Cần làm gì khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng ?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh có tính chất phát triển từ từ và tăng dần theo thời gian, gây ra hạn chế vận động và những cơn đau nhức dai dẳng ở người bệnh. Khi đối diện với căn bệnh, nhiều người không tránh khỏi tình trạng lo lắng, bất an. Vậy khi bị thoái hóa cột sống bạn cần phải làm gì?

 

Không chủ quan khi bị bệnh thoái hóa cột sống lưng

Khi được chuẩn đoán bị thoái hóa cột sống lưng, bạn không nên chủ quan và cũng không cần phải lo lắng quá. Bởi đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh có sự tổn thương cơ bản tại đốt sống, đĩa đệm và các hệ thống dây chằng. Khi sự thoái hóa diễn ra làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo thành khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị giòn, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại, sần sùi gây chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên liên hợp mà gây nên các triệu chứng đau nhức.

Nguyên nhân chính gây nên thoái hóa cột sống lưng là do yếu tố tuổi tác. Khi càng lớn tuổi, chức năng của hệ thống xương khớp không còn được dẻo dai nên rất dễ bị tổn thương. Lượng canxi nằm chủ yếu trong xương không còn dồi dào khiến cột sống yếu dần đi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường gặp phải các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn như là: tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, chế độ ăn thiếu khoa học, sai tư thế trong lao động và thể thao hoặc do sự cố gặp chấn thương ảnh hưởng lên cột sống.

Thoái hóa cột sống gây nên những cơn đau nhức dai dẳng (Ảnh minh họa)

Thoái hóa cột sống lưng diễn biến chậm, giai đoạn đầu chỉ là những cơn đau lưng nhẹ thoáng qua nên bệnh nhân thường chủ quan không đi thăm khám và điều trị sớm. Khi bệnh tiến triển, các cột sống bị thoái hóa nặng vùng lưng dưới của bạn sẽ trở nên hạn chế vận động. Cảm giác đau buốt, ê ẩm bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo thời gian.

Có bệnh nhân sẽ thấy mỗi buổi sáng khi thức dậy cảm thấy các khớp ở vùng lưng co cứng lại, phải xoa bóp mất một lúc thì mới có thể ngồi dậy đi lại được. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, các gai xương được hình thành sẽ gây chèn ép và rễ thần kinh gây ra biến chứng đau thần kinh tọa (cảm giác đau nhức từ vùng lưng lan xuống mông, đùi, bắp chân và cả bàn chân)

Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ gây nên cho bạn các biến chứng nguy hiểm như: mất khả năng lao động, tăng nguy cơ thoái vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Hậu quả nặng nề hơn là người bệnh có khả năng biến dạng cột sống và bị bại liệt.

➤ Đọc chi tiết: Thoái hóa cột sống lưng nguy hiểm như thế nào?

Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách

Khi bị đau lưng cấp tính do thoái hóa cột sống, bạn cần được nằm nghỉ ngơi tại giường trong vài ngày, sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, các loại thuốc kháng viêm non – steroid (ibuprofen, celabrex) theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống. Ngoài ra, bạn có thể tham vấn bác sĩ điều trị về một số loại thuốc có tác dụng điều trị chậm (glucosamin, chondroitin) nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng sụn khớp.

Lưu ý bạn cần uống thuốc sau khi ăn và uống nhiều nước để hạn chế các tác dụng của thuốc lên dạ dày

Nếu bạn đã bị đau thắt lưng một thời gian rồi (đau mãn tính) thì bên cạnh việc uống thuốc điều trị theo đơn bác sĩ kê bạn nên đăng kí một số các liệu trình vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống lưng bị tổn thương kết hợp với vật lý trị liệu như đắp paraffin, chiếu tia hồng ngoại,…

Trong quá trình vận động sinh hoạt hằng ngày, bạn nên sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như: gậy, khung chống, đai lưng nhằm giảm bớt áp lực lên cột sống, cải thiện những triệu chứng đau nhức âm ỉ kéo dài.

