Tổng hợp: Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất

Do vị trí nên vùng cổ vai gáy của chúng ta phải hoạt động rất nhiều và dễ bị tổn thương, căng cơ, gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Vì thế, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau vai gáy hiệu quả hiện nay.

Các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất hiện nay

Thông thường, các cơn đau vai gáy có thể khắc phục tại nhà bằng một số mẹo, phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, đau vái gáy cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, thoát hóa đốt sống cổ,…

Vì thế, nếu sau khi áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà mà không thấy tình trạng thuyên giảm, bạn nên sớm tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp, bạn cần lập tức cấp cứu, nếu:

  • Đau sau tai nạn hoặc ngã
  • Có vấn đề về phối hợp hoặc cân bằng
  • Sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn
  • Có các triệu chứng tỏa vào cánh tay, chẳng hạn như đau, ngứa ran, tê hoặc yếu tay.

Về các phương pháp điều trị đau vai gáy, hiện nay có một số phương pháp hiệu quả là:

  • Khắc phục tại nhà bằng liệu pháp nhiệt, sử dụng các loại thuốc không kê đơn, tập các bài thể dục, yoga giảm đau vai gáy, thay đổi tư thế đúng.
  • Điều trị y tế bằng thuốc kê đơn, phẫu thuật
  • Điều trị bổ sung bằng các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt,…

Phần dưới đây chúng ta cũng đi tìm hiểu kỹ hơn các phương pháo trị đau vai gáy này.

Có nhiều cách trị đau vai gáy khác nhau (Ảnh minh họa)

Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà

Khắc phục nhanh bằng liệu pháp nhiệt

Liệu pháp nhiệt hay còn gọi là nhiệt trị liệu, là phương pháp sử dụng nhiệt độ trong điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt mà người ta chia thành:

  • Nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37 °C đến khoảng 45-50 °C). Có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt, giãn cơ, có tác dụng tốt với các chứng đau mãn tính, như: đau khớp, đau cơ, đau thần kinh, đau cổ vai gáy, cánh tay,…
  • Nhiệt lạnh (thường dưới 15 °C). Có hai tác dụng tùy thuộc vào cách sử dụng:
    • Nếu tác động kéo dài thì có tác dụng làm co nhỏ mạch máu, khiến tốc độ chảy của dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, từ đó giúp giảm viêm, giảm sưng, phù nề, giảm đau cấp.
    • Nếu tác động không liên tục (như chà xát) thì sẽ gây co mạch lúc đầu, sau đó giãn mạch xung huyết, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, tác dụng tốt với chứng cứng khớp, co giật cơ.

Nhiệt trị liệu là một phương pháp vật lý trị liệu, tuy nhiên bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này tại nhà bằng một số cách đơn giản để làm giảm đau vai gáy.

Cách điều trị nhiệt nóng. Sử dụng túi chườm nóng để chườm lên vùng cổ vai gáy hoặc tắm, ngâm mình trong nước ấm để thư giãn cơ bắp, cải thiện tuần hoàn. Lưu ý: Không dùng phương pháp này tại các ổ viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, giãn tĩnh mạch da.

Cách điều trị nhiệt lạnh. Sử dụng túi chườm (là phương pháp hay dùng nhất). Bạn có thể cho đá vào túi rồi đắp lên vùng cổ vai gáy để giảm đau cấp, giảm sưng hoặc chà xát để làm giảm đau, co cứng cơ.

Nhiệt trị liệu là một phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau vai gáy hiệu quả tại nhà (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc không kê đơn

Để giảm đau vai gáy tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm không kê đơn, như:

+ Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Paracetamol, Efferalgan, Tylenol, Panadol, Hapacol…

Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen, là một loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến. Nó giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau lên não. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng giảm viêm.

Paracetamol hiệu quả với các trường hợp đau vai gáy từ nhẹ đến vừa còn trong các trường hợp sưng viêm nặng thì việc sử dụng không mang lại hiệu quả.

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).  Một số loại thuốc NSAID không kê đơn là:

  • Aspirin, được bán dưới tên thương hiệu: Bayer, Bufferin, Excedrin,…
  • Ibuprofen, được bán dưới tên thương hiệu: Advil, Motrin IB,…
  • Naproxen, được bán dưới tên thương hiệu: Aleve, Naproxen Sodium, Naprosyn….

Nhóm thuốc này giảm đau bằng cách làm giảm tính cảm thụ của các đầu dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau. Ngoài ra, thông qua ức chế enzym cyclooxygenase, nó còn ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin và ức chế các kinin – chất trung gian hóa học của phản ứng viêm, từ đó giúp giảm viêm hiệu quả.

