Đau khớp bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể

Bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực nhất trong các hoạt động thường ngày của chúng ta. Chính vì thế, khớp bàn chân rất dễ bị chấn thương, đau nhức. Theo thống kê, khoảng 77% dân số sẽ trải qua các cơn đau nhức xương bàn chân vào bất kỳ thời điểm nào trong đời.

Đau khớp bàn chân là gì?

Đau nhức xương khớp bàn chân là cảm giác đau ở bất kỳ cấu trúc nào thuộc bàn chân.

Bàn chân là một trong những bộ phận phức tạp nhất của cơ thể. Nó được tạo thành từ 26 xương, 30 khớp dịch hoạt, cùng với hệ thống cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh. Bàn chân giới hạn từ dưới hai mắt cá chân tới các đầu ngón chân, cộng với mu và gan chân, gót chân. Nhờ có cấu trúc này mà bàn chân có thể vận động một cách linh hoạt, trơn tru và hài hòa.

Tuy nhiên, do cấu trúc phức tạp này mà bàn chân rất dễ bị chấn thương. Các vấn đề như đau xương khớp bàn chân, viêm khớp chân,… là cực kỳ phổ biến.

Đau khớp bàn chân có nguy hiểm không?

Hầu hết trong các trường hợp, đau nhức xương bàn chân là vấn đề nhỏ, không nghiêm trọng và bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, đau khớp bàn chân cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lí xương khớp nguy hiểm.

Vì thế, nếu bạn có các triệu chứng đau nhức xương bàn chân, bạn nên:

– Tự chăm sóc nếu cơn đau là do chấn thương nhẹ hoặc do bạn có nhiều hoạt động liên quan đến bàn chân.

– Lên lịch đi khám nếu:

  • Bị sưng chân dai dẳng và không cải thiện sau 3 đến 5 ngày tự chăm sóc tại nhà;
  • Bị đau dai dẳng mà không cải thiện sau vài tuần;
  • Bị đau rát, tê hoặc ngứa ran bàn chân;
  • Các triệu chứng đau nhức tồi tệ hơn theo thời gian;
  • Phần da bàn chân bị thay đổi màu.

– Cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Đau hoặc sưng dữ dội;
  • Có vết thương hở hoặc vết thương đang chảy mủ;
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, như đỏ, ấm và đau ở vùng bị ảnh hưởng hoặc bị sốt trên 37,8 độ C;
  • Không thể đứng dậy và đi lại;
  • Bị tiểu đường và có bất kỳ vết thương nào không lành hoặc vết thươn sâu, đỏ, sưng, ấm khi chạm vào.
Hầu hết đau nhức xương bàn chân là vấn đề nhỏ, có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Nhận biết đau nhức xương khớp bàn chân

Đau khớp cổ bàn chân

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của đau khớp bàn chân là cảm giác đau, tê, nhức buốt ở vùng cổ bàn chân.

Những cơn đau này thường xuyên xuất hiện khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường hoặc khi chúng ta có những hoạt động quá mạnh. Cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng thời nhất định, trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng cổ chân sưng to, bị phù khó cử động.

Đau xương mu bàn chân

Đau xương mu bàn chân có thể xảy ra ngay cả khi bạn đứng yên không hoạt động, các cơn đau đến bất ngờ và nhói buốt. Một số triệu chứng xảy ra khi đau xương mu chân bao gồm: đỏ tại vùng tổn thương, sưng xung quanh mu chân khi ta vận động bàn chân, như đi bộ, chạy, nhảy…

Mu bàn chân bị sưng đỏ

Đau khớp ngón chân

Khi bị đau khớp ngón chân, người bệnh thường có dấu hiệu cứng khớp vào mỗi buổi sáng, sau khi vừa thức giấc. Cứng khớp có thể kéo dài trong ít nhất 30 phút và phải mất một thời gian vận động xoa bóp nhẹ nhàng thì khớp mới có thể mềm ra. Khi di chuyển khớp có thể phát ra những tiếng động lục cục, lạo xạo.

