Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng dần theo thời gian. Nhận biết, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp từ sớm sẽ giúp cho các khớp hồi phục nhanh hơn và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị thay đổi cấu trúc và hình dạng, bắt đầu bị hư hỏng theo thời gian gây ra những biểu hiện đau nhức vùng khớp bị thoái hóa khi vận động. Bệnh không chỉ do yếu tố tuổi tác, di truyền hoặc dị tật bẩm sinh mà còn do rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ những hoạt động hàng ngày, công việc gây áp lực đến các khớp xương và nếu nó diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.

Khoảng 80% người thoái hóa khớp bị hạn chế vận động và 25% người thoái hóa khớp nặng không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, nếu không chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách, căn bệnh sẽ tàn phá dần sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp

Dựa vào các triệu chứng của người bệnh

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các biểu hiện mà người bệnh gặp phải và từ đó có thể đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp. Người bệnh thoái hóa khớp thường gặp những biểu hiện như:

  • Đau nhức vùng khớp: Những cơn đau xuất hiện khi di chuyển và khi thời tiết thay đổi. Mới đầu là những cơn đau âm ỉ và nếu để kéo dài thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn.
  • Cứng khớp: Thường gặp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy hoặc khi không cử động khớp trong thời gian khoảng 30 phút.
  • Có tiếng lạo xạo khi di chuyển khớp: Ở người bệnh thoái hóa khớp phần sụn, đệm giữa hai khớp xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm nên khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau và gây ra tiếng kêu.
  • Sưng khớp, biến dạng khớp có thể quan sát được
  • Hạn chế vận động, mất sức hơn trong việc di chuyển.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tất cả triệu chứng thoái hóa khớp mà bạn nên biết

Khám lâm sàng: đánh giá tổn thương khớp

☛ Nhìn:

  • Phần khớp bị sưng có thể do tràn dịch, xương bị biến dạng, tăng sinh màng hoạt dịch… và tìm các dấu hiệu như mất nếp nhăn da, các rãnh giải phẫu bình thường và so sánh 2 bên.
  • Biến dạng khớp: biến dạng lệch trục, biến dạng đầu xương, trật hay bán trật khớp.

☛ Sờ: Sờ để xác định điểm đau, tình trạng phù nề mô mềm quanh khớp và nghe như tiếng lách tách, răng rắc khi khớp vận động.

Chẩn đoán hình ảnh

  • X quang quy ước: thường thấy được hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, gai xương, hẹp lỗ liên hợp… Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp đang ở mức nào.
  • MRI: thấy rõ được thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, vị trí đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh. Và MRI có tác dụng loại trừ các trường hợp hoại tử vô mạch, gãy xương mệt, gãy xương ẩn, bệnh lý nhiễm trùng hay các bệnh khớp viêm khác.
  • Siêu âm khớp giúp phát hiện tình trạng tràn dịch khớp, tăng sản màng hoạt dịch, bất thường sụn khớp.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Sau khi chẩn đoán được mức độ nghiêm trọng của bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của mọi phương pháp điều trị là giúp giảm đau nhức, giảm cứng khớp, duy trì và cải thiện khả năng vận động, hạn chế phá hủy khớp và những biến chứng nguy hiểm về khớp.

Phác đồ điều trị thoái hóa khớp sẽ được lựa chọn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí bị tổn thương, độ tuổi… Dưới đây là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay:

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng người bệnh dù là bị thoái hóa khớp nặng hay chỉ là mới chớm bị thoái hóa khớp.

➤ Giảm cân nếu thừa cân, béo phì

Béo phì gây áp lực rất lớn đến cột sống và các khớp: khớp gối, háng, lưng, bàn chân và là nguyên nhân gây hư khớp, phá hủy sụn khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thoái hóa khớp.

Vì vậy, người béo phì bị thoái hóa khớp cần áp dụng những phương pháp ăn kiêng, tập luyện thể dục phù hợp vừa tốt cho bệnh xương khớp vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Bên cạnh đó, béo phì cũng là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Ngoài ra, khi bị tiểu đường còn làm tăng nguy cơ gây viêm sụn khớp bị tổn thương.

➤ Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có tác dụng tăng độ linh hoạt cho các khớp, tăng lưu thông máu cục bộ để nuôi dưỡng các khớp và giảm các phản ứng viêm. Người bệnh cần nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình bài tập phù hợp với tình trạng bệnh. Trong quá trình tập luyện nếu có biểu hiện đau hơn do bất kỳ động tác nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có những điều chỉnh phù hợp.

