Tất cả triệu chứng thoái hóa khớp mà bạn nên biết

Bệnh thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm và nó có thể là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị bại liệt, tàn phế. Vì vậy, việc nắm rõ được những triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm để có biện pháp ngăn chặn những tổn thương, biến dạng khớp do thoái hóa gây ra.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Triệu chứng chung

Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần khớp sụn. Khi đó phần sụn khớp bị mỏng đi, giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp, tình trạng này làm mòn, nứt, vỡ sụn, các mảnh sụn rơi vào trong ổ khớp gây ra triệu chứng đau, hạn chế vận động. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Khi bị thoái hóa khớp thường có các dấu hiệu nhận biết sau:

1. Đau khớp

Đau khớp là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp. Triệu chứng đau theo kiểu cơ giới, tức là đau khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ xuất hiện biểu hiện đau nhức khi:

  • Leo cầu thang. Khi di chuyển lên xuống từng bậc một mà có cảm giác đau ở một số khớp như bàn chân, khớp gối, háng… thì nên đi khám ngay để giảm nguy cơ đau nhức trở lên nghiêm trọng. Nếu người bệnh chỉ nhích từng bước thì tình trạng thoái hóa khớp đã ở giai đoạn nặng.
  • Ngồi xổm. Nếu một người mà chỉ ngồi xổm thôi đã cảm thấy đau thì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối lên đến 41%. Những người này sẽ rất khó khăn trong việc đứng dậy, nhiều trường hợp phải tìm vị trí để vịn, tựa mới có thể đứng lên được.

Những cơn đau âm ỉ và nặng hơn về sáng sớm, buổi tối hoặc khi co duỗi khớp. Khi thời tiết thay đổi và đặc biệt là trời rét cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Những cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí các khớp bị thoái hóa.

Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp còn xuất hiện biểu hiện đau nhức khi tăng cân. Khi mà trọng lượng cơ thể vượt quá mức sẽ khiến cho người đó có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn 7 lần so với những người bình thường. Khi tăng cân, người bệnh sẽ thấy đau tại các khớp, đặc biệt là tại các khớp lớn – những khớp gánh đỡ trọng lượng của cơ thể như: khớp gối, khớp háng, khớp gót chân.

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thường có triệu chứng đau ở khớp bị thoái hóa (Ảnh minh họa)

2. Cứng khớp

Biểu hiện này thường gặp vào khoảng thời gian là buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi quá lâu. Cứng khớp thường kéo dài trong khoảng 15-30 phút và bệnh nhân phải vận động, xoa bóp một lúc mới trở lại bình thường được.

3. Xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động

Những tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc, lục cục xuất hiện khi co duỗi các khớp cũng là một dấu hiệu thường thấy của thoái hóa khớp.

Lý do xảy ra là khi bị thoái hóa khớp, các dịch nhầy bôi trơn ở khớp, sụn bị giảm đi, lớp sụn bị bào mòn mỏng dần làm cho xương cọ sát vào nhau khi cử động, gây ra tiếng kêu kèm theo biểu hiện đau nhức.

4. Đi lại, vận động khó khăn

Khi các khớp bị thoái hóa người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau khớp, cứng khớp dẫn tới việc đi lại, vận động trở nên khó khăn. Việc vận động khó khăn do thoái hóa ở một số khớp trên cơ thể cụ thể như sau:

  • Thoái hóa ở khớp gối, khớp háng khiến cho người bệnh đi khập khiễng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang
  • Thoái hóa ở đốt sống cổ, làm đau, mỏi cổ, vai gáy, bệnh nhân khó cúi, cơn đau có thể lan xuống cánh tay làm cho việc cầm nắm trở nên khó khăn. Một số trường hợp thoái hóa đốt sống cổ chèn ép vào rễ dây thần kinh ngoại biên làm cho bệnh nhân bị tê chân, tay khiến việc đi lại khó khăn hơn…
  • Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay làm người bệnh khó khăn trong việc cầm đồ.
  • Thoái hóa khớp cổ chân gây ra khó khăn khi thực hiện những động tác nhấc chân.

Bên cạnh đó người bệnh sẽ bị đau tăng lên khi vận động nhiều và giảm dần khi nghỉ ngơi nên việc vận động càng khó khăn hơn.

