Nhận biết sớm các triệu chứng đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là 1 trong 5 căn bệnh rối loạn hàng đầu trên toàn thế giới. Theo ước tính, nó có thể ảnh hưởng tới 75% dân số của một quốc gia. Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp. Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy là việc cực kì cần thiết và quan trọng.

Phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy

Theo định nghĩa của Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (International Association for the Study of Pain – IASP): Đau là một cảm giác khó chịu có thể từ nhẹ tới nặng, liên quan đến sự tổn thương mô thực tế hoặc tiềm tàng. Đau có cả thành phần thể chất và chịu đựng về mặt cảm xúc.

Có nhiều cách phân loại đau mỏi vai gáy khác nhau, tuy nhiên hiện nay có 2 cách phân loại chính, đó là:

Phân loại đau theo cơ chế gây đau.

– Đau cảm thụ (nociceptive pain): Là đau do tổn thương mô mềm. Mô mềm dùng để chỉ các loại mô ngoài xương, có tác dụng liên kết, hỗ trợ hoặc bao bọc các cơ quan, cấu trúc khác. Mô mềm thương bao gồm: cơ xương, mô mỡ, mô sợi, hệ mạch máu, mạch bạch huyết, hệ thần kinh ngoại biên (Theo wikipedia: Mô mềm).

Loại đau này là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những tác hại tiềm tàng, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm gặp phải.

Đau mỏi vai gáy cảm thụ thường xuất phát từ chấn thương, viêm nhiễm, u xâm lấn, chèn ép hoặc do các tác nhân lý hóa (nóng, lạnh, hóa chất, áp lực)

– Đau thần kinh (neuropathic pain): Là chứng đau do những tổn thương hoặc những rối loạn chức trong hệ thần kinh, nó xảy ra mà không có sự kích thích gây tổn thương mô.

Khác với đau cảm thụ, đau thần kinh không có giá trị bảo vệ sinh học. Nó thường gây phế tật mãn tính.

– Đau hỗn hợp (mixed pain): Là đau bao gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.…

– Đau do căn nguyên tâm lý (psychogenic pain). Đây không phải là một thuật ngữ chẩn đoán chính thức cho cơn đau, nhưng đôi khi nó được sử dụng để mô tả nổi đau có liên quan đến rối loạn tâm lý. Nó thường xảy ra như là hậu quả của sự lo lắng, trầm cảm, căng thẳng,…

Có nhiều cách phân loại các triệu chứng đau mỏi vai gáy (Ảnh minh họa)

Phân loại đau theo thời gian.

– Đau cấp tính (acute pain): Là những cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng), xảy ra do những nguyên nhân rõ ràng. Đau cấp tính là một phản ứng bình thường và tạm thời, nó giúp cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang bị thương. Vì thế, đau cấp tính là một loại đau có ích, giúp bảo vệ cơ thể. Đau cấp tính có thể gây ra tình trạng lo lắng ở người mắc.

Đau vai gáy cấp tính thường xảy ra do bị nhiễm lạnh đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, ngủ không trở mình, gối đầu quá cao, thể dục thể thao sai cách, do nghề nghiệp phải mang vác nặng hay phải lặp đi lặp lại một động tác, hoặc do thần kinh bị chèn ép (lái xe, đọc sách, viết sách,…) hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây nên co cơ bất chợt.

– Đau mãn tính (chronic pain): Là hiện tượng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài trên 12 tuần. Đau mãn tính có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cải thiện. Nó có thể gây ra suy sụp tinh thần, trầm cảm.

Đau mỏi vai gáy mãn tính xảy ra thường do thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lỗ tiếp hợp gây chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ; do đĩa đệm cột sống bị thoát vị, xẹp, xơ cứng,…

Phân loại đau theo thời gian, có đau vai gáy cấp tính và đau vai gáy mãn tính (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường gặp

Triệu chứng đau cảm thụ

  • Cơn đau xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước;
  • Đau một cách mãnh liệt;
  • Cảm giác đau rõ ràng, sắc nét nhưng cũng có thể đau một cách âm ỉ;
  • Cơ bắp vùng vai gáy bị co thắt hoặc căng cứng;
  • Mức độ đau thay đổi theo chuyển động, chẳng hạn: đau tăng lên khi quay đầu, ngửa cúi đầu, ho, hắt hơi, giảm khi nghỉ ngơi;
  • Người bệnh cảm thấy lo lắng, mệt mỏi.

