Đau vai gáy - Những thông tin cơ bản bạn cần biết!

Đau vai gáy là căn bệnh phổ biến có thể xuất hiện ở độ tuổi khác nhau. Căn bệnh này gây ra những cơn đau nhức khó chịu, tê bì và nóng rát vùng gáy, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đau và gáy, cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ vùng vai gáy. Từ đó gây ra những cơn đau mỏi, nhức nhối khó chịu ở vùng cổ vai gáy. Ngoài ra, người bệnh còn bị hạn chế một số vận động liên quan đến cổ như xoay cổ, quay đầu.

Đau vai gáy được chia thành 2 loại, bao gồm:

– Đau vai gáy cấp tính: Đau vai gáy cấp tính chỉ những cơn đau chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Loại này thường xảy ra do ngủ sai tư thế hoặc do chấn thương cơ, dây chằng vùng cổ. Tình trạng đau này sẽ biến mất sau một thời gian.

– Đau vai gáy mãn tính: Ngược lại với đau vai gáy cấp tính, đau vai gáy mãn tính chỉ những cơn kéo dài và diễn ra thường xuyên, chúng có thể đau lan ra lưng, cánh tay và kèm theo biến chứng như mất cảm giác ở tay. Với trường hợp này, người bệnh cần can thiệp y khoa để chữa trị và sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể cải thiện được.

Đai vai gáy là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai gáy

Đau vai gáy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do những yếu tố cơ học bên ngoài tác động hoặc do các bệnh lý bên trong cơ thể gây nên.

Nguyên nhân cơ học

Tính chất công việc: Một số công việc có đặc tính phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ đồng hồ khiến cho máu khó lưu thông tại vùng cổ gáy dẫn tới chèn ép cơ, gây nên các cơn đau mỏi tại vùng này.

Nhân viên văn phòng thường bọ đau vai gáy do tính chất công việc yêu cầu phải ngồi trong nhiều giờ đồng hồ

Lao động nặng nhọc: Điển hình là phải khuân vác hoặc mang vác vật nặng trên vai quá nhiều sẽ khiến cho vùng vai gáy bị tổn thương, dẫn đến đau nhức.

Hoạt động sai tư thế: Các hoạt động sai tư thế như ngồi cong lưng, chúi cổ về phía trước, ngủ gục đầu trên bàn,…. khiến cho máu không lưu thông được đến vùng cổ, vai gáy gây ra những cơn đau.

Chấn thương: Các chấn thương liên quan đến dây chằng, gân, đốt sống cổ mà bạn có thể gặp phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên những cơn đau nhức ở vùng cổ vai gáy.

Luyện tập quá sức: Tình trạng luyện tập quá sức ở dân tập gym, vận động viên,… sẽ gây nên những cơn đau vai gáy nếu họ sử dụng các phần cơ này để hoạt động nhiều.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân do cơ học thì đau vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Thoái hóa đốt sống cổ: Căn bệnh này xảy ra khi do các gai xương trên cột sống cổ xuất hiện, chèn ép lên các dây thần kinh ở cổ, vai, gáy gây nên các cơn đau nhức, mỏi.

Thoái hóa cột sống cổ khiến các gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau vai gáy

Vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng gây vôi hóa cột sống tạo nên những gai xương chèn ép thần kinh ống sống, từ đó gây nên những cơn đau nơi vai gáy.

Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh cổ vai gáy bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức gây ra những cơn đau mỏi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ bị rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh vùng này gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.

Nguyên nhân khác

Ngoài hai nguyên nhân chính do tác động cơ học và bệnh lý thì đau vai gáy có thể đến từ một số các nguyên nhân khác bao gồm: cơ thể nhiễm lạnh, thiếu chất dinh dưỡng, lão hóa, căng thẳng kéo dài.

