Cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật mang lại hiệu quả cao, được nhiều người tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Bên cạnh mục đích giảm đau, phương pháp này còn giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu và đẩy mạnh phục hồi chấn thương. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin chi tiết cách thực hiện biện pháp trên.

Nguoi-Nhat-chua-dau-vai-gay

Ưu điểm phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật

Phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật trở nên nổi tiếng do những ưu điểm sau:

☛ Đơn giản, không phải chuẩn bị nhiều dụng cụ, có thể thực hiện ngay tại nhà trong thời gian ngắn.

☛ Mang lại nhiều tác dụng vượt trội: giảm đau nhức, tê bì, co cứng cơ vùng vai gáy, tăng tuần hoàn máu, cải thiện phạm vi hoạt động, ngăn ngừa lão hóa xương khớp, đảm bảo giấc ngủ ngon…

☛ Không chứa tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận…

☛ Phương pháp phù hợp với cả nam và nữ, trong bất kỳ độ tuổi nào.

Cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Mẹo dùng khăn chữa đau vai gáy

Phương pháp sử dụng khăn chữa đau vai gáy của người Nhật tuy đơn giản nhưng thực sự hiệu quả. Tác dụng chính là hỗ trợ nâng đỡ cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Từ đó, cơn đau nhức, tê bì thuyên giảm dần. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dàng vận động hơn.

Tất cả những thứ bạn cần chuẩn bị chỉ là một chiếc khăn tắm nhỏ. Sau đấy, bạn có thể tham khảo thực hiện nhiều cách như sau:

Cách 1: Chèn khăn dưới bả vai

Phương pháp này phù hợp với người già bị đau vai gáy do khí huyết kém lưu thông, thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, cơn đau nhức do lao động gắng sức, ngủ sai tư thế hoặc ít vận động cổ cũng dễ dàng thuyên giảm khi thực hiện liệu pháp chèn khăn dưới bả vai.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại.
  • Bước 2: Người bệnh nằm ngửa trên giường, thẳng lưng và thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Bước 3: Đặt dọc khăn (không đặt ngang) dưới bả vai bên phải.
  • Bước 4: Tay phải đưa sang ngang, gấp khuỷu tay thành một góc 90 độ theo chiều hướng lên đầu.
  • Bước 5: Nhấc tay phải lên sao cho ngang bằng với chiều cao của khăn (tay không chạm giường) và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây.
  • Bước 6: Nhẹ nhàng đặt tay xuống rồi lặp lại động tác khoảng 3 – 5 lần.
  • Bước 7: Đổi sang vai trái và thực hiện tương tự các bước ở trên.
Chen-khan-duoi-ba-vai
Phương pháp chèn khăn dưới bả vai giúp giảm co cứng cơ, xoa dịu đau nhức và tránh hiện tượng tê bì tay.

Người bị đau vai gáy nên áp dụng phương pháp chèn khăn dưới bả vai 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện các bước trên, người bệnh cần kết hợp hít thở chậm, đều bằng miệng và mũi. Điều này giúp hạn chế mệt mỏi, việc điều trị bệnh diễn ra dễ dàng hơn.

Cách 2: Chèn khăn dưới cổ

Phương pháp này có thể thực hiện khi bạn ngủ. Tác dụng chính là nâng đỡ cổ, sao cho phần cột sống ở vị trí này thẳng hàng với phần cột sống còn lại. Người bệnh không nên sử dụng khăn quá lớn, tránh tình trạng kéo dài cổ khiến triệu chứng đau nhức vai gáy thêm trầm trọng hơn.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại sao cho đường kính từ 8 – 12 cm, có thể cố định bằng băng dính hoặc dây cao su.
  • Bước 2: Chèn khăn dưới cổ:
    • Nếu người bệnh nằm ngửa khi ngủ, hãy đặt khăn dưới cổ khi gối đầu lên gối.
    • Nếu người bệnh nằm nghiêng, hãy đặt khăn lấp đầy khoảng trống tự nhiên giữa cổ và gối.
Chen-khan-duoi-co
Phương pháp chèn khăn dưới cổ giúp cân bằng cột sống cổ, hạn chế tình trạng đau nhức.

Cách 3: Đặt khăn dưới vùng vai gáy

Cơn đau do nguyên nhân cơ học như: hoạt động sai tư thế, mang vác nặng thường xuyên, ít vận động… hay yếu tố bệnh lý như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống cổ… đều có thể áp dụng phương pháp giảm đau đặt khăn dưới vùng vai gáy.