Triệu chứng đau do thần kinh

  • Thường đau rất dữ dội, cảm giác đau bỏng cháy, đau như dao đâm, điện giật, đau giằng xé;
  • Cơn đau có thể lan tỏa ra các chi với cảm giác tê, châm chích hoặc ngứa ran;
  • Yếu cơ tay, chân;
  • Cơn đau tăng lên khi thực hiện các hoạt động không gây đau, chẳng hạn như: nằm xuống giường, đau khi đặt vật nặng lên;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi;
  • Gặp các vấn đề về ruột, bàng quang hoặc tiêu hóa;
  • Thay đổi huyết áp, gây chóng mặt.

Triệu chứng đau vai gáy do căn nguyên tâm lý

  • Đau do những cảm giác bản thể hay nội tại, đau do bị ám ảnh nhiều hơn là đau thân thể;
  • Cơn đau không điển hình, không có ví trí rõ rệt, thường đau lan toả;
  • Đau do tâm lý thường gặp ở bệnh nhân bị trầm cảm, tự kỷ ám thị về bệnh tật, tâm thần phân liệt.
Các triệu chứng đau cổ vai gáy biểu hiện khác nhau ở mỗi người (Ảnh minh họa)

Khi nào các triệu chứng đau mỏi vai gáy là nguy hiểm?

Lúc nào cần đi khám?

Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, các cơn đau chủ yếu là đau thụ thể cấp tính, các triệu chứng xảy ra không nguy hiểm và có thể đỡ dần theo thời gian.

Tuy nhiên, bạn nên lập tức cấp cứu, nên cơn đau vai gáy xảy ra sau tai nạn, chấn thương hoặc bạn có những cảm giác đau kì lạ.

bạn nên sớm đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh, đau do mắc một số bệnh tâm lý hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, không cải thiện, lại kèm theo 1 trong các triệu chứng dưới đây:

  • Chỉ cần chạm nhẹ vào vùng vai gáy là đau;
  • Giảm cân dù không thực hiện chế độ ăn kiêng;
  • Đau đầu dữ dội, có thể kèm theo sốt, không thể cúi đầu về phía trước;
  • Thay đổi tinh thần;
  • Đột ngột xuất hiện một cơn đau cực kì dữ dội;
  • Chóng mặt và buồn nôn không rõ nguyên nhân;
  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh tự miễn;
  • Phát ban;
  • Cơn đau cản trở các vận động cơ bản như quay đầu, đứng, đi lại hoặc các cử động hàng ngày khác, đau đến mức các hoạt động hàng ngày trở nên rất khó khăn.
Đau mỏi vai gáy là hiện tượng thường gặp và trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên bạn nên đi khám nếu có những triệu chứng đau mỏi vai gáy do thần kinh hoặc bị đau kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn,… (Ảnh minh họa)

Nên làm gì khi đi khám?

Để được khám và chẩn đoán bệnh đau vai gáy, bạn có thể tới các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp hoặc các bệnh viện đa khoa.

Để chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ, bạn nên theo dõi các triệu chứng của mình, nếu cảm thấy cần thiết có thể ghi chép lại. Bạn có thể chuẩn bị một số câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Khi nào các triệu chứng của bạn bắt đầu?
  • Bạn đã bao giờ bị thương ở vùng vai gáy chưa? Nếu có, chấn thương xảy ra khi nào?
  • Khi bạn chuyển động cổ, hành động nào làm cơn đau tăng lên hoặc giảm đi?
  • Những loại thuốc và chất bổ sung nào bạn dùng trong thời gian gần đây?
  • Cơn đau của bạn cảm giác như thế nào? Đau âm ỉ, sắc nét hay đau kiểu châm chích, sốc điện?
  • Bạn có bị tê, yếu tay chân không?
  • Bạn có vấn đề y tế khác không?
  • Gia đình bạn có ai gặp tình trạng này không?
  • .v.v.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi để hỏi bác sĩ, như:

  • Vấn đề tôi gặp phải là gì?
  • Bệnh có thể điều trị khỏi không?
  • Phương pháp điều trị của tôi là gì?
  • Phương pháp này có mang lại tác dụng phụ nào không?
  • Những người sử dụng phương pháp điều trị này có mang lại kết quả khả quan không?
  • .v.v.

Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải mô tả các triệu chứng theo từng giai đoạn một cách chính xác nhưng ngắn gọn và trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ.

