Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý có sự tổn thương tại bề mặt sụn khớp, đĩa đệm và các cơ quan bao quanh đốt sống. Trước đây, thoái hóa cột sống được coi là căn bệnh của người già nhưng ngày nay nó còn trở thành nguy cơ của người trẻ nữa. Vậy thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
- 04 giai đoạn phát triển “âm thầm” của bệnh
- Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?
- Các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống lưng gây ra
- Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng phát triển nặng
- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang, vác hay nhấc vật nặng
- Giữ cơ thể có cân nặng hợp lý
- Nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tích cực thể dục thể thao
- Đi khám sớm nếu bạn thấy có biểu hiện bất thường
- Kiên trì sử dụng thuốc, đủ và đúng theo chỉ định của bác sĩ
- Khương Thảo Đan – sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp
- Kết luận
04 giai đoạn phát triển “âm thầm” của bệnh
Thoái hóa cột sống lưng diễn biến theo 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn thoái hóa cột sống có những triệu chứng khác nhau. Thông qua việc nhận biết triệu chứng của bệnh qua các giai đoạn sẽ giúp bạn hình dung được tính chất nguy hiểm của bệnh.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn nhẹ, sự bào mòn trên bề mặt sụn khớp đã bắt đầu diễn ra. Do tỉ lệ phần trăm sụn bị mất còn ít nên người bệnh gần như chưa cảm thấy đau nhức quá nhiều. Thi thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau lưng nhẹ, khiến chúng ta lầm tưởng là các cơn đau thông thường. Chính vì thế mà chúng ta thường chủ quan bỏ qua những biểu hiện của giai đoạn này.
Giai đoạn 2
Khi thoái hóa cột sống tiến triển sang giai đoạn mới, các biểu hiện đau nhức của bạn sẽ ngày càng rõ rệt hơn:
– Đau nhức cột sống lưng âm ỉ kéo dài, cơn đau có tính chất cơ học. Nghĩa là khi bạn vận động sẽ cảm thấy đau nhức, nhưng khi nghỉ ngơi thì lại thấy hết. Thậm chí, những lúc nào thời tiết thay đổi, cơn đau ập đến đột ngột khiến bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại của mình.
– Tiếp theo sau đó, khả năng vận động của bạn giảm sút. Các động tác cúi người, vặn mình, nâng nhấc đồ vật,…cũng gây cho bạn cảm giác ê buốt, khó chịu.
– Bạn sẽ bắt gặp hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng. Hoặc có những tiếng lạo xạo, lục khục trong khớp mỗi khi bạn cử động.
Nếu bạn bắt gặp một trong những dấu hiệu trên thì chứng tỏ bệnh của bạn đã tiến triển sang giai đoạn thứ hai rồi. Điều cần nhất bây giờ, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và tìm phương án điều trị thích hợp, nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn 3 hoặc 4.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, các cơn đau có tần suất xuất hiện nhiều hơn, thời gian đau kéo dài. Lúc này cơn đau của bạn kèm theo cảm giác ê ẩm lan từ vùng lưng xuống vùng mông, đùi, bắp chân, và xuống cả bàn chân. Đây là hiện tượng đau thần kinh tọa, do các gai xương đã chèn ép vào các rễ thần kinh.
Do tần suất các cơn đau mỗi ngày một dày hơn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, luôn ở trong trạng thấy buồn bực, ái ngại vận động.
Giai đoạn 4
Khi bạn để bệnh phát triển tới giai đoạn 4 thì gần như các tổn thương ở giai đoạn trước đó khó có thể chữa lành. Do bị chèn ép thần kinh lâu ngày, khiến cơ của bạn teo đi. Cột sống của bạn mất dần đi trục sinh lý tự nhiên khiến cơ thể bị vẹo hoặc gù ra trước. Trong trường hợp này, để hồi phục lại chức năng của xương khớp thì can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?
Có thể thấy, thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính có tiến triển chậm nhưng tăng dần theo cấp độ. Bệnh gây ra các tổn thương ở sụn khớp, đĩa đệm khiến người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn và làm hạn chế khả năng vận động.
Do cột sống đã hình thành nên gai xương nên bạn cảm thấy đau đớn mỗi khi vận động. Thậm chí, ngay cả các động tác cơ bản như cúi người, vặn mình cũng khiến bạn khó chịu. Lâu ngày, nếu không được kiểm soát thoái hóa cột sống lưng có thể khiến bạn mất khả năng lao động.