Chi tiết: 11 nguyên nhân đau vai gáy thường gặp

Các triệu chứng của đau vai gáy

Các cơn đau vai gáy thường xuất hiện với những biểu hiện rõ ràng, dưới đây là một vài triệu chứng bệnh bạn cần nắm rõ để nhận biết:

  • Xuất hiện cơn đau ở vùng cổ vai gáy, mức độ cơn đau có thể chỉ từ hơi khó chịu tới đau dữ dội.
  • Mức độ đau tăng lên khi người bệnh thực hiện các hoạt động như đi, đứng, làm việc trong thời gian dài hay thậm chí là ho, hắt hơi. Xong tình trạng này sẽ giảm dần nếu như người bệnh được nghỉ ngơi.
  • Cổ cứng, cử động kém linh hoạt khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác xoay cổ, cúi gập cổ hay ngửa đầu ra sau.
  • Các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc, có thể đau khu vực vai gáy độc lập hoặc có thể tê mỏi nhiều hơn đau.
  • Cơn có thể bắt đầu ở cổ, gáy sau đó lan rộng ra vai phải trái, xuống lưng và thậm chí là cánh tay. Ở giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí còn bị tê tay, mất cảm giác khiến cho mọi hoạt động thường ngày cần sử dụng tay trở nên khó khăn hơn.
  • Ngoài các triệu chứng điển hình trên, một số trường hợp cũng có thể xuất hiện thêm tình trạng chóng mặt, ù tai, hoa mắt,…

Chi tiết: Nhận biết sớm các triệu chứng đau mỏi vai gáy

Đau vai gáy có nguy hiểm không?

Thông thường, các cơn đau vai gáy không phải do bệnh lý gây ra thì không quá nghiêm trọng. Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thì các triệu chứng đau mỏi, nhức nhối sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy này tại nhà khi sửa đổi tư thế xấu, điều chỉnh thói quen tốt cho cột sống và kết hợp sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, nếu đau vai gáy là do bệnh lý gây ra thì lại là một trường hợp hoàn toàn khác. Tình trạng này rất nguy hiểm với các cơn đau diễn biến dai dẳng, xảy ra thường xuyên, mức độ đau cũng tăng dần. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà để lâu bệnh còn có thể tiến triển, gây ra nhiều biến chứng như: thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình khiến trí nhớ bị suy giảm, khả năng tập trung kém, từ đó hiệu suất công việc cũng đi xuống.

Do đó, đau vai gáy là tình trạng mà bạn không nên chủ quan. Người bệnh nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu:

  • Cơn đau vai gáy không thuyên giảm sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân
  • Đau đi kèm với đau đầu, tê hoặc ngứa ran

Hãy gọi cấp cứu nếu cơn đau vai gáy của bạn liên quan đến:

  • Chấn thương ở vùng này (ví dụ do ngã, tai nạn giao thông,…)
  • Bạn bị yếu cánh tay hoặc chân, dẫn đến khó cầm nắm, khó đi lại
  • Nếu bạn bị đau cổ vai gáy dữ dội kèm theo sốt cao. (Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm màng não, nhiễm trùng màng bao bọc tủy sống và não).
Đau vai gáy có thể gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán đau vai gáy

Bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán tình trạng đau vai gáy. Thế nhưng, để chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó phục vụ cho quá trình điều trị thì một số kỹ thuật chẩn đoán sẽ được chỉ định như:

– Chụp X-quang. Hình ảnh X-quang sẽ giúp phát hiện ra những tổn thương ở vùng cột sống cổ, ví dụ như vị trí các khe hẹp giữa 2 đốt sống. Kỹ thuật này thường được yêu cầu cho những bệnh nhân bị đau các vùng xương ở cổ vai khi chạm vào, người bị chấn thương ở vai gáy hoặc người có cơn đau mà bác sĩ nghi ngờ là do liên quan đến tim phổi.

– Chụp CT. Phương pháp chụp CT cho thấy hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng vai gáy. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp CT nếu như hình ảnh chụp X-quang không rõ hoặc nghi ngờ người bệnh bị gãy xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI). Kỹ thuật này sẽ giúp bạn phát hiện các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây thần kinh, dây chằng vùng cổ vai gáy. Bác sĩ sẽ chỉ định MRI cho người bệnh bị đau vai gáy kéo dài trên 4 tuần. Cùng với đó là các biểu hiện cơn đau tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển. Đồng thời có biểu hiện của bệnh lý tủy cổ hay các dấu hiệu gợi ý bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng.

