Điều trị đau xương khớp - Tổng hợp các phương pháp

Đau khớp là một vấn đề cực kì phổ biến. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và biến mất sau một vài tuần (cấp tính), hoặc kéo dài trong vài tháng, vài năm (mãn tính). Những cơn đau này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, thậm chí gây ra tàn tật suốt đời. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại đã có nhiều phương pháp để trị đau nhức xương khớp.

Tổng quan các phương pháp trị đau nhức xương khớp

Cơ thể con người có khoảng 400 khớp khác nhau, mỗi khớp có những vai trò và chức năng riêng, giúp cho cơ thể có được sự linh hoạt. Chúng ta có thể bị đau bất cứ khớp nào trong 400 khớp này, nhưng phổ biến nhất là đau khớp đầu gối, sau đó là đau khớp vai và khớp hông.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau khớp, như do chấn thương, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, bệnh gút,… Mỗi nguyên nhân lại có những cách điều trị khác nhau. Nhưng về cơ bản, bạn có thể kiểm soát các cơn đau này bằng một số phương pháp phổ biến sau:

  • Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
  • Điều trị dược lý (thuốc)
  • Kích thích bằng xung điện
  • Phẫu thuật

Mục tiêu của điều trị đau xương khớp là: kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đồng thời giảm thiểu tổn thương và biến dạng khớp, làm chậm sự tiến triển của bệnh, bảo tồn chức năng thể chất cho bệnh nhân. Một số bệnh đau khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu có kế hoạch điều trị đúng và hiệu quả, bạn có thể kiểm soát được bệnh tình của mình.

Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn các chữa trị bệnh đau xương khớp.

Nếu có kế hoạch điều trị đúng và hiệu quả, bạn có thể kiểm soát được bệnh tình của mình (Ảnh minh họa)

Điều trị không dùng thuốc

Kiếm soát cân nặng

Trọng lượng làm tăng thêm áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là khớp đầu gối, hông và bàn chân. Vì thế nếu bạn đang thừa cân, việc giảm cân là cực kì cần thiết. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực lên các khớp, từ đó cải thiện khả năng vận động, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương khớp.

Hoạt động thể chất

Tập thể dục không đúng cách hoặc quá mức có thể làm các triệu chứng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn, thúc đẩy nhanh các tổn thương ở khớp. Nhưng việc tập các bài tập tác động thấp, như: đi bộ, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi lội lại cải thiện chức năng và giảm đau khớp rất tốt. Ngoài ra, vận động hợp lý còn giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp và giúp bạn giữ cân nặng khỏe mạnh.

Bạn nên tránh các bài tập tác động cao hoặc những bộ môn cần chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: chạy, nhảy, quần vợt, thể dục nhịp điệu động tác cao,…

Các bài tập tác động thấp như đi bộ giúp cải thiện chức năng và giảm đau khớp rất tốt (Ảnh minh họa)

Nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài hoạt động thể chất, bạn cũng nên học cách nghỉ ngơi hợp lý, điều này đặc biệt hữu ích với những người bị đau khớp do dây chằng hoặc sụn, những người bị viêm khớp mãn tính.

Vào các đợt bùng phát của bệnh, bạn nên nghỉ ngơi và chỉ di chuyển nhẹ nhàng. Sau khi bệnh thoái lui và sức khỏe ổn định trở lại, bạn có thể tiếp tục các bài tập của mình.

Chú ý các tư thế hoạt động

Nếu bạn bị đau khớp gối, bạn nên chú ý tới tư thế hoạt động của mình để giảm thiểu các cơn đau:

  • Tránh ngồi ghế quá thấp, ghế bành;
  • Ngồi trên một chiếc gối nếu cảm thấy cần thiết;
  • Kiểm tra chỗ ngồi xem có dễ bị trượt hay nghiêng người không;
  • Tránh ngồi lâu mà không cử động, bởi điều này có thể dẫn tới cứng khớp.

Sử dụng liệu pháp nóng lạnh

Trị liệu nóng và lạnh là hai phương pháp trị liệu khác nhau, nhưng đều mang lại hiệu quả trong việc giúp giảm đau khớp. Trị liệu nóng phù hợp với cứng khớp, đau khớp. Trị liệu lạnh phù hợp để giảm sưng, đau và viêm khớp.

Bạn có thể thực hiện hai phương pháp trị liệu này như sau.

