Làm gì khi bị đau nhức xương khớp toàn thân?

Bạn có biết hơn 50% dân số thế giới đã từng phải chịu đựng cơn đau nhức toàn thân (Theo báo cáo toàn cầu của GSK). Để hiểu hơn về cơn đau nhức xương khớp toàn thân và 12 mẹo nhanh chóng kiểm soát cơn đau, hãy cũng đến với bài viết sau.

Đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là những cơn đau nhức mà người bệnh có thể cảm nhận được nhiều điểm đau khác nhau trên cơ thể, hoặc cơn đau dữ dội từ xương khớp kèm theo mệt mỏi, khiến cơ thể nhạy cảm hơn cảm thấy như đau nhức, châm chích toàn thân.

Khác biệt giữa đau nhức toàn thân và những cơn đau nhức xương khớp khác là đau nhức toàn thân thường không có điểm đau cố định, chỗ này đau có thể nhiều hơn chỗ khác, và trong ngày có thể thay đổi về vị trí đau nhất.

Ngoài ra, còn thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi và uể oải, không muốn vận động, do vậy đau nhức toàn thân thường khiến người bệnh cảm thấy nguy hiểm và cần đi khám hơn.

Ngoài hai khác nhau cơ bản trên, 2 nguyên nhân gây đau nhức toàn thân này đều có những điểm cơn bản như nhau. Đau nhức xương khớp toàn thân cũng như đau xương khớp bình thường có 2 kiểu đau rất riêng biệt:

  • Đau do viêm: Cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, đau sẽ tăng lên về buổi đêm hoặc buổi sáng, lúc nghỉ ngơi cũng chỉ giảm đau ít.
  • Đau do yếu tố khác: đau tăng lên khi hoạt động, khi dừng hoạt động cơn đau sẽ giảm từ từ, những có thể vẫn âm ỉ. Thường cơn đau về đêm sẽ tăng lên.
Đau nhức xương khớp toàn thân
Bảng chi tiết phân biệt Đau do viêm và không do viêm

Đau nhức xương khớp toàn thân là triệu chứng phức tạp hơn do có điểm đau không rõ vị trí, hoặc đau nhiều 1 điểm khiến cơ thể mệt mỏi. Do vậy, đau nhức xương khớp toàn thân cũng có hàng tá lý do gây nên, từ nhẹ nhàng như sinh lý mệt mỏi cho đến nặng nề như ung thư!

Đau nhức xương khớp toàn thân do nguyên nhân gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân do sinh lý

Đau nhức xương khớp toàn thân thường là do những yếu tố rất bình thường, như hoạt động thể dục thể thao nhiều, cảm sốt vặt, ngủ ít hay stress. Đây đều là những yếu tố sinh lý rất bình thường và không nặng nề như bệnh lý.

Đau nhức xương khớp toàn thân

Bạn chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị tại nhà để giảm đau nhức cơ thể. Đôi khi khó chịu có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn giảm đau. Đồng thời tổ chức lối sống khoa học và điều độ trong tập luyện thể thao.

Đề phân biệt với cơn đau nhức xương khớp toàn thân do bệnh lý, chủ yếu dựa vào thời gian kéo dài của triệu chứng đau nhức, đối với các nguyên nhân sinh lý cơn đau nhức chỉ kéo dài dưới 2-3 ngày.

Ngoài ra còn có trường hợp đau nhức toàn thân trước và sau khi sinh, cơn đau này thường sẽ kéo dài hơn 2-3 ngày tuy nhiên chúng không hề nguy hiểm. Chủ yếu là do sự mất cân bằng điện giải và vi chất, kèm theo tăng cân nặng khi có em bé.

Trong những trường hợp bệnh lý khác, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Đau nhức xương khớp toàn thân do bệnh lý xương khớp

Viêm khớp dạng thấp: Là căn bệnh tự miễn rất thường gặp gây ra triệu chứng đau nhức nhiều khớp khác nhau cùng lúc. Đồng thời các cơn viêm tự miễn của căn bệnh này sẽ khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi tạo ra triệu chứng đau nhức toàn thân và cơ thể rã rời.