5. Teo cơ, sưng tấy và biến dạng khớp

Với những người bị thoái hóa khớp nặng thì khớp sụn bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ, sưng tấy và biến dạng khớp. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng gây đau nhức, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Triệu chứng thoái hóa ở từng khớp

Bạn có thể bị thoái hóa ở bất kì khớp nào trên cơ thể (Ảnh minh họa)

Bạn có thể bị thoái hóa ở bất kì khớp nào trên cơ thể. Thoái hóa khớp ở các vị trí khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau, cụ thể đó là:

– Thoái hóa khớp gối. Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối, đầu gối bị khuỵu xuống khi phải chịu một lực nặng. Người bị thoái hóa khớp gối sẽ khó khăn trong việc đứng lên, ngồi xuống, ngồi xổm. Khi bệnh ở giai đoạn nặng có thể gây tê bì chân tay và biến dạng ở khớp gối.

– Thoái hóa khớp háng. Người bị thoái hóa khớp háng sẽ có triệu chứng đau sâu bên trong phía trước háng, đau ở bên cạnh và phía trước đùi, sau đó cơn đau sẽ lan xuống mông và đầu gối.

– Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Phần gốc ngón tay cái và phần khớp các ngón tay là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ở giai đoạn nhẹ, các khớp ngón tay bị sưng đau không liên tục; khi bệnh ở giai đoạn nặng các khớp ngón tay sẽ hình thành nốt cứng, gây biến dạng, bị gồ ghề và cong nhẹ.

– Thoái hóa khớp bàn chân. Thường xảy ra ở gốc ngón chân cái, gây cứng hoặc ngón chân bị cong, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và đau đớn.

– Thoái hóa cột sống thắt lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau lưng nhiều mỗi sáng thức dậy với các cơn đau kéo dài trong khoảng 30 phút, đau nhiều hơn khi làm việc và giảm khi được nghỉ ngơi.

– Thoái hóa cột sống cổ. Gây đau mỏi sau gáy, người bệnh gặp khó khăn trong việc quay cổ, sau đó các cơn đau sẽ lan dần đến canh tay nơi có dây thần kinh bị chèn ép.

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi đĩa đệm bị xơ hóa, đốt sống, dây chằng, khớp sụn tại vùng cổ bị biến đổi cấu trúc (Ảnh minh họa)

Thoái hóa khớp, nguyên nhân vì đâu?

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp chính là do sự tổn thương, hư hại phần sụn khớp và collagen trong sụn khớp. Sụn khớp bị tổn thương có thể do yếu tố về tuổi tác, các thói quen xấu trong sinh hoạt, công việc tạo áp lực lên các khớp.

Bệnh thoái hóa khớp thường sẽ phát triển dần dần và mức độ nghiêm trọng sẽ tăng theo tuổi tác. Khi tuổi càng cao thì hệ miễn dịch cùng với chức năng bảo vệ cơ thể càng giảm sút, dẫn đến xuất hiện lỗi nhận diện của hệ miễn dịch. Điều này làm cho các tế bào chức năng không chỉ dọn dẹp những sợi collagen tổn thương mà còn hủy hoại luôn cả những sợi collagen còn lành lặn. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những cơn đau nhức, vận động khó khăn và thúc đẩy quá trình viêm, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến hệ quả của của việc chấn thương, những thói quen trong công việc, cuộc sống sinh hoạt sai tư thế, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thừa cân, béo phì,… cũng là những yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp.

Chi tiết: Nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

Nguyên nhân cốt lõi của bệnh thoái hóa khớp là sự tổn thương, hư hại phần sụn khớp và collagen trong sụn khớp (Ảnh minh họa)

Làm gì khi xuất hiện triệu chứng thoái hóa khớp?

Không ít người vì xem nhẹ những dấu hiệu đau nhức ban đầu của các khớp, tưởng chừng nó chỉ là những biểu hiện đơn giản mà phải đối mặt với nguy cơ tàn phế. Một số người lại không đi thăm khám mà tự điều trị bệnh theo những phương pháp chưa qua sự tư vấn của bác sĩ cũng khiến tình trạng thoái hóa khớp ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường về khớp, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị cụ thể phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Bên cạnh đó, chúng ta cần chăm sóc sụn khớp bằng chế độ ăn uống phù hợp, lối sống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tránh để thừa cân – béo phì, tránh các thói quen gây hại cho sụn khớp như tư thế không phù hợp, thực hiện các động tác đột ngột, làm việc quá sức…

Nếu không điều trị, bệnh thoái hóa khớp sẽ tiến triển và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy nhược cơ thể: Những cơn đau nhức kéo dài trong khớp khiến người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể mất ngủ, ăn không ngon.
  • Mất khả năng vận động: Thoái hóa khớp khiến người bệnh khó vận động, khó di chuyển, vận động, thực hiện các công việc cá nhân hằng ngày.
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác như teo cơ, bại liệt, chết xương xảy ra khi bệnh phát triển quá nặng.

