, mãn tính. Có những trường hợp điều trị chỉ cần uống thuốc hết liệu trình, kiêng khem đầy đủ là đã đẩy lùi được bệnh Do đó, trước khi bốc thuốc cho bạn, bác sĩ sẽ khám bệnh tổng quát để tìm ra nguyên nhân rồi mới đưa ra liệu trình hợp lý phù hợp với thể trạng bệnh của người bệnh. Vì thế bạn chỉ cần kiên trì dùng thuốc đều đặn theo lời dặn của bác sĩ thì sẽ thấy được những dấu hiệu tích cực trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối Cách tăng hiệu quả khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y Trong Đông y, để chữa được khỏi bệnh thì việc điều dưỡng thân thể để hồi phục các chức năng là điều cần thiết và ưu tiên hơn. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng phương pháp Đông y, ngoài việc uống thuốc thì việc thay đổi thói một số thói quen hằng ngày cũng quyết định tới 30-40% kết quả điều trị bệnh của bạn. Cụ thể một số thói quen sau: Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3: Omega-3 có tác dụng kháng viêm hiệu quả và chứa nhiều trong các loại cá béo (cá thu, cá ngừ, cá hồi, …) hay một số loại hạt dinh dưỡng như óc chó, hat macca. Bên cạnh đó, nước hầm xương chứa glucosamin và chonroitin là 2 thành tự nhiên cấu thành nên sụn khớp. Và đừng quên tăng cường ăn nhiều rau xanh với các loại quả mọng để cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất và vitamin thiếu yếu nhằm khống chế tình trạng thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn nhé Tránh ăn những đồ cay, mặn, nhiều chất bảo quản, thực phẩm nhiều dầu mỡ…: Bởi chúng chứa rất nhiều tác nhân gây hại điển hình như là chất béo chuyển hóa khiến cho tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn một diễn ra một cách nghiêm trọng. Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá khiến cho nồng độ CRP trong máu tăng cao, là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm sưng khớp. Đồng thời, còn khiến cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động kém hiệu quả Thay đổi thói quen sinh hoạt Tập thể dục hằng ngày: Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập đơn giản nhất nhằm khôi phục lại chức năng vận động của các khớp. Bên cạnh đó, một số bộ môn như yoga hay là thái cực quyền cũng giúp bạn tăng sức của cơ bắp, đồng thời thúc đẩy cho các quá trình hấp thụ dinh dưỡng, chuyển hóa trong cơ thể bạn diễn ra một cách tích cực Nghỉ ngơi hợp lý: Cần dành thời gian để nghỉ ngơi để cho khớp phục hồi đặc biệt là khi bị đau khớp, sưng khớp ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào? Thay đổi tư thế hợp lý Thường xuyên thay đối tư thế khi làm việc: Một số đặc thù công việc khiến bạn ngồi quá lâu, hoặc đứng lâu tại chỗ một lúc sẽ khiến các khớp gối của bạn bị tê cứng lại. Do đó, trong quá trình làm việc bạn nên đi lại hoặc tập vận động một lúc nhẹ nhàng làm giãn các cơ và phòng tránh các tình trạng tê nhức khớp gối Hạn chế mang vác đồ nặng: Nếu bạn thường xuyên mang vác những đồ vật nặng thì sẽ tạo nên một áp lực cho khớp gối, khiến cho đầu sụn giữa 2 đầu xương nhanh chóng bị bào mòn mà gây nên thoái hóa khớp gối. Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng phương pháp Đông y hiện đang là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân nhờ tính an toàn mà hiệu quả đã giúp rất nhiều người cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình. Điều cốt lõi để đạt được kết quả điều trị tích cực là bạn phải đồng thời kết hợp các việc ăn uống, tập luyện và uống thuốc đều đặn tạo nên bộ ba vững chãi. Chỉ cần bạn kiên trì, giữ vững tinh thần lạc quan thì căn bệnh ắt sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Link tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-dong-y-n41670.html Chia sẻ

05 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối mà bạn cần biết

Thoái hóa khớp gối tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Ngày nay, với sự phát triển của nền y khoa, có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, mang lại hiệu quả cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp lại các phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối mà nhiều người đang điều trị. Mục lụcTổng quan về bệnh thoái hóa khớp gốiMục tiêu chung của các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay1. Phương pháp điều trị không cần dùng thuốc2. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc3. Liệu pháp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân (ADSCs)4. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuậtKhương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quảKết luận Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp – hủy hoại sụn và xương dưới sụn. Khiến lớp sụn tại 2 đầu xương bị bào mòn hoặc vỡ từng mảnh mà hình thành gai xương ở rìa khớp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối, trong đó tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu (bệnh thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên và nhất là sau độ tuổi 60). Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như gặp chấn thương, làm việc sai tư thế, bép phì,… cũng khiến bạn dễ dàng bị thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp khiến người bệnh thường xuyên đau nhức, đi lại khó khăn Người bị thoái hóa khớp thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức liên tục, vận động, đi lại, leo cầu thang rất khó khăn. Đôi khi bạn còn nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục trong khớp gối. Thoái hóa khớp gối không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt,… Và để điều trị thoái hóa khớp gối hiện này có rất nhiều phương pháp khác nhau từ việc điều trị không dùng thuốc cho tới dùng thuốc, phẫu thuật,… Tùy vào giai đoạn bệnh phát triển ở mỗi bệnh nhân và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn có những phác đồ điều trị tương ứng để cải thiện tình trạng bệnh. Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mãn tính, cho tới nay chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá! Bởi nhờ sự tiến bộ của nền y học mà ngày nay chúng ta có rất nhiều phương pháp để kiểm soát căn bệnh này. Dù bạn được điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp nào thì mục tiêu của các phương pháp đó đều là: Giúp bạn giảm bớt các đau và kiểm soát sự phát triển của bệnh sang giai đoạn mới Cải thiện các triệu chứng cứng khớp, sưng, nóng đỏ giúp bạn khôi phục khả năng vận động Hạn chế sự tổn thương, phá hủy của khớp và những biến chứng nguy hiểm Tăng cường và phục hồi lại chức năng của sụn khớp Và để tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đang phát huy hiệu quả thế nào, bạn đọc cùng theo dõi trong phần tiếp theo sau đây của bài viết nhé 5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay 1. Phương pháp điều trị không cần dùng thuốc ☛ Thay đổi và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sụn khớp như: bổ sung Omega-3, canxi, các loại vitamin A, D, C, K,.. Thường xuyên tập thể dục vừa giúp bạn tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể vừa giúp hệ tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng để thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp Trọng lượng của cơ thể cũng là yếu tố dễ gây ảnh hưởng tới sụn khớp. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng của mình ở mức hợp lý (18.5 ≤ BMI ≤ 25) nhằm tránh gây thêm áp lực lên khớp Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi, làm việc và luyện tập nhằm giúp khớp có thời gian tự phục hồi, cân bằng sau quá trình cơ thể vận động Trong khi làm việc, học tập hay sinh hoạt, bạn cần lưu ý tới các tư thế đi, đứng, ngồi sao cho đúng. Bạn cứ tưởng mà xem, khi tư thế của mình đúng thì diện tiếp xúc giữa các khớp là tối đa, và lực ép còn tối thiểu tạo nên sự cân bằng giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp. Từ đó, giúp bạn giảm bớt đi các cơn đau nhức. Xây dựng chế độ ăn khoa học cho người thoái hóa khớp gối Bạn thấy đấy, tuy đây chỉ là những thói quen nhỏ thôi, nhưng chúng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều trị bệnh của bạn. Vì thế bạn đừng bỏ qua nó, hãy kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy được tình trạng bệnh của mình được cải thiện nhiều như thế nào ☛ Châm cứu Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp châm cứu có tác dụng giảm đau do phối hợp nhiều cơ chế như: ức chế dẫn truyền cảm giác đau, kích thích sản sinh morphin nội sinh của cơ thể. Đồng thời, chúng tác động qua cung phản xạ thần kinh giúp điều hòa hoạt động các cơ quan tạng phủ bên trong, chống rối loạn thần kinh chức năng do quá trình bệnh lý kép dài gây ra Kế thừa những giá trị của cha ông, cùng với sự tiến bộ của nền khoa học, mà liệu pháp châm cứu ngày nay đã càng đa dạng hơn nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh như: Điện châm: là phương pháp châm cứu kết hợp với thông điện, chủ yếu để điều trị các cơn đau cấp tính và mãn tính Thủy châm: dùng kim đưa 1 lượng nhỏ thuốc bổ vào huyệt, giúp người bệnh giảm đau và tăng cường bổ gân xương Nhu châm (cấy chỉ):  là phương pháp đưa chỉ tiêu catgut hoặc chỉ tiêu khác vào huyệt. Nhằm kéo dài thời gian kích thích lên huyệt giúp người bệnh tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng tại vùng được cấy chỉ. ☛ Xoa bóp, bấm huyệt Ngoài biện pháp châm cứu, thì xoa bóp bấm huyệt được xem như là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa khớp gối. Xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp bạn làm dịu các cơn đau nhanh chóng, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp gối Bạn có thể thực hiện một số động tác xoa bóp khớp gối đơn giản tại  như: xát day khớp gối, miết khớp gối, vận động co duỗi khớp gối. Ngoài ra, bạn có thể đến một số cơ sở y học cổ truyền có uy tín để nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ có kinh nghiệm ☛ Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như: cơ học, nhiệt, điện, sóng, từ trường,…tác động vào khớp gối, giúp bạn giảm đi các triệu chứng đau nhức, tăng sức bền cho các nhóm cơ có vai trò giữ khớp và phục hồi chức năng đi lại bình thường của bạn Khi thực hiện vật lý trị liệu bạn sẽ bắt gặp một số các liệu pháp phổ biến như: siêu âm, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, đắp bùn,… Các phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng triệt để đối với người bệnh mới ở gia đoạn sớm của bệnh nhằm giúp người bệnh kiểm soát được kịp thời, tránh được các tác dụng phụ khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở giai đoạn nặng thì biện pháp không dùng thuốc được áp dụng song song với các biện pháp dùng thuốc hay điều trị bằng phẫu thuật. 2. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc ☛ Sử dụng thuốc Tây y +) Các loại thuốc điều có tác dụng nhanh Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn kê đơn thuốc phù hợp nhằm điều trị các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa các yếu tố gây viêm tại khớp Paracetamol: Thuốc được ưu tiên điều trị đầu tiên là paracetamol. Tuy nhiên thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau mà không kháng được viêm, thường được chỉ định dùng trong giai đoạn bệnh nhẹ. Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Khi bạn được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn trung bình trở lên, thì bác sĩ bắt buộc phải dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như: aspirin, diclofenac, ibuprofen,… Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) được chỉ định dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối Tuy nhóm thuốc này phát huy được hiệu quả điều trị bệnh, giúp bạn dứt điểm các cơn đau nhức nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày, gan,… Do đó, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một số thuốc khác để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng thuốc về liều lượng và thời gian. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ Tiêm nội khớp: Căn cứ vào hiệu quả điều trị bằng thuốc, có thể bác sĩ sẽ áp dụng thêm biện pháp tiêm nội khớp giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng đau nhức, và kích thích quá trình tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp như: Tiêm thuốc kháng viêm corticosteroid hay tiêm nội khớp acid hyaluronic bổ sung chất nhày cho sụn khớp. +) Các loại thuốc điều trị tác dụng chậm Thuốc điều trị tác dụng chậm này thường là những dòng sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các thành phần tự nhiên như glucosamin, chondroitin và collagen type – II (UC-II). Chúng đều là những thành phần có trong sụn khớp. Khi bị thoái hóa khớp, số lượng các thành phần này bị giảm đi đáng kể. Việc bổ sung từ ngoài vào sẽ thúc đẩy quá trình trình tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp một cách tốt hơn Các bạn lưu ý đây đều là các sản phẩm “bổ trợ” trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, chúng không thay thế thuốc chữa bệnh. Thông thường, những dòng sản phẩm này đã được các bác sĩ khuyến khích sử dụng từ giai đoạn sớm của bệnh. ➤ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến ☛ Sử dụng thuốc Đông y Theo Y học cổ truyền, người ta cho rằng thoái hóa khớp gối là do các tà khí (phong tà, hàn tà, thấp tà) xâm vào cơ thể chúng ta. Đồng thời, các yếu tố can thận, khí huyết hư tổn cũng làm cho gân cốt trở nên yếu ớt trước tác động của tà khí. Do đó, cơ chế điều trị bệnh của Đông y là: tác động từ gốc, đẩy lùi căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, phục hồi chức năng của tạng phủ nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung Để điều trị thoái khớp, trong kho tàng của Đông y có rất nhiều bài thuốc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng chung quy lại, trong các bài thuốc điều trị bao giờ cũng sẽ có các vị thuốc như: độc hoạt, thổ phục linh, thương truật So với thuốc Tây y, thuốc Đông y phát huy hiệu quả điều trị bệnh lâu hơn. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kiêng khem, tập luyện đầy đủ để thấy được kết quả điều trị tích cực của mình. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y có thực sự hiệu quả? Hiện nay có nhiều cơ sở Đông y hoạt động trái phép, thực hiện trộn thuốc tân dược với với dược liệu khiến người bệnh lầm tưởng về tác dụng nhanh của thuốc. Do đó, khi thực hiện khám và điều trị bằng Đông y bằng cần đến những có sở có uy tín để được khám và chữa bệnh đúng cách. 3. Liệu pháp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân (ADSCs) Liệu pháp tế bào gốc đang mở ra thêm một giải pháp khác cho người bị thoái hóa khớp gối. Với liệu pháp này, tế bào gốc được phân tách từ mô mỡ của bạn rồi cấy và nhân lên. Sau cùng được tiến hành tiêm vào ổ khớp của người bệnh. Lúc này tế bào gốc sẽ phát huy các tác dụng khác nhau trong đó có biệt hóa thành tế bào sụn, chống viêm, kích thích mô tại chỗ phát triển. Tuy nhiên, khi tuổi thọ của người bệnh càng cao thì thời gian phát huy hiệu quả của liệu pháp này lại càng ngắn. 4. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi mà các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại tác dụng ☛ Phẫu thuật nội soi làm sạch Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi ổ khớp, thực hiện các thủ thuật như: cắt lọc, bào, rửa khớp để loại bỏ những phần sụn đã bị bong ra do thoái hóa. Phương này được chỉ định cho bệnh ở giai đoạn 2 và 3 không đáp ứng điều trị nội khoa ☛ Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn Phẫu thuật kích thích tủy xương qua nội soi khớp gối được áp dụng cho những người bị thoái hóa khớp gối thứ phát do chấn thương ở người trẻ, có vùng khuyết sụn nhỏ hoặc vừa. Còn nếu điều trị cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát ở giai đoạn 2 và 3 thì phương pháp này được áp dụng kết hợp với liệu pháp tế bào gốc mang lại kết quả tốt hơn cho người bệnh ☛ Ghép tế bào sụn tự thân Thông qua kĩ thuật nội soi khớp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mô sụn của chính bạn, mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau 3 – 4 tuần tế bào sụn tăng trưởng đạt số lượng khoảng 12 triệu tế bào thì sẽ được trộn lẫn trong huyễn dịch. Và sau cùng bác sĩ sẽ tiến hành mở khớp gối và đưa hỗn hơp ấy vào vùng khuyết sụn. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi có tổn thương sụn mới do chấn thương ☛ Đục xương sửa trục Với phương pháp đục xương sửa trục sẽ làm thay đổi trục cơ học hay trục chịu lực của chân, chuyển trọng tâm chịu lực của khớp gối từ khoang thoái hóa sang khoang lành theo trục sinh lý. Nhằm giảm tải áp lực lên bề mặt khớp thoái hóa, giúp bạn giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa khớp Phương pháp đục xương sửa trục được áp dụng cho người bệnh bị biến dạng chân (vẹo trong hoặc vẹo ngoài) ☛ Thay khớp Ở thủ thuật này, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành loại bỏ các bề mặt khớp bị hư hỏng ra khỏi cơ thể. Sau đó, bác sĩ sẽ thay thế phần khớp bị loại bỏ bằng một khớp giả bằng kim loại hoặc nhựa. Thông thường, tuổi thọ của khớp nhân tạo này chỉ kéo dài khoảng 10 đến 15 năm Phẫu thuật thay khớp là phương án cuối cùng khi người bệnh đã ở giai đoạn nặng và không đáp ứng được các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của ca phẫu thuật nên không phải ai cũng áp dụng được phương pháp này. Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bạn có thể chủ động sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng mà bệnh gây ra. Thấu hiểu được nhu cầu của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả. Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng, người dùng sẽ thấy các triệu chứng viêm, đau nhức giảm rõ rệt. Các thành phần trong viên xương khớp Khương Thảo Đan cũng có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và an toàn khi sử dụng. Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa Liền được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS.TS Lê Minh Hà (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự. Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,.. Ngoài ra, Collagen Type II không biến tính có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type 2 ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn khi dùng Glucosamin và Chondroitin. Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay. Kết luận Bài viết trên đây đã giúp bạn tổng hợp được các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đang được áp dụng rộng rãi. Tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn những phương pháp phù hợp. Thông thường, xu thế điều trị bệnh hiện này đều là “điều trị đa mô thức” tức là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau (vừa không dùng thuốc và vừa dùng thuốc) nhằm giúp người bệnh cải thiện được bệnh tình, đồng thời gia tăng sức khỏe của toàn bộ cơ thể Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý bốc thuốc hay uống thuốc theo lời mách bảo của người không thuộc chuyên môn. Đặc biệt, bạn cần luôn giữ tinh thần lạc quan để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này nhé. Chúc bạn mau sớm bình phục! Link tham khảo: https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/knee-osteoarthritis-treatment https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi-bang-dong-y-n41670.html https://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-hieu-qua-chua-thoai-hoa-khop-goi-n147053.html Chia sẻ

Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được rất nhiều người sử dụng nhờ tác dụng giảm đau nhanh chóng. Vậy, những loại thuốc nào được sử dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối? Chúng ta cùng tham khảo Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến trong bài viết dưới đây! Mục lụcThoái hóa khớp gối khi nào nên dùng thuốc?Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến1. Thuốc giảm đau Paracetamol2. NSAID (thuốc chống viêm không steroid)3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng5. Thuốc bôi ngoài da6. Thuốc đường tiêm đầu gối nội khớp7. Thuốc Diacerein8. Thuốc Glucosamine sulfat làm chậm quá trình thoái hóa9. Thuốc chống thoái hóa khớp gối Chondroitin10. Sản phẩm bảo vệ sụn khớp Khương Thảo Đan Thoái hóa khớp gối khi nào nên dùng thuốc? Thoái hóa khớp gối là tình trạng viêm khớp mãn tính rất phổ biến. Bệnh xảy ra khi mô sụn bị tổn thương, bị bào mòn, xơ hóa và bề mặt sụn khớp bị biến đổi khiến ổ khớp mất ổn định, gây đau nhức và khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động. Nguyên nhân chính của thoái hóa là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người kết hợp với một số yếu tố cộng hưởng như: chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa cân béo phì, chấn thương trong sinh hoạt, lao động… làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra sớm hơn và tiến triển nhanh hơn. Vì tình trạng thoái hóa khớp sẽ tiến triển nghiêm trọng theo thời gian nên bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. ☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách cải thiện bệnh tại nhà Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị có tác dụng bảo tồn khớp gối. Dùng thuốc đúng cách có thể kiểm soát cơn đau, giảm viêm, hỗ trợ tái tạo mô sụn và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc thiếu thận trọng khi sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ và biến chứng tiềm ẩn. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc khi chưa tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Bên cạnh các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định phối hợp với một số loại thuốc có tác dụng tái tạo mô sụn và phục hồi cấu trúc xương khớp nhằm làm chậm quá trình thoái hóa. Điều trị bằng thuốc chỉ đem lại hiệu quả đối với những trường hợp thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp sụn khớp bị tổn thương nặng và không thể phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp ngoại khoa. Top 10 loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến 1. Thuốc giảm đau Paracetamol Paracetamol – thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp. Thuốc có tác dụng hạ sốt và cải thiện cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm chất trung gian gây đau prostaglandin. Đây là loại thuốc tương đối an toàn và có thể sử dụng cho người cao tuổi, những người mắc các bệnh lý nền. Tuy nhiên, Paracetamol chống chỉ định với người bị suy gan nặng, thiếu máu nhiều lần và người thiết hụt men G6PD. Trong thời gian sử dụng thuốc, cần hạn chế dùng rượu bia vì các thức uống chứa cồn có thể làm tăng độc tính của thuốc đối với gan. 2. NSAID (thuốc chống viêm không steroid) NSAID (Nonsteroidal anti-inflammatory drug) hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid, là một trong những loại thuốc giảm đau, kháng viêm phổ biến nhất trên thế giới. NSAID có ở cả 2 dạng không kê đơn và kê đơn. NSAID không kê đơn có thể dùng để giảm đau lưng từ nhẹ đến vừa còn NSAID kê đơn có tác dụng mạnh hơn, có thể dùng để làm giảm các cơn đau lưng nặng hơn. Về cơ bản, cả 2 dạng đều có cơ chế giảm đau giống nhau, chúng hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX). Có hai loại enzym COX là COX-1 và COX-2, COX-1 bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và hóa chất tiêu hóa, COX-2 được sản xuất khi khớp bị thương hoặc bị viêm. NSAID truyền thống ngăn chặn cả COX-1 và COX-2, NSAID thế hệ mới thì ức chế chọn lọc COX-2. Một số loại NSAID truyền thống là: Aspirin Ibuprofen (tên thương hiệu Motrin, Advil, Motrin IB), Naproxen (tên thương hiệu Naprosyn, Aleve), Nabumetone (tên thương hiệu Relafen) Một số loại NSAID ức chế COX-2 là: Celecoxib (tên thương hiệu Celebrex) Rofecoxib (Vioxx – đã bị nhà sản xuất rút khỏi thị trường vào năm 2004) Valdecoxib (tên thương hiệu Bextra – đã bị nhà sản xuất rút khỏi thị trường vào năm 2005) Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng NSAID an toàn mà không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Nhưng rất nhiều người có xu hướng lạm dụng NSAID, điều này có thể khiến họ gặp phải một số tác dụng phụ, như: Với NSAID truyền thống: gây khó chịu và chảy máu dạ dày, huyết áp cao, phản ứng dị ứng, tổn thương thận,… Các chất ức chế COX-2: những loại thuốc này thường không gây ra tình trạng đau hoặc chảy máu dạ dày như NSAID truyền thống, tuy nhiên nó cũng có thể gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu. Đặc biệt, nó làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim (Rủi ro này được cho là nguy cơ rất cao, đến nỗi Vioxx và Bextra bị loại khỏi thị trường một phần vì rủi ro này). 3. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) Thuốc giảm đau gây nghiện là nhóm thuốc có tác dụng giảm các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn nên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi thuốc giảm đau thông thường và NSAID không đem lại hiệu quả. Thuốc giảm đau gây nghiện tác động chọn lọc lên tế bào thần kinh trung ương nhằm tăng ngưỡng nhận cảm giác đau. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) có tác dụng giảm cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng Ngoài ra, thuốc có tác dụng an thần và sảng khoái (mất cảm giác đói, thư giãn, thanh thản, giảm căng thẳng, lo lắng,…). Vì vậy, nhóm thuốc này thường được cân nhắc sử dụng cho các trường hợp thoái hóa khớp kéo dài gây ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo âu quá mức). Thuốc giảm đau gây nghiện chống chỉ định cho người suy hô hấp, suy gan nặng, hen phế quản, đang sử dụng thuốc ức chế MAO (hoặc trước đó =< 15 ngày), chấn thương não,… Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như co đồng tử, bí tiểu, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, ngứa da, vã mồ hôi,… Khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện cho người cao tuổi nên theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện tác dụng phụ và biến chứng. Ngoài ra, do có tác dụng an thần và sảng khoái nên cần lái xe và vận hành máy móc trong thời gian sử dụng nhóm thuốc này. 4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được sử dụng để điều trị trầm cảm và một số vấn đề tâm lý khác. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) nên nhóm thuốc này còn được sử dụng để giảm đau do đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp gối, zona thần kinh,… Mặc dù có hiệu quả giảm đau cao nhưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Doxepin, Amitriptyline, Desipramine và Imipramine) có nhiều rủi ro tiềm ẩn nên chỉ được sử dụng khi cần thiết. Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn chức năng tình dục, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, khô miệng, táo bón, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, bí tiểu,… 5. Thuốc bôi ngoài da Thuốc bôi ít gây tác dụng phụ lên thận, gan, dạ dày và tuần hoàn máu Ngoài các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc bôi có tác dụng giảm đau tại chỗ thoa trực tiếp lên vị trí khớp tổn thương để giảm đau. Các loại thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emuge ít mang lại rủi ro đối với cơ thể hơn thuốc uống, nhưng khi sử dụng, người bệnh cũng nên tuân thủ theo đúng yêu cầu in trên nhãn bao bì. 6. Thuốc đường tiêm đầu gối nội khớp Tiêm được lựa chọn để ngăn chặn bệnh tái phát trong thời gian dài và giúp giảm đau nhanh chóng. Tiêm thuốc có thể giảm được nguy cơ gây tổn thương, ít gây tác dụng phụ ở khớp. Thuốc tiêm được tác thành ba nhóm chính như: Tiêm Corticosteroid: Đường tiêm nội khớp này từ lâu đã được sử dụng nhằm mục đích làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, cách điều trị này còn giúp thúc đẩy khả năng hồi phục khớp. Tiêm Acid Hyaluronic (HA): HA có cấu trúc tương tự như thành phần chính trong sụn. Do đó, khi tiêm vào khớp gối, chúng có tác dụng giảm đau tạm thời tối đa trong 3 tháng. Tiêm Acid Hyaluronic thường được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có triệu chứng bệnh ở giai đoạn cuối. 7. Thuốc Diacerein Thuốc Diacerein là loại thuốc đặc hiệu với các bệnh xương khớp do thoái hóa và được sử dụng trong điều trị dài hạn. Thuốc Diacerein có tác dụng giảm đau, chống viêm và làm chậm quá trình hư hại mô sụn. Do không ức chế tổng hợp prostaglandin nên thuốc không gây hại lên dạ dày và có thể được sử dụng trong điều trị dài hạn. Loại thuốc này tương đối an toàn và hầu như không gây biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng. Ở một số trường hợp ít gặp, thuốc có thể gây tiêu chảy và làm đậm màu nước tiểu (do hợp chất có trong thuốc). 