[Giải đáp từ chuyên gia]: Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?

Thoái hóa khớp gối thường gây ra những cơn đau khi vận động nên người bệnh thường gặp khó khăn trong các hoạt động thể thao. Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn “người đau khớp gối có nên đạp xe hay không?”. Để đưa ra được lời giải đáp chính xác nhất cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Lợi ích của việc đạp xe đối với người thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị tổn thương trên bề mặt sụn và xương khớp gối gây nên những cơn đau âm ỉ, cứng khớp đầu gối. Đặc biệt những cơn đau này sẽ tăng lên khi người bệnh có hoạt động vận động dùng đến chân. Vì vậy nhiều người mắc thoái hóa khớp gối tỏ ra e ngại, né tránh việc vận động.

Đạp xe giúp kích thích sản sinh dịch khớp, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối.

Hầu hết những bệnh nhân thoái hóa khớp gối quan niệm rằng vận động càng nhiều thì tình trạng bệnh càng nặng. Chính vì thế, họ đưa luôn ra kết luận: “người bị thoái hóa khớp gối không nên đạp xe” mà không dựa trên bất cứ nghiên cứu hay thử nghiệm lâm sàng nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, cụ thể:

  • Đạp xe hàng ngày giúp tăng cường độ dẻo dai và đàn hồi cho khối cơ và mô sụn ở đầu gối, từ đó kích thích sản sinh dịch khớp, bôi trơn, tăng khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp gối.
  • Động tác co duỗi đầu gối khi đạp xe giúp ổ khớp linh hoạt, vận hành trơn tru hơn.
  • Đạp xe cũng thúc đẩy máu lưu thông tới các chi, nhờ đó đem theo các dưỡng chất tới các mô khớp đang bị tổn thương để chữa lành.
  • Đạp xe giúp tăng khả năng chịu lực của mô khớp, nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ chấn thương vật lý, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp.
  • Đạp xe được coi là một hình thức vận động rất tốt cho việc giảm cân, duy trì vóc dáng. Cân nặng ở mức độ hợp lý cũng làm giảm áp lực lên khớp gối, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý về xương khớp do thừa cân, béo phì.
  • Hoạt động đạp xe giúp giải phóng năng lượng, giải tỏa stress – đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thần kinh, gây nên các cơn đau nhức xương khớp.
  • Đạp xe thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng nhờ đó cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thiếu máu lên não và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

2. Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?

Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau âm ỉ. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Dựa trên các lợi ích về việc đạp xe mang lại cho người thoái hóa khớp gối, ta thấy được đạp xe là một bài tập rèn luyện sức khỏe rất tốt cho việc phục hồi khớp gối. Vì vậy, người bị thoái hóa khớp nên đạp xe thường xuyên. Theo các chuyên gia về xương khớp, việc đạp xe điều độ, nhẹ nhàng sẽ giúp điều hòa các hoạt động của khớp, tăng sản sinh chất nhờn rất hiệu quả giúp đầu khớp trơn và không bị đau. Từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.

Ngoài ra, điểm qua các nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối bao gồm: lão hóa, chấn thương, thừa cân béo phì thì không có nguyên nhân nào liên quan đến vận động. Do đó, việc duy trì vận động, đặc biệt là đạp xe vẫn được khuyến khích. Tuy nhiên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối không thể vận động mạnh như những người khỏe mạnh bình thường nên cũng cần phải cân nhắc về tình trạng bệnh đang ở mức nặng hay nhẹ để quyết định đạp xe như thế nào cho phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối dạng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tham gia đạp xe với tốc độ di chuyển nhẹ nhàng hoặc trung bình sao cho phù hợp với khả năng của mình.
  • Trường hợp bị thoái hóa khớp gối có viêm thì bạn cần ưu tiên cho việc điều trị đến khi hết triệu chứng viêm mới có thể thực hiện các bài tập đạp xe.
  • Đặc biệt, nếu thoái hóa khớp gối kèm sưng tấy nặng hay viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh cần thời gian để nghỉ ngơi để khỏi hắn. Sau đó mới đạp xe để rèn luyện sức khỏe và phục hồi các ổ khớp.

3. Hướng dẫn đạp xe cho người thoái hóa khớp gối

Như đã trình bày ở trên, người bị thoái hóa khớp gối với những cơn đau âm ỉ không thể vận động mạnh như người bình thường. Do đó, mặc dù thoái hóa khớp gối có thể đạp xe thì người bệnh cũng cần hiểu rõ thế nào đạp xe an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh.