Điều trị hiệu quả tình trạng đau vai gáy

Nguyên tắc để điều trị tình trạng đau vai gáy hiệu quả đó là giải quyết triệu chứng kết hợp với điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Để làm được điều này người bệnh cần tuân thủ các giải pháp giảm đau tại nhà, kết hợp với điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn cần phải can thiệp điều trị bằng ngoại khoa.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị đau vai gáy:

Các phương pháp giảm đau tại nhà

Đối với những cơn đau vai gáy do thói quen sinh hoạt hay tính chất công việc, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được tại nhà bằng các phương pháp sau:

– Chườm ấm. Tác dụng của nhiệt độ nóng phù hợp sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, đồng thời làm giãn cơ ở vai gáy, từ đó giảm bớt các cơn đau nhức. Phương pháp chườm ấm này thường có tác dụng ngay tức thì khì bạn chườm túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm lên vùng vai gáy. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn ngâm mình trong nước ấm nếu muốn toàn bộ cơ trên cơ thể được thư giãn thoải mái.

Chườm ấm thích hợp với những cơn đau vai gáy do co cơ.

Chườm ấm giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu (Ảnh minh họa)

– Chườm lạnh. Trái ngược với chườm ấm là chườm lạnh. Phương pháp này giúp tiêu sưng, giảm viêm rất hiệu quả. Thích hợp với những cơn đau vai gáy sau chấn thương, sau hoạt động mạnh. Để chườm lạnh, bạn có thể cho đá vào túi nilon rồi bọc trong khăn mặt, sau đó chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.

– Dành thời gian nghỉ ngơi. Tình trạng đau vai gáy đều tăng lên khi hoạt động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Nhất là các trường hợp đau nhẹ. Do đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc để các cơ được thư giãn. Lúc này cơn đau vai gáy cũng sẽ tự giảm mà không cần chăm sóc y tế.

– Giãn cơ tại nhà. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện một số động tác giãn cơ đơn giản, dễ dàng làm tại nhà giúp giảm đau vai gáy như: kéo giãn cơ cổ hai bên, căng cơ tay chéo, đổi vai căng trước,… Để làm đúng kỹ thuật, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc tham khảo hướng dẫn trên các trang mạng xã hội.

Dành thời gian nghỉ ngời giúp cơ được thư giãn, làm giảm các cơn đau vai gáy hiệu quả (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một dạng chăm sóc sức khỏe bao gồm việc đánh giá khả năng vận động và hỗ trợ phục hồi chức năng. Hầu hết bệnh nhân đau vai gáy đều có thể lựa chọn điều trị bằng vật lý trị liệu, bởi nó có tác dụng nhanh, an toàn, giúp giảm đau, thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, từ đó mang đến hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Một số liệu pháp vật lý trị liệu được dùng phổ biến trong điều trị đau vai gáy bao gồm:

  • Điện xung
  • Siêu âm trị liệu
  • Sóng ngắn
  • Tia hồng ngoại
  • Châm cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Bài tập vật lý trị liệu

Để nhận được kết quả tốt khi điều trị bằng vật lý trị liệu, người bệnh cần chú ý làm theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến trong hầu hết các trường hợp bị đau vai gáy. Bởi thuốc có tác dụng nhanh trong việc khắc phục các triệu chứng đau nhức, ê mỏi.

Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điển hình trong điều trị đau vai gáy bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, codein hoặc tramadol.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib,…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Diazepam…được dùng cho các trường hợp đau cơ cấp, co cứng cơ khó vận động.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin,…
  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc được dùng trong điều trị đau vai gáy cần phải sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp phải. 

Đọc thêm: Đau vai gáy uống thuốc gì?