Các biến chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống lưng gây ra
Như bạn đã biết, thoái hóa cột sống lưng có tính chất phát triển từ từ và tăng dần. Nếu bạn không có biện pháp phòng tránh hoặc kiểm soát kịp thời thì rất có thể bạn sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là một vài biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý:
Đau thần kinh tọa
Khi gai xương hình thành đủ dày sẽ đâm vào các rễ thần kinh xung quanh cột sống của bạn. Lúc này, các cơn đau nhức của bạn không chỉ còn ở vùng lưng nữa mà còn kéo dài lan xuống vùng mông, bắp chân, và cả bàn chân. Điều này gây cản trở cho bạn trong sinh hoạt cũng như lao động hằng ngày.
Nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần cấu trúc nằm ở giữa không gian các đốt sống. Nếu tình trạng thoái hóa cột sống lưng kéo dài sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, khiến tổ chức bao xơ bên ngoài nhân đĩa đệm có nguy cơ bị nứt, rách làm nhân nhày thoát ra ngoài.
Biến dạng cột sống
Trục sinh lý của cột sống có hình chữ S. Khi quá trình thoái hóa diễn ra, làm cho trục sinh lý này không còn giữ được hình dáng ban đầu nữa. Biểu hiện bạn dễ nhận thấy nhất là lưng của mình có xu hướng tiến về phía trước, hoặc thấy cột sống nghiêng vẹo sang một bên.
Chèn ép các dây thần kinh
Chèn ép dây thần kinh là hệ quả của việc xuất hiện các gai xương ở vùng cột sống. Chúng gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy thắt lưng khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Đặc biệt, khi các rễ thần kinh bị chèn ép, các triệu chứng đau nhức không chỉ dừng lại ở vùng lưng, cổ mà còn lan sang các vị trí khác như mông, đùi, bàn chân,…
Nếu như dây thần kinh chỉ bị chèn ép tạm thời, triệu chứng đau nhức hoàn toàn có thể biến mất khi nghỉ ngơi hoặc điều trị đúng cách. Nhưng nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp kịp thời giúp kiểm soát những áp lực hoặc tác động lên cột sống thì có khả năng bệnh chuyển biến mãn tính và gây ra những tổn thương vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi.
Tàn phế, bại liệt
Tàn phế, bại liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa cột sống lưng khiến cho người bệnh gần như không thể đi lại. Việc không thể đi lại được không chỉ làm cho cuộc sống của bạn trở nên sa sút mà nó còn là gánh nặng của mọi người trong gia đình.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng phát triển nặng
Tuy thoái hóa cột sống lưng có thể gây cho bạn nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng ngay từ sớm nếu chúng ta có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả thì bạn vẫn có thể tránh những biến chứng của bệnh. Sau đây là những biện pháp mà các chuyên gia cơ xương khớp thường dùng để khuyến khích bệnh nhân của mình phòng ngừa như:
Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang, vác hay nhấc vật nặng
Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo, đi đứng không thẳng lưng, ngồi cong lưng, làm việc sai tư thế sẽ gây áp lực rất lớn đến cột sống. Do đó, ngay từ hôm nay bạn hãy điều chỉnh lại các tư thế sinh hoạt của mình để cột sống được khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Trong trường hợp, bạn phải khuân vác vật nặng, hãy tận dụng các nguyên lý đòn bẩy, dụng cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp của mọi người xung quanh nhằm hạn chế lực tác động lên cột sống của mình.
Giữ cơ thể có cân nặng hợp lý
Khả năng chịu lực của cột sống là vừa đủ đối với người có trọng lượng cơ thể bình thường. Chính vì thế khi bạn bị béo lên sẽ làm cho cột sống phải vận động quá tải. Lâu ngày, sẽ làm cho các khớp nhanh bị bào mòn và dễ bị tổn thương hơn.
Nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc
Ngày nay, thoái hóa cột sống tấn người công người trẻ sớm là do thói quen ngồi làm việc trong một thời gian dài, không chịu thay đổi tư thế hoặc vận động đi lại. Do đó, sau mỗi giờ làm việc, bạn hãy rời chỗ ngồi, vận động các khớp ít phút làm giãn cơ và thả lỏng các khớp để khí huyết lưu thông, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cho hệ cơ xương khớp của bạn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để bảo tồn, ngăn ngừa tiến trình thoái hóa. Bên cạnh đó, cũng sẽ làm sức đề kháng của bạn trở nên mạnh khỏe, ngăn ngừa được các yếu tố gây viêm bất lợi cho cơ thể.