NSAID có thể làm giảm cả viêm và nó tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân.

LƯU Ý: Các nhóm thuốc tân dược này có tác dụng giảm đau, chống viêm tức thì, nhưng dễ mang lại nguy cơ gây loét dạ dày cho người bệnh nếu sử dụng không đúng cách. Người có tiền sử bệnh dạ dày cần thận trọng với những nhóm thuốc giảm đau này. Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào, nên thông báo ngay cho người bán thuốc.

+ Viên xương khớp Khương Thảo Đan. Một sản phẩm có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và tái tạo sụn khớp thoái hóa cho người bệnh xương khớp nhờ sự kết hợp giữa hoạt chất KGA1 cùng Collagen typ 2 không biến tính và bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh. Đây vốn là sản phẩm được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 trong cây Địa liền của PGS. TS Lê Minh Hà, thành quả sau hơn 6 năm liền nghiên cứu. Hoạt chất KGA1 trong Khương Thảo Đan có tác dụng giảm đau, chống viêm tương đương cả một số thuốc tân dược đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp hiện nay nhưng ưu điểm đáng kể tới của nó là nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên nên không để lại tác dụng ngoài mong muốn trên đường tiêu hóa như các loại thuốc giảm đau Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài.

Khương Thảo Đan đáp ứng tốt với các trường hợp:

  • Người mắc thoái hóa xương khớp như: thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Người mắc bệnh viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, gai vôi hóa cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, tê buồn chân tay.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

+ Thuốc giảm đau tại chỗ. Thuốc giảm đau tại chỗ là các loại thuốc dùng để bôi, xoa, dán ngoài da. Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ bạn có thể mua tại quầy thuốc là:

  • Cao dán Salonpas. Salonpas có chứa Methyl Salicylate và tinh dầu bạc hà, có hiệu quả giảm đau tại nhiều vị trí như: lưng, vai, cổ, tay, chân. Miếng dán này có thể giúp giảm đau trong nhiều giờ. Nếu sau 8-12 giờ dán miếng thứ nhất mà cơn đau tái phát, bạn có thể sử dụng tiếp miếng thức 2.
  • Cao dán Salonsip. Dùng để giảm đau, kháng viêm trong các trường hợp đau liên quan đến bầm tím, bong gân, viêm khớp.
  • Dầu nóng xoa bóp. Có nhiều loại dầu nóng xoa bóp khác nhau, nhưng về cơ bản chúnng có chứa các thành phần làm nóng, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau tại chỗ.

Lưu ý: Các thuốc dùng tại chỗ thường không được sử dụng trên vùng có vết thương hở, tránh tiếp xúc với mắt, niêm mạc, mụn trứng cá.

Tập thể dục giảm đau vai gáy

Thông thường, các cơn đau vai gáy sẽ thuyên giảm trong vòng 2 tuần và phục hồi hoàn toàn trong 4 đến 6 tuần. Nhưng để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, bạn có thể tập một số bài tập giúp giảm đau vai gáy.

Khi cơn đau đã hết, bạn cũng không nên ngừng tập thể dục. Việc tập các bài tập này còn giúp bạn phòng ngừa các cơn đau tái phát nữa.

Một số lưu ý trước khi tập:

  • Nếu bạn gặp các cơn đau nghiêm trọng hoặc bị yếu ở tay chân, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.
  • Mặc dù các bài tập ban đầu có thể hơi khó chịu, nhưng nếu chúng làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn hoặc bạn cảm thấy không đúng thì hãy dừng lại và hỏi ý kiến của bác sĩ.

☛ Hướng dẫn: Các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video)

Để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, bạn có thể tập một số bài tập giúp giảm đau vai gáy (Ảnh minh họa)

Yoga chữa đau vai gáy

Yoga hay còn gọi là Du-già, là một phương pháp tập luyện tinh thần, thể chất kết hợp với kiểm soát hơi thở và thiền. Nó bắt nguồn từ Ấn độ và càng được quan tâm nhiều hơn trên toàn thế giới. Điều khiến yoga khác biệt so với các chương trình tạp thể dục khác là nó tập trung cả vào thể dục tinh thần.

Yoga đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng là giúp giảm đau vai gáy rất hiệu quả, bao gồm cả các cơn đau mãn tính. Bởi, yoga tác động toàn diện tới thể chất, tâm lý cũng như năng lượng trong cơ thể.

