Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Trong những năm gần đây người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang ngày một trẻ hóa và bắt đầu gia tăng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống và gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác của cơ thể như: tim, não bộ, chân, tay… Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm hay không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc đó qua bài viết sau đây.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì và nó có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện, hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi cử động.

Thoái hóa cột sống cổ thường xuất hiện ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là vẫn thường gặp ở người cao tuổi. Tại Việt Nam, trong số 90% người trên 60 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp, có tới 32% là thoái hóa đốt sống cổ. Đáng báo động hiện nay là thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 25-30, đặc biệt là những người thường xuyên hoạt động cổ liện tục trong khoảng thời gian dài.

► Để tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Những điều cần biết về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường tiến triển từ từ, ở giai đoạn đầu người bệnh gặp phải những biểu hiện như: đau cổ, cứng cổ cấp tính, sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu.

Sau đó, khi không có bất kỳ can thiệp nào thì các cơn đau sẽ chuyển dần sang mãn tính do tình trạng thoái hóa mạnh mẽ hơn, thường là 30% sau 1 năm, 25% sau 1-5 năm, 19% sau 5-10 năm với các biểu hiện: đau buốt, nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ lý do với tần suất nhiều và mạnh hơn.

Giai đoạn tiếp theo người bệnh xuất hiện các hạn chế vận động cổ, sự chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến biểu hiện: đau đầu, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Nghiêm trọng hơn là bệnh có thể gây rối loạn tiền đình, mờ mắt, biến dạng phần đốt sống cổ…

Dựa vào phần tóm tắt về quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa đốt sống cổ trên đây chúng ta có thể kết luận rằng bệnh thoái hóa đốt sống cổ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách, kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, kéo theo tổn thương ở các hệ thống cơ quan khác, gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị tê bì, đau nhức thường xuyên, dai dẳng, dữ dội thậm chí là bại liệt vĩnh viễn, trở thành gánh nặng của gia đình.

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ

Theo chuyên gia thì thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời. Các biến chứng này có thể đến nhanh hay chậm tùy thuộc thể trạng từng người. Tuy nhiên, các biến chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Vì thế bệnh nhân cần điều trị bệnh ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

➤ Tham khảo thêm: Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh

Khi các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ bị tổn thương do thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống hay còn gọi là bệnh rễ tủy cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh nào?

  • Dây thần kinh quanh vùng cột sống cổ: Gây ra những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy và có cảm giác tê mỏi.
  • Dây thần kinh ở vùng cánh tay, đến các ngón tay: Các dây thần kinh ở khu vực cánh tay, cổ tay và bàn tay rất nhạy cảm. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ có tình trạng tê nhức và ngứa ngáy. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ có thể xuất hiện tình trạng cơ bắp bị yếu đi, teo cơ tay, mất cảm giác và mất khả năng cầm nắm, nguy hiểm hơn nữa là mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép tủy

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây tổn thương cả phần đĩa đệm và đốt sống. Giai đoạn đầu sẽ gây chèn ép rễ thần kinh như tôi vừa nêu trên. Giai đoạn sau thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây chèn ép tủy và tình trạng xấu là người bệnh có thể bị liệt tứ chi.

Thường người bệnh gặp biến chứng là liệt cứng, lúc đầu liệt nhẹ, sau tăng dần. Kèm theo đó là vành đai tăng cảm giác đau, giảm hoặc mất dần cảm giác thuộc khu vực tương ứng với khoanh tủy bị chèn ép trở xuống.

Biến chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình – Một trong những biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép rễ dây thần kinh khiến cho máu khó lưu thông, quá trình vận chuyển máu lên não bị ngưng trệ dẫn tới hiện tượng thiếu máu lên não dẫn đến rối loạn tiền đình. Từ đó gây ra những biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, ăn không ngon lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây gây xuất huyết não, đột quỵ.

Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thiếu ngủ và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Hẹp ống sống cổ

Cấu trúc đốt sống thay đổi dẫn đến hình thành gai xương và phát triển vào trong ống sống gây cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống và thu hẹp không gian tủy sống, tình trạng này còn được gọi là chứng hẹp ống sống. Cột sống bị thu hẹp lại tạo áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh cổ.

Biến chứng này không chỉ gây đau nhức hoặc tê từ cổ tới vai gáy mà chúng còn khiến 2 cánh tay suy yếu. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép và dễ vấp ngã. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc được bình thường, tiểu khó và thường bị táo bón, hay sẽ cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.

Gây hội chứng cổ – tim (hội chứng cổ – ngực)

Biến chứng này xuất hiện khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng. Khi đó, bệnh các tổn thương ảnh hưởng tới sự chi phối thần kinh ở tim thông qua dây thần kinh tim.