Sau một thời gian nếu không điều trị các ngón chân sẽ bị cong vẹo và không thể vận động được như trước.

Đọc thêm: Đau khớp ngón chân – Triệu chứng không nên coi thường

Đau gót chân

Đau gót chân thường là do sự kích thích hoặc viêm của dải mô cứng nối xương gót chân với ngón chân.

Đau gót chân thường diễn ra vào buổi sáng, sau khi bạn rời giường. Cơn đau có thể lan tỏa từ gót chân đến mu bàn chân.

Gót chân là bộ phận nhô lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân đau khớp bàn chân theo vị trí đau

Như ta đã nói ở trên, bàn chân gồm: Khớp cổ bàn chân, mu bàn chân, ngón chân, gót chân và hệ thống thần kinh, dây chằng, mô cơ. Với mỗi vị trí đau, các nguyên nhân gây ra sẽ là khác nhau.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp bàn chân theo vị trí của các cơn đau.

Đau ngón chân

  • Bệnh gút
  • Bệnh bunion (chứng vẹo ngón chân cái)
  • Móng chân mọc ngược
  • Gãy xương ngón chân
  • Viêm Dactyl
  • U thần kinh Morton

Đau vòm bàn chân

  • Hội chứng bàn chân bẹt
  • Hội chứng đường hầm cổ chân

Đau ở khu vực metatarsal của bàn chân

  • Đi giày dép không phù hợp
  • U thần kinh của Morton
  • Viêm xương vừng bàn chân (viêm xương Sesamoids)
Khu vực metatarsal của bàn chân (vùng khoanh màu xanh)

Đau gót chân

  • Chấn thương do bước lên một vật cứng hoặc nhọn
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm cân gan chân
  • Viêm gân gót
  • Hội chứng đường hầm cổ chân

Đau nhiều nơi khác nhau ở bàn chân

  • Thoái hóa khớp (thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá chân)
  • Viêm khớp dạng thấp (ảnh hưởng đến nhiều khớp ở bàn chân)
  • Viêm khớp phản ứng (có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân, khu vực xung quanh gót chân, ngón chân)
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) (ảnh hưởng đến các khớp ngón chân, mu bàn chân, gân bàn chân)
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Viêm cân gan bàn chân (gây đau gót chân, vòm bàn chân)
  • Viêm bursa chân

Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây đau khớp bàn chân và cách điều trị.

Điều trị đau khớp bàn chân theo nguyên nhân

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nêu cách điều trị cho những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp bàn chân.

Bệnh gút

Bệnh gút là một dạng viêm khớp, thường gây đau ở ngón chân, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái. Triệu chứng gút xảy ra khi axit uric dư thừa trong cơ thể kết thành các tinh thể trong khớp. Cơ thể chúng ta coi các tinh thể này là “kẻ lạ mặt” và cử tế bào bạch cầu tấn công chúng. Các tế bào bạch cầu sẽ giải phóng các hóa chất gây viêm vào dịch khớp và gây ra các triệu chứng sưng, đau, nóng rát, đỏ ở khớp bàn chân.

Điều trị bệnh gút:

  • Nghỉ ngơi chân
  • Sử dụng liệu pháp nhiệt lạnh
  • Dùng thuốc như colchicine , thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) hoặc prednison
  • Tránh những thực phẩm có thể làm cho bệnh gút tồi tệ hơn.
Bệnh gút thường gây đau ở ngón chân, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái (Ảnh minh họa)

Bệnh bunion

Đây là hiện tượng có một cục u hình thành ở mặt bên của ngón cái, khiến ngón cái quặp về phía ngón trỏ. Bệnh thưởng xảy ra ở những người đi giày quá chật, giày cao gót, những người bị viêm khớp dạng thấp,… Nếu không được điều trị, bệnh bunion có thể gây ra những vết sẹo nghiêm trọng ở bàn chân và làm biến dạng ngón chân, gây đau đớn.