  • Về mặt thể chất, yoga giúp kéo giãn cơ, dây chằng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng tính linh hoạt cho các khớp, tạo sự ổn định. Ngoài ra, yoga cũng giúp bạn căn chỉnh tư thế đúng để hạn chế tái phát đau vai gáy sau này.
  • Về mặt tâm lý, yoga giúp bạn thư giãn và kết nối với cảm giác bình yên bên trong.
  • Về mặt năng lượng, yoga giúp tăng cường năng lượng trong cơ thể và dạy bạn cách tiêu hao năng lượng đúng cách, hiệu quả.

☛ Hướng dẫn: Bài tập yoga chữa đau vai gáy tại nhà và văn phòng (có video)

Yoga đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng là giúp giảm đau vai gáy rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Điều chỉnh tư thế để ngăn ngừa đau cổ vai gáy

Hầu hết các trường hợp đau vai gáy đều có một phần nguyên nhân là do sai tư thế. Ở tư thế đúng, đầu cổ của bạn được đặt thẳng với vai, ngực mở rộng. Khi bạn ở tư thế sai, đầu không được đặt đúng vị trí (như chúi về phía trước nhìn màn hính máy tính, cúi đầu xem điện thoại, nằm trên ghế dài xem tivi,…) sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều trọng lượng hơn; cột sống phải thay đổi độ cong cũng kéo dài khoảng cách từ sọ đến đáy cổ, khiến tủy sống và rễ thần kinh gần đó bị kéo căng, cơ ở vùng vai gáy phải căng liên tục để kéo trọng lực của đầu. Tất cả những điều này sẽ gây ra căng cơ, co thắt và đau ở vùng cổ vai gáy.

Tư thế xấu càng lâu, cơn đau càng nghiêm trọng.

Vì thế, bạn hãy điều chỉnh tư thế của mình sao cho đúng để phòng ngừa đau vai gáy.

Hầu hết các trường hợp đau vai gáy đều có một phần nguyên nhân là do sai tư thế (Ảnh minh họa)

1 – Kiểm tra tư thế đứng với tường:

  • Đứng thẳng sao cho đầu, xương bả vai và mông chạm vào tường;
  • Gót chân cách tường khoảng 5 – 10 cm
  • Đặt bàn tay phía sau đường cong của lưng và chạm lòng bàn tay vào tường:
    • Nếu cảm thấy không gian lỏng lẻo, hãy siết chặt cơ bụng
    • Nếu quá chật, hãy cong lưng

Đây chính là tư thế đứng đúng, bạn nên nhớ cảm giác này mỗi khi đứng để có được tư thế tốt. Hãy luyện tập bài tư thế đứng này hằng ngày để duy trì thói quen và cảm giác.

2 – Điều chỉnh tư thế ngồi:

Nếu bạn phải làm việc tại bàn làm việc trong thời gian dài, việc có một tư thế ngồi đúng là điều đặc biệt quan trọng.

Dưới đây là một số lời khuyên để có tư thế ngồi đúng:

  • Tránh bắt chéo chân
  • Đặt bàn chân ở vị trí bằng phẳng, phía trước đầu gối
  • Đảm bảo chân chạm sàn hoặc sử dụng ghế kê
  • Thả lỏng vai để nó không quá gồng hoặc bị kéo về phía sau
  • Giữ khuỷu tay sát hai bên người và uốn cong ở khoảng 90 độ
  • Không giống như tư thế đứng, khi ngồi bạn cần đảm bảo toàn bộ lưng chạm vào ghế (sử dụng gối tựa lưng nếu bạn cần)
  • Đùi và hông cần được hỗ trợ với một chiếc ghế ngồi có đệm tốt
  • Giữ đùi và hông song song với sàn nhà
  • Trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng hãy nghỉ ngơi để điều chỉnh lại vị trí ngồi và đứng dậy đi lại để thư giãn cơ bắp.

Điều trị y tế đau vai gáy

Thuốc theo toa

Thuốc theo toa là các loại thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Nếu dùng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Những gì bác sĩ kê đơn sẽ phụ thuộc vào mức độ đau, mục tiêu điều trị và sức khỏe chung của bạn. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp nhất có thể. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét tăng liều hoặc thử một loại thuốc khác.

Để điều trị đau vai gáy, một số loại thuốc theo toa thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa;
  • Thuốc steroid;
  • Opioids;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc chống co giật;
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tiêm axit hyaluronic (viscosupcellenceation);
  • .v.v.

Một trong những điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là, dù cho thuốc là thuốc kê đơn hay không kê đơn, bạn cũng cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng và luôn luôn thảo luận với bác sĩ về mọi loại thuốc của bạn. Đồng thời, tuân thủ đúng liều lượng, hướng dẫn sử dụng. Nếu có thắc mắc về bất kì loại thuốc nào, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ điều trị của mình.

☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc chữa đau vai gáy cổ – Có những loại nào, sử dụng ra sao?