Cách tiến hành

  • Bước 1: Gấp nhỏ chiếc khăn đã chuẩn bị rồi cuộn tròn lại.
  • Bước 2: Người bệnh đứng trên sàn, giữ thẳng người.
  • Bước 3: Nắm chắc hai đầu khăn, đặt sát khăn dưới vùng vai gáy.
  • Bước 4: Người bệnh duy trì lực kéo ở khăn, từ từ ngả đầu về phía sau hết mức có thể, mắt nhìn lên trần nhà.
  • Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi di chuyển cổ về vị trí ban đầu.

Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy để giảm đau nhức nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Dat-khan-duoi-vung-vai-gay
Phương pháp đặt khăn dưới vùng vai gáy giúp kéo căng cơ và dây chằng tại vị trí này, cải thiện phạm vi hoạt động.

Cách 4: Giảm đau vai gáy bằng khăn kết hợp với tinh dầu

Phương pháp này không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp với mùi hương tinh dầu tùy vào sở thích cá nhân. Trong đó, tinh dầu hoa oải hương và kinh giới được nhiều người lựa chọn nhất.

☛ Tinh dầu hoa oải hương có mùi dễ chịu giúp cải thiện tinh thần và giấc ngủ. Ngoài ra, nguyên liệu này chứa thành phần beta – caryophyllene có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả.

☛ Tinh dầu kinh giới có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm nổi trội như: limonene, caryophyllene… Từ đó, dược liệu này góp phần khắc phục triệu chứng đau nhức vai gáy.

Tinh-dau-oai-huong-giam-dau
Tinh dầu hoa oải hương thường được sử dụng trong quá trình massage giảm đau nhức.
Lưu ý: Người bệnh nên mua tinh dầu ở những địa chỉ uy tín và bảo quản đúng cách để mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào chiếc khăn đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 2: Thả lỏng cơ thể, đặt khăn lên vị trí đau nhức ở cổ vai gáy.
  • Bước 3: Tiến hành massage nhẹ nhàng dọc từ cổ xuống vai, sang hai cánh tay và vùng lưng trên trong khoảng thời gian 20 phút.

Phương pháp này nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày. Chỉ sau 5 – 10 ngày, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng đau nhức vai gáy thuyên giảm đáng kể.

Bài tập giảm đau vai gáy

Bên cạnh mẹo sử dụng khăn chữa đau vai gáy, người Nhật còn thực hiện những bài tập tác động vào vị trí này để giảm đau, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện phạm vi hoạt động. Ngoài ra, phương pháp luyện tập còn kích thích tuần hoàn máu, đẩy mạnh quá trình hấp thu dinh dưỡng giúp phục hồi những tổn thương sụn khớp một cách nhanh chóng.

Người bệnh có thể sắp xếp thời gian luyện tập kết hợp các động tác dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách 1: Kéo căng cổ giảm đau vai gáy

Các bài tập kéo căng cổ phù hợp với người phải ngồi quá lâu, ngủ sai tư thế hoặc mắc yếu tố bệnh lý về lão hóa xương khớp khiến phần cơ và dây chằng bị co cứng.

1. Bài tập 1: Xoay cổ ngang

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước.
  • Bước 2: Từ từ nghiêng cổ sang bên phải hết mức có thể, cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại.

Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày.

2. Bài tập 2: Xoay đầu và cổ ngang

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước.
  • Bước 2: Từ từ xoay đầu sang bên phải hết mức có thể (mắt nhìn theo), cảm nhận được rõ ràng sức căng ở cổ bên trái.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Lặp lại động tác trên với bên còn lại.

Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần mỗi bên và 1 – 2 lần/ngày.

3. Bài tập 3: Ngửa cổ – gập cổ

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, mặt và cằm hướng về phía trước.
  • Bước 2: Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, cảm nhận sức căng ở cổ.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Từ từ cúi gập cổ về phía trước sao cho cằm sát cổ.
  • Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển cổ về vị trí ban đầu.

Người bệnh nên thực hiện động tác ngửa cổ – gập cổ 1 – 2 lần/ngày.

Bai-tap-ngua-co-gap-co
Bài tập ngửa cổ – gập cổ tác động trực tiếp vào vùng cổ vai gáy, giúp thư giãn cơ và giảm đau hiệu quả.

