Nguyên nhân thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa

Thoái hóa khớp tuy không gây nguy hại tới tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân thoái hóa khớp để tìm cách điều trị thích hợp nhé.

Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng biến đổi cấu trúc tinh chất sụn, khiến cho sụn khớp và đĩa đệm bị hao mòn đi, gây nên tình trạng viêm và làm giảm dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp. Điều này làm người bệnh gặp phải biểu hiện đau nhức và cứng khớp.

Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do lớp sụn khớp và phần xương dưới sụn bị bào mòn theo thời gian, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại (do mang vác nặng thường xuyên, ngồi xổm hay đứng nhiều) cùng nhiều yếu tố nguy cơ khác (béo phì, di truyền, bẩm sinh).

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân này.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Lão hóa – Nguyên nhân thoái hóa khớp số một

Tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng tự sinh sản và tái tạo nữa. Khi chúng ta càng có tuổi thì chức năng tổng hợp chất để tạo nên các sợi mucopolycaccaride và collagen của tế bào sụn sẽ càng bị suy giảm. Các mô khớp hoặc mô sụn cũng suy yếu đi theo thời gian. Lúc này sụn, xương khớp sẽ bị mất đi tính đàn hồi và rất dễ bị bào mòn, bị nứt vỡ hoặc trở nên khô cứng. Tất cả những điều trên gây ra tình trạng thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp thường tăng nhanh sau khi chúng ta 40 tuổi và tăng mạnh ở tuổi 60. Ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp hơn là nam giới. Tuy nhiên thì thời gian gần đây, bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng đang có xu hướng trẻ hóa. Những ca mắc bệnh ở độ tuổi trung niên lẫn trẻ tuổi ngày càng tăng cao.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tích cực luyện tập thể thao, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa, chất kháng viêm như rau diếp, củ nghệ… cũng như hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.

Tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng tự sinh sản và tái tạo nữa, đây là quá trình tự nhiên xảy ra theo thời gian. Nhưng điều này cũng chính là nguyên nhân số một gây ra thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)

Thừa cân, béo phì

Những ai đang mắc chứng béo phì sẽ dễ mắc căn bệnh thoái hóa khớp hơn. Bởi khi trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực các khớp phải chịu càng cao. Đặc biệt, với các khớp chịu lực như khớp gối, khớp hông, khớp háng, mỗi kg trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực gấp 3 lần lên các khớp. Thời gian lâu dần sẽ khiến các xương và các khớp khắp cơ thể luôn trong tình trạng quá tải và dẫn tới thoái hóa.

Bên cạnh áp lực cân nặng tác động lên khớp thì các mô mỡ trong phần cân nặng dư thừa cũng sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của tế bào sụn. Khi cân nặng càng nhiều thì cơ thể càng sản sinh ra nhiều protein.

Chấn thương

Các tác động của ngoại lực trực tiếp lên khớp cũng chính là một nguyên nhân phổ biến của bệnh thoái hóa khớp.

Các tác động này xảy ra do những chấn thương chúng ta không may gặp phải do tai nạn hoặc do chơi thể thao. Những dạng chấn thương chính có thể dẫn đến khớp bị thoái hóa là:

  • Sụn khớp bị rách vỡ.
  • Trật khớp.
  • Chấn thương ở dây chằng.

Theo các bác sĩ, những chấn thương này sẽ làm cho sụn rất khó lành. Các khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí những chấn thương nhỏ như gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Đây cũng là nguyên nhân chính của các trường hợp người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp.

Chấn thương với những tác động ngoại lực trực tiếp lên khớp là một nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp, đặc biệt là ở người trẻ tuổi (Ảnh minh họa)

Bệnh nghề nghiệp

Nghề nghiệp thường ngày của bạn cũng có thể là nguyên nhân thoái hóa khớp, đặc biệt nếu bạn thuộc các đối tượng sau:

  • Phải làm các công việc lặp đi lặp lại cùng một động tác trong suốt một thời gian dài.
  • Những người lao động chân tay, phải mang vác, đẩy nặng.
  • Những người thường phải làm việc trong tư thế quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang liên tục trong nhiều giờ
  • Nhân viên văn phòng ngồi làm việc sai tư thế, khom lưng, cúi đầu cả ngày mà không nghỉ.