Điều trị thoái hóa khớp

Thuốc men

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuprofen, aspirin
  • Nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid: meloxicam, codein…
  • Tiêm corticoid nội khớp: sử dụng hydrocortison acentat, acid hyaluronic,… trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối và được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu mức độ thoái nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), kết hợp tiêm corticoid nội khớp để mang lại hiệu quả cao.

Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa chứ người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng. Bởi vì việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng cho người bệnh nhưng lại tiềm ần những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây viêm loét dạ dày và nhiều hệ lụy khác.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là việc dùng các yếu tố vật lý như nhiệt, điện, sóng,… thông qua các phương pháp như chườm nóng, dùng máy phát sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm hay áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm các cơn đau và phục hồi lại được chức năng vận động.

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp

Khương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có công dụng:

  • Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp.
  • Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp

Khi nhắc tới hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, Khương Thảo Đan có lẽ là “ứng cử viên sáng giá” vì những ưu điểm nổi trội sau:

– Đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín trong mục tiêu hỗ trợ điều trị cho bệnh xương khớp. Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn 3 tác động cho bệnh thoái hóa khớp, đó là hỗ trợ Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn khớp thoái hóa, bổ sung dịch nhờn cho khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa tiến triển.

Để đạt được điều này, chính là nhờ bộ ba tác động có trong công thức hoàn hảo của viên xương khớp Khương Thảo Đan, gồm hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền (đã được nghiên cứu chuyên sâu bởi PGS. TS. Lê Minh Hà cùng cộng sự và có đầy đủ báo cáo chứng minh); Collagen type II không biến tính và bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh; vừa hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp, vừa giúp tái tạo nuôi dưỡng sụn khớp.

– An toàn, không tác dụng phụ. Là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không chứa các loại tân dược giảm đau, Khương Thảo Đan rất an toàn để sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gan thận. Đây là ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thuốc tân dược thường sử dụng, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài, kể cả người có tiền sử bệnh dạ dày.

– Có chương trình đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm, Khương Thảo Đan hiện đang triển khai chương trình Cam kết hoàn lại 100% nếu không hiệu quả sau 2 tháng sử dụng. Để đăng kí tham gia chương trình, bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để được hướng dẫn cụ thể.

>> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

>> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống phù hợp, và duy trì vận động một cách hợp lý để tăng hiệu quả điều trị bệnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để thừa cân béo phì để không làm tăng áp lực lên xương khớp.
  • Bổ chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, Canxi, Omega-3 giúp xương chắc khỏe ngăn ngừa thoái hóa
  • Một số bài luyện tập như: yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… giúp cho các khớp xương luôn dẻo dai, vận động giúp các khớp không bị cứng. Chỉ cần dành ra 20 – 30 phút tập luyện mỗi ngày và nghỉ ngơi ngay khi mệt không chỉ giúp ổn định xương khớp mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho bản thân
  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh các tư thế sai ảnh hưởng đến khớp
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh giúp việc điều trị được kịp thời và hiệu quả.

Phẫu thuật

Khi việc áp dụng các phương pháp điều trị trên đây mà không giúp bệnh nhân thuyên giảm được các triệu chứng của bệnh hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân bị hạn chế vận động, xuất hiện các biến chứng về khớp, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, tùy tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp, như: mổ nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp, cắt lọc, bào rửa khớp. Trường hợp nặng khi khớp bị biến dạng có thể thực hiện phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.

Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi bị thoái hóa khớp (Ảnh minh họa)

Kết luận

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng căn bệnh này đang dần trẻ hóa và là căn bệnh gặp ở khá nhiều người trẻ tuổi. Nhận biết sớm các triệu chứng gây bệnh rất quan trọng vì nếu không chữa trị bệnh kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn.

Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng thoái hóa khớp nào, bạn nên sớm lên lịch hẹn với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Để được tư vấn về các bệnh xương khớp, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết này hoặc gọi tới số điện thoại 1800 1156 (miễn phí cước gọi).

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...