Vật lý trị liệu bao gồm liệu pháp nhiệt, thủy trị liệu, siêu âm, châm cứu, xoa bóp, kéo và kích thích dây thần kinh xuyên da.

➤ Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe người bệnh xương khớp mà còn giúp cho người bệnh có tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, stress. Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt cho các khớp. Đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… là những môn thể thao phù hợp với người bệnh thoái hóa khớp.

Trong quá trình tập luyện người bệnh cần khởi động trước 5 – 10 phút bằng cách gập duỗi gối, căng cơ cẳng chân, xoay tay. Trong khi luyện tập nếu thấy mệt thì cần nghỉ giải lao. Sau khi luyện tập không nên ngồi nghỉ ngay mà cần vận động khớp gối nhẹ nhàng trong 5 phút.

➤ Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe, các thực phẩm giàu vitamin C giúp phòng chống viêm rất tốt, thực phẩm giàu Omega-3 giúp giảm triệu chứng sưng đau, ức chế viêm trong xương khớp, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng vận động.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải tránh những tác nhân không tốt cho xương khớp như: rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối…

Điều trị bằng thuốc Tây y

➤ Thuốc điều trị tại chỗ

Trong điều trị thoái hóa khớp bàn tay và đầu gối, điều trị tại chỗ được khuyến nghị trước khi dùng thuốc uống. Các loại thuốc dán, thuốc bôi không chứa steroid (NSAID) có thể làm giảm đau khớp nhẹ đến trung bình một cách hiệu quả.

  • Kem bôi ngoài da capsaicin 0.025% – 0.075%: thoa khớp 4 lần/ngày có hiệu quả giảm đau trong thoái hóa gối, bàn tay. Tránh bôi lên mắt, niêm mạc, vùng da dễ kích ứng.
  • Gel NSAID thoa tại chỗ: Diclofenac gel thoa khớp.
  • Lidocaine 5% thoa tại chỗ: tác dụng giảm đau kéo dài 12h.

➤ Thuốc giảm đau toàn thân

Thuốc giảm đau toàn thân được sử dụng qua đường uống, đường tiêm và đường trực tràng. Nguyên tắc dùng thuốc là cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng loại và liều lượng phù hợp, trong quá trình dùng thuốc thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

  • Một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, aspirin… thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp.
  • Nếu trường hợp mức độ thoái hóa nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), kết hợp tiêm corticoid nội khớp để mang lại hiệu quả cao.

➤ Thuốc tiêm vào không gian khớp

Khi thoái hóa khớp dẫn đến viêm khớp thì người bệnh cần sử dụng phương pháp điều trị tiêm thuốc trực tiếp vào khớp để chống viêm hiệu quả:

  • Corticosteroid: Chống viêm, chống tiết dịch (chủ yếu ở khớp gối). Trước khi tiêm cần rút bớt dịch ở khớp thoái hóa và cần bất động khớp 24 giờ sau khi chích thuốc. Với những người thoái hóa nặng tuyệt đối không nên trích thuốc Corticosteroid.
  • Hyaluronic acid (Hyaluronan – Synvisc® Hylan G-F20…): có tác dụng thay thế dịch khớp để bôi trơn và làm giảm đau trong thoái hoá khớp. Điều trị bảo tồn trong lúc chờ đợi thay khớp (khớp gối hoặc khớp háng). Không khuyến cáo sử dụng Hyaluronic acid cho mọi bệnh nhân thoái hóa khớp.

➤ Các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh và sụn agents chất bảo vệ

Các loại thuốc như diacerein, dextrosamine, doxycycline có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân ở một mức độ nhất định. Diacerein đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cấu trúc khớp.

Việc sử dụng thuốc Tây tuy rằng có thể mang lại hiệu quả tức thì, giảm đau nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng nếu sử dụng lâu ngày có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: nhờn thuốc, tăng men gan, suy thận, suy tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng tới chức năng gan, dạ dày… Vì vậy cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ tránh tự ý mua thuốc về dùng.

► Tham khảo thêm: Chi tiết về các loại thuốc trị thoái hóa khớp hiện nay

Điều trị bằng thuốc Đông y

Không có tác dụng nhanh như thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu từ nguồn thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính và hiệu quả mang lại lâu dài. Trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ xanh kết hợp vỡi mễ nhân, sử dụng rễ cây trinh nữ, rễ cây đinh lăng, cây địa liền… để áp dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả.

