Tê mỏi chân tay cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả

Tê mỏi chân tay là triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào. Hiện tượng này cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Te-moi-chan-tay

Tê mỏi chân tay cảnh báo bệnh gì?

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Hiện tượng này xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, cọ xát mạnh trong quá trình hoạt động. Bệnh lý có thể xuất hiện tại bất kỳ khớp xương nào, điển hình nhất là các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống.

Lâu ngày, các khớp xương có nguy cơ bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép mạnh dây thần kinh và những cơ quan xung quanh. Từ đó, người bệnh cảm thấy tê mỏi chân tay, đau nhức âm ỉ, cứng khớp khiến vận động diễn ra khó khăn…

Theo nhiều khảo sát, thoái hóa khớp thường xảy ra ở người già, người béo phì, có tiền sử chấn thương, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới…

Đọc thêm: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, giúp giảm xóc khi hoạt động. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp vỏ bên ngoài phồng, xẹp hoặc nứt vỡ, khiến mảnh nhân bên trong bị đẩy ra, chèn vào dây thần kinh và tủy sống.

Bệnh lý thường xuất hiện ở hai vị trí sau:

Vùng cột sống thắt lưng: Triệu chứng tiêu biểu là đau lưng dưới, lan xuống hông, mông, đùi ngoài, cẳng chân, có thể xuống đến bàn chân và đầu các ngón chân. Cơn đau được miêu tả là dữ dội, giống như điện giật, thường nghiêm trọng hơn khi đi, đứng và thuyên giảm dần lúc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy tê mỏi, bỏng rát, ngứa ran ở hai chân.

Vùng cột sống cổ: Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói xuất hiện ở vùng cổ gáy, lan sang hai vai, cánh tay và đầu các ngón tay. Đôi khi, đau nhức có thể lan lên vùng chẩm gây hoa mắt, chóng mắt. Triệu chứng đi kèm là tê mỏi, ngứa ran, nặng hai tay, khiến người bệnh gặp khó khăn khi hoạt động.

Thoát vị đĩa đệm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như sự lão hóa của cơ thể, chấn thương cột sống, mang vác nặng thường xuyên, hoạt động sai tư thế…

Tìm hiểu: Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác tê bì, mỏi tay chân (Ảnh minh họa)

Gai cột sống

Gai xương xuất hiện ở rìa đốt sống do sự bù đắp không đồng đều hoặc vượt mức của các tế bào xương. Lâu ngày, gai xương phát triển to hơn, chèn ép mạnh vào dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức triền miên, tê mỏi chân tay, cứng khớp, hạn chế hoạt động…

Gai cột sống là một trong những bệnh lý thoái hóa xương khớp phổ biến ở người già và đang có dấu hiệu lan rộng trong lớp trẻ do nhiều nguyên nhân: chế độ ăn uống không lành mạnh, hoạt động hoặc chơi thể thao sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên…

Chi tiết: Bệnh gai cột sống là gì?

Đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một loại phản ứng miễn dịch bất thường, có xu hướng chống lại hệ thần kinh trung ương. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được loại kháng nguyên khiến các tế bào miễn nhiễm trở thành mục tiêu bị tấn công. Họ cho rằng một số yếu tố có thể liên quan đến hiện tượng này là: virus, độc tố…

Bệnh đa xơ cứng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau:

  • Các giai đoạn viêm lặp đi lặp lại, phá hủy bao myelin. Từ đó, lớp màng phủ bên ngoài của tế bào thần kinh xuất hiện nhiều mô sẹo, làm rối loạn quá trình dẫn truyền xung nhịp thần kinh tại khu vực này.
  • Giai đoạn kết thúc diễn ra trong vài ngày, vài tuần, hoặc vài tháng luân phiên thay đổi theo số lần giảm hoặc không có triệu chứng.