Sử dụng đai lưng chuyên dụng để giảm áp lực lên cột sống

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Song song với việc điều trị bằng thuốc, thì bạn cần xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt và làm việc lành mạnh. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị của bạn trở nên thuận lợi hơn và đem lại hiệu quả điều trị cao.

Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học

 Các thực phẩm nên ăn:

  • Các loại cá béo chứa nhiều Omega-3 co tác dụng kháng viêm giảm đau như cá hồi, cá thu, cá ngừ,..
  • Sườn và xương ống là những thực phẩm chứa một lượng lớn glucosamin và chondroitin tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ sụn khớp trước các tác nhân gây hại
  • Đậu nành: chứa hoạt chất genistein góp phần giúp xương chắc khỏe
  • Trái cây: ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào
  • Rau xanh các loại: chứa nhiều vitamin K,C,A,E và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
  • Nấm và mộc nhĩ: có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp

 Một số thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm giàu phốt-pho: phủ tạng, thịt đã qua chế biến.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, thức ăn chiên, xào, cay, nóng
  • Các đồ ăn uống ngọt chứa nhiều đường nhân tạo khiến cho xương trở nên “xốp”, dễ bị thoái hóa
  • Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích bởi chúng thường gây cứng cơ, giảm tác dụng điều trị của thuốc.
Luyện tập thể dục mỗi ngày tăng cường sức khỏe của cơ khớp (Ảnh minh họa)

Luyện tập thể dục mỗi ngày

Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức mạnh của các cơ lớn, gia tăng tính linh hoạt dẻo dai, giúp cho cột sống bớt căng thẳng. Đối với bệnh thoái hóa cột sống lưng bạn nên lựa chọn một số bộ môn thể dục có tính chất nhẹ nhàng, dễ luyện tập như yoga, thái cực quyền, bơi lội hay đi bộ. Tránh luyện tập các môn thể theo có cường độ lớn như đá bóng, bóng rổ,…

Thường xuyên hoạt động thể thao còn giúp bạn giảm stress, tinh thần trở nên phấn chấn, lạc quan hơn

➤ Xem thêm : Các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả

Chỉnh sửa tư thế đúng bảo vệ cột sống lưng

1. Tư thế đứng:

Tư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.
  • Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước (ảnh giữa).
  • Tư thế sai: Đầu chúi về phía trước lưng phẳng (ảnh trái) hoặc đầu chúi về phía trước, vai cong, cơ bụng yếu, lưng võng (ảnh phải).

2.Tư thế ngồi:

Tư thế sai (trái) và đúng (phải)

Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.

3. Tư thế nằm ngửa:

Tư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.

Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu – cổ – thân – chân. Không nên gối cao.

4. Khiêng vật nặng, lấy vật dưới thấp:

Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Dang rộng hai chân bằng vai. Cong hai gối, hạ thấp người xuống với lưng thẳng. Kéo sát vật nặng vào người bật thẳng hai chân đứng lên với lưng thẳng.

5. Đặt vật nặng xuống thấp:

Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Ôm vật sát nặng sát vào người. Dang hai chân bằng vai. Cong hai đầu gối, từ từ hạ vật nặng xuống, giữ lưng thẳng.

6.Tư thế ngồi làm việc với máy tính:

Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Khi dùng máy tính bàn, nên ngồi ở tư thế như hình 2. Phải chọn bàn và ghế làm việc cho phù hợp. Bàn phải đảm bảo đặt tay lên chuột và bàn phím, cổ tay không duỗi quá nhiều, khuỷu tay vừa phải.

7. Ngồi dậy từ giường và nằm xuống:


Nằm nghiêng người về phía cạnh giường. Co hai gối lại. Thòng hai chân ra ngoài cạnh giường. Chống hai tay lên để ngồi dậy. Không nên ngồi bật dậy. Khi nằm xuống thì làm ngược lại các bước trên.

Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý

Cân nặng là yếu tố làm cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn do áp lực quá tải của cơ thể. Do đó, bạn hãy luôn chú ý đến cân nặng của mình. Nếu bạn đang béo phì hãy nghiêm túc tập luyện và ăn uống thanh đạm hơn để đưa cân nặng về mức hợp lý.

Lựa chọn thực phẩm bảo vệ xương khớp một cách toàn diện

Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt và luyện tập hằng ngày thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan như một biện pháp để giảm thiểu các cơn đau nhức, cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng và an toàn.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với thành phần chủ yếu là hoạt chất KGA1 được chiết tách cây Địa Liền có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đây là thành quả nghiên cứu 6 năm của PSG.TS Lê Minh Hà cùng với cộng sự nhằm mang lại giải pháp tối ưu cho người bị thoái hóa cột sống lưng nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung.

Sản phẩm Khương Thảo Đan còn áp dụng thêm cả các bài thuốc chữa thoái hóa gia truyền nổi tiếng như Độc hoạt tang kí sinh cùng với các vị thuốc như Hy Thiêm, Thổ Phục Linh giúp bạn phục hồi chức năng của can thận, lưu thông khí huyết. Qua đó, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức và khôi phục chức năng của xương khớp. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa một lượng Collagen typ II giúp sụn khớp được sửa chữa những hư tổn, nuôi dương và bảo bảo vệ sụn khớp một cách hiệu quả.

Lý do khiến Khương Thảo Đan được nhiều bệnh nhân xương khớp tin tưởng là nhờ đáp ứng được tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Không chỉ giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng đau nhức mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp. Bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay để bảo về sức khỏe xương khớp trong tương lai.

Nếu bệnh trở nặng thì sao?

Thoái hóa cột sống lưng giai đoạn cuối sẽ khiến tổn thương nặng hệ thống dây thần kinh. Bệnh nhân bị hạn chế vận động nghiêm trọng, đường cong sinh lý bất thường, tư thế mất cân bằng, hình thành những mô sẹo vĩnh viễn và biến dạng xương nghiêm trọng.

Hầu hết vấn đề đã phát sinh trong các giai đoạn trước sẽ trở thành tổn thương vĩnh viễn. Một số trường hợp teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, viêm cột sống dính khớp, cột sống biến dạng, bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ưu điểm của phẫu thuật là cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, cơn đau sẽ được giải quyết ngay lập tức. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ biến chứng sau mổ, tỷ lệ tái phát đáng kể và chi phí cao.

➤ Xem thêm: Khi nào nên mổ thoái hóa cột sống lưng

Một số lưu ý trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống lưng

Tuân theo đúng quy trình điều trị

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người bệnh, sau khi uống thuốc một thời gian thấy bệnh đã thuyên giảm và ngừng sử dụng thuốc. Điều đó dẫn đến hậu quả bệnh tái phát lại. Do đó, khi bác sĩ đã kê đơn cho bạn thì bạn cần thực hiện uống đủ liều lượng để ngăn ngừa bệnh quay trở lại

Tránh sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Nhiều trường hợp người bệnh, nghe lời mách bảo từ những người không có chuyên môn hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và hiệu quả phục hồi sẽ thấp

Tái khám khi có biểu hiện bất thường

Trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống lưng, nếu bạn gặp bất cứ biểu hiện bất thường như sốt, nổi mầm ngứa,… nào trên cơ thể thì bạn cần liên lạc và gặp bác sĩ sớm nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh là bất cứ ai trong chúng ta cũng phải đối mặt. Do đó, khi bị thoái hóa cột sống lưng, bạn cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mà cụ thể là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ  – ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng – luyện tập thể dục hằng ngày. Đó là cách tốt nhất để chúng ta có thể kiểm soát tốt căn bệnh này, đồng thời, cũng giúp chúng ta ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích!

Nguồn tham khảo:

  1. https://suckhoedoisong.vn/cot-song-bi-thoai-hoa-nhu-the-nao-n15878.html
  2. https://vnexpress.net/tu-the-dung-ngoi-nam-dung-cach-de-khong-bi-benh-cot-song-3230692-p2.html

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...