Tùy vào từng cây thuốc mà có những phương pháp sử dụng như sắc thuốc uống, ngâm rượu để bóp trực tiếp vào chỗ đau… Nhận thấy sự bất lợi đó thị trường đã cho ra đời rất nhiều loại thuốc dạng viên ứng dụng Đông Y vừa mang lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh thoái hóa khớp vừa an toàn và tiện lợi. Khương Thảo Đan là một trong những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh thoái hóa khớp.

Từ phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát triển thành công sản phẩm Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.

So với các bài thuốc Đông y, điểm khác biệt và tạo nên giá trị nhất của Khương Thảo Đanhoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, tỷ lệ giảm đau của KGA1 là 76% (trong khi Paracetamol chỉ chiếm 68%), khả năng kháng viêm được chứng minh là cao hơn cả Idomethacin và Efferalgan – những chất được dùng nhiều nhất khi điều trị vấn đề xương khớp. Ngoài ra hàm lượng KGA1 tuy dùng ở liều lượng thấp nhưng vẫn đạt tác dụng mong muốn.

► Xem Khương Thảo Đan 120 viên giá bao nhiêu Tại Đây

Khương Thảo Đan còn chứa Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp nhờ điều hòa hệ miễn dịch, không chỉ giúp ngăn cản quá trình hủy hoại mà còn tạo thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp, vô cùng an toàn cho người dùng và cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội.

Khương Thảo Đan với ba tác động hoàn hảo GIẢM ĐAU- CHỐNG VIÊM- TÁI TẠO, sản phẩm không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Sản phẩm được nghiên cứu bởi PGS. TS Lê Minh Hà có tác dụng làm giảm nhanh chóng các cơn đau, điều trị từ sâu bên trong để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Được sản xuất ở dạng viên nang nên sử dụng tiện lợi cho mọi đối tượng.

Tìm các nhà thuốc uy tín có bán Khương Thảo Đan TẠI ĐÂY.

Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc

Đây là phương pháp mới, ít xâm hại, giúp giảm nguy cơ thay khớp gối nhân tạo, mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh thoái hóa khớp. Bằng cách đưa các tế bào gốc vào khớp xương bị thoái hóa, chúng sẽ biệt hóa tế bào sinh sụn, tái tạo sụn lành tại khớp bị bào mòn, hư hỏng. Từ đó có thể khắc phục các triệu chứng bệnh, phục hồi khả năng vận động.

Tế bào gốc có thể chiết suất từ mô mỡ, tủy xương hay huyết tương giàu tiểu cầu từ chính bệnh nhân sau đó tách tế bào gốc và nuôi cấy để tiêm trở lại khớp gối bị thoái hóa. Việc tiêm tế bào gốc lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được hi vọng là làm sụn khớp mọc trở lại và hồi phục mặt sụn.

Nhược điểm của phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả trung bình kéo dài khoảng 3 – 4 năm/ lần tiêm. Với những bệnh nhân tuổi càng cao hiệu quả sẽ càng ngắn. Việc đáp ứng với liệu pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân, hiệu quả điều trị không được ổn định.

Điều trị phẫu thuật

Khi tất cả các biện pháp điều trị trên không kiểm soát được cơn đau và cải thiện chức năng khớp, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân.

Phẫu thuật nhằm mục đích giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ cơn đau, ngăn ngừa hoặc sửa chữa dị tật, ngăn ngừa tổn thương khớp và cải thiện chức năng khớp.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm: nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp, cắt lọc, bào rửa khớp.

  • Rửa khớp: Có tác dụng giảm đau bằng cách loại bỏ các mảnh vỡ sụn, tinh thể canxi và giảm áp lực trên màng hoạt dịch, rửa khớp có thể được thực hiện với cùng với nội soi hoặc không cần nội soi.
  • Nội soi: Với những trường hợp không gian khớp bị hẹp nhiều thì cần sử dụng phương pháp nội soi. Nội soi sẽ dễ dàng loại bỏ sụn khớp bị viêm hoặc làm sạch bề mặt xương và sửa chữa các mô tổn thương của khớp.
  • Nắn chỉnh trục khớp, cắt, chỉnh sửa xương khớp giúp làm giảm áp lực lên bên tổn thương, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
  • Trường hợp nặng khi khớp bị biến dạng có thể thực hiện phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.

Kết luận

Việc điều trị thoái hóa khớp cần kết hợp tất cả phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, điều trị ngoại khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tránh những tư thế gây áp lực đến khớp làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Để được tư vấn thêm về bệnh đau nhức xương khớp, bạn có thể gọi tới số điện thoại miễn cước 1800 1156 để gặp các chuyên gia.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...