Những dấu hiệu phổ biến của đa xơ cứng là tê mỏi chân tay, suy giảm sức lực, run rẩy ở các chi, co thắt cơ, cử động thất thường, mất thị lực, mất khả năng cân bằng cơ thể, giảm trí nhớ… Đặc biệt, bệnh lý thường có nguy cơ tái phát trở lại.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là tình trạng rối loạn gây dày và mất đàn hồi thành động mạch bắt nguồn từ những mảng bám nội mạc như lipid, tế bào viêm, tế bào cơ trơn, mô liên kết. Bệnh lý thường xảy ra ở người béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường, cao huyết áp, do yếu tố di truyền…

Xo-vua-dong-mach Thành động mạch dày lên cản trở quá trình lưu thông máu (Ảnh minh họa)

Trong giai đoạn đầu, xơ vữa động mạch không có dấu hiệu cụ thể. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi có tổn thương làm rối loạn quá trình lưu thông máu, ví dụ:

Mảng xơ vữa không ổn định bị nứt vỡ và gây tắc mạch cấp tính dẫn đến tình trạng tê mỏi chân tay, đau các chi khi nghỉ ngơi, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, đột quỵ do nhồi máu…

Mảng xơ vữa ổn định phát triển và gây hẹp trên 70% lòng mạch là nguyên nhân của triệu chứng thiếu máu thoáng qua như: đau thắt ngực ổn định khi gắng sức, thiếu máu não thoáng qua, đau cách hồi chi dưới…

Xơ vữa động mạch là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn nên đến trung tâm y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Đái tháo đường

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), đái tháo đường là hội chứng được biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin, hoặc có liên quan tới sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin.

Bệnh lý được chia làm hai loại chính:

Đái tháo đường type I (Đái tháo đường phụ thuộc vào insulin): là bệnh tự miễn, do cơ thể sản sinh những kháng thể chống lại và phá hủy tế bào beta của tiểu đảo tụy (sản xuất insulin).

Đái tháo đường type II (Đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin): là bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu cả bố và mẹ cùng bị đái tháo đường thì tỷ lệ con có khả năng mắc bệnh lên đến 70%.
  • Yếu tố môi trường: Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến thừa cân, béo phì; ít vận động… góp phần làm tăng đề kháng insulin, giảm dung nạp glucose.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể bị đái tháo đường thai kỳ gây khó thở, khó sinh và nguy hiểm tới thai nhi, hạ đường huyết sau sinh…

Khi chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch bị tổn thương làm thiếu hụt chất dinh dưỡng ở nhiều dây thần kinh. Từ đó, người bệnh cảm thấy tê mỏi chân tay lúc nghỉ ngơi, giảm dần khi hoạt động, rối loạn cảm giác, mệt mỏi, giảm thị lực, liên tục khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày…

Nếu không có phương pháp khắc phục phù hợp, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh như đục thủy tinh thể, xơ vữa mạch vành, tai biến mạch máu não, teo cơ…

Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng mất dần canxi, khiến xương bị xốp, yếu, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D; lười vận động, mang vác nặng thường xuyên…

Triệu chứng tiêu biểu là tê mỏi chân tay, đau nhức kéo dài tại đầu xương, những vùng xương chịu nhiều gánh nặng của cơ thể như: cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối…

Loang-xuong
Loãng xương có thể khiến người bệnh giảm chiều cao, dễ gãy xương, biến dạng xương ống chân, cột sống… (Ảnh minh họa)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tê mỏi chân tay ccó thể xuất hiện và biến mất sau vài ngày do hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, ít vận động… Vì vậy, người bệnh thường chủ quan, cho rằng triệu chứng này không thực sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, tê mỏi chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời:

  • Tê mỏi chân tay đi kèm cảm giác đau nhức dữ dội kéo dài liên tục trên 72 giờ.
  • Xuất hiện những vết sưng, nóng, đỏ, thâm tím bất thường xung quanh vùng đau nhức.
  • Gặp khó khăn khi vận động, kém phối hợp điều hòa động tác, run chân tay, mất thăng bằng, suy giảm sức lực các chi…
  • Một số triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, sụt cân bất thường, giảm thị lực, giảm trí nhớ…

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh lý cho người bị tê mỏi chân tay là: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), điện cơ (EMG)…

Cách khắc phục tê mỏi tay chân hiệu quả

Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu và trao đổi chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi. Do đó, những tổn thương ở dây thần kinh, dây chằng… được khắc phục nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy lùi bệnh tật.

