Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh?

Thoát vị đĩa đệm gây những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Ngoài việc thăm khám và dùng thuốc, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình để cải thiện bệnh tình. Vậy, đâu là những thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn và không nên ăn? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé! Mục lục1. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh thoát vị đĩa đệm2. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?2.1. Thực phẩm giàu omega-32.2. Thực phẩm giàu canxi2.3. Thực phẩm giàu magie2.4. Thực phẩm giàu glucosamine2.5. Thực phẩm giàu chất xơ2.6. Thực phẩm giàu vitamin C2.7. Thực phẩm chống oxy hóa3. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh ăn gì?3.1. Thực phẩm nhiều đường tinh chế3.2. Nội tạng động vật, thịt động vật rừng3.3. Thực phẩm chứa nhiều đạm động vật3.4. Thức ăn nhanh3.5. Đồ uống chứa cồn, chất kích thích4. Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm?4.1. Chườm nóng hoặc chườm lạnh4.2. Ngồi làm việc đúng tư thế4.3. Không mang vác vật nặng4.4. Không nằm nhiều4.5. Tập các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm5. Khương Thảo Đan – Khắc phục nỗi lo thoát vị đĩa đệm6. Tổng kết Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh thoát vị đĩa đệm Việc bổ sung cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết đóng một vai trò rất quan trọng, có thể làm bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến tích cực hơn. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần: Gia tăng dưỡng chất cho xương, cải thiện độ linh hoạt của khớp và giảm thiểu mức độ chèn ép lên đĩa đệm. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó sẽ làm chậm quá trình lão hóa xương. Giữ cân nặng ở mức tối ưu, không gây thêm áp lực cho những đĩa đệm ở cột sống.  Ngăn ngừa các tổn thương thêm cho các khớp ở cột sống .v.v. Chính vì thế, bạn nên cố gắng xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp, đĩa đệm. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega-3 Axit béo omega-3 có đặc tính giúp hình thành collagen và có thể ngăn cản các phản ứng viêm có hại cho khớp, từ đó giúp giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy phục hồi ở những người bệnh thoát vị đĩa đệm. Omega-3 được cung cấp chủ yếu qua các nguồn thực phẩm như: Cá. Đây là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, đặc biệt là các loại cá nước lạnh như cá thu, cá hồi, cá ngừ,… Các loại hạt. Hạt chia, óc chó, hạnh nhân,… cũng cung cấp một lượng omega-3 tự nhiên đáng kể. Ngoài ra chúng còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như chất xơ và các loại vitamin. Dầu cá hay các thực phẩm chức năng cũng là một sự lựa chọn phù hợp và lý tưởng cho những bệnh nhân không thể tiêu thụ các loại thực phẩm kể trên. Omega-3 giúp hình thành collagen, ngăn cản các phản ứng viêm có hại cho khớp Thực phẩm giàu canxi Thực chất, canxi không phải là thành phần cấu tạo nên đĩa đệm. Nhưng đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, xương cũng phần nào bị tổn thương. Chính vì thế, canxi đóng vai trò “sửa chữa”, giúp tăng cường sức khỏe cho xương cột sống, từ đó giảm bớt áp lực mà đĩa đệm phải gánh chịu, góp phần cải thiện bệnh tình. Bạn có thể bổ sung canxi thông qua: Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa như: sữa chua, phô mai,… Các loại rau củ như: cải xoăn, rau diếp, cần tây,… Tuy nhiên cần lưu ý rằng, để canxi được hấp thu một cách tối ưu thì cơ thể bạn cần phải có đủ vitamin D. Vì thế, người bệnh cần đảm bảo tổng hợp đủ lượng vitamin này qua việc tắm nắng sớm, hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin D như: cá, lòng đỏ trứng, gan, dầu cá,… Thực phẩm giàu magie Có thể bạn không biết, nhưng magie đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển hệ xương khớp. Magie giúp vận chuyển canxi cũng như kali qua màng tế bào. Nếu thiếu hụt magie sẽ dẫn tới các tình trạng như: co cơ, dẫn truyền thần kinh kém, rối loạn nhịp tim, loãng xương, viêm khớp. Viện Hàn lâm Hoa Kỳ đã công bố rằng, magie cũng là khoáng chất quan trọng, góp phần thúc đẩy hệ xương khớp phát triển. Các thực phẩm giàu magie có thể kể đến như: Các loại quả hạch như: hạt điều, hạnh nhân,… Các loại đậu gồm: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành, đậu gà,… Chuối, bơ Socola đen Magie là khoáng chất quan trọng, góp phần thúc đẩy hệ xương khớp phát triển (Ảnh minh họa) Thực phẩm giàu glucosamine Glucosamine là một chất cần thiết để duy trì và tăng cường sản xuất collagen – thành phần cấu tạo nên đĩa đệm. Ngoài ra, cơ thể còn sử dụng glucosamine để tạo thành các chất sửa chữa sụn, gân, dây chằng và chất lỏng hoạt dịch. Từ đó làm chậm sự thoái hóa đĩa đệm cột sống. Vì thế, chất dinh dưỡng này là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm. Glucosamine có thể được tìm thấy trong các loài giáp xác như tôm, cua,… và có trong nước hầm xương ống, sụn. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ sung có chứa chất này. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, làm giảm áp lực ổ bụng. Từ đó, giảm lực đè nặng lên các đĩa đệm đang bị tổn thương ở những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Chất xơ dễ dàng được tìm thấy trong các loại rau củ, đặc biệt là trong các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, đậu Hà Lan, cải mầm, rau chân vịt, bắp cải,.v.v. Không chỉ vậy, các loại rau có màu xanh đậm còn chứa nhiều vitamin (như vitamin A, C, K) và các khoáng chất (như sắt, canxi) giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương và nhiều lợi ích khác. Chất xơ trong rau củ, trái cây giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, từ đó, giảm lực đè nặng lên các đĩa đệm đang bị tổn thương (Ảnh minh họa) Thực phẩm giàu vitamin C Như đã đề cập, collagen có vai trò quan trọng đối với đĩa đệm. Trong khi đó, vitamin C lại là chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra collagen, cung cấp collagen đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Hơn nữa, vitamin C còn có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, làm chậm thoái hóa và cải thiện tình trạng của đĩa đệm. Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt như: bưởi, cam, chanh,… hay các loại trái cây khác như: đu đủ, kiwi,… Không chỉ cung cấp vitamin C, các loại trái cây còn cung cấp thêm nhiều chất cần thiết như: kali, canxi, vitamin A,… Thực phẩm chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hình thành collagen tự nhiên, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Chính vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần nạp thêm các loại thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa để có thể cải thiện tình trạng bệnh. Chúng có trong các loại thực phẩm sau: Các loại quả mọng như: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, phúc bồn tử,… Thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng đậm, xanh đậm như: Khoai lang, cà rốt, ớt đỏ, cải xoăn, rau chân vịt,… Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt hướng dương,… Các loại thức uống như: Nước ép lựu, rượu vang đỏ, cà phê, trà,… Các chất chống oxy hóa giúp đẩy nhanh tốc độ hình thành collagen và làm chậm quá trình lão hóa Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh ăn gì? Thực phẩm nhiều đường tinh chế Đường tinh chế sẽ kích thích các phản ứng viêm ở khớp, làm trầm trọng hơn cơn đau. Hơn nữa, khi nạp các thực phẩm chứa đường tinh chế vào cơ thể quá mức, cân nặng của bệnh nhân có thể tăng lên, dẫn đến xương và khớp phải chịu nhiều áp lực hơn. Vì thế, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý hàm lượng đường có trong thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, đồng thời tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,… Nội tạng động vật, thịt động vật rừng Những thực phẩm trên chứa một chất vô cùng có hại đến khớp, đó là purin. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purin không chỉ làm trầm trọng thêm bệnh thoát vị đĩa đệm, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh khác như gout. Do đó, bệnh nhân cần tránh ăn nhiều các thực phẩm với hàm lượng purin cao như: thịt động vật rừng, nội tạng động vật và các loại thực phẩm lên men từ thịt, trứng, cá,… Thực phẩm chứa nhiều đạm động vật Khi tiêu hóa các loại đạm động vật, cơ thể sản sinh ra nhiều axit và cần một lượng ion canxi để trung hòa. Nếu không có đủ canxi, canxi từ hệ xương khớp sẽ được sử dụng cho mục đích này. Do đó, hệ thống xương khớp sẽ nhanh chóng bị yếu đi, gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương,… Vì thế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý hàm lượng đạm động vật nạp vào cơ thể hằng ngày. Cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn,… vì chúng chứa hàm lượng đạm tương đối cao. Hơn nữa, các loại thịt đỏ này còn chứa nhiều purin. Đây cũng là một chất cần tránh đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý hàm lượng đạm động vật nạp vào cơ thể hằng ngày Thức ăn nhanh Phần lớn các loại thức ăn nhanh như: pizza, gà rán,… chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Chất này có thể thúc đẩy quá trình viêm, sưng ở khớp xương, gây đau nhức, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị. Hơn nữa, lạm dụng thức ăn nhanh còn có thể gây ra các bệnh về tim mạch, và tăng cân không kiểm soát. Vì thế, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tránh xa các loại thức ăn nhanh và điều chỉnh chế độ ăn sao cho khoa học, hợp lí. Đồ uống chứa cồn, chất kích thích Không chỉ khiến bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trầm trọng hơn, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… còn âm thầm phá hủy các chức năng khác của cơ thể. Từ đó sẽ dẫn đến xuất hiện các bệnh lý khác về dạ dày, gan, phổi,… Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm? Chườm nóng hoặc chườm lạnh Khi xuất hiện các cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể đặt miếng đệm nóng hoặc chiếc khăn đã ướp lạnh lên khu vực bị đau. Việc làm này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn nhanh chóng và giảm bớt đau nhức tạm thời. Biện pháp chườm nóng sẽ hỗ trợ giảm căng cơ, làm cho xương khớp và các mô mềm xung quanh khu vực đau được thư giãn. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn có tác dụng giãn mạch máu, làm tăng lượng máu đổ về cột sống. Điều này giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho vị trí tổn thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành. Mặt khác, biện pháp chườm lạnh lại có tác dụng gây tê và làm giảm nhiệt độ mô xung quanh, đẩy lùi cảm giác đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng. Ngồi làm việc đúng tư thế Ngồi làm việc đúng tư thế sẽ giúp giảm áp lực tác động lên các khớp xương, đồng thời cải thiện đường cong cột sống một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh lý một cách hiệu quả. Bệnh nhân cần lựa chọn bàn ghế có độ cao phù hợp, không bắt buộc người sử dụng phải rướn hay cong lưng quá mức. Ngoài ra, sau mỗi 1-2 giờ, bạn nên đứng lên thư giãn, tránh ngồi một vị trí quá lâu dẫn đến nhức mỏi. Không mang vác vật nặng Mang vác các vật nặng quá sức, sai tư thế sẽ gây ra áp lực lớn lên cột sống, khiến các chấn thương rất khó hồi phục. Vì thế, các bác sĩ thường không khuyến khích các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mang vác các vật nặng có trọng lượng lớn hơn 2kg. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên mang vác vật nặng (Ảnh minh họa) Không nằm nhiều Việc nằm một vị trí trong thời gian quá lâu sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt vốn có. Do đó, để cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, phù hợp, kết hợp với đi bộ hàng ngày. Tập các bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm Cột sống, lưng, xương chậu và cơ bụng là các nhóm cơ ít được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày. Việc tập các bài tập phù hợp cho các nhóm cơ này giúp hỗ trợ cột sống một cách đáng kể, giảm thiểu áp lực và tăng cường độ linh hoạt của xương khớp. Tuy nhiên, cần hỏi xin ý kiến của bác sĩ để chọn ra các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh, tránh làm trầm trọng hơn các chấn thương. ☛ Chi tiết: Bị thoát vị đĩa đệm NÊN TẬP gì? Khương Thảo Đan – Khắc phục nỗi lo thoát vị đĩa đệm Song song với việc xây dựng chế độ ăn uống, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng nên xem xét để sử dụng thêm Khương Thảo Đan – Một sản phẩm của INPC – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam. Viên xương khớp Khương Thảo Đan đã và đang được rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tin tưởng sử dụng. Bởi sản phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc làm chậm quá trình thoái hóa khớp – nguyên nhân bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm. Song song với đó, Khương Thảo Đan còn là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn khớp thoái hóa, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và vượt trội cho người bệnh. Khương Thảo Đan đáp ứng hoàn hảo tam giác khép kín: Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo sụn khớp Để đạt được những tác dụng vượt trội như vậy chính là nhờ thành phần của sản phẩm, cụ thể: Hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ cây Địa liền: có tác dụng giảm đau – chống viêm mạnh mẽ. Collagen type II không biến tính: Là collagen có mặt tại sụn khớp. Giúp điều hòa hệ miễn dịch, ngăn cản quá trình hủy hoại sụn khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp. Các thành phần từ bài thuốc Đông Y Độc Hoạt Ký Sinh Thang chữa đau xương khớp nổi tiếng. Các thành phần khác như: Hy thiêm, Thổ phục linh,… cũng là những chất có lợi cho hệ xương khớp. Không chỉ vậy, người bệnh có thể yên tâm sử dụng Khương Thảo Đan lâu dài, không lo ảnh hưởng tới đường tiêu hóa hay gan thận. Bởi thành phần của sản phẩm 100% từ dược liệu thiên nhiên, không chứa corticoid hay các chất giảm đau tân dược khác. Khương Thảo Đan được chứng minh không chứa Corticoid trong thành phần Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Tổng kết Tóm lại, bên cạnh việc sử dụng thuốc và tập luyện, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới ngày càng được cải thiện và sớm khỏi bệnh. Để được tư vấn thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo tại: https://acc.vn/benh-nhan-thoat-vi-dia-dem-nen-kieng-gi-de-day-nhanh-hieu-qua-dieu-tri/ https://medlatec.vn/tin-tuc/goc-tu-van-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi-va-kieng-gi-s68-n21973 https://www.backclinicsofcanada.ca/article/herniated-or-bulging-discs-get-healing-support-with-nutritional-supplements/ Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...