Thoái hoá khớp: Rất thường gặp ở người lớn tuổi. Các khớp thoái hoá có thể 1-2 khớp tạo triệu chứng đau. Đặc biệt thoái hoá cột sống cổ – thắt lưng có gai đốt sống, các gai này khi đâm vào dây thần kinh cột sống sẽ tạo ra triệu chứng đau lan toàn thân và theo rễ dây thần kinh (Điển hình có kiểu đau chèn ép L4-L5-S1 sẽ đau vùng lưng lan đùi ngoài, xuống dưới bắp chân và ra ngón chân).

Đau nhức xương khớp toàn thân
Các giai đoạn của thoái hoá khớp gối (Vào giai đoạn 3-4 sẽ khiến viêm sưng kèm đau nhức xương khớp toàn thân)

Bệnh Gout (Gút): Là nhóm bệnh lý chuyển hoá, do sự rối loạn đào thải và tái tạo Axit uric. Khiến các monosodium và Axit này tích tụ lại các vùng khớp. Gút gây ra cơn đau nhức toàn thân ở những đợt gút cấp, lúc này sẽ gây ra viêm khớp và đau đớn tại nhiều vị trí. Ở giai đoạn muộn của bệnh có thể ảnh hưởng đến thận gây ra sỏi thận (đau lưng) và mệt mỏi mãn tính do suy thận.

Viêm khớp do nhiễm trùng: Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ phản ứng lại các yếu tố nhiễm khuẩn đến từ bên ngoài gây ra tình trạng sốt nhẹ, đau mỏi cơ thể và đau nhiều ở vùng khớp bị nhiễm trùng. Đối với các cơn viêm dữ dội, cơ thể người bệnh có thể rơi vào tình trạng lơ mơ do sốt cao và đi kèm sưng to khớp.

Đau cơ xơ hóa: là tình trạng diễn ra trên toàn bộ cơ thể. Người mắc sẽ cảm thấy uể oải toàn cơ thể, đau nhức và nhạy cảm với kích thích bên ngoài. Nguyên nhân của đau cơ xơ hoá là chưa rõ ràng, nhưng các vấn đề như chấn thương thể chất và nhiễm trùng là nguy cơ hàng đầu.

Viêm cột sống dính khớp: Là một bệnh lý hệ thống rất nặng nề thường gặp ở nam giới và người trẻ tuổi (từ 20-40 tuổi). Hầu hết viêm cột sống dính khớp đều gây ra cơn đau cột sống mãn tính, chèn ép tuỷ sống. Chính vì sự chèn ép và viêm cột sống này mà dẫn đến những cơn đau toàn thân.

Tùy theo cơn đau bạn gặp phải tập trung nhiều ở vùng nào mà sẽ có những chuẩn đoán khác nhau. Và đau nhức xương khớp toàn thân thường không phải là triệu chứng nguy hiểm nếu không có các triệu chứng nặng kèm theo.

Đau nhức xương khớp toàn thân do bệnh lý khác

Chắc hẳn không ít bạn đọc đã gặp trường hợp sốt cao (>38,5 độ C), đau nhức đầu, cơ thể chán ăn và kèm theo cả triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân (Đặc biệt ở lưng và chân), triệu chứng tưởng như là viêm khớp nhưng khi đi khám lại là chuẩn đoán sốt siêu vi!