Các khớp thường bị thoái hóa ở những đối tượng này khớp đầu gối, khớp háng, khớp bàn tay, cột sống thắt lưng, cổ.

Gen di truyền

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh phiền toái này. Nếu như các thành viên trong gia đình của bạn (như ông bà, cha mẹ hay thậm chí là cả anh chị em) có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ bản thân bạn mắc phải căn bệnh này cũng khá cao.

Nếu bạn mắc phải một dị tật nào đó về xương khớp hoặc thường xuyên bị đau khớp thì hãy cố gắng tìm hiểu thông tin của các thành viên trong gia đình. Đây có thể là cơ sở quan trọng để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu như các thành viên trong gia đình của bạn có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp thì bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này (Ảnh minh họa)

Lượng đường huyết trong cơ thể cao

Vì sao lượng đường huyết trong cơ thể cao có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp? Nguyên nhân là do lượng đường huyết cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên.

Ngoài ra, tình trạng này cũng gây viêm nhiễm toàn cơ thể, dẫn đến mất sụn khớp.

Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp

Từ các nguyên nhân thoái hóa khớp phía trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp đó là:

– Người cao tuổi. Ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc thoái hóa khớp càng lớn. Cụ thể như sau:

  • Với độ tuổi dưới 26 tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 4,9%
  • Độ tuổi từ 27-45 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 18,6% và nữ giới là 19,3%
  • Từ 45-60 tuổi tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam giới và nữ giới là 50%
  • Từ 60-90 tỷ lệ mắc thoái hóa khớp là 50-90%

Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì nên người trẻ cũng không được coi thường căn bệnh này.

– Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, hoạt động nhiều, các vận động viên thể thao, người bị béo phì,… cũng là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp.

– Người bị tiểu đường, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Nhận biết mình có bị thoái hóa khớp hay không

Dù là do bất kỳ nguyên nhân nào, thoái hóa khớp cũng gây thoái hóa khớp cũng gây ra các biểu hiện thường thấy sau:

  • Đau khớp, cứng khớp (thường tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi; đau, cưng khớp cũng sẽ gia tăng nếu bạn không cử động khớp đó trong một thời gian)
  • Phạm vi cử động hạn chế ở các khớp bị thoái hóa
  • Có âm t hanh bật ra ở các khớp khi cử động
  • Suy yếu cơ
  • .v.v.

Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thoái hóa khớp nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn phế suốt đời.

Chi tiết: Tất cả triệu chứng thoái hóa khớp mà bạn nên biết

Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia xương khớp, để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như cải thiện bệnh thoái hóa khớp thì chúng ta cần phải lưu ý đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp đúng cách.

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên thì tuổi tác là nguyên nhân mà chúng ta không thể can thiệp được, còn lại chúng ta nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để làm chậm quá trình thoái hóa cũng như xương khớp khỏe mạnh khi tuổi còn trẻ:

Kiểm soát cân nặng

Việc kiểm soát cân nặng hiệu quả hoặc thậm chí là chỉ giảm một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp và làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát lượng đường trong máu cũng chính là biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu bị tiểu đường, bạn cần uống thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.

Tập thể dục

Tích cực vận động, tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả khác để ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần là đã giúp giữ xương khớp của bạn khỏe mạnh, linh hoạt, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập cũng sẽ giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông và đầu gối của bạn.

Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi.

Tích cực vận động là một cách hiệu quả khác để ngăn ngừa thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)

Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục là chọn bài thể dục thể thao mà bạn có thể thực hiện hằng ngày. Đơn giản có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội… miễn là bài tập mà bạn thích cũng như phù hợp với sức khỏe của bản thân thì mới có thể duy trì tập luyện được lâu dài.

Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện và cơn đau kéo dài hơn 1 đến 2 tiếng thì bạn nên giảm cường độ tập luyện và cần khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn.

Để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày.

Tránh chấn thương

Chấn thương có thể là do quá trình tập thể dục, chơi thể thao hoặc cũng do những công việc lao động chân tay, bê vác…

Bạn khó có thể tránh được tất cả mọi chấn thương nhưng ít nhất bạn nên cẩn thận và hạn chế chúng ở mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là:

  • Bạn cần phải có đồ bảo hộ khi làm việc, đồ bảo vệ các khớp khi chơi thể thao.
  • Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng vác đồ nặng thì bạn nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng và thực hiện việc nâng vật nặng đúng cách, không dồn trọng lượng vào lưng.
  • Những người làm ở môi trường văn phòng cần giữ cho cơ thể luôn ở tư thế thẳng, cần đặc biệt chú trọng bảo vệ lưng của mình.

Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn.

Hãy sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc làm việc để bảo vệ các khớp khỏi chấn thương (Ảnh minh họa)

Ăn uống hợp lý

Tuy không có một chế độ ăn cụ thể nào cho bệnh thoái hóa khớp nhưng một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa.

Bạn nên tăng cường bổ sung những loại chất dinh dưỡng sau vào thực đơn hàng ngày để cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo khớp sụn, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp:

  • Omega-3. Omega-3 là axit béo có tác dụng làm giảm viêm khớp. Đây là chất béo tốt cho cơ thể có nhiều trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi.
  • Vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu mỗi ngày cơ thể bạn hấp thụ được 120-200mg vitamin C thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường.
  • Vitamin D. Những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Bạn có thể hấp thu vitamin D từ nguồn ánh sáng mặt trời hoặc trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng.

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể, tránh thừa cân béo phí gây áp lực lên xương khớp. Đặc biệt là tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể gây cứng cơ, giảm tác dụng của việc cải thiện khớp.

Chi tiết: Thoái hóa cột sống ăn gì, kiêng gì?

Một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp hoặc có thể làm các triệu chứng bớt trầm trọng hơn (Ảnh minh họa)

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Nếu bạn đã được chẩn đoán thoái hóa khớp và đang trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này giúp cho bệnh của bạn được ổn định, hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng hơn.

Việc tuân thủ phác đồ bao gồm dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, tái khám đúng hẹn.

Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan

Để bệnh thoái hóa khớp được ổn định và hạn chế tiến triển, bạn cần giảm được đau, chống được viêm và phục hồi được sụn khớp thoái khóa. Trên thị trường hiện nay, rất ít sản phẩm có thể đáp ứng toàn diện được vấn đề trên. Tuy nhiên, có một sản phẩm hiếm hoi có thể hỗ trợ Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn khớp, đó là viên xương khớp Khương Thảo Đan.

Khương Thảo Đan được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KHN&CN Việt Nam, với công thức sản phẩm là sự giao thoa giữa y học cổ truyền và tinh hoa y học hiện đại, giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp.

Cụ thể các thành phần này như sau:

  • Bài thuốc độc hoạt tang kí sinh. Bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng của danh y Tôn Tư Mạo.
  • Hoạt chất KGA1. Được chiết tách chuẩn hóa từ củ Địa liền, theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Có tác dụng chống viêm, giảm đau đã được nghiên cứu trên thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh.
  • Collagen type II không biến tính. Là loại collagen có mặt tại sụn khớp. Có tác dụng tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn và góp phần làm chậm quá trình thoái hóa.

Khương Thảo Đan cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, do thành phần sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa các chất giảm đau tân dược. Người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể sử dụng được.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Tóm lược

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp khác nhau, nhưng lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. Chúng ta không thể đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp, nhưng có thể giúp nó ổn định và tiến triển chậm hơn, để làm được điều này, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học.

Để được tư vấn thêm về bệnh thoái hóa khớp cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi).

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...