Dưới đây là hướng dẫn đạp xe đúng cách cho người thoái hóa khớp gối giúp giảm đau hiệu quả:

Chuẩn bị kỹ trước khi đạp xe

Lựa chọn loại xe có độ cao phù hợp với vóc dáng, đồng thời lực đạp xe không quá nặng

Việc chuẩn bị thật kỹ các dụng cụ cần thiết trước khi tiến hành đạp xe rất quan trọng, nó sẽ giúp cho quá trình luyện tập của bạn diễn ra an toàn và hiệu quả hơn. Những điều cần chuẩn bị trước khi đạp xe bao gồm:

  • Chuẩn bị xe đạp: Nên chọn các loại xe có độ cao phù hợp với vóc dáng, không chọn xe quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn loại xe mà lực đạp xe không quá nặng, tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Chuẩn bị trang phục: Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên những chất liệu thấm hút mồ hôi và có độ co giãn tốt. Giày nên là loại sneaker hoặc giày thể thao có đế êm, đàn hồi, ma sát tốt. Một vật dụng thiết yếu mà ít ai để ý tới đó là đai bảo hộ đầu gối, mang chúng sẽ giúp bạn hạn chế được tổn thương khi có va chạm.
  • Chuẩn bị phụ kiện: Mang theo một số vật dụng cần thiết như bình nước uống, cao dán nhiệt để xử lý cơn đau bất chợt.

Thực hiện bài tập đạp xe

Đạp xe đúng cách là phải tuần thủ cách thức và tần suất đạp xe

Thoái hóa khớp gối nên đạp xe nhưng cách đạp xe đúng thì không phải ai cũng biết. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng, người thoái hóa khớp gối cần quan tâm đến cách thức, thời lượng cũng như tần suất đạp xe. Các bước đạp xe đúng cách tránh đau nhức khớp gối mà bạn cần biết:

  • Bước 1 – Khởi động: Người bệnh nên khởi động trước khi thực hiện đạp xe. Khởi động kỹ khiến cơ khớp nóng dần, làm quen với nhịp độ vận động, tránh gặp phải chấn thương không đáng có.
  • Bước 2 – Di chuyển: Khi bắt đầu, người bệnh nên đạp xe một cách chậm rãi trong khoảng 5 – 7 phút. Khi khớp gối đã quen thì có thể tăng dần tốc độ nhưng tuyệt đối không nên đạp quá nhanh sẽ khiến tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn.
  • Bước 3 – Dừng lại: Không đột ngột dừng đạp xe mà cần phải giảm tốc độ một cách từ từ. Đạm chậm rãi khoảng 5 phút như lúc khởi động trước khi kết thúc hẳn bài đạp xe.
  • Bước 4 – Thư giãn: Sau khi đạp xe người bệnh nên giãn cơ và nghỉ ngơi tại chỗ để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Kết hợp với massage cùng khớp gối và bắp chân, đùi để loại bỏ cảm giác căng cơ.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối nên luyện tập thế nào?

4. Những lưu ý khi đạp xe

Đeo đai bảo vệ cho đầu gối giúp hạn chế những chấn thương không đáng có

Đạp xe mang lại hiệu quả tích cực cho người thoái hóa khớp. Xong vẫn có một số trường hợp mắc phải sai lầm trong quá trình luyện tập khiến cho tình trạng bệnh không những đỡ mà còn tiến triển nặng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Như vậy, ngoài biết cách đạp xe đúng, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chọn những địa hình bằng phẳng để hạn chế lực tác động lên khớp gối, tránh đường sỏi đá gập ghềnh vì khi thực hiện đạp xe có thể gây ra những rung chấn đến đầu gối khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
  • Nên sử dụng những miếng đai bảo vệ đầu gối để giúp cổ định cơ khớp, giảm bớt những áp lực tác động lên đầu gối.
  • Hạn chế đạp xe trên những con đường dốc, vì khi lên dốc đầu gối của bạn sẽ phải chịu lực quá sức.
  • Không nên đạp xe quá nhanh, vừa tác động lực quá nhiều lên khớp gối, vừa khiến cơ thể nhanh kiệt sức.
  • Luôn thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái khi đạp xe.
  • Những ngày đầu, người bệnh nên đạp xe trong khoảng 10 – 15 phút/buổi và duy trì 5 buổi/tuần. Những tuần tiếp theo, thời lượng đạp xe có thể tăng dần lên tuy nhiên không nên quá 30 phút/lần.
  • Trong quá trình tập luyện, nếu thấy ổ khớp có các triệu chứng bất thường, các giác sưng, đau trở nặng thì cần tạm dừng việc tập luyện và đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám.
  • Lựa chọn thời điểm đạp xe thích hợp, có thể là buổi sáng sớm hoặc chiều tối mát mẻ. Đây là 2 thời điểm giúp bạn phát huy hiệu quả đạp xe tốt nhất.
  • Kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, không làm việc quá sức, không khuân vác đồ nặng…
  • Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đạp xe để biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì.

☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

5. Các bài tập tốt cho người thoái hóa khớp gối

Ngoài đạp xe, một số bài tập khác cũng tác động hiệu quả đến tình trạng thoái hóa khớp, giúp giảm đau và duy trì sức khỏe xương khớp bao gồm:

Đi bộ: Đi bộ là một bài tập vận động đơn giản, dễ thực hiện mà ai cũng có thể luyện tập. Đối với người thoái hóa khớp gối, đi bộ giúp giảm các cơn đau, tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và linh hoạt cho cơ thể. Không chỉ vậy, đi bộ còn mang lại rất nhiều lợi ích, tốt cho tim mạch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý bắt đầu đi chậm rãi, có thể tăng tiến độ nhưng chỉ ở mức vừa phải, bước đi đều đặn, giữ tư thế lưng thẳng, để cho cơ thể thoải mái, không nên đi đoạn đường quá dài. Thời gian tối đa trong mỗi lần đi bộ không quá 30 phút.

Đi bộ giúp giảm các cơn đau, tăng cường cơ bắp, cải thiện tư thế và linh hoạt cho cơ thể

Bơi lội: Những người bị thoái hóa khớp gối nghiêm trọng rất thích hợp với các bài tập dưới nước để tránh tác động lên khớp gối. Điển hình ở đây đó là bơi lội. Ở dưới nước có độ nổi, hỗ trợ giảm áp lực lên khớp gối. Đồng thời động tác bơi lội cũng yêu cầu cơ thể phải linh hoạt, từ đó tăng cường khả năng di chuyển của khớp gối. Thông thường, bệnh nhân thoái hóa khớp gối được khuyến nghị luyện tập 150 phút mỗi tuần (tức 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần) để đạt hiệu quả tốt nhất.

Yoga: Yoga là một chuỗi các bài tập không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn làm cho tinh thần được thư giãn, chữa trị tâm linh cho người tập. Đối với người thoái hóa khớp gối, các bài tập yoga có thể tăng cường, ổn định và cải thiện các cơn đau. Yoga cũng có các mức độ khác nhau để phù hợp cho tình trạng bệnh của bạn. Lưu ý trong quá tình luyện tập cần giữ cho tinh thần được tập trung để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết liên quan: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

6. Khương Thảo Đan hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bệnh cạnh luyện tập bằng việc đạp xe, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nhanh và mang lại kết quả tốt.

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Hiện nay, các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối được phần lớn các chuyên gia khuyên dùng viên uống xương khớp Khương Thảo Đan bởi độ an toàn, lành tính, không mang tác dụng phụ mà vẫn đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. Điều này giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa và ngăn ngừa cơn đau xuất hiện.

Khương Thảo Đan kế thừa và phát triển từ bài thuốc Đông y trị xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh và tinh chất KGA1 từ củ Địa liền được chuyển gian từ đề tài nghiên cứu INPC – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

KGA1 có trong Khương Thảo Đan được chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm. Hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với một số thuốc tân dược phổ biến trong điều trị xương khớp như: Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin,…

Ngoài ra, thành phần Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan cũng rất cần thiết để tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp chống lại các yếu tố có hại lên mô sụn. Hoạt chất này giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, hiệu quả vượt trội so với Glucosamin và Chondroitin

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất.

Đặt mua Khương Thảo Đan, giao tiền tận tay TẠI ĐÂY.

Kết luận: Như vậy, thắc mắc “người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?” đã được giải đáp khá đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp người bệnh có thể hiểu rằng việc luyện tập thể thao luôn là điều nên và cần được khuyến khích. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tập luyện tốt và hạn chế những chấn thương không đáng có, tốt nhất bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tham gia luyện tập. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi quá hotline 1800 1156 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...