Thoát vị đĩa đệm

6 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến đi kèm với nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như đau nhức, tê bì, co cứng, giảm khả năng vận động… Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời các bạn tham khảo 6 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây. Mục lụcTìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệmƯu – nhược điểm của các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm6 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quảBài thuốc từ lá lốtBài thuốc từ cỏ xướcBài thuốc từ ngải cứuBài thuốc từ cây xương rồngBài thuốc từ đu đủ xanhBài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh ThangLưu ý khi dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệmKhương Thảo Đan – Kế thừa bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Tìm hiểu chung về thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng phần nhân bên trong thoát ra khỏi lớp vỏ bọc bên ngoài, vào ống sống thông qua những vết nứt hoặc vỡ. Bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng chủ yếu nhất là vùng cổ và lưng dưới. Khi đĩa đệm thoát vị di chuyển, chèn ép mạnh dây thần kinh, tủy sống, những cơn đau dai dẳng bắt đầu xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm thấy tê bì chân tay, co cứng, giảm khả năng vận động… Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, bệnh lý chuyển biến tồi tệ hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác các chi, rối loạn tiểu tiện, bại liệt… Thoát vị đĩa đệm xuất hiện do tuổi tác, chấn thương, mang vác nặng thường xương, hoạt động sai tư thế… Nền y học hiện đại không thể chữa trị hoàn toàn nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vì đây là căn bệnh bắt nguồn từ sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Các liệu pháp thường mang lại tác dụng: Giảm triệu chứng bệnh như: đau nhức, tê bì, vận động khó khăn… Hạn chế bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Ưu – nhược điểm của các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm Một số phương pháp thường dùng cho người thoát vị đĩa đệm: Sử dụng thuốc Tây y: thuốc giảm đau (Paracetamol, NSAID, Corticoid…), thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm (Glucosamine, ASU, Chondroitin…)… Áp dụng các bài thuốc cổ truyền từ lá lốt, cỏ xước, ngải cứu, bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang… Vật lý trị liệu: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sóng ngắn trị liệu, siêu âm trị liệu… Luyện tập thể thao. Phẫu thuật. Trong đó, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc từ thiên nhiên được nhiều người tin dùng vì mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: ☛ Hiệu quả cao: Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm không chỉ khắc phục các triệu chứng như đau nhức, tê bì… mà còn bồi bổ cơ thể, làm chậm diễn biến bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. ☛ Không tác dụng phụ: Các vị thuốc được sử dụng thường lành tính, không ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như thuốc Tây y, ví dụ: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Do đó, người bệnh có thể dùng trong thời gian dài, phù hợp điều trị bệnh mãn tính liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống… ☛ Nguyên liệu dễ kiếm: Bài thuốc thường chứa nhiều thành phần quen thuộc mà bạn có thể tìm thấy ngay trong căn bếp của mình như lá lốt, ngải cứu, đu đủ xanh… ☛ Giá thành thấp. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như: ☛ Các bài thuốc có tác dụng tương đối chậm. Người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. ☛ Tốn nhiều thời gian chuẩn bị. ☛ Người bệnh có thể mua phải dược liệu chứa nhiều chất hóa học hoặc kém chất lượng. ☛ Các bài thuốc chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ. 6 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả Bài thuốc từ lá lốt Theo y học phương Đông, lá lốt là dược liệu có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm tinh dầu đặc trưng. Đây là thành phần quen thuộc trong các bài thuốc cường gân, kiện cốt, chỉ thống (giảm đau nhức), trừ phong hàn. Đặc biệt, lá lốt chứa hàm lượng lớn flavonoid – một chất chống oxy hóa mạnh. Tác dụng chính là làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm diễn biến trầm trọng hơn. Lá lốt là dược liệu dễ kiếm với giá thành rẻ. Dưới đây là 2 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt: Nguyên liệu: Lá lốt: 30g. Cách tiến hành: 1. Cách 1: Đắp lá lốt: Bước 1: Ngâm lá lốt trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Bước 2: Giã nhuyễn lá lốt bằng cối. Bước 3: Đắp lá lốt đã giã nhuyễn lên vùng đau nhức trong khoảng thời gian 15 – 20 phút rồi gỡ ra. Bước 4: Massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút để tăng hiệu quả. 2. Cách 2: Uống nước lá lốt: Bước 1: Ngâm lá lốt trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Bước 2: Thái nhỏ lá lốt, cho vào ấm chứa 200ml nước rồi đun sôi. Bước 3: Bỏ bã và uống hết phần nước sắc sau bữa ăn tối. Lưu ý: Người bệnh nên áp dụng phương pháp 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc lá lốt không phù hợp với bệnh nhân nóng trong, táo bón, nhiệt miệng… Bài thuốc từ cỏ xước Đối với nền y học phương Đông, cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng, thường xuất hiện trong các bài thuốc giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, rễ cỏ xước chứa nhiều saponin, chủ yếu là acid oleanolic giúp tăng cường miễn dịch. Từ đó, những tổn thương do thoát vị đĩa đệm được làm lành nhanh chóng. Cỏ xước chứa nhiều saponin làm lành nhanh chóng những tổn thương khi bị thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cỏ xước: Nguyên liệu: Cỏ xước: 20g. Lá lốt: 16g. Đỗ trọng: 16g. Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, để ráo. Bước 2: Đem sắc với 6 chén nước cho đến khi còn 2 chén. Bước 3: Chia nước thuốc thành 2 phần và uống trong ngày. Bước 4: Thực hiện đều đặn mỗi ngày, chỉ sau 2 tuần các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đã giảm dần. Lưu ý: Bài thuốc từ cỏ xước không nên sử dụng cho người có vấn đề về dạ dày, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai… Bài thuốc từ ngải cứu Theo Đông y, ngải cứu là thảo dược có vị đắng hơi cay, tính ấm, mùi hăng. Đây là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc giảm mụn trứng cá, trị ho, suy nhược cơ thể, cảm cúm do lạnh, điều hòa kinh nguyệt… Ngoài ra, lá lốt còn chứa nhiều thành phần quý giá giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm tinh dầu, flavonoid, polyphenol. Trong đó, tinh dầu có khả năng giảm đau nhức, xoa dịu căng thẳng. Flavonoid và polyphenol đều là những chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các gốc tự do gây tổn hại xương khớp, khiến bệnh lý diễn biến chậm hơn. Ngải cứu là vị thuốc trị đau nhức và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Dưới đây là bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu: Nguyên liệu: Ngải cứu: 300g. Cách tiến hành: Bước 1: Ngâm ngải cứu trong nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Bước 2: Cho ngải cứu vào nồi với khoảng 1 lít nước, sau đó đun sôi trong 5 phút. Bước 3: Chắt nước ra bát, chia thành nhiều phần và uống trực tiếp. Lưu ý: Bài thuốc ngải cứu chống chỉ định cho người suy thận, bị bệnh tim, lao phổi, thiếu máu, phụ nữ có thai… Người bệnh không nên dùng quá 500g ngải cứu trong 1 lần sử dụng để tránh ngộ độc như: co giật, run tay chân, chóng mặt… Bài thuốc từ cây xương rồng Xương rồng chứa hàm lượng lớn vitamin bao gồm vitamin A, B6, C, K… giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và ngăn ngừa xương khớp thoái hóa. Đặc biệt, dược liệu còn chứa nhiều canxi tạo điều kiện cho cột sống trở nên chắc khỏe hơn. Do đó, bài thuốc từ cây xương rồng thường được sử dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Xương rồng chứa nhiều hoạt chất quý giá tốt cho xương khớp, đặc biệt là cột sống. Dưới đây là cách tiến hành bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng: Nguyên liệu: Xương rồng 3 cạnh: 3 nhánh. Cách tiến hành: Bước 1: Loại bỏ hết gai xương rồng, ngâm trong nước muối từ 15 – 20 phút, rửa lại bằng nước sạch. Bước 2: Thái nhỏ xương rồng, cho vào chảo rang nóng với muối hạt. Bước 3: Cho hỗn hợp vào khăn sạch, mỏng rồi đắp lên vị trí đau nhức. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này hàng ngày, trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc từ đu đủ xanh Đu đủ xanh là loại quả chứa nhiều vitamin C. Hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa ở xương khớp cũng như các cơ quan quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, dược liệu còn chứa hợp chất papain giúp giảm sưng, viêm, đau nhức và cải thiện tình trạng co cứng cơ. Do đó, bài thuốc từ đu đủ xanh thường được sử dụng cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vitamin C và papain có trong đu đủ xanh giúp khắc phục các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm một cách an toàn, hiệu quả. Dưới đây là cách tiến hành bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ đu đủ xanh: Nguyên liệu: Đu đủ xanh: 1 quả. Gừng tươi: 100g. Rượu: 150ml. Cách tiến hành: Bước 1: Đu đủ xanh rửa sạch, cắt đầu cuống khoảng 5cm (giữ lại để làm nắp đậy). Bước 2: Rửa sạch gừng tươi, giã nhuyễn, cho vào trong quả đu đủ xanh cùng với rượu rồi đậy kín lại bằng đầu cuống. Bước 3: Nướng chín đu đủ. Bước 4: Giã nát đu đủ, đặt trong miếng vải sạch, mỏng và chườm vào vị trí đau nhức. Bước 5: Thực hiện bài thuốc 1 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Độc Hoạt Ký Sinh Thang là phương thuốc cổ truyền từ xứ Thiên Kim, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống… Bài thuốc gồm 15 vị mang lại nhiều tác dụng khác nhau: Độc hoạt, tế tân: Tìm phong trừ bỏ chứng tý. Đỗ trọng, ngưu tất, tang ký sinh: Bổ ích can thận, cường cân tráng cốt. Xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa: Hòa doanh, dưỡng huyết theo thuyết “trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự kết”. Nhân sâm, phục linh, cam thảo: Ích khí phù tý. Quế tâm: Khư hàn chỉ thống ở thận kinh, huyết phận. Tần giao, phòng phong: Khư phong tà, hành cơ biểu, thắng thấp. Độc Hoạt Ký Sinh Thang chú trọng dưỡng can thận, bổ khí huyết, trừ phong thấp. Từ đó, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như đau nhức, tê bì dần được khắc phục. Nguyên liệu: Độc hoạt: 8g Phòng phong: 8g Ngưu tất: 8g Tang ký sinh: 12g Tần giao: 12g Đương quy 12g Bạch thược: 12g Sinh địa: 12g Đỗ trọng: 12g Phục linh: 12g Xuyên khung: 6g Tế tân: 4g Nhân sâm: 4g Nhục quế: 4g Cam thảo: 4g Cách tiến hành: Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc. Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Người bị thoát vị đĩa đệm cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm Khi áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau: ☛ Bài thuốc thiên nhiên thường có tác dụng chậm, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả rõ rệt. ☛ Lựa chọn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lượng, không lẫn tạp chất, chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản… ☛ Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như nổi mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng… người bệnh nên ngừng sử dụng các bài thuốc và đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất. ☛ Một số đối tượng bao gồm phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu… cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi áp dụng phương pháp này. ☛ Các bài thuốc thiên nhiên phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng như đau nhức dữ dội, da tím tái, mất cảm giác và khả năng vận động ở các chi… người bệnh nên đi gặp chuyên gia để được tư vấn tốt nhất. ☛ Luyện tập thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cột sống, ngăn ngừa thoái hóa, giảm co cứng cơ, dây chằng và cải thiện khả năng vận động. ☛ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bao gồm canxi, vitamin D, vitamin E, vitamin K, acid béo omega-3… từ các thực phẩm tự nhiên. Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối vì đây là nguyên nhân làm rối loạn quá trình hấp thu canxi của xương. Uống đủ nước trong ngày tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu dưỡng chất. Không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia… để tránh tình trạng loãng xương. Khương Thảo Đan – Kế thừa bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang Việc chuẩn bị và thực hiện các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường tốn nhiều thời gian và công sức. Người bệnh có thể sử dụng những thành phần chưa được làm sạch hoàn toàn, lẫn tạp chất hoặc kém chất lượng khiến quá trình điều trị không đạt được hiệu quả. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP. Thành phần trong Khương Thảo Đan chiết xuất hoàn toàn từ nhiên an toàn, lành tính, dùng được cho cả người bị bệnh dạ dày hoặc suy gan, thận. Các hoạt chất học tập từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang kết hợp thêm địa liền, thổ phục linh, hy thiêm và collagen type II không biến tính mang lại nhiều hiệu quả điều trị hơn cho người bị thoát vị đĩa đệm như: ☛ KGA1 chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, kháng viêm vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y phổ biến cho người bị bệnh xương khớp như Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan… ☛ Collagen type II không biến tính có khả năng phục hồi, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp tổn thương nhanh chóng. Khương Thảo Đan giúp người bệnh tiết kiệm thời gian trong suốt quá trình điều trị, phù hợp cho các đối tượng: Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay… Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại địa chỉ gần nhất, bạn vui lòng xem tại đây. Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. TS Đỗ Tất Lợi https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Herniated-Disc Chia sẻ

Thoát vị đĩa đệm và những điều bạn cần biết

Thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến và đang là vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm vì chúng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, tê bì tay chân, hạn chế vận động, thậm chí là teo cơ. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Thoát vị đĩa đệm là gì?2. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm4. Các triệu chứng khi mắc thoát vị đĩa đệm4.1. Triệu chứng chung4.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng4.3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ5. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?6. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm7. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm7.1. Điều trị bằng thuốc7.2. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm7.3. Biện pháp khắc phục tại nhà7.4. Can thiệp phẫu thuật7.5. Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan8. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là gì? Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm 2 phần là nhân nhầy bên trong và bao xơ bọc bên ngoài. Chúng có chức năng co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát hay va chạm vào nhau. Ngoài ra còn giảm áp lực, chấn động lên cột sống khi cơ thể thực hiện các sinh hoạt hàng này. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương làm vòng xơ mòn rách, nhân nhầy thoát ra chèn ép lên các dây thần kinh Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống, tạo nên những cơn đau nhức, khó chịu. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm: Thoát vị đĩa đệm cổ Thoát vị đĩa đệm cổ ngực Thoát vị đĩa đệm ngực Thoát vị đĩa đệm lưng ngực Thoát vị đĩa đệm thắt lưng Trong các loại thoát vị đĩa đệm, thường gặp thì biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một loại thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất (Ảnh minh họa) Tại Việt Nam, căn bệnh này khá phổ biến, trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải thoát vị đĩa đệm bao gồm: Người cao tuổi. Người mắc các bệnh lý về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống… Người làm việc nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác đồ vật lên cột sống. Người phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài như: nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, thợ may, giáo viên,… Người thừa cân béo phì. Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm, không đáng có. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng bao xơ chưa bị rách, nhân nhầy cũng chưa bị thoát ra ngoài. Người bệnh lúc này thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng tê tay, chân hay các cơn đau không rõ ràng. Điều này rất khó để phát hiện, dễ gây nhầm lẫn với những cơn đau thông thường. Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm: Vòng xơ đã bị suy yếu, bị rách một phần, tuy nhiên nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ, không bị thoát ra ngoài nhưng chúng lại tạo thành ổ lồi khu trú khiến đĩa đệm phình to. Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau cục bộ ở vị trí xảy ra thoát vị, một số bệnh nhân còn xuất hiện chèn ép thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội. Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm thực thụ: Bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài và chèn ép vào thần kinh làm cho các triệu chứng trở nên rõ ràng như đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động. Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Khi khối thoát vị lớn, phần nhân nhầy thoát ra lâu ngày sẽ tách rời khỏi đĩa đệm. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, ngoài gặp phải những cơn đau đớn dữ dội với tần suất liên tục, người bệnh còn có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt, mất kiểm soát chức năng đi tiểu, đại tiện. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm có thể dễ dàng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, đĩa đệm cùng xương khớp càng bị thoái hóa, suy giảm chức năng. Điều này khiến lớp bao xơ bên ngoài dễ dàng bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Hoạt động sai tư thế: Hoạt động sai tư thế là điều không thể tránh khỏi trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Điều này gây áp lực làm tăng nguy cơ cong vẹo cột sống, vị trí của đĩa đệm bị lệch khiến cấu trúc bao xơ dễ bị phá vỡ, từ đó dần hình thành nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Sai tư thế trong khuân vác đồ vật là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm (Ảnh minh họa) Chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn thể thao hay tai nạn lao động đều là những nguyên nhân gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị. Thừa cân, béo phì: Cột sống có tác dụng nâng đỡ phần thân trên của cơ thể. Do đó nếu trọng lượng cơ thể của bạn vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường. Đồng nghĩa với điều đó là xương, cơ cùng các đĩa đệm bị chèn ép dẫn đến rách bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài. Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa thường ít đàn hồi hơn, dễ dẫn đến rách hoặc nứt đĩa đệm. Yếu tố di truyền: Những người có thành viên trong gia đình từng mắc thoát vị đã đệm thì nguy cơ bản thân mắc căn bệnh này cũng cao hơn so với người bình thường. Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị. Các triệu chứng khi mắc thoát vị đĩa đệm Triệu chứng chung Thông thường, ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm không biểu hiện rõ ràng. Điều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Bạn chỉ phát hiện ra mình mắc thoát vị đĩa đệm khi thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh đã tiến triển nặng với những dấu hiệu cụ thể như: – Đau nhức vùng bị thoát vị: Người bệnh cảm thấy những cơn đau đột ngột xảy ra ở vị trí xảy ra thoát vị. Tính chất cơn đau có thể chuyển từ âm ỉ sang dữ dội, thông thường chúng sẽ có xu hướng đau tăng lên khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi. – Tê bì tay chân: Triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh, làm ảnh hưởng đến sự cảm nhận của tay chân dẫn đến tê bì. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn bị rối loạn cảm giác, gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hay phản xạ chậm. – Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này xuất hiện do dây thần kinh của cơ bị chèn ép do thoát vị. Lúc này người bệnh bị hạn chế vận động nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, di chuyển. Lâu dầu các cơ sẽ bị teo, thậm chí là liệt. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Ngoài các triệu chứng chúng chung kể trên, thì thoát vị đĩa đệm cũng sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát. Trong đó phải kể đến là thoát bị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Cụ thể: Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Đau đột ngột ở cột sống lưng, khởi phát sau gắng sức lao động hoặc sau một chấn thương cột sống nặng. Cơn đau âm ỉ lan rộng từ vùng hông ngang thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân, bàn chân. Người bệnh đau khi ưỡn lưng hoặc cúi thấp lưng. Cơn đau tăng dần khi người bệnh ngồi lâu, nằm nghiêng, thậm chí là ho hoặc hắt hơn và có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tê bì chân, đặc biệt là ngón chân cái khó gấp – duỗi. Cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông. ☛ Chi tiết: Nhận biết triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng Đau thắt lưng là một trong những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Đau đột ngột và co cứng cổ, sau đó lan sang gáy và hai bên bả vai. Nhức mỏi dọc gáy. Đau tăng hơn khi người bệnh thực hiện cúi,  ngửa, xoay cổ, ngoái cổ hoặc giữ nguyên cổ ở một tư thế trong thời gian dài. Đau nhức, tê bì tay, thậm chí là suy nhược cơ cơ bắp, khó khăn trong hoạt động cầm nắm của tay. Một số trường hợp khác, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Thực chất, thoát vị đĩa đệm ở những giai đoạn đầu ( giai đoạn 1,2) có thể chỉ gây ra những cơn đau nhức điển hình, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều bất lợi cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường như liệt, tàn phế. Khi nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài do bao xơ bị rách, nó sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Điều này gây tổn thương đến các cơ quan nối liền với dây thần kinh đó. Cụ thể: Nếu tổn thương các dây thần kinh cánh tay thì bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi gấp, duỗi hoặc thực hiện các hoạt cầm nắm, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu tổn thương thần kinh vùng thắt lưng thì bệnh nhân không thể nhấc được gót chân hay mũi chân, đôi lúc cảm thấy tê bì, mất cảm giác ở chân hay đại tiểu tiện không tự chủ. Lâu dần sẽ dẫn đến teo chi mất khả năng đi lại. Nếu đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Với những tác hại mà nó gây ra, thoát vị đĩa đệm được coi là căn bệnh rất nguy hiểm Như vậy, thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể chủ quan, tốt nhất người bệnh cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. ☛ Đọc thêm: Phục hồi khớp Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh xác định chính xác được vị trí tổn thương, giai đoạn thoát vị, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hợp lý. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ cần khám sức khỏe tổng quát và xem xét tiền sử bệnh, chấn thương có liên quan để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp bác sĩ cần chẩn đoán chi tiết hơn về bệnh, cụ thể là xác định dây thần kinh bị ảnh hưởng, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác, bao gồm: Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp X-quang cột sống và thắt lưng sẽ giúp bác sĩ phát hiện những vết nứt, gãy trên cột sống hay tình trạng mất đường cong sinh lý hoặc xẹp đĩa đệm. Chụp MRI: Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác được vị trí tổn thương, tình trạng thoát vị đĩa đệm cụ thể là sang hai bên, ra sau hay ra trước, thoát vị một vị trí hay nhiều vị trí. Chụp cắt lớp: Thông qua hình ảnh CT, bác sĩ có thể kiểm tra kỹ hơn về những bất thường ở cột sống và những cấu trúc xung quanh. Điện cơ: Phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Điều này giúp phát hiện ra sự chèn ép và những tổn thương ở rễ thần kinh. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Khi thực hiện nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, các điện cực sẽ được đặt trên da (khu vực bị thoát vị) để kiểm tra hoạt động, chức năng của dây thần kinh và các cơ. Chẩn đoán giúp người bệnh sớm phát hiện được bệnh, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hợp lý (Ảnh minh họa) Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm Có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp điều trị thoát vị đĩa đệm như: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, can thiệp ngoại khoa,…. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như thế nào mà bác sĩ sẽ xem xét và áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị thích hợp. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng gồm: Điều trị bằng thuốc Điều trị bằng thuốc là phương pháp thường được sử dụng trong hầu hết các bệnh về xương khớp. Thông thường sau khi chẩn đoán có kết quả, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc để khắc phục triệu chứng của người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Trong đó, thuốc phổ biến dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm: Thuốc giảm đau – kháng viêm: Meloxicam, paracetamol, diclofenac… Thuốc chống động kinh. Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm… Thuốc giãn cơ thường được sử dụng cho những trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Lưu ý: Những loại thuốc này nếu lạm dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn là chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, nguy hiểm hơn có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận, loãng xương… do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. ☛ Chi tiết: Phục hồi khớp Thuốc trị thoát vị đĩa đệm giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh (Ảnh minh họa) Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp phổ biến thường được người bệnh lựa chọn và bác sĩ khuyên dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm. Áp dụng vật lý trị liệu có thể giúp khắc phục những cơn đau, cũng như hạn chế được sự chèn ép các dây thần kinh do sai tư thế trong lao động, sinh hoạt mà không gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Người bệnh có thế tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng bao gồm: Kéo nắn xương khớp Châm cứu Mát-xa Yoga Khuyến cáo người bệnh không tự ý thực hiện, tránh việc thực hiện sai cách, khiến những tổn thương cột sống trở nên trầm trọng hơn. Biện pháp khắc phục tại nhà Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp tự khắc phục tại nhà nhằm duy trì hiệu quả điều trị đồng thời phòng ngừa những cơn đau tái phát và tiến triển nặng hơn. Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Biện pháp này có tác dụng giảm nhanh các cơn đau một cách hiệu quả. Trong đó, chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng đau và viêm, sau đó chườm nóng sẽ giúp cơ được thư giãn, từ đó khiến cho cơn đau dần dịu lại. Chườm lạnh giúp làm dịu nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên (Ảnh minh họa) Nghỉ ngơi hợp lý: Khi các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, điều tốt nhất người bệnh nên làm là nằm nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Điều này giúp cơ và xương khớp được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Sau đó có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh hay nằm nghỉ quá lâu sẽ làm tăng mức độ cơn đau và gây cứng khớp. Thực hiện chuyển động chậm: Để tránh tổn thương và khiến cơn đau tái phát, người bệnh cần duy trì thói quen chuyển động chậm, nhất khi đứng dậy và cúi người. ➤ Đọc thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà Can thiệp phẫu thuật Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ được bác sĩ chỉ định khi: Điều trị nội khoa 6-8 tuần mà không mang lại hiệu quả Bệnh nhân gặp những cơn đau đột ngột tiến triển, đau dữ dội dù đã sử dụng các phương pháp điều trị khác Bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các biến chứng. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở, mổ nội soi, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain… Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm do có thể để lại rủi ro sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng Dị ứng với men tiêu nhân nhầy Liệt dây thần kinh Do đó, phẫu thuật là một phương pháp điều trị khó, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng cao và chi phí cũng vô cùng đắt đỏ. ➤ Tìm hiểu: Mổ thoát vị đĩa đệm – Những vấn đề cần lưu ý Sử dụng viên uống Khương Thảo Đan Song song với các phương pháp điều trị trên, sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan của IPNC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cũng là một giải pháp được bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bởi sản phẩm có tác dụng làm giảm cơn đau hiệu quả, đồng thời hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa – một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm. Khương Thảo Đan được kế thừa từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang – bài thuốc nổi tiếng trong y học phương Đông, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị xương khớp. Nhưng không chỉ vậy, để đem lại hiệu quả vượt trội so với công thức ban đầu, Khương Thảo Đan còn được các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cải tiến công thức bằng cách gia giảm thêm: Hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ củ địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. (Hoạt chất đã được tiến hành nghiên cứu trong 6 năm bởi PGS. TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và có đầy đủ báo cáo chứng minh) Collagen type II không biến tính giúp tái tạo, tăng độ dẻo dai, chắc khỏe cho sụn khớp. Ngoài ra, hoạt chất này còn hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố gây hại lên mô sụn, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, trong đó bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Với chiết xuất từ tự nhiên 100%, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo về các vấn đề tác dụng phụ. Đặc biệt, những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, gan, thận đều vẫn có thể sử dụng được sản phẩm này. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm Mặc dù điều trị khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này và ngăn ngừa bệnh tái phát với một lối sống lành mạnh, kết hợp giữa ăn uống khoa học, luyện tập thường xuyên và thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe. Cụ thể: Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như: thực phẩm giàu canxi, axit béo omega-3, các loiaj vitamin, chất khoáng và chất xơ. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều giàu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường và các chất phụ gia. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập tốt cho xương khớp như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,… Không mang vác vật nặng, cồng kềnh. Lưu ý tư thế đúng khi ngồi làm việc và học tập. Nếu công việc yêu cầu phải đứng nhiều thì bạn nên hạn chế đi giày cao gót. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Duy trì thói quen tập yoga giúp tăng sức khỏe xương khớp và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm Tổng kết Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp thường gặp trong xã hội hiện nay. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: thoái hóa tự nhiên, chấn thương, hoạt động sai tư thế,… Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh và có thể tiến triển nặng gây ra các biến chứng như teo cơ, yếu liệt. Do đó, bệnh nhân bị thoát vị cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng đáng tiếc không đáng có. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156. Chia sẻ

Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Tỉ lệ người dân Việt Nam mắc thoát vị đĩa đệm hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và tăng cao. Bệnh gây ra suy giảm sức khỏe và nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Hiện nay, nhiều người băn khoăn rằng thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không và phương pháp điều trị bệnh ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết tới bạn đọc. Mục lụcTriệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm có chữa khỏi hoàn toàn được không?Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?Khả năng phục hồi ở từng giai đoạn của bệnhBiến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệmPhương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệmCác biện pháp không dùng thuốcĐiều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây yĐiều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông yPhẫu thuậtBiện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệmKhương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm Đĩa đệm nằm là phần nằm giữa các đốt xương sống, có chức năng làm trơn khớp, giúp các cử động của xương sống dễ dàng hơn. Khi phần nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch ra khỏi bao xơ sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra theo 4 giai đoạn với các triệu chứng như sau: Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trong từng giai đoạn Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm: Bao xơ đĩa đệm vẫn nguyên vẹn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy đã bị biến dạng, không còn gói gọn trong bao xơ nữa. Khi đó, đĩa đệm bị phình ra để tạo diện tích cho nhân nhầy, làm suy giảm chức năng của đĩa đệm. Người bệnh sẽ cảm thấy xương cốt không còn dẻo dai như trước, đồng thời xuất hiện các cơn đau không thường xuyên từ nhẹ tới nặng. Đĩa đệm phình to còn có thể chèn ép vào các rễ thần kinh, làm đau dây thần kinh. Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm: Bao xơ đã bị tổn thương, nứt tạo thành những ổ lồi khu trú cho nhân nhầy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng cục bộ, thậm chí có những cơn đau dữ dội. Cơn đau thường có xu hướng xuất hiện ở vùng lưng dưới và lan tỏa xuống hai chân. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện thói quen nằm nghiêng để hạn chế các cơn đau. Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm thực thụ: Đây là giai đoạn mà bao xơ đĩa đệm đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép vào các tế bào hoặc các dây thần kinh lân cận. Biểu hiện của giai đoạn này là các cơn đau dữ dội với tần suất ngày một nhiều hơn, kèm theo đó là các triệu chứng tê bì, mệt mỏi, vận động khó khăn rõ rệt. Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Ở giai đoạn này, nhân nhầy bị lệch ra và tách rời khỏi đĩa đệm. Hậu quả là sau một thời gian bệnh nhân bị teo cơ chân, mất khả năng đi lại, rối loạn các cơ co thắt dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, hiện tượng đau nhức dữ dội vẫn diễn ra. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4 sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì càng ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Người bệnh nên tìm kiếm, thực hiện các biện pháp điều trị ngay từ khi mới mắc bệnh để tránh những ảnh hưởng đến khả năng chữa khỏi và thời gian hồi phục sau bệnh. Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi hoàn toàn được không? Hiện nay, có một số thông tin cho rằng bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác, dẫn đến nhiều sự hiểu nhầm của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm là một bệnh mạn tính về xương khớp, vì vậy dù ở giai đoạn sớm hay muộn cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay đều hướng đến mục tiêu làm giảm đau cho người bệnh, phục hồi chức năng của đĩa đệm và cột sống, từ đó giúp người bệnh có thể vận động, sinh hoạt bình thường. Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn Khả năng phục hồi ở từng giai đoạn của bệnh Ở các giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau để đem lại hiệu quả tối ưu. Tất nhiên, cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, phát hiện càng sớm thì càng dễ dàng hơn trong công tác điều trị bệnh: Ở giai đoạn 1, 2: Đây là giai đoạn bao xơ đĩa đệm của bệnh nhân chưa bị rách hoàn toàn. Nếu áp dụng các phương pháp điều trị, can thiệp sớm có thể đem lại xác suất bình phục cho người bệnh cao. Trên thực tế, hơn 95% người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần phải thực hiện phẫu thuật. Ở giai đoạn 3, 4: Khi đã ở giai đoạn muộn hơn thì việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Đĩa đệm đã nứt rách hoàn toàn, nhân nhầy thậm chí thoát ra ngoài làm bệnh tình trở nặng. Các liệu pháp điều trị sẽ dần trở nên vô nghĩa nếu bệnh nặng thêm bởi triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều, rõ rệt và nguy cơ biến chứng cũng tăng lên. Trong nhiều trường hợp xấu, người bệnh có thể phải phẫu thuật, khả năng có di chứng hậu phẫu là điều khó tránh khỏi. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến âm thầm theo thời gian. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên bạn vẫn phải cần được thăm khám và điều trị để tránh gặp nhiều biến chứng nặng nề của bệnh như: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, người bệnh sau một thời gian dài không được điều trị có thể sẽ bị tê liệt, dẫn đến mất khả năng vận động và mất cảm giác. Làm rối loạn hoạt động của các cơ co thắt, có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột và hệ tiết niệu như: bí tiểu, mất kiểm soát lượng nước tiểu, tiểu không tự chủ… Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào các dây thần kinh cũng gây ra tình trạng tuần hoàn bị tắc nghẽn, hậu quả là dẫn đến teo cơ, thậm chí là tàn phế. Bởi vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là điều thiết yếu. Việc này giúp phát hiện bệnh vào giai đoạn sớm, đem lại hiệu quả chữa trị cao hơn. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm Khi có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, hãy đi khám ngay để nắm rõ giai đoạn tiến triển của bệnh và điều trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hay được sử dụng là: Các biện pháp không dùng thuốc Đây là các biện pháp dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ, cũng như muốn giảm các triệu chứng đau, khó chịu của bệnh. Các biện pháp này khá đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, việc thực hiện thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng thoát vị của bạn. Massage là biện pháp giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm hiệu quả Liệu pháp nhiệt (chườm nóng, lạnh): biện pháp chườm nóng với nhiệt độ cao lại hỗ trợ làm giãn mạch, tăng cường máu lưu thông, trong khi đó chườm lạnh giúp giảm cơn đau, giảm triệu chứng viêm gây ra do thoát vị đĩa đệm. Kết hợp cả 2 biện pháp chườm nóng và chườm lạnh sẽ đem lại hiệu quả giảm đau hiệu quả nhất. Xoa bóp: giúp các cơ và xương được thư giãn, nhất là ở những nơi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép, từ đó làm giảm bớt gánh nặng của cột sống. Xoa bóp cũng góp phần giảm thiểu các cơn đau nhanh chóng. Massage: giúp giảm nhẹ mức độ các cơn đau do thoát vị, đồng thời tăng cường độ dẻo dai, bền bỉ của cơ và xương khớp. Cách làm này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề, kinh nghiệm cao mới có thể đem lại công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y Việc sử dụng các thuốc Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm thường đem lại kết quả giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Do vậy, nhiều người chọn thuốc không kê đơn để hỗ trợ chữa trị bệnh. Các dược phẩm được sử dụng đem lại công dụng giảm đau, ức chế quá trình viêm hiệu quả. Một số thuốc hay được sử dụng là: Paracetamol, Aspirin, Naproxen, Ibuprofen… Các thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm giúp ức chế quá trình viêm hiệu quả Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau này được khuyến cáo không dùng quá 10 ngày do không có công dụng điều trị nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm, cũng như dễ khiến cơ thể phụ thuộc vào các loại thuốc này. Bên cạnh đó, sử dụng quá lâu các dược phẩm trên cũng tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ ở dạ dày, gan và thận. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y Một số bài thuốc Đông y cổ truyền cũng được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Những bài thuốc này đã được sử dụng từ xa xưa trong việc chữa xương khớp, cho đến ngày nay vẫn được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Do đó, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng Đông y vì các vị thuốc có thành phần từ thảo dược tự nhiên, đem lại an toàn khi sử dụng, ít để lại tác dụng phụ nặng nề. Các bài thuốc Đông y cũng giúp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm Các phương thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng theo nhiều cách như: Chườm nóng tại chỗ bằng ngải cứu, lá lốt, chìa vôi, xương rồng… Sắc thuốc uống từ các nguyên liệu như lá lốt, gạo lứt… Phẫu thuật Trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở các vị trí nhạy cảm như vùng yên ngựa, tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt sau 6 – 12 tuần điều trị hoặc bệnh có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh, có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ xem xét người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật hay không. Thực hiện phẫu thuật sẽ đảm bảo được chức năng cơ, xương khớp, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây liệt chi, teo cơ và các biến chứng nguy hiểm khác. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm Từ những thông tin trên, chúng ta đã thấy được sự nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm. Do vậy, ngay từ bây giờ, hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lưu ý để mọi người thực hiện như sau: Ăn uống lành mạnh, điều độ: hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, canxi, sắt… cho cơ thể. Uống nước đầy đủ (trung bình 2l/ ngày), không sử dụng đồ uống chứa cồn hay chất kích thích. Tư thế: không ngồi quá lâu vì khi ngồi áp lực lên cột sống là rất lớn. Không nên ngồi vẹo hay còng lưng, không ngồi một chỗ quá 50 phút. Lối sống sinh hoạt: Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng độ dẻo dai cho gân cốt. Thực hiện chế độ ngủ nghỉ đúng và đủ giấc. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân kịp thời. Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả Bên cạnh các phương pháp chữa trị trên, các bạn có thể lựa chọn Khương Thảo Đan để giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, làm giảm các cơn đau nhức cũng như các biểu hiện nghiêm trọng khác của bệnh. Khương Thảo Đan được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả Khương Thảo Đan có thành phần từ KGA1 (chiết xuất của cây Địa liền), collagen type II, độc hoạt, tang ký sinh… Đây là những thành phần có tác dụng tốt với xương khớp: KGA1: hỗ trợ giảm đau, ức chế quá trình viêm Collagen type II: không biến tính, kích thích hồi phục và tái tạo sụn. KGA1 được đánh giá là có tác dụng tốt hơn rất nhiều so với cao dược liệu thô. Theo PGS.TS. Lê Minh Hà thì hoạt chất này làm giảm cường độ đau rõ rệt và duy trì ở ngưỡng 76%. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra hiệu quả của KGA1 đem lại chỉ sau 1 giờ sử dụng. Vì vậy, Khương Thảo Đan đem lại sự hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Sản phẩm có công dụng giúp giảm đau nhức xương khớp, ức chế quá trình lão hóa, kháng viêm đồng thời kích thích hồi phục mô sụn tại các khớp. Khương Thảo Đan là sản phẩm hiếm hoi có công dụng đáp ứng tiêu chí vàng (tam giác khép kín) trong điều trị xương khớp. Ngoài ra, sản phẩm đã được chứng minh là không có tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả người có tiền sử dạ dày. Khương Thảo Đan đã và đang là lựa chọn đáng tin cậy cho điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mà bạn nên cân nhắc. Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm và quá trình điều trị bệnh. Cảm ơn bạn đã xem bài đọc! Tham khảo: https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Herniated-Disc https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/lumbar-herniated-disc https://thanhnien.vn/suc-khoe/song-vui-khoe/benh-thoat-vi-dia-dem-co-chua-khoi-duoc-khong-1386033.html Chia sẻ

Tổng hợp 10 bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm lưng

