4 giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp bạn cần biết

Viêm xương khớp là một bệnh lý mà hiện nay rất nhiều người đang mắc phải. Đây là một căn bệnh phát triển âm thầm trong những giai đoan đầu mà chúng ta không hề hay biết. Vậy việc tìm hiểu những giai đoạn phát triển của bệnh viêm xương khớp sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh hoặc kiểm soát căn bệnh này. Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh viêm xương khớp là gì?

Tổng quan về bệnh viêm khớp

Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn giúp bao bọc và bảo vệ các đầu xương của khớp. Lớp sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau, đồng thời cũng giúp giảm sốc trong quá trình cơ thể vận động.

Khi bị viêm xương khớp, lớp sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó.

Nguyên nhân gây bệnh đã sớm được các chuyên gia xác định như sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì khả năng sản sinh sụn và dịch khớp sẽ giảm sút đáng kể khiến cho sụn khớp dễ bị bào mòn và hư hại.
  • Cân nặng: Trọng lượng của cơ thể sẽ tạo áp lực lên tất cả các khớp, nếu tình trạng thừa cân kéo dài sẽ làm phá hủy sụn khớp
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị viêm khớp gối cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi.
  • Chấn thương: Những tổn thương ở khớp và các vùng lân cận có thể khiến cho khớp bị viêm.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, rối loạn hormone tăng trưởng v.v…cũng gây ra bệnh viêm khớp

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những giai đoạn của viêm khớp gối cùng cách điều trị tương ứng.

4 giai đoạn phát triển của bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp được đánh giá là kẻ thù “âm thầm” bởi những biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu rất khó để chúng ta phát hiện ra. Đến khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn nặng, người bệnh mới “nhận diện” mà đến khám bác sĩ. Viêm xương khớp phát triển theo 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Khởi phát

Đây là giai đoạn ít nghiêm trọng nhất của bệnh viêm xương khớp. Trong giai đoạn khởi phát này chỉ có khoảng 10% lớp sụn bị bào mòn. Nếu chụp X-quang thì bạn sẽ thấy khoảng cách giữa 2 đầu xương không có sự thay đổi mấy, hoặc chỉ có thể nhìn thấy một số gai xương được hình thành rất nhỏ.

Thông thường, với giai đoạn này gần như bạn không thấy bất cứ đau đớn hoăc khó chịu nào. Trừ khi bạn đi đứng, ngồi xổm lâu quá thì vẫn sẽ có cảm giác hơi đau một chút.

Điều trị thoái hóa khớp sớm ở giai đoạn này là tạo thói quen và duy trì các hoạt động thể chất. Tại thời điểm này bất cứ bài tập tăng cường sức mạnh đầu gối đều có lợi. Ngoài ra, nếu bạn đang thừa cân nên cố gắng giảm xuống mức hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp xương chắc khỏe

Giai đoạn 2: Thể nhẹ

Ở giai đoạn này bạn bắt đầu cảm nhận rõ hơn các triệu chứng đau nhức, tuy nhiên nó chỉ thoáng qua nên thường khiến bạn chủ quan.

Nếu xem trên phim X-quang bạn có thể thấy khe khớp hẹp nhẹ, lớp sụn có dấu hiệu hao mòn và mỏng dần, xuất hiện nhiều gai xương nhỏ hơn. Bên cạnh đó, khu vực xương tiếp giáp với các mô sẽ bắt đầu cứng lại. Khi các mô cứng lại sẽ làm cho xương dày hơn và một lớp xương mỏng cũng phát triển bên dưới lớp sụn khớp. Do đó mà bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau mỏi ở khớp sau khi vận động nhiều hoặc khi làm việc quá sức hay hiện tượng cứng khớp khi trời lạnh. Cảm giác đau ở khớp rõ ràng hơn khi đứng lên ngồi xuống, tuy nhiên cơn đau chỉ thoáng qua chứ không dữ dội như ở các giai đoạn sau.

Ở giai đoạn này, màng bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường, vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp nên không ảnh hướng đến khả năng vận động của bạn quá nhiều.