  • Trị liệu nóng: tắm nước ấm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để giảm cứng khớp; sử dụng parafin ấm hoặc đệm nóng, chai nước nóng áp vào vùng khớp bị đau để giảm đau; sử dụng chăn điện hoặc đệm sưởi ấm vào ban đêm để giữ cho khớp không bị co cứng vào buổi sáng. Lưu ý, không sử dụng phương pháp này với những vùng đau, sưng viêm, đã có mủ, các vùng chấn thương đang xung huyết, chảy máu, các khối u ác tính, lao, giãn tĩnh mạch da.
  • Trị liệu lạnh: bọc một túi nước đá vào khăn hoặc dùng túi chườm lạnh áp lên vùng khớp bị sưng, đau; ngâm khớp bị đau trong chậu nước đá. Lưu ý, nếu lần đầu bị đau khớp, bạn có thể dùng liệu pháp lạnh khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhưng hôm sau chỉ nên áp dụng 4-5 lần/ngày và không quá 15 phút/lần. Chú ý, riêng với người mắc viêm khớp dạng thấp thì không nên sử dụng phương pháp này.
Trị liệu nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả trong việc giúp giảm đau khớp (Ảnh minh họa)

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị của y học cổ truyền. Đông Y cho rằng, châm cứu giúp định tuyến lại năng lượng và khôi phục sự cân bằng trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau. Phương pháp này hiện cũng đã được y học hiện đại nghiên cứu tìm hiểu và được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng để điều trị hơn 100 tình trạng đau khớp khác nhau.

Vì thế, bạn hãy có thể thử phương pháp chữa đau xương khớp này. Tuy nhiên, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín và gặp bác sĩ chuyên khoa có giấy phép hành nghề.

Xoa bóp

Theo Tổ chức viêm khớp, việc xoa bóp khớp thường xuyên có thể giúp giảm đau và cứng khớp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp.

Bạn có thể tới các cơ sở y học cổ truyền để được các nhà trị liệu thực hiện xoa bóp hoặc học một số động tác tự xoa bóp đơn giản tại nhà.

Xoa bóp khớp thường xuyên có thể giúp giảm đau và cứng khớp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp (Ảnh minh họa)

Xây dựng chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là điều kiện tiên quyết để bạn có được sức khỏe tốt. Song song với đó, việc bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong bữa ăn cũng giúp cải thiện tình trạng đau khớp của bạn, đó là:

  • Omega-3 có trong các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ,…), các loại quả hạch, quả óc chó,…
  • Vitamin D và canxi có nhiều trong sữa, nước hầm xương, trứng, sữa chua,…
  • Magie trong quả bơ, ngũ cốc nguyên cám, cây họ đậu,…
  • Glucosamine được tổng hợp nhờ một số thực phẩm như thịt bò, thịt gà, trứng, rau lá xanh
  • Vitamin K trong bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, cải bó xôi,…

☛ Chi tiết hơn: Bị đau khớp ăn gì và kiêng gì?

Bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng giúp cải thiện tình trạng đau khớp (Ảnh minh họa)

Thiền, thư giãn

Thiền và các kỹ thuật thư giãn có thể giúp cải thiện tình trạng đau xương khớp. Bởi khi căng thẳng được giải tỏa, các cơn đau, sưng, viêm khớp sẽ giảm đáng kể. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kì (NIH) cũng cho rằng, tâm trí, cảm xúc và các cơn đau nhức có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì thế thiền rất hữu ích với các bệnh nhân bị đau khớp.

Để học thiền, trước hết bạn nên:

  • Suy nghĩ về việc bạn muốn đạt được gì từ việc tập thiền;
  • Tìm nơi nào đó yên tĩnh và không bị làm phiền để học;
  • Sử dụng đệm ngồi thiền;
  • Mặc quần áo thoải mái;
  • Chọn thời gian tập khi bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái;
  • Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ.

Có nhiều kỹ thuật học thiền khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể tìm hiểu trong sách hoặc các bài hướng dẫn trên internet từ những người có chuyên môn.

Nếu thiền không tác dụng, các cơn đau nhức xương khớp vẫn khiến bạn cảm thấy chán nản, lo lắng và không thể ngủ ngon, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể đề nghị các liệu pháp tâm lý để giúp bạn.

Cân nhắc bổ sung thảo dược

Có rất nhiều sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Ưu điểm của các sản phẩm này là không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, nhiều sản phẩm có thể dùng kết hợp với y học hiện đại để tăng hiệu quả điều trị. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể tới là sản phẩm Khương Thảo Đan.