Thuốc mà bác sĩ kê đơn sẽ phụ thuộc vào mức độ đau, mục tiêu điều trị và sức khỏe chung của bạn (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được chỉ định cho đau vai gáy, nhưng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc có một số vấn đề y tế cụ thể, phẫu thuật có thể được xem xét. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình hình sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Một số phương pháp phẫu thuật để điều trị đau cổ vai gáy là:

  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ
  • Phẫu thuật ACDF lấy đĩa đệm, ghép xương, cổ định cột sống cổ
  • Phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân thoát vị
  • .v.v.

Sau phẫu thuật, bạn có thể sẽ ở lại bệnh viện trong 1 – 2 ngày để theo dõi. Sau đó một vài ngày hoặc vài tuần, bạn có thể làm các công việc tại bàn trở lại. Bác sĩ sẽ cho bạn biết chi tiết về các vấn đề phục hồi sau phẫu thuật để bạn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Phẫu thuật thường không được chỉ định cho đau vai gáy, nhưng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc có một số vấn đề y tế cụ thể, phẫu thuật có thể được xem xét (Ảnh minh họa)

Điều trị bổ sung

Trong quá trình điều trị đau vai gáy tại nhà hoặc điều trị y tế, bạn có thể kết hợp với một số phương pháp điều trị bổ sung sau để tăng cường hiệu quả điều trị.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp phòng, chữa bệnh không dùng thuốc, giúp cơ thể phục hồi các chức năng bị suy giảm. Vật lý trị liệu không chỉ dừng ở các bài tập mà bao gồm nhiều loại khác nhau, chúng được chia thành 2 dạng là chủ động và thụ động. Trong đó:

  • Chủ động. Tập trung và các bài tập với những động tác kéo giãn, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp
  • Thụ động. Là hình thức không yêu cầu bệnh nhân phải hoạt động nhiều mà sẽ được sự giúp đỡ của các bác sĩ trị liệu hay máy móc. Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động gồm có: liệu pháp nhiệt, massage, sử dụng sóng âm, điện, từ trường, kéo nắn,…

Một bác sĩ vật lý trị liệu sẽ chăm sóc bệnh nhân trong tất cả các giai đoạn chữa bệnh, từ chẩn đoán ban đầu đến giai đoạn phục hồi và ngăn ngừa tái phát.

Vật lý trị liệu có thể là một liệu pháp độc lập hoặc hỗ trợ các phương pháp điều trị khác.

Vật lý trị liệu giúp nâng cao hiệu quả chữa đau mỏi vai gáy hoặc được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập (Ảnh minh họa)

Châm cứu

Châm cứu cũng là một trong những phương pháp giúp chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả. Tổ chức Y tế thế giới WHO xác nhận có thể sử dụng thuật châm cứu để trị liệu cho 28 tình trạng khác nhau, trong đó có đau mỏi vai gáy. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cũng có một số nghiên cứu cho thấy châm cứu đặc biệt tốt với các cơn đau mãn tính, như: đau lưng, vai, gáy; viêm xương khớp; đau đầu,…

Theo giải thích của khoa học, châm cứu mang lại hiệu quả giảm đau là do:

  • Nó kích thích sản sinh endorphin nội sinh của cơ thể. Hormone này có khả năng ức chế các cơn đau, giúp ngủ ngon và giảm lo âu;
  • Nó cũng giúp giảm áp lực lên hệ thần kinh – cơ, khiến các cơ được thư giãn;
  • Châm cứu còn có khả năng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, ổn định cảm xúc cho bệnh nhân, khiến việc điều trị có hiệu quả cao hơn.

Để thực hiện châm cứu giảm đau vai gáy, bạn có thể tới các bệnh viện uy tín, được Bộ y tế cấp phép hoạt động, như: Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, Khoa Châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở 3, Bệnh Viện Công An Tp. Hồ Chí Minh – Khoa Y Học Cổ Truyền, Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.Đà Nẵng,…

Bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp đã có từ ngàn đời. Nó giúp lưu thông dòng chảy khí huyết, làm tăng cường lưu lượng máu tới các khớp – cơ bị co cứng, kích thích khả năng phục hồi và chữa lành của cơ thể. Ngoài ra, bấm huyệt còn kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau, tăng hưng phấn, từ đó giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng, lo âu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Bạn có thể thực hiện bấm huyệt tại nhà hoặc tới các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền uy tín trên cả nước.

☛ Hướng dẫn: Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quả

Kết luận

Trên đây là những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả các phương pháp điều trị, bởi đau vai gáy do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vậy nên kế hoạch điều trị sẽ cần phụ thuộc vào nguyên nhân.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...