Ngay từ khi nhận thấy khớp có biểu hiện bất thường như trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh cũng như kế hoạch điều trị phù hợp. Thông thường thì ở giai đoạn 2 này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Một số biện pháp được áp dụng trong giai đoạn này như:

  • Giảm cân (với những người thừa cân): Giảm cân là cách tốt nhất giúp giảm áp lực lên hệ thống xương khớp. Bạn có thể giảm cân bằng cách kết hợp chế độ ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đều đặn. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện các biện pháp giảm cân sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm. Tuy nhiên, trong thời gian giảm cân bạn vẫn cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể phòng ngừa bệnh tật.
  • Tập thể dục: Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cũng như các cơ bắp quanh khớp. Luyện tập đều đặn các bài tập phù hợp sẽ giúpTập thể dục đều đặn phù hợp với tất cả mọi người, giúp tăng sự ổn định và giảm sự tổn thương ở khớp một cách đáng kể.
  • Bảo vệ khớp: Bệnh nhân có thể sử dụng nẹp để phân tán lực sang các khu vực khác. Nẹp có tác dụng ổn định lại khu vực, căn chỉnh lại chân và giảm áp lực lên khớp.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như là Tylenol hoặc Ibuprofen. Lưu ý, bạn cần thực hiện song song với các biện pháp ở trên thì mới có công dụng. Ngoài ra, bạn cần thảo luận với bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc này nếu dùng lâu dài. Vì chúng có thể gây loét dạ dày, các tổn thương (nhỏ) ở thận và gan.

Giai đoạn 3: Thể trung bình

Viêm xương khớp giai đoạn 3 được xếp ở mức độ vừa phải, có nghĩa là các triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn rất nhiều so với 2 giai đoạn 1 và 2.

Cụ thể, sự tổn thương của lớp sụn đã tiến triển. Lớp sụn bị bong ra, nứt vỡ. Thông qua hình ảnh trên phim X-quang, bạn sẽ nhận thấy được khoảng cách giữa 2 đầu xương đã bị thu hẹp, nhiều gai xương kích thước vừa, đặc xương dưới sụn.

Việc lớp sụn bị bào mòn kèm theo phản ứng viêm, sẽ kích thích màng hoạt dịch tiết ra nhiều dịch hơn bất thường, làm cho khớp bị sưng phồng. Trường hợp này gọi là viêm bao hoạt dịch hay tràn dịch khớp gối.

Viêm xương khớp tiến triển đến giai đoạn 3 khiến bạn cảm nhận rõ nhưng cơn đau. Các vận động hằng ngày như đi, đứng, ngồi xổm, leo lên xuống cầu thang cũng khiến bạn thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng cũng xảy ra thường xuyên hơn kèm theo các đợt viêm khớp gối (sưng, đau, tràn dịch) hoặc có biểu hiện vẹo khớp gối.

Giai đoạn 3 là lúc viêm xương khớp ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trước. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn điều trị cho bạn. Điều trị đâu tiên là bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc giảm đau như là codeine, oxycodone hoặc propoxyphen. Trên cơ sở sử dụng ngắn hạn thì các loại thuốc này có thể sử dụng để điều trị cơn đau từ trung bình đến nặng. 

Tác dụng phụ của những loại thuốc này là gây cho bạn những biến chứng về dạ dày, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn. Do đó bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.

Nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện đáng kể sau khi dùng các loại thuốc thì bác sĩ sẽ dùng đến trị liệu bằng tiêm chất nhờn bôi trơn khớp như: tiêm nội khớp tiêm Cortisone, Axit hyaluronic.

Trên thực tế, việc tiêm chất nhờn cho khớp không mang lại tác dụng ngay lập tức mà cần điều trị vài tuần để bệnh nhân có thể cảm nhận được hiệu quả và mất đến vài tháng để hoàn thành điều trị.

Giai đoạn 4: Thể nặng

Viêm khớp đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng, lúc này sụn khớp bị bào mòn và bong tróc trần tới hơn 60% để lộ 2 đầu xương rõ rệt. Khe hẹp giữa giữa 2 đầu xương giảm đáng kể, gai xương ngày càng lớn, chất nhờn bôi trơn giảm nên gây hiện tượng ma sát giữa hai đầu xương.