Thoát vị đĩa đệm ở lưng làm người bệnh đau đớn và vận động khó khăn. Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị thì tập luyện cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hữu hiệu. Thực hiện các bài tập thường xuyên và đúng cách sẽ đẩy lùi những cơn đau, giảm tê bì, giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau. Mục lụcDấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở lưngTác dụng của tập luyện với thoát vị đĩa đệm lưngCác bài tập chữa thoát vị đĩa đệm ở lưngBài tập thể dục giúp chữa thoát vị đĩa đệmBài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệmBài tập dành cho người thoát vị L4 – L5 riêng biệtCó thể bạn nên xemNhững lưu ý khi thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưngKhương Thảo Đan – giải pháp hiệu quả cho người mắc thoát vị đĩa đệm lưng Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở lưng Thoát vị đĩa đệm ở lưng có thể xảy ra ở độ tuổi từ 20 – 55 tuổi. Khi đĩa đệm bị thoát vị, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau: Một số dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm lưng Đau nhức vùng cột sống thắt lưng, có thể đau tại chỗ hoặc lan ra vùng xung quanh. Cảm giác đau âm ỉ, châm chích, cơn đau dữ dội hơn khi nghiêng hoặc cúi người. Mất cảm giác ở da, tê bì chân tay. Chân kém hoạt động, do đó vận động không còn linh hoạt, dẫn đến teo cơ. Rối loạn chức năng bài tiết: tiểu són hoặc bí tiểu. Nếu phát hiện bệnh quá muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể không khỏi hoàn toàn. Vì vậy, việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy tiến hành khám sức khỏe toàn thân. Hỏi thăm sức khỏe của bạn ngay lập tức. ☛ Tham khảo thêm tại: ##5949_## Tác dụng của tập luyện với thoát vị đĩa đệm lưng Theo thống kê cho thấy, những bệnh nhân thường xuyên tập luyện có tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn nhiều so với những người không thực hiện. Vì vậy, việc tập luyện đem lại nhiều lợi ích với bệnh nhân. Khi bạn tập luyện thường xuyên, các bài tập sẽ mang lại nhiều tác dụng như: Làm giãn xương cốt, nhất là xương cột sống, giúp ngăn ngừa hiện tượng co cứng các khớp xương, gây cản trở vận động. Kích thích dòng máu lưu thông, nhất là ở các vị trí tắc nghẽn mạch do đĩa đệm thoát vị chèn ép. Nhờ đó, giúp tăng cường oxy tới các mô, làm quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Giúp giảm nhẹ mức độ của cơn đau, hạn chế các cơn đau âm ỉ kéo dài. Hạn chế hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, do đó cải thiện chức năng dẫn truyền của các dây thần kinh, tình trạng mất cảm giác, tê bì được cải thiện đáng kể. Nâng cao khả năng vận chuyển và bổ sung canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe, đồng thời ức chế quá trình lão hóa, làm giòn xương. Béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm do tạo áp lực lên xương cột sống. Việc tập luyện thường xuyên vừa giúp xương cốt trở nên dẻo dai, linh hoạt, vừa giúp bạn giữ được mức cân nặng hợp lý. Giảm gánh nặng cho thắt lưng, giúp hồi phục chức năng đi lại, vận động của người bệnh. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm ở lưng Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng những người bị thoát vị đĩa đệm nên kiên trì thực hiện các bài tập thể dục, yoga…. Việc thực hiện mỗi ngày trong và sau quá trình điều trị không chỉ nâng cao thể lực mà còn kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm ở lưng mà bạn có thể thực hiện được ngay tại nhà. Bài tập thể dục giúp chữa thoát vị đĩa đệm Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, đó là điều mà ai cũng biết. Thêm nữa, tập thể dục còn giảm thiểu tối đa các vấn đề về xương khớp và áp dụng được cho mọi lứa tuổi. Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở lưng khi tập thể dục sẽ giảm áp lực cho lưng, làm các khớp xương trơn tru hơn. Các bài tập thể dục hay được sử dụng nhất là: gập bụng một phần, ôm tay bó gối, gập lưng và đạp xe trên không. Gập bụng một phần Gập bụng một phần là một bài tập quen thuộc giúp người tập tăng sức mạnh ở vùng bụng, đùi và cổ tay. Ngoài ra, với bệnh thoát vị đĩa đệm lưng, bài tập này còn giúp làm các khớp xương vận động mềm mại, linh hoạt hơn, loại bỏ cảm giác đau nhức, tê bì, châm chích ở vùng lưng và chân. Động tác gập bụng một phần giúp luyện tập cơ bụng cũng như chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả Cách thực hành: Người bệnh nằm ngửa thoải mái trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Chống hai bàn chân xuống đất, co gối tạo góc 45 độ giữa chân và sàn nhà. Hai tay đồng thời vòng ra để sau gáy. Nâng đưa đầu, cằm và vai về phía trước, không nhấc hoàn toàn lưng khỏi mặt sàn. Hạ vai và đầu xuống mặt sàn sau đó tiếp tục nâng lên như bước trên. Thực hiện 20 – 30 cái mỗi ngày để thấy hiệu quả. Lưu ý: Khi lên bụng không dùng lực của tay kéo đầu lên, chỉ dùng cơ bụng để kéo. Tránh gắng sức, gồng bụng quá mức để nâng đầu lên. Ôm tay bó gối Bài tập này giúp làm thư giãn vùng xương sống và các cơ vùng lưng. Bên cạnh đó, bài tập còn giúp kích thích tuần hoàn lưu thông, tăng cường máu đến các mô mềm thương tổn ở lưng, hạn chế được những cơn đau âm dữ dội ở thắt lưng Tập luyện chữa thoát vị đĩa đệm lưng với tư thế ôm tay bó gối Cách thực hiện: Người bệnh nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, tay để thoải mái. Co hai gối hướng về phía ngực, nhấc chân lên cao. Hai tay ôm lấy đầu gối, nâng cao hông trong khi lưng và cổ vẫn áp sát xuống nền nhà. Giữ trong 30 – 45 giây, thả từ từ về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 3 – 5 lần. Lưu ý: Không nâng cả lưng lên khỏi mặt sàn. Không tập luyện quá gắng sức, có thể nghỉ ngơi khoảng 5 giây sau các lần tập. Nên tăng số lần tập trong những ngày tập tiếp theo. Đạp xe trên không Đạp xe trên không là bài tập vừa giúp giảm mỡ vùng bụng rất hiệu quả, vừa làm thư giãn các đốt sống lưng, nhất là các đốt sống vùng bị thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn kiên trì tập luyện bài tập này sẽ còn làm tăng sức mạnh cho cơ bụng và đùi, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh như tê, châm chích, bí tiểu… Bài tập xe đạp trên không vừa giảm mỡ bụng, vừa giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm ngửa trên mặt đất, hai tay thả lỏng thoải mái. Từ từ gập gối và đạp theo hình vòng tròn trên không (tương tự như khi đạp xe đạp) Thực hiện hàng ngày cùng các bài tập thể dục khác để thấy hiệu quả. Lưu ý: Không nên dừng khi chưa cảm thấy mỏi chân vì nghỉ sớm sẽ không đem lại hiệu quả cao. Gập lưng Bài tập gập lưng giúp tạo sức căng cho phần đĩa đệm ở xương sống, góp phần tăng tuần hoàn đưa máu đến các tế bào bị tổn thương, từ đó làm giảm hiện tượng đau lưng cho người bệnh. Cách thực hành: Nằm ngửa thoải mái trên sàn trong tư thế chuẩn bị. Hai tay đan ra sau gáy rồi từ từ gập lưng tạo góc 90 độ so với mặt sàn. Giữ nguyên trong 2 – 3 giây rồi hạ về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 15 – 20 lần. Lưu ý: Tập luyện từ từ, tránh tập nhanh và mạnh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cột sống. Tăng cường mức độ tập theo thời gian, mệt quá có thể nghỉ ngơi. Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm Yoga được biết đến là bộ môn làm gia tăng độ mềm mại, dẻo dai cho cơ thể. Khác với tập thể dục, yoga không đòi hỏi người bệnh phải vận động quá mạnh mà yêu cầu sự nhịp nhàng. Tập các bài tập yoga dưới đây không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm lưng rất hiệu quả. Tư thế bắc cầu Đây là tư thế khá phổ biến trong yoga, giúp tăng sự linh hoạt cho cột sống. Mục đích của bài tập này là kéo dãn dây chằng, từ đó làm giảm đau hữu hiệu, hạn chế việc đĩa đệm chệch ra xương sống nhiều hơn. Tư thế bắc cầu là tư thế khá phổ biến với những người thường xuyên luyện tập yoga Cách thực hiện: Nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi thẳng úp xuống mặt sàn. Chống chân xuống sàn, hai tay từ từ đẩy tối đa thân người lên trên, hai chân đỡ hai mông, vuông góc mặt sàn. Giữ tư thế thân người cong như cây cầu trong khoảng 20 giây thì thả dần dần về tư thế ban đầu. Lưu ý: Không áp dụng cho người chấn thương cổ hoặc vai. Trong tư thế bắc cầu phần vai và hai bàn chân làm trụ nâng đỡ cơ thể nên có áp lực khá lớn. Không giữ thân người trên cao quá lâu làm trở về tư thế ban đầu khó khăn. Tư thế rắn hổ mang Là tư thế đưa thân mình nằm sấp nhưng vẫn ngẩng cao đầu như con rắn hổ mang. Tư thế này giúp làm giãn cơ và xương cột sống, kích thích lưu thông máu, giảm chèn ép mạch máu, do đó giúp hạn chế tối đa áp lực lên cột sống. Tư thế rắn hổ mang giúp điều hòa xương cốt, giảm cơn đau nhức do thoát vị Cách thực hiện: Người nằm sấp xuống sàn, hai tay úp xuống mặt sàn, để ngang hông. Dùng tay từ từ đẩy thân trên lên cao, mặt ngửa lên nhìn trần nhà làm giãn cơ bụng. Giữ nguyên trong 20 – 30 giây rồi từ từ hạ về tư thế chuẩn bị. Thực hiện liên tục 15 – 20 lần mỗi ngày. Lưu ý: Giữa các lần thực hiện nên nghỉ ngơi 5 giây, tránh việc giãn cơ kéo dài. Tư thế bird – dog (chim – chó) Bài tập yoga này giúp tăng cường sức mạnh vùng cơ bụng và lưng, từ đó giúp giảm đau tại vùng vai và hông, cơ bắp trở nên linh hoạt hơn. Tư thế chim – chó là tư thế rất dễ dàng thực hiện, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng rất tốt Cách thực hiện: Chống 2 đầu gối và 2 tay xuống sàn nhà, tạo thành 4 trụ đỡ, vuông góc với mặt sàn và song song với nhau. Hít vào đồng thời nhấc 1 chân về phía sau, 1 tay về phía trước tạo thành đường thẳng song song với mặt sàn. Thở ra đồng thời hạ về tư thế ban đầu. Hít vào và thực hiện với tay và chân bên đối diện. Thực hiện 20 – 30 lần mỗi ngày. Lưu ý: Thực hiện theo đúng nhịp thở ra hít vào của cơ thể. Nên hít thở sâu và đều. Trong mỗi lần đưa tay và chân lên, hai tay và chân đó ở hai bên đối nhau (chân trái – tay phải; chân phải – tay trái) Bài tập dành cho người thoát vị L4 – L5 riêng biệt L4 – L5 là hai đốt xương sống ở vị trí thấp nhất, có tác dụng đỡ cả phần trên cơ thể. Thoát vị ở vị trí này cần có những bài tập chuyên biệt để cải thiện tình trạng. Các bài tập này giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng chùm đuôi ngựa, yếu liệt chi, rối loạn cơ tròn và rối loạn cảm giác vùng yên ngựa. Động tác plank Động tác plank không còn quá xa lạ vì đây là động tác cơ bản trong luyện tập cơ bụng. Tuy nhiên, động tác này còn giúp giảm thiểu áp lực tại vị trí L4 – L5 và cả cột sống, từ đó làm giảm các biến chứng của bệnh, tăng cường khả năng vận động. Ngoài tác dụng tập cơ bụng, động tác plank còn hỗ trợ điều trị thoát vị hiệu quả Cách thực hành: Người bệnh nằm sấp, đặt hai khuỷu tay xuống sàn. Nâng phần thân dưới lên, kiễng ngón chân để đỡ Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 30 giây rồi từ từ hạ xuống. Thực hiện động tác khoảng 10 lần mỗi ngày. Lưu ý: Với người mới bắt đầu, khó giữ nguyên lâu được, không nên quá gắng sức. Những ngày tập sau có thể nâng dần thời gian giữ lên 40 – 50 giây. Tư thế yoga hình cánh cung Tư thế này giúp giãn cơ, hỗ trợ vận động linh hoạt, hạn chế sự tiến triển nặng nề hơn của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Đây là một bài tập yoga khó, cần bạn kiên trì tập luyện mới có thể thực hiện đúng được. Tư thế yoga hình cánh cung là tư thế khá khó thực hiện, cần nhiều kiên trì ở người tập Cách tiến hành: Nằm sấp, cằm tiếp xúc với sàn. Co hai chân ra sau và lên cao, dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân, kéo đầu và vai lên. Mặt nhìn thẳng, giữ nguyên trong vòng 15 giây thì hạ từ từ về tư thế nằm sấp. Thực hiện 10 lần mỗi ngày. Lưu ý: Tư thế đòi hỏi sự linh hoạt dẻo dai của cơ thể. Nếu khó khăn trong việc nắm cổ chân, hãy thử đặt chiếc khăn dưới đùi và nắm chiếc khăn đó. Động tác vận động nằm sấp Động tác giúp loại bỏ áp lực từ những bộ phận khác lên vùng lưng, đặc biệt là vùng L4 – L5, từ đó giúp làm giảm các cơn đau nhức, khó chịu. Cách thực hành: Người bệnh nằm sấp trên sàn. Tay duỗi dọc theo người, hai chân khép chặt, ngửa lòng bàn chân lên. Từ từ nâng cổ lên cao rồi hạ xuống, hít thở đều đặn. Lặp lại động tác trên từ 10 – 15 lần. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện luôn giữ cho lưng thẳng. Có thể bạn nên xem Những lưu ý khi thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưng Các bài tập trên nâng cao sự mềm dẻo, linh hoạt của hệ xương khớp. Thực hiện chúng thường xuyên ở mức độ phù hợp sẽ đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cần lưu ý những điều sau: Tùy vào thể trạng và tình hình của bệnh mà sẽ có cường độ tập luyện khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện. Không nóng vội trong tập luyện tránh ảnh hưởng xấu tới vùng bị thoát vị đĩa đệm. Thay vào đó hãy luyện tập từ từ, có thể tăng thời gian tập luyện sau mỗi ngày tập. Thực hiện thường xuyên để thấy được hiệu quả. Nếu xuất hiện đau đớn quá mức trong quá trình tập luyện, hãy tạm dừng và tập lại sau. Trong những ngày đầu mới tập luyện, bạn sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, tuy nhiên sau khi đã quen với bài tập một thời gian, cơn đau sẽ không còn nữa. Khương Thảo Đan – giải pháp hiệu quả cho người mắc thoát vị đĩa đệm lưng Bên cạnh đó, việc sử dụng thực phẩm xương khớp cũng đem lại nhiều hiệu quả. Khương Thảo Đan là viên xương khớp được nhiều người tin dùng hiện nay, là giải pháp hiệu quả cho người mắc thoát vị đĩa đệm ở lưng. Khương Thảo Đan – giải pháp hiệu quả cho người mắc thoát vị đĩa đệm lưng Khương Thảo Đan là sản phẩm của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu. Khương Thảo Đan không chỉ là kế thừa bài thuốc chữa xương khớp từ xa xưa (độc hoạt ký sinh thang) mà còn bổ sung phát triển nó. Mỗi viên nang có thành phần từ các dược liệu quý như phòng phong, hy thiêm, thổ phục linh… và quan trọng nhất là cây địa liền – có chứa KGA1. KGA1 là hoạt chất hiếm hoi có tác dụng giảm đau mà không gây tác dụng phụ kể cả với liều cao. Chiết xuất được chất này từ cây địa liền đã tạo bước tiến lớn trong công cuộc điều trị thoát vị đĩa đệm lưng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa Collagen typ II, đóng vai trò chính trong việc hình thành mô sụn tại các khớp. Nhờ đó, công dụng mà Khương Thảo Đan đem lại cho người bệnh là: Giảm đau nhức xương khớp, hạn chế tê bì. Kháng viêm tại vị trí thoát vị đĩa đệm. Kích thích hình thành, phục hồi sụn khớp. Nghiên cứu cho thấy sản phẩm đem lại hiệu quả giảm đau tới 70% chỉ sau 1 giờ sử dụng. Như vậy có thể thấy, Khương Thảo Đan là giải pháp hiệu quả cho thoát vị đĩa đệm lưng. Sản phẩm đã được nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng. Qua bài viết trên, hy vọng rằng mọi người sẽ hiểu rõ hơn phần nào về cách tập luyện và công dụng của từng bài tập. Chúc các bạn thành công! Tham khảo: https://www.goodpath.com/learn/exercises-herniated-disc https://backintelligence.com/herniated-disc-exercises Chia sẻ

[TỔNG HỢP] 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, làm mất khả năng vận động. Kết hợp với việc đến bệnh viện điều trị, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp chữa trị tại nhà để đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn đọc. Mục lụcThoát vị đĩa đệm là bệnh gì?Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?Các cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản ngay tại nhà1. Chườm ấm (tắm nước ấm)2. Massage, xoa bóp3. Bài tập thể dục trị liệu4. Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không cần kê đơn5. Sử dụng các bài thuốc dân gianLưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhàBiện pháp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm phát triển nặngThay đổi chế độ ăn uốngThay đổi thói quen sinh hoạtKhương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm tỉ lệ khá cao ở nước ta (khoảng 30% dân số). Bệnh hay gặp ở những người trung tuổi, tuy nhiên bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Thống kê các ca điều trị tại các bệnh viện cho thấy rằng những người từ 20 – 55 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vòng sợi Đĩa đệm bình thường nằm ở giữa các đốt sống, có chức năng liên kết các đốt sống lại và giúp xương sống vận động dẻo dai. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vòng sợi, nguyên nhân ban đầu có thể do sự đứt rãnh các vòng sợi. Hậu quả là cột sống mất đi sự dẻo dai, dây thần kinh hoặc tế bào xung quanh bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau đớn, tê bì. Thoát vị đĩa đệm có hai loại chính: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: xuất hiện ở vùng lưng, gây đau lưng và thần kinh liên sườn. Triệu chứng thường gặp là mất cảm giác tại bắp đùi, hậu môn, đi tiểu khó khăn và đau khi nằm nghiêng. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đĩa đệm bị lệch ra khỏi các đốt sống cổ, gây đau vùng vai gáy. Khi bị thoát vị, người bệnh sẽ cảm thấy tê bì tay, giảm lực ở cánh tay, cổ tay và bàn tay. Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Khi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi, hồi phục tới 95% so với ban đầu. Việc điều trị xuất phát từ căn nguyên gây bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt điều độ. Phát hiện bệnh muộn thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, phát hiện sớm là điều cần thiết. Khi thấy cơ thể bạn có những triệu chứng của bệnh thì hãy đi khám tổng quát ngay để nắm rõ tình trạng sức khỏe. Việc can thiệp sớm trong giai đoạn đầu của bệnh làm tăng xác suất chữa lành cho người bệnh. Các cách chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản ngay tại nhà Ngoài việc đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà. Các phương pháp này đã được nhiều người áp dụng, có chi phí thấp, dễ thực hiện mà lại đem lại hiệu quả tốt, giúp ngăn ngừa tối đa di chứng của bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh. 1. Chườm ấm (tắm nước ấm) Chườm ấm hoặc tắm nước ấm là liệu pháp hiệu quả giúp trị thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ. Cách làm này cung cấp lượng nhiệt vừa phải, giúp hỗ trợ giãn cơ và giảm đau nhức do việc chèn ép gây nên. Ngoài ra, tắm nước ấm còn làm giảm áp lực tác động đến dây thần kinh, giúp duy trì việc dẫn truyền cảm giác, vận động của cơ thể. Chườm ấm hoặc tắm nước ấm là liệu pháp hiệu quả giúp trị thoát vị đĩa đệm Cách thực hiện chườm ấm đơn giản như sau: Dùng túi chườm nhiệt ở nhiệt độ phù hợp đặt lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Nếu không có túi, có thể dùng khăn sạch nhúng trong nước ấm, vắt nước sau đó chườm vào vùng lưng bị thoát vị đĩa đệm. Ấn nhẹ, đều xung quanh cột sống khi khăn còn ấm nóng. Thực hiện khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Lưu ý: Không dùng khăn quá nóng, tránh gây bỏng da. Sau khi chườm nên nghỉ ngơi, không đi lại vận động. Cách làm này chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn. 2. Massage, xoa bóp Massage, xoa bóp giúp xoa dịu cơn đau do hiện tượng thoát vị đĩa đệm Bấm huyệt, massage theo y học cổ truyền được biết đến với tác dụng đả thông kinh mạch, tác động đến các dây thần kinh tương đối tốt. Đối với thoát vị đĩa đệm, massage và xoa bóp giúp xoa dịu cơn đau do hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây ra. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ điều trị tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí. Massage, xoa bóp chỉ nên thực hiện khi có kĩ năng thuần thục. Nếu làm sai cách sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí làm tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Do vậy để đảm bảo an toàn, hãy đi massage, xoa bóp ở những cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín.  3. Bài tập thể dục trị liệu Một trong các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là vận động thường xuyên bằng cách tập luyện các bài yoga, tập thể dục giúp hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai, bền chắc của các cơ xung quanh cột sống – lưng – xương chậu và cơ bụng. Cách làm này giúp người thoát vị tăng sức khỏe cột sống, giảm áp lực cho vùng lưng. Hãy tham khảo một số bài tập hữu ích sau: ➤ Gập bụng một phần Khi thực hiện bài tập này, người bệnh sẽ cảm nhận được sự thư giãn ở vùng bị thoát vị đĩa đệm, hệ cơ xương khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Tư thế gập bụng một phần giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm Nằm ngửa, co hai đầu gối lên, chân chạm đất tạo góc 45 độ. Vòng hai tay ra sau gáy, đưa cằm và đầu ra phía trước, từ từ nâng ngực lên khỏi mặt đất. Giữ nguyên trong 3 giây rồi từ từ hạ lưng xuống Thực hiện khoảng 30 nhịp mỗi ngày, nghỉ 3 lần mỗi lần 5 – 10 giây. ➤ Ôm tay bó gối Thực hiện động tác này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng vùng bị thoát vị đĩa đệm chèn ép, đồng thời giúp giảm cơn đau hiệu quả. Tư thế ôm tay bó gối rất tốt cho xương cột sống Người bệnh nằm ngửa trên sàn. Co hai gối lên không trung, hai tay vòng qua gối, đan chặt. Dùng tay kéo gối đến sát cằm, giữ nguyên trong 20 – 30 giây sau đó thả lỏng từ từ về tư thế nằm. Lặp lại động tác 15 – 20 lần mỗi ngày. ➤ Bắc cầu Bài tập bắc cầu sẽ giúp cột sống của bạn dẻo dai hơn, tăng tính đàn hồi cũng như giúp làm lành các tổn thương vùng đĩa đệm. Tập luyện giảm thoát vị đĩa đệm với động tác bắc cầu Nằm ngửa thoải mái trên sàn tập Hai tay duỗi thẳng, úp xuống mặt sàn. Hít sâu đồng thời đẩy mông từ từ lên cao, cố gắng nâng lên hết cơ. Hai tay ngửa lên vuông góc mặt sàn để đỡ hai mông Giữ tư thế khoảng 15 giây thì hạ dần xuống, trong quá trình thực hiện, người bệnh hít vào, thở ra đều đặn Lặp lại các động tác từ 10 đến 20 lần ➤ Tư thế rắn hổ mang Tư thế rắn hổ mang giúp tác động nhanh lên cột sống, giúp kéo giãn dây chằng và giảm đau hiệu quả. Tư thế rắn hổ mang giúp điều hòa gân cốt tại vùng bị thoát vị đĩa đệm Nằm sấp trên sàn, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn chân ngửa. Dùng hai tay từ từ đẩy thân trên của mình lên cao và vươn ra phía sau, hai tay giữ nguyên chống đỡ trong khoảng 20 giây Quay trở lại tư thế ban đầu Lặp lại 15 đến 20 lần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất 4. Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không cần kê đơn Bạn cũng có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn để chữa thoát vị, các thuốc này được biết đến với vai trò giảm viêm, sưng đau hiệu quả. Nhóm thuốc chính hay được dùng là thuốc giảm đau có chứa: Paracetamol, Neurontin, Aspirin… và thuốc NSAIDs (kháng viêm không chứa steroid) như Diclofenac. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không dùng quá 10 ngày hoặc lạm dụng thuốc vì gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, gan, thận. Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, còn có một số bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách đơn giản, ngay tại nhà, được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng của bệnh một cách rõ rệt. 5. Sử dụng các bài thuốc dân gian ➤ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm lá ngải cứu Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, giúp ôn kinh tán hàn, sát trùng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng trong điều trị đau dây thần kinh tọa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Thực hiện chườm lá ngải cứu sẽ giúp cải thiện tình trạng thoát vị của bạn. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm lá ngải cứu Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu. 1 – 2 thìa muối hạt Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Lấy một chảo đun nóng, cho ngải cứu cùng muối hạt vào, đảo đều tới khi nóng. Cho hỗn hợp ra một khăn mỏng, buộc lại rồi chườm ngay lên vùng lưng. Thực hiện 10 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. ➤ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng Xương rồng được biết đến là loài cây sống không ưa nước và có nhiều gai. Cây này không sử dụng làm thực phẩm, song trong Đông y lại có vai trò như một vị thuốc. Trong xương rồng chứa chứa flavonoid thực vật, một chất có tác dụng chuyển hóa các hợp chất có hại trong tế bào thành vô hại và giúp giảm đau. Sử dụng xương rồng để chữa thoát vị đĩa đệm cũng là một cách hiệu quả. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh xương rồng 1 – 2 thìa muối hạt. Cách làm: Xương rồng ngâm, rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ sau đó đập dập. Chà sát với muối rồi đem lên sao nóng trên chảo. Thực hiện để trong khăn và chườm nóng tương tự như ngải cứu. Thực hiện hàng ngày để thấy được tác dụng. ➤ Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt Lá lốt là một loại thực vật thân thảo, vừa để nấu ăn, vừa có thể làm thuốc chữa bệnh. Có nhiều cách dùng khác nhau với lá lốt để trị thoát vị đĩa đệm như chườm, uống… Với cách chườm, chỉ cần một bó lá lốt và ít muối hột là có thể làm được. Thực hiện tương tự như làm với ngải cứu hoặc xương rồng. Với cách uống nước lá lốt, hãy làm như sau: Lá lốt (30g) ngâm rửa sạch rồi đem sắc với 200ml nước. Lọc lấy phần nước và uống. ➤ Hỗn hợp đu đủ xanh và gừng chữa thoát vị đĩa đệm Theo nghiên cứu, trong đu đủ có chứa papain, chất này có tác dụng mềm cơ, giảm co cứng cơ, nhất là tình trạng làm mòn được gai xương cột sống. Người ta sử dụng đu đủ với gừng để trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Hỗn hợp đu đủ xanh và gừng chữa thoát vị đĩa đệm Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh 1 củ gừng tươi 1 – 2 chén rượu gạo trắng. Cách làm: Các nguyên liệu tươi đem rửa sạch. Cắt đầu đu đủ, cách cuống 5cm, dùng làm nắp đậy. Gọt bỏ vỏ gừng rồi đem xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó cho gừng nhuyễn và rượu vào ruột quả đu đủ rồi ủ tới khi chín. Giã nát đu đủ chín, bọc lại bằng mảnh vải và đắp vào vùng lưng. Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà Với các cách trên, hoàn toàn bạn có thể chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tuy nhiên cần có một số lưu ý sau đây: Hạn chế sử dụng thuốc không kê đơn, không nên dùng quá 10 ngày vì dễ gây ra ảnh hưởng về tim mạch. Duy trì cân nặng ổn định, giảm áp lực lên lưng. Thực hiện các bài tập đúng cách, đều đặn, không quá gắng sức vùng lưng. Tránh xa các chất có cồn, kích thích như thuốc lá, rượu, bia Biện pháp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm phát triển nặng Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt tháp dinh dưỡng là yêu cầu tối thiểu khi chữa trị thoát vị đĩa đệm. Chế độ ăn uống giàu canxi, omega 3 cũng góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm Người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các thực phẩm sau: Thức ăn giàu chất đạm như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu… Chất đạm dư thừa sẽ có thể bị chuyển hóa thành các tinh thể acid uric bám lại ở các khớp xương, hình thành cục u. Cục u chèn ép lên các tế bào khác làm tắc mạch, gây cản trở tuần hoàn và đau đớn. Thức ăn nhiều dầu, mỡ: làm tăng lượng lipid và cholesterol gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các acid béo dễ dàng làm các phản ứng viêm ở vùng thoát vị trở nên nghiêm trọng. Đồ uống chứa cồn: gây hại cho gan và làm bệnh thoát vị trở nặng hơn. Thay vào đó, hãy tạo cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh thích hợp, bao gồm: Đồ ăn giàu omega 3 như dầu cá, dầu đậu nành, các loại cá… giúp tăng sức đề kháng, giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Các loại rau xanh: chứa hàm lượng lớn vitamin, canxi, kẽm… giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ứ đọng, tích tụ ở xương khớp. Nước hầm xương ống, sụn bò có chứa hàm lượng lớn glucosamine, chondroitin và canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, làm giảm nguy cơ thoát vị khỏi xương sống. Thay đổi thói quen sinh hoạt Hãy từ bỏ những thói quen sinh hoạt sau để cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn: Ngồi quá lâu: Tư thế ngồi làm xương cột sống phải chịu một áp lực lớn liên tục. Đối với tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, ngồi lâu không chỉ gây đau đớn mà còn làm bệnh chuyển biến nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên đứng lên và đi lại nhiều hơn. Khuân vác các vật nặng: Vật nặng sẽ tạo một áp lực không nhỏ, đè nặng lên vùng xương bị thoát vị. Không nên khuân vác các vật nặng trên 2kg, kể cả bế trẻ nhỏ. Hạn chế nằm nhiều: Nghỉ ngơi quá lâu làm các cơ xương khớp ít được vận động, dễ bị co cứng, làm cử động trở nên khó khăn hơn. Chỉ nên nghỉ ngơi trong thời gian nhất định, trung bình 8 tiếng/ ngày. Hãy cân đối hợp lý sao cho xương khớp vừa được vận động duy trì độ đàn hồi, vừa được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá tải. Thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng dậy đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm sẽ chèn ép dây thần kinh rất nhiều. Hãy chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi một cách chậm rãi, sau đó mới đứng lên. Cười, hắt hơi, ho mạnh: Đĩa đệm bị thoát vị tương đối nhạy cảm với các tác động dù là nhỏ nhất. Vì vậy, mỗi khi muốn cười, ho hay hắt hơi, hãy giữ cơ vùng bụng và cố gắng không ngả đầu về trước để giảm biên độ di chuyển. Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, ít gây phản tác dụng. Song các cách này không có tác dụng lâu dài hoặc chưa khỏi dứt điểm bệnh. Do đó, nếu thấy những bài thuốc trên không đem lại hiệu quả, hãy đi khám ngay để có cách chữa trị kịp thời. Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm Cùng với việc điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan, một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Khương Thảo Đan – hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ các dược liệu quý hiếm, mà đặc biệt phải kể đến KGA1 được chiết xuất từ cây Địa Liền. Theo nhiều công trình nghiên cứu, hoạt chất KGA1 có vai trò chống viêm, giảm đau, kháng nấm và chống ung thư rất tốt. Khương Thảo Đan đem lại cảm giác thoải mái với người bị thoát vị đĩa đệm chỉ sau 1 giờ sử dụng bởi sản phẩm có chức năng: Ngăn ngừa lão hoá xương, giảm đau, giảm các triệu chứng viêm tại các khớp. Hỗ trợ tái tạo sụn khớp và làm trơn khớp xương. Viên uống xương khớp Khương Thảo Đan sản xuất theo công thức khoa học giúp giữ nguyên giá trị ban đầu của dược liệu. Hơn nữa, sản phẩm không gây ra tác dụng phụ do khả năng dung nạp tốt của KGA1 với cơ thể, kể cả khi dùng liều lượng cao. Theo nhận định của các chuyên gia, công dụng của viên uống Khương Thảo Đan đáp ứng tam giác khép kín: giảm đau – kháng viêm – tái tạo sụn. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn Khương Thảo Đan như một người đồng hành hỗ trợ bạn trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như về sản phẩm, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được các chuyên gia về xương khớp giải đáp thêm. Tham khảo: https://draxe.com/health/herniated-disc-treatment/ https://bvdklaocai.vn/cach-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-tai-nha/ https://spinenation.com/conditions/herniated-disc/can-herniated-discs-heal-naturally-from-home https://www.spine-health.com/blog/5-little-known-tips-lumbar-herniated-disc-pain-relief Chia sẻ

[TÌM HIỂU] 5 dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Những cơn đau ngang thắt lưng, thậm chí kéo dài sang hai bên liên sườn không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn cản trở vận động của cơ thể. Nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh gây nên. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại bệnh này và những dấu hiệu của nó. Mục lụcThoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh là bệnh gì?Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinhDo tuổi tácVấn đề cân nặngNgồi nhiềuKhuân vác đồ nặngThói quen xấu gây vẹo cổDo các tai nạnDi truyềnDấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinhĐau nhứcThay đổi cảm giác ở daĐau rễ thần kinh cùng bên (dấu hiệu dương tính)Các cơ yếu dầnPhản xạ gân xương giảmThoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinhĐi khám tại các cơ sở y tếĐiều trị thoát vị đĩa đệm tại nhàPhòng tránh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinhKhương Thảo Đan – giúp giảm mối lo đến từ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh là bệnh gì? Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường, đĩa đệm ở trong xương cột sống, nằm gọn giữa các đốt sống, cấu tạo gồm bao xơ và nhân nhầy. Đĩa đệm này có vai trò giúp bôi trơn các khớp xương, giúp vận động gân cốt dẻo dai. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh xung quanh Khi gặp một số bất thường, bao xơ bị rách hoặc rạn nứt làm nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các dây thần kinh quanh cột sống. Việc thoát nhân nhầy ra ngoài làm mất sự trơn nhẵn của các khớp xương, vận động rất khó khăn và đau đớn. Thoát vị đĩa đệm chủ yếu là chèn ép vào các dây thần kinh ở vị trí xương cột sống. Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh có hai loại chính là: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng (thường gặp hơn) Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Hậu quả của căn bệnh này có thể dẫn tới mất khả năng vận động, liệt chi do chèn ép dây thần kinh lâu dài. Do vậy, cần tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết sớm để bệnh tình kịp thời được khắc phục. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Do tuổi tác Dân gian có câu: “Cái tuổi nó đuổi sức khỏe” quả thực không sai. Tuổi cao, quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất diễn ra với hiệu suất kém hơn so với người trẻ. Tuổi già là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể thường đã suy yếu, hiệu suất làm việc không còn như trước. Trong khi đó, nhu cầu của cơ thể không đổi, dẫn tới việc mất cân bằng dưỡng chất. Đặc biệt là quá trình loãng xương, lão hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho bao xơ bị nứt vỡ, làm nhân nhầy chệch ra ngoài, gây ra thoát vị đĩa đệm. Vấn đề cân nặng Trong thời buổi hiện đại ngày nay, đời sống vật chất được cải thiện thì béo phì lại càng phổ biến hơn. Cân nặng quá khổ có ảnh hưởng không nhỏ tới xương sống, bởi nó gây ra áp lực lớn tại xương sống khiến hiện tượng thoát vị đĩa đệm xảy ra. Hơn nữa, những người béo phì thường ít vận động dẫn đến các khớp xương cứng nhắc, lại không giải phóng năng lượng dư thừa, dẫn tới xác suất mắc bệnh cao hơn. Ngồi nhiều Nghiên cứu chỉ ra rằng, tư thế ngồi tạo áp lực cho xương sống cao gấp 3 lần so với tư thế đứng. Tuy nhiên, việc này lại khó tránh đối với những người có đặc thù công việc cần ngồi nhiều. Chẳng hạn như các nhân viên văn phòng, trung bình phải ngồi làm việc 8 tiếng/ ngày, chưa kể tăng ca. Do đó, nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm những người này cũng cao hơn. Khuân vác đồ nặng Khuân vác đồ nặng cũng có nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm Bên cạnh nhân viên văn phòng, những người phải thường xuyên khuân vác vật nặng, gây áp lực lớn lên đĩa đệm, xương sống, cũng sẽ dễ mắc bệnh thoát vị. Điển hình của những người thực hiện công việc này như: nhân viên vận chuyển, thợ khuân vác… Thói quen xấu gây vẹo cổ Như đã nói ở trên, thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở đốt sống cổ, dù ít gặp hơn nhưng khả năng mắc phải tương đối cao. Hãy loại bỏ thói quen gây vẹo cổ như kẹp điện thoại vào vai, nằm vẹo đầu, cúi nhiều… Do các tai nạn Tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương xương khớp dễ để lại hậu quả nghiêm trọng. Những xương đã gãy dù được tái tạo lại nhưng độ đàn hồi đã giảm đi, “giòn” hơn so với xương bình thường. Chấn thương vùng lưng, cổ dễ để lại di chứng sau này dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Di truyền Nhiều nghiên cứu cho thấy những gia đình có người bị thoát vị thì khả năng thành viên mắc bệnh cao hơn bình thường. Một số nguyên nhân khác như thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, đi giày cao gót thường xuyên… cũng gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh. Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh là căn bệnh nguy hiểm, biểu hiện của bệnh thường sớm, do đó có thể nhận biết để điều trị. Ở vị trí thoát vị khác nhau sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Điển hình các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm chèn ở dây thần kinh cổ và thắt lưng như sau: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ: thường có các triệu chứng như đau tê, nhức mỏi vùng vai gáy, nhất là khi ngửa cổ thường xuyên. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm tình trạng đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, sau đó lan rộng xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và các ngón tay. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: bệnh nhân có triệu chứng đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, đau một bên mông rồi chạy dọc theo dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau ở đùi, cẳng chân và bàn chân. Cụ thể, người bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu sau: Đau nhức Chân tê, nhức mỏi là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh Các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Theo thời gian, cơn đau ngày càng âm ỉ và dữ dội hơn, nhất là khi ho, xoay đầu, vặn mình, nằm nghiêng hay đi lại. Cơn đau kéo dài có thể dẫn đến chóng mặt, kém tập trung, mất thăng bằng. Giải phẫu cơ thể người cho thấy, dây thần kinh hông xuất phát từ thắt lưng, kéo dài tới hông, mông, mặt sau đùi và đích đến là bàn chân. Do vậy, chèn ép dây thần kinh sẽ làm tắc nghẽn sự dẫn truyền cảm giác và vận động. Khi có thoát vị chèn vào dây thần kinh, người bệnh cũng sẽ thường xuyên bị đau chân, bạn sẽ cảm nhận được đường đau rõ rệt, nhất là khi nhấn dọc vào đường dây thần kinh. Thay đổi cảm giác ở da Các dây thần kinh xuất phát từ xương sống bao gồm cả dây cảm giác và dây vận động. Khi cục thoát vị đủ lớn, đè nén vào các dây thần kinh cảm giác sẽ gây ra các biểu hiện bất thường trên da. Vùng da chân, đùi thường xuyên bị tê bì, mất nhạy cảm với các tác nhân nhẹ từ bên ngoài như muỗi đốt, kiến cắn nhẹ. Hoặc chèn ép có thể làm cảm giác đau do các tác nhân nhẹ không được rõ rệt, cảm giác như “liệt” da. Đau rễ thần kinh cùng bên (dấu hiệu dương tính) Một trong những dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm đem lại kết quả nhiều ý nghĩa nhất là nghiệm pháp dấu hiệu Lasègue. Cách thực hiện như sau: Nghiệm pháp Lasègue chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm pháp nâng một chân lên cao, duỗi thẳng chân, một tay giữ gối, một tay nắn cổ chân. Đưa chân lên cao ở 2 thì: thì 1 nâng cao chân trong khoảng 90 độ (duỗi thẳng và nâng tới khi người bệnh thấy đau) và thì 2 giữ nguyên góc nâng, gập khớp gối lại. Khẳng định Lasègue dương tính (bị thoát vị đĩa đệm) khi ở thì 1 bệnh nhân thấy đau dù chân chưa nâng vuông góc với mặt đất và ở thì 2 gập chân thì không đau nữa. Các cơ yếu dần Khi hiện tượng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng vận động, dẫn đến việc các cơ sẽ dần dần yếu đi, và thường có những cơn chuột rút nhẹ. Nếu tình trạng nặng, đĩa đệm bị cong trượt ra xa, gây chèn ép nặng lên tủy sống cổ thì người bệnh có thể bị teo cơ bắp tay, cơ tam đầu, cơ liên đốt sống, thậm chí là liệt hoàn toàn. Phản xạ gân xương giảm Cơ thể có 2 trung tâm chỉ huy phản xạ và vận động là não bộ và tủy sống. Tủy sống nằm trong ống xương sống, chi phối các phản xạ gân xương của cơ thể qua các sợi nơron thần kinh. Khi dây thần kinh bị chèn ép, chất dẫn truyền tín hiệu bị cản trở, do đó phản xạ gân xương giảm, không còn linh hoạt như trước. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm, quá trình chèn ép sẽ làm tê liệt dây thần kinh. Tình trạng này diễn biến âm thầm trong thời gian, nên nếu không được thăm khám và điều trị, người bệnh sẽ có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm sau: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời Tê liệt, mất cảm giác: Ban đầu sẽ xuất hiện chất ức chế ngược lại trung ương thần kinh, kích thích sản sinh ra các chất làm giảm tê liệt, đưa về trạng thái hoạt động được. Tuy nhiên, sự ức chế này không phải là cơ chế tự nhiên, do đó để lâu dần hệ thần kinh trung ương sẽ mẫn cảm với sự chèn ép. Ban đầu sẽ là cảm giác đau nhưng sau thời gian dài không điều trị sẽ là quá trình tê liệt, bất hoạt gây mất khả năng vận động, mất cảm giác. Rối loạn co thắt: Chèn ép rễ thần kinh có thể làm suy giảm hoạt động của cơ co thắt, dẫn đến các bệnh về đường ruột và hệ tiết niệu như: bí tiểu, mất kiểm soát lượng nước tiểu, tiểu tiện – đại tiện không tự chủ… Ứ trệ tuần hoàn máu: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh còn làm ứ trệ tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu. Hiện tượng này làm mất oxy tới các cơ, mô, tế bào làm ảnh hưởng tới tim mạch, teo cơ, mất khả năng vận động. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh kéo dài trong nhiều năm thậm chí có thể dẫn đến tàn phế. Như vậy, chúng ta có thể thấy được phần nào sự nguy hiểm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm loại bỏ được những biến chứng này. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Khi phát hiện kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi căn bệnh này. Một số ưu tiên hàng đầu trong các phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay là: Đi khám tại các cơ sở y tế Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán và tùy tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện Tiêm thuốc giảm đau: Một loại thuốc giảm đau ngoài màng cứng được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là corticosteroids. Thuốc có thể áp dụng trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống, giúp kháng viêm, giảm cơn đau nhanh chóng. Phương pháp này điều trị cho những người thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng. Phẫu thuật: Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối chèn ép. Có hai phương pháp là mổ hở và giảm áp lực đĩa đệm cột sống bằng laser qua da. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng của nó, do vậy hãy nghe tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp. Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà Ngoài việc chữa trị thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện, nếu bệnh nhân có các triệu chứng bệnh còn nhẹ, cơn đau mới khởi phát và chưa lan rộng thì có thể áp dụng các các điều trị tại nhà dưới đây: Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt Không nên sử dụng đồ ăn nhiều chất đạm, dầu mỡ hay các đồ uống có chất kích thích. Các chất này sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Thay vào đó, hãy ăn các loại đồ ăn giàu chất xơ, omega 3 và chăm chỉ tập các bài tập giãn gân cốt, sẽ rất có lợi cho việc điều trị bệnh. Chườm nóng Chườm nóng là biện pháp hữu hiệu để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Phương pháp này cung cấp lượng nhiệt phù hợp giúp cơ xương khớp thư giãn, giảm cơn đau do chèn ép, duy trì sự dẫn truyền cảm giác và vận động của cơ thể. Sử dụng các thuốc không kê đơn Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng thuốc không kê đơn ngay tại nhà Các thuốc như: Paracetamol, Aspirin, Meloxicam… có tác dụng giảm đau, kháng viêm hữu hiệu. Mặc dù đem lại tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, không thể lạm dụng vào các dược phẩm này do có nhiều tác dụng phụ làm hại tới các cơ quan khác của cơ thể. Phương pháp vật lý trị liệu Massage, châm cứu, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, hồi phục dây thần kinh. Cách làm này rất hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Tuy nhiên, chỉ áp dụng tại các cơ sở y tế uy tín, bạn không nên tự mình làm tránh sai cách để lại hậu quả đáng tiếc. Các bài thuốc dân gian Một số bài thuốc dân gian dùng để uống hoặc chườm tại chỗ để điều trị thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả, thường xuyên được dùng trong y học cổ truyền như: lá lốt, xương rồng, ngải cứu… đem lại tác dụng giảm đau đáng kể. Phòng tránh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên không phải là không có cách phòng tránh. Thực hiện tốt các điều sau đây, bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh: Bổ sung thực phẩm có chứa canxi để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm Chăm chỉ tập thể dục thể thao, tập yoga, thiền… Ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ uống có cồn và các chất kích thích khác. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Hạn chế ngồi nhiều, nằm nhiều. Chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên đứng dậy, đi lại vận động sau mỗi 45 – 60 phút ngồi liên tục. Tránh khuân vác các vật nặng, kể cả việc bế trẻ nhỏ. Giữ ấm vùng cổ, vai gáy và lưng, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Uống nhiều nước, trung bình khoảng 2 lít/ ngày. Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi, đặc biệt là đối với người cao tuổi để phòng ngừa loãng xương. Khương Thảo Đan – giúp giảm mối lo đến từ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Với những người bị thoát vị đĩa đệm, để kiểm soát được bệnh lâu dài và ngăn ngừa bệnh tiến triển, chèn ép vào dây thần kinh thì ngoài việc tuân thủ quy tắc phòng ngừa bệnh, cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị để giúp nhanh chóng hồi phục hơn. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Khương Thảo Đan – giúp giảm mối lo đến từ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh Sản phẩm được phát triển từ thành quả nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà và các cộng sự tại Viện Hàn Lâm KH&CN. Khương Thảo Đan có 2 thành phần quan trọng được đánh giá cao là: KGA1 thu được từ dịch chiết của cây địa liền, có vai trò giảm đau, giảm viêm mạnh mẽ mà không gây tác dụng phụ. Collagen type II lại cần thiết cho cấu tạo nên xương và sụn tại các khớp. Do vậy, Khương Thảo Đan đem lại công dụng ức chế quá trình thoái hoá xương, giảm đau, kháng viêm và kích thích tái tạo sụn khớp. Khương Thảo Đan đáp ứng được yêu cầu khắt khe của việc điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ tuân thủ tam giác khép kín: giảm đau – kháng viêm – tái tạo sụn. Bên cạnh đó, cùng với nguyên liệu từ các dược phẩm tự nhiên trong bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh… Khương Thảo Đan được đánh giá là lành tính với người sử dụng (bao gồm các bệnh nhân có tiền sử bệnh về gan, thận…) Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cũng như về sản phẩm, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được các chuyên gia về xương khớp giải đáp thêm. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Tham khảo: https://www.spinemd.com/what-we-treat/neck/disc-herniations/ https://www.healthline.com/health/back-pain/pinched-nerve-in-lower-back https://www.neurosurgery.columbia.edu/patient-care/conditions/herniated-disc-cervical-thoracic-lumbar Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...