Tùy vào thể trạng của bản thân, người bệnh áp dụng chế độ luyện tập khác nhau, bắt đầu từ mức thấp nhất và tăng dần cường độ theo thời gian. Bạn có thể tham khảo một số bài tập được áp dụng phổ biến nhất như: ngồi thiền, yoga, đi bộ, bơi…

Ngoi-thien-giam-te-bi
Ngồi thiền giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, đau nhức, tê mỏi chân tay…

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là hình thức điều trị cần có sự giúp đỡ của chuyên gia. Các tác động cơ học sẽ đi sâu vào gân, cơ, xương khớp và những phần mềm xung quanh, xoa dịu đau nhức, co cứng, tê bì, tăng cường hấp thu dinh dưỡng làm lành nhanh chóng những vết thương. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Một số hình thức vật lý trị liệu thường áp dụng cho người tê mỏi chân tay:

  • Châm cứu.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Laser.
  • Sóng ngắn trị liệu.
  • Siêu âm trị liệu.

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác như: suy gan, thận, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày… Do đó, người bị tê mỏi chân tay cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.

Một số thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Indomethacin…
  • Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Orphenadrine, Cyclobenzaprine…
  • Vitamin B.
  • Thuốc điều trị tê bì chân tay do bệnh đái tháo đường: Insulin, Sulfonylurea, Thiazolidinedione…
Thuoc-chua-te-moi-chan-tay
Người bệnh sử dụng thuốc Tây y theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt được hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu từ thiên nhiên giúp khắc phục tình trạng tê mỏi chân tay, bổ gân kiện cốt. Bên cạnh đó, phương pháp này tương đối an toàn, không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như khi dùng thuốc Tây y, phù hợp điều trị kéo dài cho các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Tuy nhiên, thuốc Đông y có hiệu quả chậm, bước chuẩn bị và thực hiện khá phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang chữa tê mỏi chân tay và các bệnh lý xương khớp được nhiều thầy thuốc khuyên dùng:

Nguyên liệu:

  • Độc hoạt: 8g
  • Phòng phong: 8g
  • Ngưu tất: 8g
  • Tang ký sinh: 12g
  • Tần giao: 12g
  • Đương quy 12g
  • Bạch thược: 12g
  • Sinh địa: 12g
  • Đỗ trọng: 12g
  • Phục linh: 12g
  • Xuyên khung: 6g
  • Tế tân: 4g
  • Nhân sâm: 4g
  • Nhục quế: 4g
  • Cam thảo: 4g

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.
  • Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

Khương Thảo Đan – Kế thừa bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang

Như đã nói ở trên, sử dụng thuốc Đông y trị tê mỏi chân tay mang lại nhiều hiệu quả và tương đối an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức. Người dùng có thể mua phải những thành phần kém chất lượng, hàng giả, lẫn tạp chất khiến công dụng bị suy giảm.

Thay vào đó, người bị tê mỏi chân tay nên tham khảo sản phẩm Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang được nhiều bệnh nhân và bác sĩ khuyên dùng.

Thành phần trong Khương Thảo Đan được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, kế thừa từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang kết hợp thêm thổ phục linh, hy thiêm, địa liền và hoạt chất quý giá collagen type II không biến tính. Từ đó, sản phẩm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có khả năng giảm đau, chống viêm, hơn hẳn những loại thuốc Tây y điều trị xương khớp phổ biến nhất hiện nay như: Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…

Collagen type II không biến tính giúp phục hồi, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp một cách nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không gây tác dụng phụ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan thận.

Khương Thảo Đan phù hợp cho những đối tượng:

  • Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê mỏi chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Kết luận: Tê mỏi chân tay có thể do hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, ít vận động nhưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, như: loãng xương, thoái hóa khớp, xơ vữa động mạch, gai cột sống,… Chính vì thế, nếu gặp hiện tượng này kéo dài không thuyên giảm, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để được chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925
  • https://www.healthline.com/health/numbness-of-limbs#causes

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...