Nếu bệnh viêm khớp đã ở giai đoạn 4, bạn sẽ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng đau nhức liên tục, cứng khớp, …Dường như việc đi lại là điều không thể đối với bạn. Chất lượng cuộc sống cứ thế mà đi xuống, do ám ảnh những cơn đau nhức hằng ngày. Theo thời gian, viêm khớp có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp…

Khi bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn 4 này thì phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm xương khớp mà bác sĩ sẽ phân tích cho bạn nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào

Điều trị phẫu thuật gồm có:

  • Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp),
  • Khoan kích thích tạo xương (microfrature),
  • Cấy ghép tế bào sụn,
  • Mổ thay khớp.

Xem thêm: Bệnh viêm khớp uống thuốc gì?

Những đối tượng dễ bị viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh lý do quá trình thoái hóa tự nhiên của sụn xương. Tuy nhiên, những thói quen sinh hoạt không lành mạnh hằng ngày cũng là yếu tố gây bệnh. Do đó, bệnh viêm xương khớp thường bắt gặp ở một số đối tượng sau:

Những người già: những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp tới 90%. Khi tuổi càng cao, các hệ thống xương, cơ khớp, trở nên lão hóa, mất đi khả năng tái tạo và bổ sung dưỡng chất cho mô sụn và khớp. Là yếu tố khiến người già dễ mắc bệnh viêm xương khớp hơn người thường.

Người béo phì, thừa cân: những đối tượng có chỉ số BMI > 24.9 có nguy cơ mắc bệnh viêm xương cao. Do trọng lượng của cơ thể quá lớn, gây nên sức ép lên các khớp, lâu ngày các khớp sẽ trở nên quá tải mà gây nên các hiện tượng bào mòn sụn khớp

♦ Các vận động viên: Họ thường xuyên phải hoạt động tập luyện, thi đấu ở tuần suất cao, vì thể mà khả năng bào mòn của sụn khớp bị đẩy nhanh hơn mức bình thường.

♦ Người làm công việc nặng, thường xuyên khuân vác, khuỵu gối.

♦ Một số người bị dị tật bẩm sinh trong sụn khớp tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ngay từ khi còn bé. Tuy vậy, những trường hợp như thế này khá là hiếm.

Bạn cần làm gì nếu mắc bệnh viêm xương khớp?

Nếu bạn bị mắc bệnh viêm xương khớp thì bạn không cần phải quá lo lắng. Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y khoa đã có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này. Sau khi thăm khám, tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn một phác đồ điều riêng trị phù hợp với thể trạng của mình.

Thật vậy, viêm xương khớp là căn bệnh mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt. Tuy không thể chữa trị khỏi hoàn 100% nhưng việc tích cực điều trị sẽ giúp bạn giảm đau nhức, kiểm soát quá trình thoái hóa của sụn, ngăn ngừa các yêu tố gây viêm tấn các mô và cân bằng lại khả năng sinh hoạt vận động của mình.

Khi bạn bị viêm xương khớp, ngoài việc tuân thủ theo những chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ, thì việc thay đổi một số thói quen sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Xây dựng một số chế độ ăn khoa học nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng (hoa quả, rau xanh, cá béo, trứng sữa,..), tránh xa các tác nhân gây hại (đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, thuốc lá, rượu bia,..)
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý (chỉ số BMI dao động từ 18,5 – 24,9) nhằm giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối.
  • Thường xuyên tập thể dục: Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra 30p tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, hoặc đi bộ cũng giúp giữ xương khớp của bạn khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp.
  • Học tập, làm việc đúng tư thế: Việc hoạt động đúng tư thế sẽ dàn đều lực ép lên bề mặt các khớp, tránh cho các khớp bị quá tải sức ép.

Viêm xương khớp không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Do đó, bạn thường xuyên nên đi khám định kiểm tra sức khỏe của mình, tránh để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì khi ấy việc điều trị sẽ rất khó khăn và phức tạp. Cùng với đó, bạn hãy luôn cân bằng chế độ dinh dưỡng với tập luyện để nâng cao sức đề kháng của mình nhé.

➤ Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm xương khớp

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...