Trong thực đơn hằng ngày, bạn cần ưu tiên những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Omega-3 là những dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng sụn và xương khớp. Ăn nhiều các loại rau quả để cung cấp một nguồn vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm chiên xào, đóng hộp. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..làm cho tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Tích cực thể dục thể thao
Bơi lội, yoga, thái cực quyền là những bộ môn được nhiều chuyên gia xương khớp đánh giá cao trong việc điều trị thoái hóa cột sống lưng. Nếu bạn không có đủ điều kiện tập luyện những bộ môn đấy, mỗi ngày bạn hãy dành ra từ 20 – 30 phút đi bộ hoặc đạp xe, nhằm tăng sức cho hệ thống cơ khớp dây chằng nâng đỡ cơ thể tốt hơn, giảm bớt áp lực lên cột sống.
☛ Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn 10 bài tập thoái hóa cột sống lưng
Đi khám sớm nếu bạn thấy có biểu hiện bất thường
Nếu bạn cảm thấy lưng, hông, cẳng chân có cảm giác dễ mỏi, tê buồn hay đau khó chịu, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp quá trình điều trị bệnh của bạn dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn.
Ở Việt Nam có một thực trạng là người dân ngại đi khám và thường chủ quan khi các cơn đau khởi phát ở giai đoạn đầu và chỉ đến khi nó nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt thì mới đi khám. Bên cạnh đó, để đối phó với cơn đau nhức, tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc những bài thuốc Đông y trôi nổi trên thị trường mà không lường trước tác dụng phụ của thuốc. Quả thực, đây là những thói quen rất xấu khiến tình trạng bệnh trầm trọng, làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn, tỉ lệ điều trị thành công cũng thấp hơn.
Kiên trì sử dụng thuốc, đủ và đúng theo chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn đã được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống lưng thì bạn không cần phải quá lo lắng. Thay vì thế đó, bạn hãy lắng nghe những lời tư vấn của bác sĩ, kiên trì sử dụng thuốc đúng theo đúng liệu trình và giữ một tinh thần lạc quan. Có như thế, bạn mới nhanh chóng đẩy lùi được bệnh tật.
Khương Thảo Đan – sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp
Để phòng tránh được các biến chứng của bệnh và bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Thành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được chiết tách từ cây Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm cho hiệu quả cao hơn chất đối chứng indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong bệnh lý xương khớp hiện nay).
Bên cạnh đó, sản phẩm Khương Thảo Đan còn kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền, áp dụng bài thuốc trị xương khớp lâu đời như Độc hoạt tang kí sinh cùng với các vị thuốc như Hy Thiêm, Thổ Phục Linh nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng của can thận, thông kinh hoạt lạc giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau nhức một cách rõ rệt và khôi phục lại khả năng vận động của xương khớp.
Hơn thế nữa, ứng dụng Collagen type II là dưỡng chất không thể thiếu trong sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Collagen type II đã được nhiều nhà khoa học chứng minh hiệu quả trong việc tái tạo lại mô sụn khớp, ngăn cản các yếu tố bất lợi gây hại đến sụn khớp. So với Glucosamin và Chondroitin thì Collagen type II cho hiệu quả nuôi dưỡng sụn khớp tăng gấp đôi.
Có thể nói, so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội nhất của viên xương Khương Thảo Đan chính là đáp ứng được tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Sản phẩm đã góp phần mở ra hướng đi mới cho người người bệnh thoái hóa cột sống lưng nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung ở Việt Nam hiện nay. Lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan hôm nay – bảo vệ sức khỏe xương khớp trong tương lai.
Kết luận
Thoái hóa cột sống lưng được coi là “đại dịch” của thời hiện đại. Bên cạnh yếu tố tuổi tác thì nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do những thói quen sinh hoạt làm việc thiếu lành mạnh của nhiều người. Bệnh tuy không gây hại đến tính mạng của bạn, nhưng sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của bạn vì thế mà giảm dần. Do đó, ngay từ khi còn trẻ bạn hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng, thường xuyên khám sức khỏe để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách nhé. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.