[Giải đáp]: Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hoá khớp gối khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức, sưng tấy ở vùng đầu gối gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy không ít người có thắc mắc không biết bệnh thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không? Nó có thể gây ra những biến chứng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về những vấn đề đó.

Thoái hoá khớp gối là gì?

Thoái hoá khớp gối là hệ quả của quá trình tổn thương và làm suy giảm chức năng của sụn khớp. Chính những tổn thương này làm mất đi lớp đệm tự nhiên của sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa mất đi tính đàn hồi, không thể bảo vệ được phần đầu xương kèm theo các phản ứng giảm sút lượng dịch nhầy và gây viêm. Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường có các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, có tiếng kêu lạo xạo trong khớp gối, cứng khớp, người bệnh khó thực hiện một số hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ hoặc leo cầu thang…

Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng gia tăng với những người trong độ tuổi 20 – 30.

Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường phát triển nghiêm trọng theo thời gian. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng này nhưng người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng, hạn chế các cơn đau và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Xem chi tiết: Thoái hóa khớp gối – căn bệnh nguy hiểm, bạn chớ chủ quan

Thoái hoá khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hoá khớp gối là căn bệnh mãn tính có thể gây ra các triệu chứng đau nhức kéo dài, viêm khớp. Và nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như: rối loạn lo lắng, trầm cảm, suy nhược cơ thể. Theo một số báo cáo thống kê, bệnh thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như:

  • Dễ bị té ngã đặc biệt là người cao tuổi: Người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối sẽ có nguy cơ té ngã hoặc chấn thương cao gấp 2.5 lần so với người không bị thoái hóa khớp gối. Nguy cơ té ngã ở người bệnh thoái hóa khớp cao gấp 30% và có nguy cơ gãy xương cao gấp 20% lần so với những người khác.
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động: Thoái hoá khớp gối gây tổn thương cho sụn khớp ở đầu gối và làm suy giảm chức năng của khớp gối gây cản trở việc đi lại. Bệnh tiến triển nặng gây viêm khớp hoặc đau đớn, sưng khớp nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng vận động, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng đau đớn và khó vận động còn gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
  • Gây viêm nhiễm bên trong đầu gối: Những chấn thương ở khớp gối có thể gây viêm, chảy máu làm nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh khớp. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gia tăng nguy cơ tàn phế cho người bệnh.
  • Làm tăng nguy cơ đứt gân hoặc các dây chằng xung quanh khớp gối.
  • Các gai xương xuất hiện có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh. Tổn thương này có thể cản trở hoạt động bình thường của các dây thần kinh, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ran, tê và yếu khớp.

Ngoài ra, đây còn là căn bệnh liên quan đến quá trình lão hoá nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp gối có thể chữa trị được nếu người bệnh có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể điều trị phục hồi tối đa chức năng của các khớp. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau đớn, sưng tấy, khó chịu do bệnh gây ra cũng sẽ được cải thiện đáng kể nếu bệnh nhân thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp và áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ chỉ định.

Trong quá trình điều trị bệnh, các loại thuốc được sử dụng thường là thuốc chống viêm không chứa Steroid, có thể dẫn đến các ảnh hưởng liên quan đến dạ dày, gây đau dạ dày, xuất huyết hoặc viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc tây còn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác như: rối loạn tim mạch, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim hoặc tổn thương chức năng gan, thận.

Đây là căn bệnh có chuyển biến phức tạp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phần đầu sụn và đệm giữa 2 đầu xương bị hỏng sẽ rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng, sưng viêm khớp, chất dịch nhầy bị giảm sút,…

Việc chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối kịp thời sẽ duy trì được chức năng vận động của khớp, đồng thời hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, ít gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Tóm lại, thoái hoá khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng và nếu được điều trị kịp thời người bệnh có thể phục hồi được chức năng khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc và sinh hoạt. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường có liên quan hoặc tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp. Nếu không được điều trị và phòng ngừa phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng

Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ và tần suất của các cơn đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Khi bệnh càng nặng thì cơn đau xuất hiện càng nhiều và càng dai dẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn tác động lên nhiều bộ phận khác của cơ thể, gây cản trở và khó khăn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tình trạng đau đớn và khó chịu do thoái hóa khớp gối kéo dài và có thể trở nên nghiêm trọng hơn về đêm. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, quá trình nghỉ ngơi và phục hồi bình thường của cơ thể. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến các cơn đau ở khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, những cơn đau nhức còn khiến cho người bệnh ăn uống kém đi và lâu dần sẽ khiến cho người bệnh bị suy nhược cơ thể.

Biến dạng khớp

Thoái hoá khớp gối kéo dài làm cho sụn khớp bị bào mòn, xơ hoá lâu dần sẽ làm cho các đầu xương cọ xát vào nhau làm cho sụn khớp bị sưng to và biến dạng.

Ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại

Khả năng đi lại bình thường của người bệnh sẽ mất dần do khớp gối tổn thương nghiêm trọng làm cho việc đứng thẳng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc đi lại. Lúc này nhiều bệnh nhân chỉ có thể đi tập tễnh ở một không gian nhỏ.

Teo cơ, liệt

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà khi bị thoái hóa khớp gối phải đối mặt. Các biểu hiện bệnh làm cho máu lưu thông gặp nhiều khó khăn, không thể chuyển hóa đến các cơ, lâu dần làm các cơ yếu đi và teo dần. Người bệnh hay có triệu chứng run chân, đi không vững. Nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời thì nguy cơ đối mặt với tình trạng liệt vĩnh viễn là rất cao.