Điều trị bằng thảo dược

Điều trị đau vai gáy bằng thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện các cơn đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giải phóng các chất độc ứ đọng trong cơ thể và phục hồi chức năng vận động. Khác với thuốc Tây, Đông y có độ an toàn cao hơn, do đó bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc này trong thời gian dài mà không lo đến tác dụng phụ.

Một số bài thuốc Đông y thường được điều trị đau vai gáy là: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm, Cửu vị khương hoạt gia giảm, Bạch hổ quế chi thang gia giảm,… Trong đó, Độc hoạt tang ký sinh là phương thuốc gia truyền nổi tiếng được y học phương Đông đánh giá cao trong hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp, nay đã được chuyển giao và  kế thừa trong viên uống xương khớp Khương Thảo Đan.

Để làm tăng hiệu quả điều trị, các nhà khoa học của thuộc Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam đã gia giảm thêm vị Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh. Đặc biệt, Khương Thảo Đan không sử dụng cao Địa liền thông thường mà sử dụng hoạt chất KGA1 chiết xuất tinh khiết từ Địa liền. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm – giảm đau mạnh hơn nhiều lần so với cao Địa liền thông thường, thậm chí hiệu quả còn ngang với các loại tân dược giảm đau thường dùng.

Không chỉ vậy, Khương Thảo Đan còn kết hợp với sáng chế mới của y học thế giới, đó là hoạt chất Collagen type II, có tác dụng tái tạo sụn khớp, ngăn chặn các tác nhân có hại tác động lên sụn.

Tất cả những điều này khiến cho Khương Thảo Đan trở thành một sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức vai gáy có hiệu quả vượt trội, đáp ứng được 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, đem lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Đọc thêm về sản phẩm: Câu hỏi thường gặp về Khương Thảo Đan

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi tất cả các liệu pháp điều trị khác không có tác dụng. Phẫu thuật đau vai gáy được thực hiện nhằm loại trừ các yếu tố gây chèn ép lên cơ bắp, mạch máu, cột sống và rễ thần kinh ở vùng cổ.

Với sự phát triển của y học hiện nay, người bệnh có thể được áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Song tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp mổ phù hợp nhất.

Phòng tránh đau vai gáy

Đau vai gáy không chỉ là căn bệnh phổ biến mà nó còn rất dễ tái phát. Do đó, thay vì chăm chú tìm kiếm các phương pháp điều trị bệnh, bạn cần ý thức được mức độ quan trọng của việc phòng tránh. Chủ động phòng ngừa đau vai gáy giúp giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp, hạn chế tối đa những cơn đau.

Dưới đây là một số biện pháp tránh làm giảm nguy cơ bị đau vai gáy:

  • Luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạch, xương khớp dẻo dai, phòng ngừa đau nhức hiệu quả.
  • Không nên ngồi làm việc ở một tư thế trong thời gian quá lâu. Tốt nhất bạn nên đứng dậy đi lại hoặc vươn vai sau mỗi 1 – 2 tiếng làm việc. Điều này giúp thư giãn cơ bắp và làm giảm căng thẳng cho vùng vai gáy.
  • Không nên kê gối quá cao khi ngủ, đồng thời nên bỏ thói quen nằm ngủ một tư thế.
  • Tránh tắm nước lạnh hoặc tắm, gội đầu quá khuya.
  • Loại bỏ các thói quen không tốt cho cột sống cổ như: xoay cổ, bẻ cổ đột ngột, tư thế ngồi gù lưng, nhìn màn hình quá gần khiến cổ phải đưa đầu về phía trước, ngủ gục trên bàn,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho xương khớp bao gồm: hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá. Tăng cường ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp bổ sung vitamin, thay thế chất béo xấu bằng các loại dầu thực vật và các thực phẩm chứa axit béo omega 3.
Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc đúng giúp hạn chế các cơn đau mỏi vai gáy (Ảnh minh họa)

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng đau vai gáy. Tuy rằng các cơn đau này không ảnh hưởng đến tính mạng xong chúng lại mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng đau nhức vai gáy xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoạn kịp thời.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi quá hotline 1800 1156 để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...