Như vậy, đau nhức toàn thân có thể do rất nhiều bệnh lý không liên quan đến xương khớp, không chỉ có sốt siêu vi mà còn có các bệnh lý như:

Xơ cứng động mạch: Căn bệnh này khiến các động mạch mất tính đàn hồi, do vậy máu từ tim đi nuôi vị trí ở xa và nơi tí mạch máu như xương khớp trở nên khó khăn hơn. Ban đầu bạn có thể chỉ cảm nhận được sự đau nhức sau tập luyện thể thao và tưởng do sinh lý mệt mỏi nhưng lâu dần triệu chứng đau nhức toàn thân sẽ diễn ra ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau nhức xương khớp toàn thân
Tắc mạch máu nhỏ trong cơ thể gây đau cơ và xương, có thể xảy ra toàn thân

Suy giáp: Suy yếu tuyến giáp sẽ dẫn đến thiếu hụt hormon, trong đó có cortisone là yếu tố kháng viêm trong cơ thể. Việc thiếu các hormon quan trọng này sẽ sinh ra các triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân, và đau mỏi cơ.

Bệnh Lyme: Gây ra nhiễm vi trùng Borrelia, từ vết cắn của bọ chét. Bệnh này cũng như sốt siêu vị sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sốt cao và đau âm ỉ xương khớp. Đáng chú ý bệnh sẽ gây ra một vết phát ban to nên thường rất dễ chuẩn đoán.

Đau nhức xương khớp toàn thân
Hình ảnh nốt cắn Lyme

Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp như: Sốt ảnh hưởng đến màng não, Ung thư xương khớp di căn, Lupus ban đỏ, và do thuốc men,…

Cách triệu chứng kèm theo đau nhức toàn thân

Một số triệu chứng phổ biến kèm theo đau nhức toàn thân:

  • Đau nhiều ở 1 vị trí cố định
  • Mệt mỏi, cảm thấy cơ thể không có sức lực
  • Sốt  kèm với các triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm

Một số triệu chứng liên quan đến xương khớp:

  • Cứng khớp, có thể 1 hay nhiều khớp
  • Khớp có cảm giác nóng và sưng, sờ vào cảm giác như có dịch bên trong
  • Tiếng động lạ từ khớp khi vận động

Mẹo giảm đau nhức xương khớp toàn thân tại nhà

1.Tắm nước ấm

Đối với đau nhức toàn thân không gì tuyệt vời bằng tắm nước ấm, nước ấm sẽ làm giảm các yếu tố kích thích giúp cơ thể kiểm soát cơn đau. Đồng thời, tắm nước ấm sẽ thúc đẩy quá trình làm lành nhờ việc mở rộng mạch máu, tăng tốc vận chuyển cũng như chuyển hoá chất dinh dưỡng.

Đối với cơn đau tại 1 điểm Phuchoikhop khuyên khích bạn sử dụng tắm nước ấm bằng vòi sen, còn đối với cơn đau nhức xương khớp toàn thân bạn nên tắm nước ấm bằng bồn tắm. Tắm bằng bồn nước sẽ giúp toàn thân cảm thấy dễ chịu hơn, và việc sử dụng nước ấm nếu có cũng sẽ hạ cơn sốt của bạn.

Nhiệt độ thích hợp cho bồn tắm là từ 35-38 độ C

Thêm các hương liệu có sẵn tại nhà vừa giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vừa làm tăng tính giảm đau của tắm nước ấm:

  • Gừng + muối
  • Bạc hà
  • Lá lốt
  • Ngải cứu + muối

Cách làm nước tắm đơn giản bằng các thảo mộc:

  • Rửa sạch các loại thảo mộc (đối với gừng không cắt bỏ vỏ).
  • Đun nước sôi rồi thả hương liệu cần sử dụng vào, sau đó bắc bếp nước ra và pha với nước mát cho đạt nhiệt độ mong muốn rồi ngâm mình vào bên trong.
  • Một ngày chỉ nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần 20p
Lưu ý: Uống đủ nước khi thực hiện ngâm mình trong nước ấm, không thực hiện với các cơn đau dữ dội, có sưng viêm nhiều.

2.Chườm lạnh cho cơn đau viêm

Một số trường hợp cơn đau sinh ra do viêm kèm với sốt, đặc biệt đối với bệnh xương khớp gây đau nhức toàn thân sẽ thường do cơn viêm hơn là đau don chèn ép. Cách tốt nhất để giảm các cơn viêm đau này là chườm lạnh.