Điều trị bệnh bunion:

  • Mang giày dép đúng size, thoải mái
  • Sử dụng đệm cho giày
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Sử dụng băng dán hoặc nẹp cố định
  • Uống thuốc giảm đau như Acetaminophen, ibuprofen, hoặc naproxen sodium,…
  • Tiêm steroid
  • Áp lạnh
  • Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả
Bệnh bunion là hiện tượng có một cục u hình thành ở mặt bên của ngón cái, khiến ngón cái quặp về phía ngón trỏ (Ảnh minh họa)

Móng chân mọc ngược

Hay còn gọi là móng chọc thịt. Là hiện tượn các cạnh hoặc góc của móng chân mọc chọc vào da bên cạnh, gây đau, đỏ, thậm chí là chảy máu, mưng mủ. Hiện tượng này thường xảy ra ở ngón cái.

Cách điều trị:

  • Thay đổi giày dép phù hợp hơn. Tránh giày cao gót và giày chật
  • Ngâm chân trong nước ấm 4 lần một ngày để giảm đau
  • Nâng móng
  • Cắt bỏ một phần móng
  • Cắt bỏ móng và giường móng
  • Sử dụng bấm hoặc kìm cắt móng được thiết kế đặc biệt cho móng chân mọc ngược

Gãy xương ngón chân

Gãy xương ngón chân thường xảy ra do chấn thương trực tiếp (vật nặng rơi vào chân, vật nặng đè vào chân,…) hoặc do thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại, hiện tượng này gọi là gãy xương do mỏi (stress fractures). Các triệu chứng của gãy xương ngón chân bao gồm: đau, sưng, cứng, bầm tím, biến dạng bàn chân và đi lại khó khăn.

Điều trị gãy xương ngón chân:

  • Gãy xương nhỏ có thể chỉ cần nghỉ ngơi, băng bó và sử dụng thuốc giảm đau
  • Gãy xương nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật

Đi giày dép không phù hợp

Nếu bạn đi giày không đúng size, giày cao gót quá cao, giày không có đệm, nó có thể gây ra những rắc rối cho bàn chân, như đau ở khu vực metatarsal của bàn chân, đau gót chân, đau mắt cá chân, viêm gân Achilles, móng mọc ngược, u dây thần kinh morton,…

Phương pháp điều trị:

  • Mang giày dép thoải mái
  • Băng và nghỉ ngơi chân
  • Chèn đệm giày để giảm áp lực lên bàn chân
  • Uống thuốc giảm đau
Mang giày không đúng size có thể gây ra những rắc rối cho bàn chân (Ảnh minh họa)

Chấn thương do giẫm lên một vật cứng hoặc nhọn

Nếu bạn chẳng may giẫm gót chân lên một vật cứng hoặc nhọn, gót chân của bạn có thể bị bầm tím, nhẹ thì bị ở các mô mềm, nặng có thể bầm sâu tận trong xương, rạn xương, gãy xương. Khi bạn bước đi, bạn sẽ cảm thấy đau đớn ở phần gót chân, việc thực hiện các hoạt động đi lại trở thành một trải nghiệm khó khăn.

Để điều trị gót chân bầm tím:

  • Nghỉ ngơi
  • Sử dụng liệu pháp nhiệt lạnh
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Điều trị rạn, gãy xương gót chân:

  • Hạn chế tạo áp lực lên gót chân. Bạn có thể sử dụng nạng
  • Bảo vệ gót chân bằng miếng lót
  • Mang nẹp hoặc bó bột để bảo vệ xương gót chân
  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Vật lý trị liệu
  • Nếu bạn vẫn còn đau, phẫu thuật có thể được chỉ định
Bảo vệ gót chân bằng miếng lót (Ảnh minh họa)

Viêm gân gót

Hiện tượng này thường gặp ở các vận động viên điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền hay những người phải vận động với cường độ cao. Những người bị viêm gân gót thường khởi đầu với các cơn đau nhẹ ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao. Nếu thực hiện chạy dài, leo cầu thang hoặc chạy nước rút, các cơn đau có thể trở nên dữ dội.