Các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp thường tiến triển âm thầm khiến cho người bệnh chủ quan và biến chứng đến nhanh hơn, bất ngờ hơn. Do đó, cần hết sức lưu ý đến sức khỏe và tầm soát bệnh định kỳ.

Làm gì để bệnh không tiến triển nguy hiểm?

Để bệnh không tiến triển nghiêm trọng hơn người bệnh kết hợp áp dụng nhiều phương pháp giảm đau nhằm cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Trong trường hợp bệnh chưa nghiêm trọng, thoái hóa khớp gối có thể được điều trị bảo tồn không phẫu thuật và khi bệnh đã nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phẫu thuật phù hợp. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, giãn cơ để hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại thuốc này có khả năng giảm đau, giảm viêm, kiểm soát quá trình thoái hóa xương khớp.

Sử dụng thuốc Tây sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây nhờn thuốc và một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm đau:Paracetamol, Acetaminophen,… Đây là loại thuốc giảm đau liều nhẹ, không gây nhiều tác dụng phụ
  • Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil,…
  • Thuốc kháng viêm: Nhóm thuốc Diclofenac, Aspirin,…
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine
  • Thuốc bổ sung cho cơ thể: Chondroitin
  • Thuốc không kê đơn (OTC)
  • Đường tiêm nội khớp: được bác sĩ chỉ định tùy theo mức độ sưng đau và thoái hóa khớp.

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Thuốc Đông y an toàn hơn các loại thuốc Tây y nhưng dược tính trong thuốc thấp nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài người bệnh mới cảm nhận được hiệu quả.

Khi sử dụng phương pháp điều trị bệnh này người bệnh cần lựa chọn cơ sở Đông y tin cậy để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bổ sung như châm cứu, xoa bóp và massage để hạn chế các cơn đau và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Sử dụng bài thuốc Nam

Việc sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh như: lá đinh lăng, bột quế, ngải cứu, lá lốt, mật ong,… được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Bởi các dược liệu này tương đối lành tính, an toàn và có thể khắc phục được tình trạng sưng, viêm và đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Nam theo cách truyền thống đem lại nhiều hạn chế như:

  • Các hoạt chất với hoạt tính trị liệu cao trong các cây thuốc thường có tính tan kém và kém bền, ít hấp thụ khi sắc uống thông thường hoặc bôi nên hiệu quả tương đối chậm, buộc người bệnh phải kiên trì mới có tác dụng.
  • Các bài thuốc này cần mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu và phải trải qua nhiều bước chế biến.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường phạm vi hoạt động cho khớp, tăng tính linh hoạt cho sụn khớp, tăng cường cơ bắp ở chân và cải thiện chức năng ở khớp gối. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn và xây dựng chương trình luyện tập phù hợp cho bản thân.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, nẹp đầu gối hoặc mang giày chống sóc để hạn chế các tổn thương và cải thiện các triệu chứng.

Điều chỉnh tư thế, sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp

  • Tránh tư thế ngồi xổm gây áp lực lên khớp gối khiến cho khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Tránh các bộ môn vận động mạnh như đá bóng, chạy bộ, hạn chế leo cầu thang…
  • Vận động nhẹ nhàng hơn bao gồm bôi lội hoặc đi xe đạp có thể giảm bớt áp lực ở khớp gối và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm đau và tăng chức năng ở khớp gối.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tăng cường dung nạp những loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D, Omega 3 giúp tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều đạm, không ăn quá mặn, đồ nhiều dầu mỡ, tránh bia rượu, thuốc lá chúng có thể phá huỷ sụn khớp

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sụn khớp

Bên cạnh việc bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tích cực tập luyện thể dục nhiều người có xu hướng tìm và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng của thoái hóa khớp gối. Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,..Ngoài ra, Collagen Type II có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type 2 ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn.

Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thoái hóa khớp gối trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tàn tật cao. Các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Nội soi khớp: Có thể kiểm tra tình trạng viêm, tổn thương sụn hoặc khớp.
  • Ghép sụn: Bác sĩ có thể lấy một mô sụn bình thường, khỏe mạnh để ghép vào khu vực tổn thương sụn ở khớp gối. Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở bệnh nhân trẻ tuổi và có các tổn thương nhỏ.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ có thể loại bỏ phần lớp lót khớp bị tổn thương, thường có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Điều này có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và đau.
  • Cắt bỏ xương: Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể cắt bỏ xương chày (xương ống chân) hoặc xương đùi để định hình và ổn định lại khớp gối. Phẫu thuật cắt bỏ xương thường được chỉ định khi người bệnh tổn thương một bên khớp gối.
  • Thay khớp gối một phần hoặc toàn bộ: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ khớp gối và xương bị tổn thương, sau đó thay thế bằng khớp kim loại hoặc khớp nhựa để ổn định đầu gối và duy trì các chức năng.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Đồng thời cũng liệt kê ra những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải nếu bệnh không được điều trị kịp thời cùng những phương pháp giúp cho bệnh tiến triển chậm hơn. Thoái hóa là căn bệnh thường gặp khi về già nên nếu như không xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh từ sớm sẽ khiến quá trình thoái hóa khớp gối sẽ diễn ra nhanh hơn. Khi có các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...