Lạnh sẽ làm co mạch, giúp dịch viêm và dịch ngoại bào được đào thải nhanh hơn (các mạch máu co vào sẽ tăng khả năng di chuyển của máu về tim và đi về gan thận để đào thải). Hơn nữa lạnh sẽ làm giảm nhiệt ở vùng viêm, giúp giảm các triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau.

Nhiệt độ thích hợp: Không quá lạnh và giảm được cơn đau, tuỳ theo ý thích của người dùng.

Cách chườm lạnh:

  • Chuẩn bị 1 túi đựng đá (tốt nhất nên bằng cao su), có thể cho muối vào bên trong.
  • Bọc khăn khô quanh túi chườm, ngồi tư thế thật thoải mái và bộc lộ được vị trí đau.
  • Không như chườm nhiệt, túi chườm đá chỉ nên đúng vào vị trí đau nhất và có sưng viêm.
  • Mổi ngày thực hiện 3-5 lần mỗi lần từ 15-20 phút. 

đau nhức xương khớp toàn thân

Lưu ý: Chú ý các cơn đau lưng lan ra đùi và bàn chân, rất có thể là do chèn ép thần kinh việc chườm lạnh có thể khiến cơn đau tệ hơn, do vậy hãy thử tắm nước ấm trước!

3.Xông hơi nóng bằng nước

Không chỉ phù hợp với cảm sốt, việc xông hơi nước còn giúp bạn giảm các cơn đau do cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hoá hớp và đau mỏi cơ. Nhiệt từ việc đắp chăn và nồi xông sẽ giúp kích thích các thụ thể nhiệt trong cơ thể, từ đó ngăn chặn dẫn truyền hoá học cơn đau lên não [1].

Như tắm nước ấm, nhiệt trong xông hơi cũng sẽ giúp tăng khả năng chữa lành các tổn thương do xương khớp trên cơ thể.

Cách làm nồi nước xông:

  • Tương tự như xông giải cảm, bạn đun nước sôi và cho những hương liệu mong muốn vào.
  • Một số hương liệu phù hợp với xông giảm đau:Lá lốt, Ngải cứu, Trinh nữ, Ngải diệp. Hoặc bạn có thể ra các hiệu thuốc đông y và mua đơn thuốc xông tại nhà: Tía tô, hoắc hương, lá ngải cứu, hy thiêm, đơn tướng quân mỗi thứ 30-40gam. Cây trinh nữ (cây xấu hổ), Lá lốt,  mỗi thứ 40-50 gam, Quế chi 15 gam.

Cách thực hiện xông: Tuỳ vào mỗi khu vực lại có cách xông nước nóng khác nhau, các kiểu xông hơi nước, hay xông hơi bằng máy đều phù hợp, tuy nhiên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Xông hơi phải đảm bảo kín, nhiệt lượng đủ khiến vã mồ hôi
  • Ngồi trên nệm hoặc ghế cho thật thoải mái, tránh ngồi bệt dưới sàn nhà lạnh
  • Hít thờ đều trong suốt quá trình xông hơi, dừng lại nếu cảm thấy quá khó chịu.
  • Thời gian xông hơi dưới 15 phút
  • Thực hiện ngày 1 lần liên tục trong 2 tuần.
Lưu ý: Chú ý an toàn tránh bỏng nhiệt, bạn nên bọc hẳn nồi nước lại bằng khăn khô.

4.Thư giãn với trà thảo mộc

Phương pháp này tuỳ thuộc nhiều vào mức độ cơn đau của bạn. Đối với các cơn đau âm ỉ khó chịu toàn thân thì đây là phương pháp hiệu quả và thoải mái nhất. Việc thư giãn cơ thể từ các hoạt động như đọc báo, xem truyền hình, trò chuyện sẽ đánh lạc hướng cơn đau, đồng thời các thảo mộc (đặc biệt là trà gừng, trà nghệ mật ong) có khả năng kháng viêm giảm đau.