Các lựa chọn điều trị cho viêm gân gót:

  • Giảm hoạt động thể chất
  • Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp chân
  • Chuyển sang một bộ môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn
  • Nghỉ ngơi và nâng chân để giảm đau
  • Áp lạnh sau khi tập thể thao
  • Mang nẹp
  • Vật lý trị liệu
  • Dùng thuốc chống viêm, như aspirin, ibuprofen ( Advil )
  • Tiêm steroid, huyết tương giàu tiểu cầu
  • Phẫu thuật
Những người bị viêm gân gót thường gặp cơn đau ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao (Ảnh minh họa)

Thoái hóa khớp chân

Thoái hóa khớp chân có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào ở bàn chân, nhưng nó thường ảnh hưởng tới vòm bàn chân, cổ chân và khớp ngón chân cái. Đây là một vấn đề mãn tính, gây ra những cơn đau và sưng ở các khớp, xương. Ngoài ra, do dịch bôi trơn khớp bị giảm, bạn còn gặp hiện tượng cứng khớp. Viêm xương khớp ở bàn chân thường đi kèm với viêm xương khớp ở các khớp khác.

Phương pháp điều trị gồm:

  • Điều trị không dùng thuốc: giảm cân nếu đang quá cân, tập luyện các bài chống thoái hóa khớp chân, vật lý trị liệu, sửa tư thế xấu,…
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,…)
  • Phẫu thuật: phẫu thuật nội soi khớp, khoan kích thích tạo xương (microfrature), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp bàn chân gây ra những cơn đau và sưng ở các khớp, xương thuộc khu vực bàn chân (Ảnh minh họa)

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, tuy nhiên nó thường phổ biến tại các khớp nhỏ ở tay và các khớp bàn chân. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp được cho là sự tương tác của nhiều yếu tố, bao gồm: di truyền, cân nặng, tuổi tác, môi trường, hormone, miễn dịch,…

Điều trị viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Các thuốc điều trị giảm đau chống viêm không steroid
  • Thuốc nhóm steroid
  • Thuốc điều trị chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)
  • Thuốc opioid (nếu thấy cần thiết)
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Tập các bài tập vận động
  • Phẫu thuật

Khương Thảo Đan – Giải pháp an toàn hỗ trợ bệnh nhân xương khớp

Nếu bạn bị đau khớp bàn chân, đặc biệt là đau khớp bàn chân do thoái hóa khớp, bạn có thể cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn cả 3 tác động để ổn định bệnh xương khớp, đó là hỗ trợ: Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn.

Để đạt được tác dụng này chính là nhờ công thức thành phần với các tỉ lệ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trong đó tiêu biểu có thể kể tới là hoạt chất KAG1 chiết xuất từ củ Địa liền và Collagen type II không biến tính.

Hơn thế nữa, nhờ có nguồn gốc từ thiên nhiên mà viên xương khớp Khương Thảo Đan có thể sử dụng lâu dài, không lo ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hay gan thận. Bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày cũng có thể sử dụng được sản phẩm.

Bằng uy tín của mình và sự thấu hiểu với bệnh nhân, chúng tôi cam kết thành phần của Khương Thảo Đan KHÔNG chứa Corticoid và các loại giảm đau tân dược khác. Hiệu quả giảm đau, chống viêm của sản phẩm tới từ các thành phần thảo dược đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trên thực nghiệm và có đầy đủ các báo cáo chứng minh tác dụng.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về bệnh đau khớp bàn chân. Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ những nguyên nhân gây ra bệnh và việc điều trị, sử dụng thuốc cần có sự thăm khám và chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân.

Bài viết không thay thế cho bất kỳ chẩn đoán y tế chuyên nghiệp nào mà chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi)

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...