Sản phẩm có công dụng:

  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Khương Thảo Đan là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, an toàn trên đường tiêu hóa và có thể sử dụng lâu dài. Hoạt chất KGA1 là hoạt chất chính trong Khương Thảo Đan được chiết xuất từ củ Địa Liền theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà, mang lại tác dụng giảm đau gấp nhiều lần so với rượu xoa bóp ngâm Địa Liền. Ngoài ra Khương Thảo Đan còn chứa các thành phần hỗ trợ giúp tăng dịch khớp, đồng thời hỗ trợ phục hồi phần sụn khớp bị phá hủy do tuổi tác hay chấn thương, mang lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Nhiều người sử dụng cho biết họ cảm nhận được rõ rệt tác dụng sau 2 – 4 tuần sử dụng sản phẩm.

Hơn thế nữa, Khương Thảo Đan còn là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Điều trị dùng thuốc

Thuốc giảm đau

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, nhưng không giảm viêm.

Với những cơn đau khớp từ nhẹ đến trung bình, bệnh nhân có thể dùng thuốc không kê đơn như paracetamol. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn giải phóng các chất truyền tín hiệu đau ở trong não. Pracetamol được cho là an toàn và hiệu quả với nhiều loại bệnh xương khớp, ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Tuy nhiên, như bất kì loại thuốc nào, Pracetamol 500mg có thể gây một số tác dụng phụ như: mệt mỏi; nổi mề đay; vàng da; chảy máu bất thường; phân đen; nước tiểu sậm màu; đau họng; …

Với những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần dùng tới thuốc giảm đau kê đơn, như nhóm opioid, gồm: tramadol (Ultram, ConZip), oxycodone (OxyContin, Roxicodone,…) hoặc hydrocodone (Hysingla, Zohydro ER). Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách tác động lên hệ thần kinh trung ương để giảm đau.

Nếu dùng lâu dài hoặc dùng không đúng chỉ định, opioid có thể gây ra sự lệ thuộc về tinh thần hoặc thể chất (gây nghiện). Ngoài ra, nó cũng gây buồn ngủ, hưng phấn, khó suy nghĩ rõ ràng, chóng mặt, suy yếu cơ thể,…

Vì thế, cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là nhóm thuốc có khả năng giảm cả đau và viêm khớp. Chúng cũng gồm 2 dạng là kê đơn và không kê đơn:

  • Ở dạng không kê đơn, NSAID gồm một số loại thuốc như: ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) và naproxen (Aleve).
  • Ở dạng kê đơn, NSAID gồm một số loại như: celecoxib (Celebrex), piroxicam (Feldene), indomethacin (Indocin), meloxicam (Mobic Vivlodex).

NSAID hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp enzym cyclo-oxygenase (COX), từ đó ngăn chặn hình thành nên các chất dẫn truyền gây đau.

NSAID có tác dụng phụ, phổ biến nhất là khó chịu ở dạ dày, loét dạ dày, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Cũng có một số bằng chứng cho thấy NSAID có thể can thiệp vào quá trình lành xương, đây là mối lo ngại đối với bệnh nhân trải đã qua phẫu thuật thay khớp.

Thuốc có chứa chất đối kháng

Nhóm thuốc này có sẵn ở dạng thuốc mỡ hoặc gel bôi. Thành phần chính thường hoạt động như tinh dầu bạc hà (Bengay, Stopain) hoặc có chứa capsaicin (Capzasin, Zostrix). Khi thoa thuốc lên da, các chất đối kháng có trong thành phần thuốc sẽ cản trở việc truyền tín hiệu đau từ khớp tới não bộ. Từ đó giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp. Tuy nhiên tác dụng này chỉ là tạm thời.

Stopain có thành phần tinh dầu bạc hà, giúp làm giảm đau cơ bắp và đau khớp tạm thời (Ảnh minh họa)

Thuốc tiêm

Tiêm khớp là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, giúp giảm đau khớp tạm thời. Việc tiêm khớp có thể được sử dụng như 2 mục đich:

  1. Nó có thể được sử dụng như một xét nghiệm chẩn đoán, xem cơn đau có thực sự đến từ khớp hay không.
  2. Nó được sử dụng như một phương pháp điều trị để giảm viêm và đau khớp.