Khi kết thúc phương pháp bạn sẽ cảm thấy thoái mái và cơn đau cũng sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều. Phương pháp này có luận cứ khoa học (đánh lạc hướng cơn đau) và sử dụng các thảo mộc có tác dụng thật sự nên bạn đọc có thể hoàn toàn yên tâm và thực hiện.

Cách thực hiện: Chuẩn bị trà Gừng, hoặc trà Nghệ mật ong.

Đau nhức xương khớp toàn thân

Đánh lạc hướng cơn thể bằng các phương tiện mà bạn thích như: âm nhạc, xem tivi, chơi trò chơi điện tử, đồ chơi tương tác, trò truyện cùng bạn bè.

Cùng lúc với uống các trà thảo mộc giảm cơn đau.

Thực hiện 1-3 lần trong ngày

Lưu ý: Tránh sử dụng trà đặc, có thể gây kích thích từ caffein và tăng cảm thụ đau khiến cơn đau khó kiểm soát hơn 

5. Sử dụng một số thuốc giảm đau

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi các phương pháp trên không hiệu quả. Hoặc khi thực hiện các phương pháp có thể sử dụng kèm thuốc để tăng khả năng kiểm soát cơn đau.

Một số nhóm thuốc không kê đơn bạn có thể dùng như:

  • Paracetamol
  • Diclofenac (Dạng bôi)
  • Celecoxib
  • Ibuprofen (Dạng uống dưới 400mg)
  • Voltaren (Dạng bôi)
Các nhóm thuốc sau tuy không kê đơn nhưng vẫn phải sử dụng tuân thủ dưới sự chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc, tuyệt đối không sử dụng thêm khi đã có đơn thuốc từ bác sĩ!

Đọc thêm: Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì hiệu quả?

6. Mẹo sống hằng ngày giúp bạn phòng ngừa cơn đau nhức toàn thân

Giảm đau nhức xương khớp
Các bài tập tăng dẻo dai và giới hạn vận động cho xương khớp
  • Uống đủ nước trong ngày, từ 2-2,5 lít nước sẽ giúp bạn có đủ dịch và điện giải, đồng thời giúp bôi trơn các khớp.
  • Ăn các loại cá béo như cá mòi, cà hồ.. chứa nhiều omega 3 có khả năng chống viêm và nuôi dưỡng xương, sụn. Ngoài ra, protein trong cá béo còn giúp giảm đau khớp và cứng khớp buổi sáng.
  • Ăn nhiều trái cây có màu sắc rực rỡ (lựu, cam, dâu,…) Đây là các chất cần thiết cho sự phát triển của sụn và làm giảm tỉ lệ phá hủy sụn.
  • Ăn đủ lượng protein từ thịt, cá, gà,… Tránh các thực phẩm đóng hộp hoặc làm sẵn
  • Ăn gạo lứt thay cho gạo bình thường (giảm lượng carb).N goài ra, gạo lứt còn giúp điều trị cả các tổn thương nhỏ ở sụn.
  • Sử dụng đậu nành và là nguồn bổ sung chất chống viêm, tăng cường collagen hiệu quả.
  • Thực hiện bài tập nhẹ nhàng hằng ngày trong 20 phút sẽ giúp bạn giảm cứng khớp, các môn gợi ý: Bơi lội, đi bộ, yoga
  • Thực hiện động tác giãn cơ, tăng giới hạn vận động khớp. Giúp tăng độ dẻo dai và tăng cường lưu thông máu
  • Phơi nắng (từ 6-9h sáng trong 15phút) hoặc bổ sung viên uống vitamin D rất cần cho quá trình hấp thu canxi từ đó làm phát triển hệ xương, tái tạo lại phần xương đã bị mòn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 6 bí quyết giảm đau xương khớp không cần dùng thuốc!