8. Thuốc Glucosamine sulfat làm chậm quá trình thoái hóa Glucosamine là thành phần được cơ thể sản xuất ra nhằm duy trì độ dẻo dai của mô sụn và đảm bảo mật độ của tế bào xương. Khi tuổi càng cao, lượng Glucosamine trong cơ thể sẽ thuyên giảm dần khiến cho sụn khớp bị xơ hóa và giảm độ đàn hồi. Vì vậy, để làm chậm quá trình lão hóa và tái tạo lại các mô sụn bị hư hại thì bác sĩ có thể chỉ định viên uống bổ sung Glucosamine. Bổ sung Glucosamine sẽ kích thích cơ thể sản xuất proteoglycan, từ đó giúp bù lấp vào phần bào mòn của các mô sụn và giúp cải thiện chức năng của cơ quan này. Bên cạnh đó, Glucosamine còn có tác dụng ức chế các enzyme tiêu hủy protein ở tế bào xương như stromelysin, phospholinase và collagenase. Ngoài ra, thành phần này còn giúp cải thiện tình trạng khô khớp, điều hòa hoạt động của màng bao hoạt dịch và cải thiện khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Tuy nhiên, thuốc Glucosamine chỉ có tác dụng tái tạo sụn, không có khả năng cải thiện cơn đau và chống viêm như NSAID. Hơn nữa, hiệu quả của loại thuốc này thường chậm nên cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 9. Thuốc chống thoái hóa khớp gối Chondroitin Chondroitin là một sulfated glycosaminoglycan có mặt trong hầu hết các mô tế bào của con người. Thiếu hụt Chondroitin sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Vì vậy, bổ sung Chondroitin sẽ giúp kích thích cơ thể tổng hợp proteoglycan và axit hyaluronic, từ đó tái tạo các mô sụn bị hư tổn, chống viêm và ức chế tổng hợp các enzyme gây hư hại sụn khớp như nitric oxid và enzyme proteolytic. Ngoài ra, chondroitin còn cải thiện độ bền vững của collagen nội bào, duy trì độ đàn hồi của sụn, tính co giãn của các mô liên kết và làm chậm quá trình thoái hóa. 10. Sản phẩm bảo vệ sụn khớp Khương Thảo Đan Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đáp ứng rất tốt trong các trường hợp bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau mỏi nhức mỏi xương khớp, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay… Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng, người dùng sẽ thấy các triệu chứng viêm, đau nhức giảm rõ rệt. Thành phần viên xương khớp Khương Thảo Đan là kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang nổi tiếng với nhiều vị thuốc quý, gồm: Độc hoạt, quế chi, phòng phong, đương quy, xuyên khung, tang ký sinh, ngưu tất, thổ phục linh và hy thiêm. Trong đó, đặc biệt nhất phải kể tới 2 thành phần gia giảm trong bài thuốc là hoạt chất KGA1 từ cây địa liền và Collagen type-II. Cụ thể như sau: Hoạt chất KGA1: Được nghiên cứu và chiết xuất thành công bởi PGS.TS Lê Minh Hà (Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự. Hoạt chất này có tác dụng mạnh gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường, giúp chống viêm, giảm đau chữa tê phù, tê thấp, đau nhức hiệu quả. Hoạt chất này đã được khoa học chứng minh bằng thực nghiệm, có công dụng tốt hơn cả các thuốc tây thường dùng trong điều trị bệnh khớp điển hình như Efferalgan, Indomethacin… Collagen type II không biến tính: Giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp, chúng đã được chứng minh cho hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với Glucosamin và Chondroitin ở đặc tính không bị phá hủy ở dạ dày và đa phần hấp thu được vào sụn khớp, từ đó mới đủ khả năng nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp tốt. Nhờ vậy, viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng được cả 3 yếu tố trong tam giác khép kín, giúp: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo. Điểm nổi bật hơn so với các thuốc tây thường dùng trong điều trị bệnh khớp phải kể tới đó là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, cùng KGA1 tinh chất được chiết tách hàm lượng cao, mang lại hiệu quả giảm đau chống viêm mạnh mẽ nhưng rất lành tính và an toàn cho gan, dạ dày… người bệnh yên tâm sử dụng lâu dài, mà không hề lo ngại tác dụng phụ. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về những loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả để bạn đọc nắm được. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào. Việc sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Để được tư vấn về bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1156 Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe xương khớp. Dinh dưỡng hợp lý có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của xương. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh thì hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này. Mục lụcMối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng thoái hóa khớpCác dưỡng chất nên bổ sung khi bị thoái hóa khớp gốiVitamin CCanxi và Vitamin DVitamin KVitamin AAxit béo Omega – 3Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Các loại rau2. Nấm3. Trái cây họ cam4. Quả mọng5. Các loại cá nước lạnh6. Sữa và đặc biệt là sữa đậu nành7. Nước hầm xương8. Trà xanh9. Các loại gia vị10. Các loại hạtCác món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối1. Canh bí xanh nấu sườn2. Đậu xanh nấu với ý dĩ nhân, bách hợp3. Xương dê hầm đỗ trọng4. Gà hầm thuốc bắc5. Nấm hương xào rau cảiThoái hóa khớp gối nên kiêng gì?1. Thịt đỏ2. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ3. Thực phẩm chứa nhiều đường4. Đồ uống có cồn/gas5. Đồ ăn mặn Mối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng thoái hóa khớp Dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, nó đóng vai trò quan trọng việc duy trì sự sống và hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể của con người. Việc chúng ta ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có bất kỳ loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp gối. Nhưng việc thường xuyên bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có tác dụng tái tạo, bảo vệ xương vững chắc, kháng viêm cũng như giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Dinh dưỡng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và nâng cao sức khỏe của xương khớp. Ngược lại, nếu ăn uống sai cách (thiếu chất hoặc thừa chất) sẽ khiến xương khớp bị suy yếu, gây phá hủy sụn khớp làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và sớm hơn, bạn cũng dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Đó chính là lý do mà hôm nay Khương Thảo Đan sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng giúp các bạn biết được thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để góp phần phòng ngừa, cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giúp giảm đau thoái hóa khớp nhanh và hiệu quả nhất. Các dưỡng chất nên bổ sung khi bị thoái hóa khớp gối Một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm đau khớp. Do đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng – người bệnh nên bổ sung các nhóm dưỡng chất như Vitamin C, Canxi, Vitamin D, Omega 3 sẽ giúp nuôi dưỡng xương, cơ bắp và các cấu trúc khác ở cột sống, chống viêm, phục hồi sức khỏe xương khớp. Vitamin C Vitamin C cũng là dưỡng chất góp phần phục hồi tổn thương ở xương khớp Vitamin C nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa rất cần thiết cho sự phát triển của sụn khớp. Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò đóng góp vào sự hình thành collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu,… Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối, nó giúp chữa lành các cơ, gân, đĩa đệm cũng như để giữ cho xương khớp khỏe mạnh. Thiếu vitamin C có thể làm giảm sút chất lượng sụn và gia tăng các triệu chứng viêm khớp, thế nên bạn nhất định phải bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dâu tây, Kiwi, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải xanh và cải xoăn… Lượng Vitamin C được khuyến nghị cho nữ giới là 75 miligam/ 1 ngày và nam giới là 90 miligam/ 1 ngày (Hàm lượng này tương đương với khoảng 80 – 100g trái cây tùy loại). Canxi và Vitamin D Canxi là thành phần cấu tạo nên cấu trúc và sức mạnh cho xương. Xương khớp có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc cơ thể có được bổ sung đủ canxi hay không. Để cho xương khớp khỏe mạnh, cứng chắc, khắc phục tình trạng thoái hóa, người bệnh cần có một chế độ ăn uống giàu canxi. Vitamin D giúp hỗ trợ và tăng cường sự phát triển của xương Vitamin D giúp điều phối sự chuyển hóa canxi, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ các cơ bắp. Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương, ngăn sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Để tăng Vitamin D tự nhiên cho cơ thể, ngoài việc hấp thụ ánh nắng mặt trời (ánh nắng mặt trời có lợi là trước 8h sáng), bạn hãy bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, tôm, trứng, đậu hũ, sữa chua… Vitamin K Vitamin K kết hợp với canxi sẽ có tác dụng thúc đẩy mật độ xương, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp, giúp cột sống luôn khỏe mạnh. Do đó, những người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày. Mỗi ngày, bạn cần nạp 1 microgam Vitamin K/ 1kg trọng lượng cơ thể (nếu nặng 60kg thì bạn cần bổ sung 60 microgam Vitamin K). Nguồn Vitamin K phong phú nhất đến từ cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh… Vitamin A Vitamin A là chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: thịt bò, thịt bê, gan gà; các chế phẩm từ sữa như: bơ, phô mai, trứng; trái cây màu cam như: mơ, đào, xoài; rau củ màu cam hoặc màu xanh lá cây như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang và rau bina. Axit béo Omega – 3 Omega 3 là axit béo có tác dụng giảm viêm, giảm đau, có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các Cytokine và Enzyme hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp. Omega 3 có trong các loại hạt (óc chó, hạt lanh) cá ngừ, cá hồi, súp lơ, tôm… Người bị viêm khớp nên ăn hai phần cá hồi khoảng 85g – 1 lạng mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp cơ thể có đủ lượng Omega – 3 phục vụ quá trình tái tạo sụn khớp. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? 1. Các loại rau Rau xanh rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là với những người bệnh thoái hóa khớp gối. Chúng giàu chất xơ, chứa vitamin A, C, E cần thiết cho sự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, người bệnh cần ưu tiên sử dụng một số loại rau như: Rau có màu xanh đậm: Chứa hàm lượng oxy hóa cao, giàu magie, canxi có khả năng làm chậm sự thoái hóa của xương khớp, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai của hệ xương khớp. Có thể kể đến như rau diếp cá, tỏi tây, cải xoăn… Rau bina: Còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi, có chứa lượng lớn flavonoid có khả năng chống viêm, tốt cho người bị viêm khớp hoặc loãng xương. Ngoài ra, rau bina cũng giàu carotenoid, sắt, folate, vitamin K, canxi… không chỉ tốt cho xương mà còn hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao thị lực. Rau bina chứa hàm lượng vitamin D phong phú – là dưỡng chất đảm bảo cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể và làm xương khớp chắc khỏe hơn. Hơn nữa, rau bina còn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm khớp, tăng cường khả năng miễn dịch. Bông cải xanh: Thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa sulforaphane có tác dụng giúp ức chế quá trình thoái hóa khớp, bảo vệ các mô sụn tại khớp khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin C, K, mangan, sắt, caroten và protein giúp bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tổng thể. Rau củ có màu cam: Giàu vitamin A, C, canxi, đặc biệt còn giúp sản sinh collagen, hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của đĩa đệm. Có thể kể đến như cà rốt, bí ngô… 2. Nấm Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, đa phần các loại nấm có chứa một lượng lớn vitamin, cùng khả năng kháng viêm, chống lão hóa, tăng cường sức để kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D tốt cho cơ thể và hệ xương khớp. Nấm hương, mộc nhĩ kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ sẽ tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Đối với người bị thoái hóa khớp gối, nên tăng cường dùng các loại nấm như: Nấm hương: Có khả năng chống viêm, chữa suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng tay chân tê bại. Nấm mộc nhĩ: Phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp… Để nâng cao hiệu quả điều trị, hỗ trợ phòng và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp gối nên kết hợp nấm với các loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt… 3. Trái cây họ cam Trong danh sách thực phẩm có thể kể đến như: cam, quýt, quất, ớt đỏ, chanh, dâu tây… có công dụng rất thần kỳ trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa khớp Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin D và C, mà vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, II và Aggrecan – là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. 4. Quả mọng Các loại quả mọng như: nho, việt quất, dâu tây, dâu tằm… rất giàu vitamin, khoáng chất và là chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, quercetin, canxi, magie, kẽm, rutin tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp. 5. Các loại cá nước lạnh Trong các loại cá nước lạnh như cá cơm, cá trích, cá hồi, cá thu… có chứa một hàm lượng lớn các chất acid béo omega 3 – chất kháng viêm hiệu quả. Việc bệnh nhân thường xuyên bổ sung các chất này sẽ giúp giảm được tình trạng đau nhức, co cứng khớp và còn ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của bệnh thoái hóa khớp. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần. 6. Sữa và đặc biệt là sữa đậu nành Sữa giàu canxi, protein, magie giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, đồng thời còn cải thiện các triệu chứng sưng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Tuy nhiên, để hạn chế tăng cân và duy trì cân nặng bạn nên chọn các loại sữa ít béo, ít đường. Đặc biệt, sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn các chất chống lão hóa nên sẽ có tác dụng làm chậm đi quá trình thoái hóa của khớp gối. Đồng thời, đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương. Vì thế, mỗi sáng bổ sung cho mình một ly sữa đậu nành sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp gối. 7. Nước hầm xương Nước hầm xương bổ sung được rất nhiều chondroitin và glucosamine. Đây là hai dưỡng chất quan trọng trong thành phần của sụn khớp. Ngoài ra, nước xương cũng chứa collagen để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Bạn có thể sử dụng các loại nước xương là sụn sườn bò, xương sườn lợn, xương ống… 8. Trà xanh Trà xanh là loại thức uống có chứa chất chống oxy hóa cao và hàm lượng vitamin phong phú. Theo các nghiên cứu khoa học thì trà xanh chứa thành phần chính là EGC, GC và GCG. Trong đó EGC giúp tăng cường hoạt động của một loại enzyme quan trọng có tác dụng kích thích xương tăng trưởng khoảng 80% và cũng giúp ngăn chặn hoạt động của một loại tế bào phá vỡ và làm yếu xương. Vì thế việc uống trà xanh sẽ giúp ngăn chặn sự thoái hóa của các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối. 9. Các loại gia vị Một số loại gia vị sử dụng hàng ngày rất có ích cho việc xoa dịu cơn đau nhức đồng thời giảm sưng viêm ở khớp gối. Cụ thể: Tỏi: Tỏi chứa nhiều allicin và diallyl disulfide. Những chất này giúp diệt khuẩn, chống viêm, chống lại các enzyme bảo vệ sụn khớp. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa chất chống viêm làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu. Gừng: Với đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, gừng sẽ giúp hạn chế quá trình viêm, xoa dịu cơn đau và cải thiện tình trạng sưng, nóng đỏ tại khớp bị thoái hóa. Người bệnh có thể dùng gừng ở dạng bột nghiền, dạng tươi, dạng khô hay trà thảo dược. Nghệ: chứa thành phần curcumin giúp kháng viêm, giảm đau khớp và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào như các loại thuốc NSAID gây ra. Hạt tiêu, ớt, lá lốt: Giảm đau khớp, chống viêm, tiêu sưng. 10. Các loại hạt Gạo lứt, lúa mì, đậu nành, hạt lanh, óc chó, yến mạch, kiều mạch, hạt chia… là gợi ý hữu ích cho chế độ ăn lành mạnh của người bị thoái hóa khớp. Các loại hạt này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin, canxi và các khoáng chất có lợi cho xương khớp. Nhờ đó mà chúng có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào sụn khỏi sự tổn thương khi bị các gốc tự do. Các món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối 1. Canh bí xanh nấu sườn Món ăn này thích hợp sử dụng trong giai đoạn bị thoái hóa khớp gối nhẹ, khớp có biểu hiện sưng hoặc không sưng, ít đỏ. Dùng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát không để tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị 500g bí xanh, 250g xương sườn lợn Cách nấu: Bí xanh gọt vỏ, cắt miếng theo sở thích. Trần xương qua nước sôi cho sạch sau đó hầm cho ra nước ngọt. Thêm bí vào tiếp tục nấu đến khi chín mềm, nêm chút muối, hạt nêm, tiêu và hành lá cho hợp khẩu vị 2. Đậu xanh nấu với ý dĩ nhân, bách hợp Món ăn này giúp giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ. Dùng thích hợp cho đối tượng bị thoái hóa khớp trong giai đoạn cấp tính. Nguyên liệu: 100g bách hợp tươi, 50g ý dĩ nhân, 25g đậu xanh Cách thực hiện: Bách hợp tẽ cánh, bỏ màng trong Dùng muối bóp nhẹ rồi rửa sạch lại với nước để loại bỏ vị đắng Đậu xanh, ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi với lửa nhỏ cho đậu nhừ Sau đó cho thêm bách hợp nấu cho đặc lại, thêm ít đường trắng Dùng đều đặn mỗi tối 1 bát con. 3. Xương dê hầm đỗ trọng Trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, tăng cường gân cốt. Không chỉ vậy món ăn này còn giúp trị phong thấp, bổ thận, trị đau lưng… Cách thực hiện: Nguyên liệu: xương dê, đỗ trọng Xương dê rửa sạch, hầm với đỗ trọng cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn Dùng 2 – 3 lần/tuần trong thời gian dài để thấy hiệu quả. 4. Gà hầm thuốc bắc Nguyên liệu: nửa ký gà ác đen hoặc gà non tơ, 10g long nhãn, 10g táo tàu, 10g kỷ tử Cách thực hiện: Gà làm sạch, hầm chung với các nguyên liệu đã chuẩn bị Khi gà chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn nhiều lần trong tháng để giảm đau nhức khớp gối. 5. Nấm hương xào rau cải Nguyên liệu: Nấm hương, cải thìa, tỏi khô, gia vị Cách thực hiện: Nấm ngâm cho nở, rửa sạch; tỏi bóc vỏ, đập dập; rau cải rửa sạch Luộc sơ rau ở lửa to từ 1 – 2 phút Cho dầu vào chảo, phi tỏi, cho rau đã luộc vào đảo nhanh tay Cho nấm hương vào xào chín, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Thoái hóa khớp gối nên kiêng gì? Bên cạnh việc quan tâm bổ sung các loại thực phẩm, dưỡng chất tốt cho xương khớp thì người bệnh thoái hóa khớp gối cũng nên hạn chế tiêu thụ một số loại thức ăn có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Một số loại thực phẩm, đồ uống mà người bệnh nhất định nên kiêng hoặc tránh hoàn toàn bởi chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh bao gồm: 1. Thịt đỏ Tuy đây là loại thực phẩm cung cấp chất đạm và sắt dồi dào cho cơ thể nhưng trong những loại thực phẩm này chứa một số loại protein lạ có thể kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng nguyên tấn công trực tiếp vào trong khớp bị thoái hóa và gây viêm khớp, sưng khớp. Do đó, tốt nhất nên hạn chế dùng thịt đỏ nhất là thịt bò, thịt bê, thịt cừu… thay vào đó nên dùng các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, protein từ thực vật. 2. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ Hầu hết các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, rau xào, thịt chiên hay gà rán chứa lượng acid béo bão hòa rất lớn, chính điều đó làm cho các khớp càng bị viêm nặng hơn. Không những vậy, dầu chiên còn làm tăng cholesterol, tạo ra các phản ứng hóa học không tốt trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình chữa lành tổn thương trong khớp mà còn kích hoạt phản ứng viêm bùng phát, chúng sẽ làm tình trạng sưng, viêm, thoái hóa khớp ngày một gia tăng. Do vậy, bạn nên tránh sử dụng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các đồ ăn nhanh. Thay vào đó, bạn nên dung nạp cho cơ thể bằng trái cây hay các loại rau củ hấp sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Các thực phẩm này có thể kể đến như thức ăn chiên ngập dầu, bánh rán, khoai tây chiên, cá viên chiên, chả giò… 3. Thực phẩm chứa nhiều đường Thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt như: bánh quy, kẹo ngọt, chè, nước ngọt… và các thức ăn chứa nhiều carbohydrate như tinh bột, bánh quy, bánh mì… có thễ làm tăng mức độ tổn thương tại khớp bị thoái hóa và khiến khớp bị viêm. Bởi bổ sung quá nhiều đường sẽ làm cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể, làm hệ xương khớp yếu đi. 4. Đồ uống có cồn/gas Các loại đồ uống như: bia, rượu và cà phê cực kỳ có hại cho sức khỏe của bạn nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Lạm dụng rượu quá mức trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho gan, thận, mạch máu và dẫn đến hàng loạt các bệnh lý về khớp, chẳng hạn như bệnh gout, viêm khớp hay thoái hóa khớp. Riêng các trường hợp bị thoái hóa khớp nếu uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị và khiến các triệu chứng bệnh kéo dài với mức độ nghiêm trọng hơn. 5. Đồ ăn mặn Các thực phẩm chứa nhiều muối, quá mặn có thể làm tăng hàm lượng natri trong máu và chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp bị sưng viêm, xương giòn và dễ gãy. Vì thế việc nạp thêm quá nhiều muối sẽ làm cho bệnh thoái hóa ngày càng xấu đi và còn gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, v.v.. Trên đây là các loại thực phẩm và món ăn tốt và không tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối. Bạn có thể dựa vào đó để xây dựng cho bản thân một thực đơn ăn uống hoàn chỉnh và cố gắng duy trì tuân thủ để có thể đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên. Hãy kết hợp được chế độ ăn uống dinh dưỡng theo những thông tin bổ ích ở trên cùng với việc tập luyện thể dục đều đặn để điều trị bệnh thật hiệu quả nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Thoái hóa khớp gối nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị teo cơ, bại liệt, hạn chế khả năng di chuyển hoặc nghiêm trọng hơn là mất khả năng di chuyển. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu gặp phải những biểu hiện của bệnh để được đưa ra các giải pháp điều trị sớm. Vậy thoái hóa khớp gối nên khám và điều trị ở đâu tốt? Dưới đây là những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp an toàn, uy tín, chất lượng, bệnh nhân có thể tham khảo. Mục lụcThoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốtNên khám ở bệnh viện công hay tư?1. Bệnh viện công2. Bệnh viện, phòng khám tư uy tínĐịa chỉ khám và điều trị thoái hóa khớp gối ở Hà Nội1. Bệnh viện Bạch Mai2. Bệnh viện E3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 1084. Bệnh viện Quân Y 1035. Bệnh viện Hữu Nghị6. Bệnh viện Việt ĐứcĐịa chỉ khám và điều trị thoái hóa khớp gối tại TP. Hồ Chí MinhBệnh viện Nhân dân 115Bệnh viện Chợ RẫyBệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí MinhBệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM Thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt Hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đang dần trẻ hóa và ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê, có đến 65% người mắc bệnh về xương khớp là nhân viên văn phòng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở khớp gối người bệnh nên đi khám ngay ở những cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Thông thường khi thăm khám, người bệnh sẽ tiến hành chụp X-quang, siêu âm khớp, cộng hưởng từ MRI,… Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thu được từ đó sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Với những trường hợp bệnh nhân đã thăm khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện địa phương mà bệnh không hề thuyên giảm thì nên đến các cơ sở y tế tuyến trung ương để khám chính xác hơn. Nên khám ở bệnh viện công hay tư? Lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị thoái hóa khớp gối đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chẩn đoán bệnh chính xác sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp. Rất nhiều người còn băn khoăn không biết nên chọn bệnh viện công hay tư để thăm khám. Mỗi bệnh viện sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số thông tin bệnh nhân có thể tham khảo để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình điều trị bệnh cho bản thân mình. 1. Bệnh viện công + Ưu điểm: Uy tín, đáng tin cậy: Hầu như các bệnh viện công đều có bề dày lịch sử, bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm thăm khám và điều trị bệnh cơ xương khớp nên được rất nhiều người bệnh tin tưởng. Mức độ uy tín của bệnh viện đã được người bệnh đánh giá cao. Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao Trang thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu thăm khám, chữa trị bệnh Chi phí điều trị bệnh phù hợp với rất nhiều bệnh nhân. + Nhược điểm: Số lượng bệnh nhân thăm khám tại bệnh viện nhà nước thường rất đông. Lúc cao điểm vẫn phải chờ đợi trong thời gian dài. 2. Bệnh viện, phòng khám tư uy tín + Ưu điểm: Không gian rộng rãi, sạch sẽ, đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, đáp ứng được đủ nhu cầu thăm khám của người bệnh. Bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không có cảm giác ngột ngạt khi tiến hành thăm chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân. Các dịch vụ rất tốt, tiện nghi đầy đủ. Người bệnh sẽ không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên nhiệt tình trong việc khám chữa trị bệnh, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. + Nhược điểm: Mức chi phí khám chữa bệnh cao hơn các bệnh viện nhà nước nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng được. Một số bệnh viện có khám BHYT nhưng BHYT tư nhân. Dưới đây là một số thông tin về các bệnh viện khám và điều trị thoái hóa khớp gối uy tín hy vọng sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám phù hợp. Địa chỉ khám và điều trị thoái hóa khớp gối ở Hà Nội 1. Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai là một địa chỉ y tế rất nổi tiếng trong điều trị rất nhiều bệnh. Bệnh viện là nơi hội tụ nhiều chuyên gia đầu ngành với nhiều năm nghiên cứu và điều trị bệnh. Đây là đơn vị đầu ngành nội khoa về cơ xương khớp của cả nước, là nòng cốt trong các hoạt động của Hội thấp khớp học Việt Nam, Hội loãng xương Hà Nội. Chính vì vậy nếu bị thoái hóa khớp gối thì đây là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn nên tìm đến. Tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể được điều trị tại 2 khoa với các chức năng cụ thể như sau: Khoa cơ xương khớp: các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm khớp cũng như các vùng xung quanh để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra có thể kết hợp các biện pháp nội soi để xác định chính xác tình trạng bệnh. Địa chỉ: Tầng 2 nhà P, Số 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội Khoa chấn thương chỉnh hình và cột sống: giúp thực hiện các ca phẫu thuật để thay khớp, chỉnh hình khớp. Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 21 tầng – Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội + Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần Buổi sáng: 6h30 – 12h00 Buổi chiều: 13h30 – 18h00 2. Bệnh viện E Bệnh viện E cũng là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh thoái hóa khớp gối đáng tin cậy mà bệnh nhân có thể tìm đến. Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện cũng tập trung đông đủ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm, thường xuyên được bồi dưỡng về nghiệp vụ đồng thời có nhiều trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ việc khám chữa bệnh. + Địa chỉ: 89 đường Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội + Giờ làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu ( Sáng: 7h30 đến 12h, chiều: từ 13h30 đến 17h30) Thứ Bảy và Chủ Nhật: từ 7h30 đến 12h 3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Các kỹ thuật đã và đang được triển khai trong điều trị bệnh khớp như: siêu âm khớp chuyên khoa, chọc hút dịch khớp, tiêm thuốc chống viêm, chống thoái hóa khớp, tiêm khớp và phần mềm dưới hướng dẫn của siêu âm. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ được đánh giá khá cao trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp gối. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định tại Khoa nội thận khớp hoặc Khoa phẫu thuật khớp… Địa chỉ: số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Giờ làm việc: từ thứ Hai đến thứ Bảy (từ 6h30 đến 17h) 4. Bệnh viện Quân Y 103 Đây là bệnh viện chữa trị bệnh theo tuyến, bộ đội và các đối tượng thuộc chính sách, nhân dân,… Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Quân y 103 áp dụng các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật mới như Xquang, CT Scan, MRI,… Với căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc hoặc những phương pháp chữa trị bệnh phù hợp nhất. Hiện tại, bệnh viện Quân y 103 có thực hiện: Điều chỉnh xương khớp, sai khớp, đứt mạch máu, thần kinh ngoại vi Điều trị chậm liền xương, lệch xương, viêm xương, liệt thần kinh ngoại vi, đứt cơ trên gai, khuyết hổng phần mềm. Chữa trị di chứng bại liệt, dị tật bẩm sinh, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp cổ chân,… Thay khớp háng, khớp gối Nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, khâu sụn chêm, cắt lọc nội soi thoái hóa khớp,… + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 (7h – 17h) Thứ 7 – Chủ nhật: Nghỉ + Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội 5. Bệnh viện Hữu Nghị Hữu Nghị cũng là một trong những cơ sở y tế uy tín có điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh viện trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Telas, máy chụp CT Cắt lớp, máy chụp CT 64 dãy,… Hiện tại, bệnh viện Hữu Nghị có đầu tư thêm máy đo mật độ xương khớp, máy nội soi khớp,… Các trang thiết bị tại bệnh viện Hữu Nghị tiên tiến, hiện đại, giúp hỗ trợ tối đa cho quá trình thăm khám, điều trị bệnh xương khớp của bệnh nhân. Mức chi phí điều trị tại bệnh viện đã được niêm yết, bệnh nhân có thể tham khảo để tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh cho bản thân mình. + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 7h00 – 17h00 Thứ 7 – Chủ nhật: Nghỉ + Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư – Hai Bà Trưng – Hà Nội 6. Bệnh viện Việt Đức Hiện tại, Viện Chấn thương chỉnh hình tại bệnh viện Việt Đức đã triển khai thực hiện những ca phẫu thuật khó đòi hỏi kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi khớp (khớp gối, khớp vai, cổ chân,…), thay khớp nhân tạo (khớp gối, khớp vai, khớp háng,…), phẫu thuật chỉnh hình các bệnh lý cơ quan vận động,… Với trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh xương khớp, người bệnh có thể an tâm đến với bệnh viện Việt Đức. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tá có kinh nghiệm rất nhiệt tình trong việc thăm khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Đây là địa điểm uy tín, chất lượng, được rất nhiều người bệnh tin tưởng. + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 7h00 – 17h00 Thứ 7 – Chủ nhật: Nghỉ + Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội Địa chỉ khám và điều trị thoái hóa khớp gối tại TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Nhân dân 115 Khoa cơ xương khớp của bệnh viện Nhân dân 115 giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout, loãng xương,… Hiện tại, bệnh viện trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại tại bệnh viện gồm có máy đo mật độ xương DSA, kính hiển vi soi dịch khớp, MRI (cộng hưởng từ), điện cơ (EGM), CT Scann 64 lát cắt kỹ thuật số, X-Quang kỹ thuật số,… để có áp dụng rất nhiều biện pháp điều trị khác nhau trong điều trị bệnh xương khớp như thuốc kháng viêm giảm đau, thay khớp gối, phẫu thuật chỉnh xương,… + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: Sáng 6h30 – 11h30, chiều 13h00 – 16h00 Thứ bảy: Sáng 7h00 – 11h30, chiều 13h30 – 15h30 Chủ nhật: 7h00 – 11h30 + Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM Bệnh viện Chợ Rẫy Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, Khoa cơ xương khớp ở bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa khớp gối. Hiện tại, bệnh viện Chợ Rẫy có nhận các bệnh nhân tuyến dưới và tiến hành chữa trị cho rất nhiều ca khó. Đặc biệt là những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng. + Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (7h -16h) Thứ 7 (7h – 11h) Chủ nhật: Nghỉ + Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh Đây là bệnh viện hàng đầu tại khu vực phía Nam có tiến hành điều trị các bệnh lý thoái hóa xương khớp như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, thoái hóa đa khớp, hoại tử chỏm xương đùi,… Bên cạnh đó, chuyên khoa xương khớp còn chữa trị các bệnh như nhiễm khuẩn khớp, lao khớp, tiêm dịch khớp, tiêm bao gân,… + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 16h30 Thứ 7: 6h30 – 11h30 Chủ nhật: Nghỉ + Địa chỉ, số điện thoại: Cơ sở 1: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM. Điện thoại: (84.28) 3855 4269 Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM. Điện thoại: (84.28) 3955 5548 Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Điện thoại: (84.28) 3845 1889 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM Bệnh viện có các khoa chuyên sâu như khoa Khớp, khoa Chi dưới, khoa Chi trên, khoa Cột sống,… Với những người bệnh bị thoái hóa khớp gối sẽ được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị bệnh thích hợp nhất. Hiện tại, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM có thực hiện các phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao như phẫu thuật cột sống, phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo, phẫu thuật thay khớp,… + Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 18h00 Thứ 7 – Chủ nhật: 6h30 – 12h00 + Địa chỉ: 929 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh lựa chọn được địa chỉ khám và chữa bệnh phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu kỹ những giấy tờ và thủ tục cần thiết cho quá trình khám và điều trị nơi bạn lựa chọn để được khám trong thời gian sớm nhất. Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh thường gặp và không ai có thể tránh khỏi. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người cao tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế di chứng của căn bệnh này. Mục lụcThoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh phổ biếnNguyên nhân thoái hóa khớp gối ở người giàBiểu hiện của thoái hóa khớp gối ở người giàĐau nhức quanh khớp gốiCứng khớpTiếng lạo xạo, lục cục khi cử độngKhó vận độngBiến dạng khớpBiến chứng của thoái hóa khớp gối ở người giàCách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người già1. Biện pháp nội khoa2. Biện pháp ngoại khoa3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp4. Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối ở người già Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh phổ biến Khớp gối có tần suất hoạt động nhiều nhất trong tất cả các khớp trên cơ thể và đây cũng là khớp phải gánh chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó khớp gối sẽ rất dễ bị tổn thương. Cấu tạo của khớp gối rất phức tạp. Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính là: Xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối hoạt động được nhờ sự phối hợp của gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời giữ vai trò chất đệm của khớp xương. Khi bước vào độ tuổi từ 35 – 40 tuổi trở lên sụn khớp bị bào mòn, hệ thống cơ xương khớp bắt đầu bị viêm và cứng khớp. Để lâu sẽ phát triển thành thoái hóa khớp và các khớp bắt đầu có biểu hiện thoái hóa nặng là từ 60 tuổi. Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê của Bô Y tế, có tới 10% bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh xương khớp có liên quan đến thoái hóa khớp gối. Đây là bệnh lý đứng vị trí thứ 2 trong các bệnh lý của người cao tuổi và tỉ lệ dị tật của bệnh gây ra có thể lên tới 25%. Bệnh thoái hóa khớp gối tình trạng mất cân bằng, hủy hoại của sụn và lớp xương dưới sụn, khiến cho các đầu xương bị cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức. Để hiểu hơn về căn bệnh này, bạn nên đọc kỹ những thông tin sau: Nguyên nhân thoái hóa khớp gối ở người già Chúng ta cần biết rằng, sụn khớp của con người được hình thành chủ yếu là do 90% canxi tạo thành. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao thì cơ thể sẽ không thể tự tổng hợp được canxi. Và khi đó, canxi trong cơ thể người sẽ có xu hướng tự tiêu và nếu không được cung cấp trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người già, về cơ bản thì nguyên nhân cốt yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuổi càng cao, hiện tượng lão hóa biểu hiện càng rõ rệt, trong đó có lão hóa sụn khớp xương. Ngoài ra còn phải kể đến một số lý do khác khiến quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn và nhanh hơn như: Béo phì: Khớp gối phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu bị thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực quá lớn lên khớp gối. Khi khớp gối bị quá tải trong thời gian dài sẽ dẫn đến bị tổn thương và dễ bị thoái hóa. Di truyền: Việc lão hóa sớm có thể là do yếu tố di truyền. Lão hóa sớm kéo theo sụn khớp cũng bị lão hóa gây nên tình trạng thoái hóa khớp trong cơ thể con người. Nội tiết: Sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ mãn kinh hay do sử dụng nhiều thuốc Tây có thể gây ra những tác động xấu đến xương khớp làm phát triển sớm các bệnh lý như: loãng xương, thoái hóa khớp xương,… Chuyển hóa: Việc rối loạn chuyển hóa Purin làm tăng Acid uric máu gây nên bệnh gut – viêm khớp, tổn thương khớp xương trong cơ thể. Chấn thương: Việc khớp bị chấn thương trong công việc, sinh hoạt như: ngã, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông… không