Cách 2: Luyện tập cải thiện các cơ vùng vai gáy

Các bài tập cải thiện cơ vùng vai gáy phù hợp với những đối tượng phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người ít vận động…

1. Bài tập 1: Luyện tập cơ scapula

Cơ scapula nằm ở vị trí xương bả vai, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, đặc biệt là nâng đỡ vật nặng. Luyện tập cơ scapula không chỉ giúp người bệnh giảm đau vai gáy mà còn tăng sức bền và tính linh hoạt để vận động dễ dàng hơn.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa thấp.
  • Bước 2: Thả lỏng toàn bộ phần thân trên, đan hai tay và đặt ở vị trí sau đầu.
  • Bước 3: Từ từ ưỡn phần thân trên về phía sau hết mức có thể.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần.

Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Bài tập 2: Luyện tập kết hợp cơ scapula và cơ vai

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Người bệnh đứng dựa sát tường, thẳng lưng, hai khuỷu tay ép sát hông.
  • Bước 2: Nâng cẳng tay và bàn tay lên cao sao cho vuông góc với khuỷu tay, đồng thời để ngửa bàn tay.
  • Bước 3: Từ từ đưa tay sang hai bên cơ thể, sát vào tường, cảm nhận rõ các cơ vùng vai được kéo căng về phía cột sống.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian 10 – 20 giây rồi từ từ di chuyển 2 tay về vị trí ban đầu.
  • Bước 5: Lặp lại động tác trên khoảng 10 lần.

Người bệnh nên thực hiện bài tập 2 – 3 lần/ngày để cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.

Tap-co-vai-giam-dau
Động tác tập cơ scapula và cơ vai giúp tăng sức bền, tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video hướng dẫn)

Lưu ý khi thực hiện cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Để quá trình áp dụng phương pháp chữa đau vai gái của người Nhật đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Các bài tập phù hợp cho những cơn đau mức độ nhẹ, cơn đau bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày như hoạt động sai tư thế, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, mang vác nặng thường xuyên… Nếu bạn có dấu hiệu đau nhức dữ dội trên 72 giờ, nghi ngờ nguồn gốc đau nhức do gãy xương, hẹp ống sống, chèn ép tủy sống… thì nên trực tiếp đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị.
  • Mức độ luyện tập nên tăng dần theo thời gian để cơ thể kịp thích nghi.
  • Thực hiện đúng và đủ bước trong những phương pháp trên để đạt hiệu quả nhanh, tránh tác dụng phụ khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Xây dựng thời gian biểu phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ xương khớp tự tái tạo và phục hồi.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, acid béo omega-3, vitamin E, vitamin K…
  • Uống đủ nước tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
  • Tránh tình trạng béo phì gây áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là vùng cột sống.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu bia… vì đây là nguyên nhân khiến sụn khớp nhanh thoái hóa, dễ loãng xương.

☛ Tham khảo thêm tại: 10+ mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả nhất

Viên xương khớp Khương Thảo Đan – Giảm đau vai gáy hiệu quả

Bên cạnh những phương pháp chữa đau vai gáy của người Nhật, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm lành tính, đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: giúp giảm đau – chống viêm – tái tạo sụn khớp hiệu quả.

Vien-xuong-khop-Khuong-Thao-Dan

Những điểm nổi bật trong viên xương khớp Khương Thảo Đan:

☛ Thành phần thiên nhiên lành tính phát triển từ bài thuốc cổ truyền Độc Hoạt Ký Sinh Thang bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, bạch thược, phòng phong, cam thảo… Những dược liệu này không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp mà còn vô cùng an toàn, tránh tác động xấu đến những cơ quan khác như dạ dày, gan, thận…

KGA1 chiết xuất từ củ địa liền giúp chống viêm, giảm đau vượt trội hơn hẳn thuốc Tây y phổ biến nhất hiện nay như: Paracetamol, Indomethacin, Efferalgan…

Collagen type 2 không biến tính giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp nhanh chóng.

Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng:

  • Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…
  • Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…

Để tìm mua sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.

Đau nhức vai gáy không chỉ cản trở hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm hồi phục.

Tài liệu tham khảo:

Unrolling your neck, over a towel

https://www.spine-health.com/blog/ways-rolled-towel-can-reduce-neck-pain

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...