Việc chuẩn bị trước cho cuộc thăm khám có thể giúp bạn nhận được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả (Ảnh minh họa)

Trong quá trình thăm khám, sau khi đặt một số câu hỏi và kiểm tra lịch sử y tế của bạn và gia đình bạn, nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra, chẳng hạn như:

  • X-quang. X-quang cho hình ảnh các khu vực trong vùng cổ, gáy của bạn. Nếu dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép bởi các gai xương hoặc các thay đổi thoái hóa khác, X-quang có thể cho thấy hình ảnh đó.
  • Chụp CT. Cũng là một phương pháp chụp X-quang, nhưng máy CT sẽ chạy vòng quanh thân thể bệnh nhân để tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết về cấu trúc bên trong vùng cổ, vai gáy.
  • MRI. MRI là phương pháp sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và mô mềm, bao gồm cả tủy sống và dây thần kinh đến từ tủy sống.
  • Điện cơ đồ (EMG). Nếu bác sĩ nghi ngờ cơn đau vai gáy của bạn có liên quan đến việc dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ thể đề nghị bạn làm điện cơ đồ EMG. EMG gồm 2 phần xét nghiệm, một là nghiên cứu dẫn truyền thần kinh để đánh giá khả năng của các tế bào thần kinh vận động gửi tín hiệu và hai là EMG kim để đánh giá hoạt động của cơ khi nghỉ ngơi và khi co lại.
  • Xét nghiệm máu. Được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ có sự nhiễm trùng.

Đối phó với đau vai gáy

Chăm sóc tại nhà

Với những cơn đau vai gáy nhẹ, đau cấp tính, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như:

  • Chườm nóng/lạnh để tiêu sưng, giảm đau
  • Thực hiện các bài tập giúp giảm đau vai gáy
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu
  • Thực hành tư thế tốt khi làm việc và ngủ
  • .v.v.

Chi tiết: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

Điều trị y tế

Nếu tình trạng đau nặng, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc
  • Châm cứu
  • Xoa bóp
  • Phẫu thuật
  • .v.v.

Chi tiết: Tổng hợp: Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Nhờ cơ chế toàn diện Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo sụn khớp, Khương Thảo Đan mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ giảm đau vai gáy, tê buồn chân tay.

Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ các thành phần thảo dược có trong sản phẩm. Cụ thể như sau:

– Hoạt chất KGA1. Được chiết xuất từ củ Địa liền Việt Nam, công dụng kháng viêm – giảm đau hiệu quả hơn nhiều lần so với cao Địa liền thông thường. Theo nghiên cứu và các báo cáo chứng minh của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), KGA1 có khả năng giảm đau lên tới 76%.

– Collagen type II không biến tính. Là collagen có mặt tại sụn khớp và chỉ có loại collagen này mới đem lại những lợi ích thiết yếu cho khớp. Chúng giúp điều hòa miễn dịch, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp và giúp phục hồi sụn khớp.

– Bài thuốc Độc hoạt kí sinh thang. Là bài thuốc chữa xương khớp rất nổi tiếng được ghi chép trong sách cổ. Đây cũng là bài thuốc được danh y Tôn tư mạo dâng lên vua chúa.

Nhờ sự kết hợp của các thành phần này, Khương Thảo Đan phát huy được tối đa công dụng và mang lại hiệu quả toàn diện giúp giảm đau, ổn định xương khớp.

Không chỉ vậy, nhờ thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên Khương Thảo Đan rất an toàn để sử dụng lâu dài. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể yên tâm để sử dụng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận

Việc nhận biết các triệu chứng đau mỏi vai gáy giúp bạn hạn chế được những ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bản thân hoặc kịp thời phát hiện những vấn đề y tế khác liên quan đến vùng này.

Đau mỏi vai gáy thường ít nguy hiểm và có thể điều trị được bằng một số phương pháp như: thay đổi lối sống tại nhà, các loại thuốc giảm đau, châm cứu, vật lý trị liệu. Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do thoái đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm cột sống, đau cơ xơ hóa,… thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156.

Nguồn bài viết:

  1. https://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/dot-quy/tong-quan-chan-doan-va-dieu-tri-dau/1481/
  2. Tiếp cận thực hành hội chứng đau – BS. Lê Minh (Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Y dược TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y Phạm Ngọc Thạch)
  3. https://suckhoedoisong.vn/chung-dau-vai-gay-n113287.html
  4. https://suckhoedoisong.vn/dung-xem-thuong-benh-dau-vai-gay-n32657.html

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...