7. Giảm cơn đau xương khơp toàn thân với Khương Thảo Đan

Khương Thảo Đan sẽ là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ phù hợp dành cho bạn để giảm nhanh triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân. Được các Bác sĩ cơ xương khớp tin dùng là nhờ vào khả năng hỗ trợ điều trị của Khương Thảo Đan với 3 vòng khép kín: Giảm đau – Kháng viêm – Tăng cường phục hồi sụn khớp. 

đau nhức xương khớp toàn thân

Tác dụng giảm đau và kháng viêm của Khương Thảo Đan có được nhờ vào KGA1 là thành quả nghiên cứu 6 năm của PGs-Tiến sĩ Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn Lâm Công Nghệ và Khoa Học Việt Nam. Nghiên cứu KGA1 chiết suất hoàn toàn từ Địa Liên, đã chứng minh khả năng điều trị kiểm soát cơn đau và viêm mạnh mẽ với rất ít tác dụng phụ. Mở ra một hướng đi sử dụng thuốc nguồn gốc tự nhiên tốt cho xương khớp mà không hại cho cơ thể.

Không chỉ những vấn đề bệnh lý về sưng viêm, Khương Thảo Đan còn chứa bài thuốc đầu tay của các bác sĩ Y Học Cổ Truyền trong điều trị xương khớp “Độc Hoạt Ký Sinh Thang”: Với khả năng lấy khưu tà làm chủ cơn đau xương khớp, loại trừ các yếu tố mất cân bằng thể dịch, phong thấp. Đồng thời còn giúp bồi bổ kí huyết tăng lành tổn thương.

Khi đã kiếm soát được cơn đau và sưng viêm, Khương Thảo Đan với thành phần Collagen II không biến tính (Thành phần protein của sụn, xương và mô) sẽ bổ sung các yếu bảo vệ xương khớp: Giúp tăng lành sụn khớp, tái tạo các sụn khớp tổn thương và nhờ đó giúp đổ đầy bao hoạt dịch khớp.

đau nhức xương khớp toàn thân
Tác dụng của collagen Type II (Ngoài cùng bên phải) so với không sử dụng: Nhận thấy sự tăng sinh của tế bào sụn khớp
Do vậy, Khương Thảo Đan không chỉ là sản phẩm bảo vệ cơ thể khỏi những cơn đau nhức xương khớp toàn thân mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục cho người bệnh!

Lưu ý cho người bị đau nhức xương khớp toàn thân

Tất cả những phương pháp trên kể cả Khương Thảo Đan chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị cho người bệnh, đối với những cơn đau mãn tính. Các trường hợp bệnh cấp tính hoặc quá nặng nề bạn nên đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc y tế phù hợp nhất!

Các yếu tốt đánh gia bệnh cấp tính và bệnh nặng:

  • Khó thở
  • Cơn đau gây cản trở sinh hoạt hằng ngày quá nhiều
  • Cảm thấy luôn mệt mỏi và kiệt sức
  • Sốt cao (>38,5 độ C)
  • Cứng khớp trên 1 tiếng hoặc khớp có cử động bất thường
  • Các triệu chứng đau không giảm đi trong 2 tuần

Như vậy bạn đọc đã hiểu hơn về đau nhức xương khớp toàn thân, những nguyên nhân gây ra chúng và nhất là một số phương pháp và mẹo để giảm cơn đau và phòng chống tái phát. Điều cuối cùng bạn cần lưu ý sau bài viết này là sức khoẻ tổng thể của bản thân, và lựa chọn phương pháp mà mình cảm thấy phù hợp nhất về chi phí lẫn độ hiệu quả!

Nguồn tham khảo:

Healthline: 15 nguyên nhân đau toàn thân

Quỹ vì bệnh viêm khớp – Hoa Kỳ: Các phương pháp nhiệt

Báo cáo toàn cầu về cơn đau -GSK

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...