được phục hồi hoặc phục hồi không đúng cách cũng đều dễ dàng dẫn đến thoái hóa khớp. Biểu hiện của thoái hóa khớp gối ở người già Việc phát hiện và phân biệt rõ ràng bệnh thoái hóa khớp gối sẽ giúp chúng ta có hướng đi đúng đắn hơn trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối lại khiến cho người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Khi bị thoái hóa khớp gối người già thường gặp phải những biểu hiện sau: Đau nhức quanh khớp gối Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ gặp phải khi bị thoái hóa khớp gối. Khi sụn khớp bị tổn thương sẽ tăng sự ma sát cho phần xương ở dưới sụn khiến các xương gặp khó khăn trong việc cử động và khi cử động sẽ gây hiện tượng đau nhức khó chịu. Đau nhiều khi lên xuống cầu thang, lên xe xuống xe, ngồi xổm… Triệu chứng này sẽ giảm hoặc mất ngay sau khi được nghỉ ngơi. Nhưng theo thời gian, nếu bệnh không được can thiệp kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn thì tình trạng đau nhức này thậm chí sẽ diễn ra ngay cả khi không cử động. Nhất là vào những thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi, người bệnh sẽ đau nhức hơn bình thường. Cứng khớp Cứng khớp là biểu hiện thường gặp phải vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi ngồi lâu không hoạt động khớp gối. Bởi vì khi chúng ta bị thoái hóa khớp, lớp sụn khớp bị bào mòn và khô ráp nên các hoạt động của khớp sẽ không còn linh hoạt và trơn tru như trước nữa. Khi bị cứng khớp, người bệnh nên xoa bóp khớp và vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút thì khớp mới có thể hoạt động được bình thường trở lại. Tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động Biểu hiện này là do lớp sụn khớp bị bào mòn quá nhiều làm cho hai đầu xương ở dưới sụn bị cọ sát vào nhau khi vận động. Từ đó sẽ phát ra những tiếng kêu lạo xạo, lục cục. Độ tuổi càng cao thì triệu chứng này càng rõ rệt. Khó vận động Khớp bị thoái hóa sẽ xuất hiện các gai xương gây chèn ép đến các dây thần kinh xung quang khớp. Kết hợp với việc khớp bị đau nhức, không thể hoạt động linh hoạt sẽ gây cản trở lớn đến khả năng vận động của con người làm ảnh hưởng đến công việc, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, cử động chân, thay đổi tư thế, khó có thể lên xuống cầu thang… Ở những người cao tuổi, thoái hóa khớp gối nặng còn có thể khiến cho người bệnh không thể đi lại được. Biến dạng khớp Khi các khớp không còn giữ được chức năng ban đầu dần dần nảy sinh hiện tượng biến dạng khớp, sưng khớp thậm chí gây lệch khớp. Đây là những triệu chứng báo hiệu rằng bệnh đã tiến triển quá nặng. Ở lúc này, chân của người bệnh có thể bị lệch trục khớp, gối sẽ rất khó gập hay duỗi thẳng. Biến chứng của thoái hóa khớp gối ở người già Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người già sức khỏe dần suy yếu và có khả năng mắc một số bệnh nền khác nên việc điều trị thoái hóa khớp gối cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh càng lâu sẽ rất khó điều trị bệnh và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thoái hóa khớp gối ở người già nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như: biến dạng khớp, teo cơ và biến chứng nặng nề nhất có thể dẫn đến là bại liệt vĩnh viễn. Chính vì vậy, ngay từ khi phát hiện ra các triệu chứng người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ở người già Tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường thoái hóa khớp gối được điều trị bằng các biện pháp sau: 1. Biện pháp nội khoa Biện pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các biểu hiện bệnh còn đơn giản chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Dùng thuốc Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối, đó là các loại thuốc sau: Thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen Thuốc chống viêm không steroid như: naproxen, aspirin, ibuprofen, thuốc ức chế COX-2… Thuốc tiêm thường dùng thuốc steroid hoặc axit hyaluronic. Trong đó thuốc steroid có tác dụng giảm đau nhức, giảm cứng khớp. Còn thuốc tiêm axit hyaluronic có tác dụng cung cấp chất nhờn để bôi trơn khớp gối, làm giảm các triệu chứng bệnh. Sử dụng thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm loét dạ dày, suy thận, nóng gan… Chính vì vậy, việc dùng thuốc cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm là trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương án can thiệp kịp thời. Châm cứu, vật lý trị liệu Châm cứu: Phương pháp này cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt đạo, nhằm đả thông kinh lạc. Điều này giúp máu huyết lưu thông, giúp giảm đau tốt hơn. Các bài tập vật lý trị liệu: tùy theo tình trạng bệnh nhân mà có các bài tập phù hợp. Việc cần làm của người bệnh là cần kiên nhẫn, duy trì thực hiện các bài tập này một thời gian mới đem lại kết quả. Các bài tập này nếu thực hiện đúng cách sẽ có tác dụng kéo căng mô mềm, củng cố phần sụn khớp. Nhờ đó mà làm giảm khả năng mất đi cấu trúc sụn khớp, làm cho khớp gối trở nên linh hoạt hơn. Nếu trong quá trình luyện tập người bệnh có cảm thấy đau nhức nhiều hơn thì báo ngay cho bác sĩ vật lý trị liệu để thay đổi động tác phù hợp. 2. Biện pháp ngoại khoa Khi mà mức độ tổn thương ở khớp gối nghiêm trọng và các biện pháp nội khoa cũng không thể cải thiện được thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bằng kiến thức chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế, bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc, bào và rửa khớp. Ngoài ra, nếu tổn thương quá nặng bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật thay thế khớp 3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ xương khớp Với mong muốn hỗ trợ cho việc điều trị bệnh xương khớp cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KGA1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KGA1 với 2 chất chống viêm, giảm đau sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng vượt trội hơn. Theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, hoạt chất KGA1 có khả năng tác động trực tiếp lên quá trình giúp giảm đau tại sụn khớp, có tác dụng giúp chống viêm đáng kể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam hiện nay. Viên xương khớp Khương Thảo Đan – với hoạt chất KGA1 kết hợp cùng bài thuốc độc hoạt tang kí sinh và Collagen Type II cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Về thành phần của Khương Thảo Đan gồm: hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ của Địa Liền, Collagen typ II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Thổ phục linh, Quế chi… cùng một số thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ, mang lại an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm. Hiện Khương Thảo Đan được sử dụng cho những người bị: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống. Và những người bị: đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay 4. Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối ở người già Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp gối xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên của con người nên chúng ta không thể tránh được. Tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp thông qua chế độ ăn uống, thay đổi lối sống sinh hoạt để hạn chế cũng như làm giảm quá trình diễn ra sớm của bệnh. Dù bệnh ở giai đoạn nặng hay nhẹ thì cũng vẫn cần phải áp dụng các biện pháp này. Nó không chỉ làm cho quá trình thoái hóa đến chậm hơn mà nó còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vì vậy, dù người bệnh ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần tăng cường các biện pháp sau để hỗ trợ việc điều trị bệnh. Đó là: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3 để giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh các chất kích thích, bia rượu,… gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp, gây phá hủy sụn khớp làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Tăng cường nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh mang vác đồ nặng hoặc làm việc quá sức có thể làm cho khớp gối tổn thương nhiều hơn. Kiểm soát cân nặng: Việc thừa cân có thể gây áp lực lớn lên các khớp làm diễn biến của các bệnh về khớp trở nên nhanh hơn. Ngoài ra, kiểm soát cân nặng còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì lượng đường trong máu cao cũng ảnh hưởng đến cấu trúc của sụn khớp. Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi lâu một chỗ, giữ tư thế đúng, tránh làm việc sai tư thế dẫn đến lệch khớp, thay đổi cấu trúc khớp Hạn chế các môn thể thao nguy hiểm để tránh chấn thương. Thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ nhàng, điều độ, đúng cách để nâng cao sức khỏe và duy trì hoạt động của các khớp. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… để tình trạng bệnh có chuyển biến rõ rệt. Khám sức khỏe định kì để đo lường tình trạng sức khỏe và theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để can thiệp kịp thời Khi có dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để được xác định chính xác mức độ của bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Tránh các thủ thuật xoa bóp, hơ đốt tại các cơ sở chưa được kiểm định, gây tác động xấu đến xương khớp và hệ thần kinh. Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp quý vị có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này để kịp thời có biện pháp phòng ngừa cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp khi mắc phải. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...