Có một số lựa chọn trong việc tiêm khớp, gồm:

  • Tiêm Steroid. Tiêm corticosteroid giúp làm giảm sưng và giảm đau trong vài ngày đến vài tháng. Tiêm Steroid có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ, vì thế bạn chỉ có thể tiêm ngừa 3-4 lần/năm.
  • Tiêm Axit Hyaluronic (HA). Tiêm HA thường được sử dụng khi tiêm corticosteroid không hiệu quả hoặc nếu bạn không có dấu hiệu viêm rõ ràng. HA giúp khôi phục các đặc tính tự nhiên của dịch khớp, nó hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc cho khớp. Thuốc có tác dụng giảm đau kéo dài đến 6 tháng.

Thuốc sinh học

Điều trị sinh học là việc sử dụng các tác nhân sinh học hoặc các tác nhân làm cải biến đáp ứng sinh học, tác động vào những mắt xích quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Nhóm thuốc này dùng để điều trị các bệnh viêm khớp hệ thống, như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp thiếu niên,… Đây là nhóm bệnh khớp xảy ra do cơ chế tự miễn của cơ thể.

☛ Bài chi tiết: Tìm hiểu về thuốc trị đau khớp

Kích ứng thần kinh dưới da bằng xung điện

Đây là phương pháp giảm đau bằng cách sử dụng kích thích điện thần kinh qua da, gọi tắt là TENS. Lý thuyết của phương pháp TENS là dùng dòng điện tác động lên các dây thần kinh cảm giác đau (C hoặc A-delta), làm gián đoạn quá trình gửi tín hiệu đau của chúng tới não, từ đó giúp giảm đau.

Trong nghiên cứu lâm sàng, TENS được chứng minh là có hiệu quả như tập thể dục và tốt hơn so với việc dùng thuốc để kiểm soát các cơn đau khớp.

Sử dụng kích thích điện thần kinh qua da để làm giảm đau khớp (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Với những bệnh nhân bị đau khớp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị cuối cùng. Có một số phương pháp phẫu thuật khớp như sau:

Thay khớp

Là lựa chọn hiệu quả với những người lớn tuổi. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách loại bỏ các bề mặt khớp bị hư hỏng khỏi cơ thể và thay thế chúng bằng chân giả làm bằng nhựa hoặc kim loại. Khớp giả thường có tuổi thọ 20 năm trở lên, tuy nhiên tuổi thọ của khớp được thay thế cũng phụ thuộc vào cách sử dụng khớp đó và tình trạng mô hỗ trợ theo thời gian

Các khớp có thể được thay thế, gồm vai, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân,… Thay khớp háng và đầu gối là loại thay khớp phổ biến nhất.

Tái cấu trúc xương

Thủ thuật này được sử dụng để sắp xếp lại các xương bị tổn thương do viêm khớp. Điều này giúp làm giảm áp lực lên phần bị tổn thương của xương hoặc khớp. Tái cấu trúc xương thường chỉ được thực hiện trên những người trẻ tuổi.

Phẫu thuật tái cấu trúc xương giúp làm giảm áp lực lên phần bị tổn thương của xương hoặc khớp (Ảnh minh họa)

Hợp nhất xương

Thủ thuật này được sử dụng để hợp nhất vĩnh viễn xương khớp lại với nhau, nhằm tăng sự ổn định của khớp và giảm đau. Phẫu thuật này thường cho kết quả khớp bị hạn chế nghiêm trọng hoặc không thể di chuyển. Tuy nhiên, trong các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng, đây có thể là cách tốt nhất để giảm đau mãn tính, giảm suy nhược cho bệnh nhân.

Phẫu thuật nội soi

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi để cắt phần sụn rách và hư hỏng ra khỏi khớp. Thời gian trước, đây là một phẫu thuật phổ biến để điều trị viêm xương khớp đầu gối. Tuy nhiên, nó không hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

Kết luận

Đau xương khớp có thể chỉ là kết quả của việc lão hóa tự nhiên, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tàn tật. Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ nếu đột nhiên bị đau khớp không rõ nguyên nhân, đặc biệt là nếu nó không tự khỏi sau vài ngày

Thông tin và lời khuyên trong bài viết này không được sử dụng để tự chẩn đoán tình trạng của bạn. Nhưng giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về các cách điều trị đau nhức xương khớp, giúp bạn hiểu rằng đây xương khớp là bệnh lý có thể điều trị được và thậm chí có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi 1800-1156 (miễn phí cước gọi).

Nguồn tham khảo:

  1. http://noitonghop.org/benh-ly-khop-viem-he-thong-va-cac-che-pham-sinh-hoc/
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/diagnosis-treatment/drc-20350777
  3. https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/arthritis-natural-relief

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...