Khi dây thần kinh tim bị chèn ép khiến bệnh nhân thường đau nhức ở sau xương ức hoặc toàn bộ vùng tim. Khi đau, bệnh nhân thường có cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn hoặc đánh trống ngực.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Đây là biến chứng đáng lo nhất của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi gặp biến chứng này, bệnh đã rất khó điều trị. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh.

Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, khiến rối loạn thần kinh thực vật, gây rối loạn cảm giác ở tứ chi. Về lâu dài, bệnh biến chứng nặng hơn gây bại liệt một hoặc cả hai tay, có thể gây ra bại liệt vĩnh viễn.

Phòng và kiểm soát diễn tiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Khi biết được bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thế nào thì chúng ta cần tìm hiểu ngay những biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và nếu bị bệnh thì kiểm soát không để bệnh phát triển nặng.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên tắc phòng và kiểm soát diễn tiến của thoái hóa đốt sống cổ ngay khi bệnh ở mức độ nhẹ là cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu pháp an toàn (tránh các bài vật lý trị liệu mạnh làm cho bệnh thêm nặng).

Vì vậy, tuân thủ đúng theo quá trình điều trị của bác sĩ kết hợp với tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là 3 yếu tố giúp kiểm soát bệnh thoái hóa đốt sống cổ phát triển và gây những biến chứng nguy hiểm. Lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực đến cột sống và giảm nguy cơ gây thoái hóa.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật đồng thời giúp bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.

Đầu tiên là tăng cường bổ sung thực phẩm nhóm Canxi và Vitamin D. Khi cơ thể bị thiếu Canxi chính là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ. Nên kết hợp bổ sung cả Canxi và Vitamin D nó sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Vì vậy, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn các món ăn giàu Canxi từ hải sản, sữa, súp lơ, các loại đậu… và các món ăn giàu Vitamin D gồm: nấm, ngũ cốc, gan…

Bổ sung thực phẩm nhóm axit béo, vitamin E rất tốt cho đĩa đệm đồng thời ngăn ngừa thoái hóa cột sống. Các chất dinh dưỡng này có trong các loại hạt, rau xanh, cá,…

Xem chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp thì bạn cũng đừng quên việc kiểm soát cân nặng để phòng ngừa các bệnh cột sống hiệu quả. Nếu chỉ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống phải chịu nhiều áp lực khiến chúng tổn thương. Vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu tăng cân, thừa cân bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp. Bạn cũng ừng quên tăng cường bổ sung chất xơ, hạn chế nạp chất béo, hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt.

Bạn nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường thấp, tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh. Hạn chế các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, cafe… gây hại cho khớp.

Ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 lít/ ngày) để duy trì cơ thể khỏe mạnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập

Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu trong việc tăng cường sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Việc tập luyện còn giúp tăng lưu lượng máu, oxy đến các khu vực xương khớp để cung cấp dưỡng chất cho xương khớp. Bên cạnh đó, tập luyện còn kích thích cơ thể sản sinh endorphins vừa giảm căng thẳng, vừa làm giảm cơn đau. Các bài tập luyện nhẹ nhàng như: đi bộ, tập gym, bơi lội, yoga, đạp xe… là những bài tập phù hợp cho người thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa sự thoái hóa.

➤ Xem thêm: Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Với những người lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác đồ nặng, thực hiện quá nhiều động tác cúi lưng hoặc những người làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính quá lâu cần điều chỉnh tư thế làm việc hợp lý. Tránh thực hiện một động tác quá lâu, khoảng một giờ nghỉ giải lao, thực hiện các động tác vươn vai, đi lại để thư giãn.

Khi ngủ, cần tranh nằm yên một tư thế quá lâu. Tuyệt đối nên tránh tư thế nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Sử dụng gối có độ cao phù hợp, không nên quá cao hay quá thấp gây mỏi cổ.

Ở những người trẻ, không nên làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Với nam giới nên tránh hút thuốc lá bởi chất nicotine có trong loại thuốc này khiến cho đĩa đệm không thể hấp thu được các vitamin và dưỡng chất cần thiết.

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Tuân thủ đúng thời gian trị bệnh, sử dụng thuốc đúng liều lượng và tái khám theo định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự thay đổi và tiến triển của bệnh giúp đưa ra được phương pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh những biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp để chủ động bảo vệ sức khỏe của hệ thống xương khớp.

Hiện nay, trên thị trường có vô số sản phẩm được quảng cáo giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh thường lựa chọn sử dụng nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp và hỗ trợ giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên và được chứng minh về tác dụng.

Khương Thảo Đan là sản phẩm viên xương khớp được INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp hiệu quả. Đây là sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền, là thành quả nghiên cứu 6 năm của PGS.TS Lê Minh Hà cùng với công sự. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường mà không gây ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,.. Ngoài ra, Collagen Type II không biến tính có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type II ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn.

Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? đồng thời cũng liệt kê ra những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị bệnh. Thoái hóa là căn bệnh thường gặp khi về già nên nếu như không xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh từ sớm sẽ khiến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Khi có các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...