Các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa cột sống

Bệnh lý thoái hóa cột sống được phân loại tùy theo vị trí ảnh hưởng. Thoái hóa cột sống được chia thành 3 dạng bệnh của thể: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống ngang ngực. Vậy với mỗi dạng bệnh thì có những dấu hiệu thoái hóa cột sống cụ thể nào để nhận biết? Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu ngay nhé.

Cấu tạo của cột sống và các vị trí dễ bị thoái hóa

Cấu tạo và chức năng của cột sống

Cột sống là một trục đỡ của cơ thể. Theo cấu tạo giải phẫu con người, cột sống bao gồm 33 – 35 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, xương cụt ở phía cuối lưng. Cột sống bao gồm cột sống cổ (7 đốt sống từ C1 – C7), cột sống ngực ( T1 – T12) và cột sống thắt lưng ( L1 – L5). Chức năng chính của cột sống bao gồm:

  • Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh.
  • Hỗ trợ cấu trúc và cân bằng cơ thể để duy trì các tư thế đứng thẳng. Bên cạnh đó, xương sống cũng đảm bảo sự liên kết, linh hoạt của các hoạt động hàng ngày.
  • Đảm bảo sự linh hoạt của cơ thể bao gồm các hoạt động như uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện các chuyển động khác.

Các vị trí của cột sống dễ bị thoái hóa

Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con người, cột sống vừa phát triển vừa thoái hóa. Tùy theo lứa tuổi mà sự thoái hóa nhiều hơn hay sự phát triển là nhiều hơn. Cột sống thường bắt đầu thoái hóa sau tuổi 35, khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh.

Thoái hóa cột sống là tình trạng các đốt sống bị lão hóa, tổn thương, viêm nhiễm, đặc trưng với sự biến đổi hình thái của đĩa đệm, giảm tái tạo của các tế bào sụn vùng cột sống. Lúc này vùng xương cột sống dần dần mất cấu trúc và chức năng bình thường, gây ra đau nhức cho người bệnh. Bệnh lý này tiến triển từ từ và tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vùng cổ  và thắt lưng và ngực – đây là những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Tùy thuộc vào từng vị trí cột sống bị thoái hóa mà có những triệu chứng của bệnh là khác nhau.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống theo từng vị trí

Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ

Cột sống cổ có nhiệm vụ chính là nâng đỡ vùng đầu và dẫn truyền hệ thống thần kinh tủy sống chi phối cơ thể

Cột sống cổ có tác dụng nâng đỡ trọng lượng của đầu và là nơi tập hợp các dây thần kinh chạy từ não đến các phần của cơ thể. Cột sống cổ gồm 7 đốt đầu tiên (C1-C7) với hình dạng uốn lượn nhẹ hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ tại vị trí đầu tiên ngay dưới xương sọ. Do cốt sống cổ có phạm vi hoạt động rộng lớn, nên hệ thống dây thần kinh tại đây có nguy cơ chịu tổn thương lớn.

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra ở đốt sống cổ do quá trình lão hóa, lớp đĩa đệm ở cột sống xẹp dần và mất dần khả năng giảm chấn. Bên cạnh đó, sự phát triển lệch của xương chèn ép vào các dây thần kinh dẫn tới các cơn đau. Sau đó các đốt sống gặp phải có thể gặp phải nhiều tổn thương liên quan.

Đối với đoạn đốt sống từ C1 đến C3 chủ yếu phục vụ cho các hoạt động di chuyển, xoay, do hoạt động liên tục nên quá trình thoái hóa ít xảy ra ở đoạn này. Chủ yếu thoái hóa cốt sống cổ thường xảy ra ở đốt sống C4 C5 và C6 đây là những đốt sống chịu lực lớn nhất ở cột sống cổ. Những ảnh hưởng ban đầu của bệnh là những cơn đau mỏi không thường xuyên, vận động kém linh hoạt hơn. Cụ thể, người bệnh thoái hóa cột sống cổ thường gặp phải những dấu hiệu sau:

1. Đau, mỏi, cứng cổ

Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau, mỏi, nhức vùng cổ khi vận động. Những cơn đau có thể thoáng qua, âm ỉ nhưng càng về sau những cơn đau trở lên dữ dội hơn khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức và vô cùng khó chịu.

Nặng hơn, các cơn đau không chỉ dừng lại ở phần cổ mà nhanh chóng lan dần từ vùng cột sống cổ xuống bả vai và cánh tay và thậm chí còn lan ra tai. Một số trường hợp, người bệnh sẽ bị tê liệt tạm thời, mất đi độ linh hoạt, đau buốt khó chịu ở vùng cổ.

2. Hạn chế vận động

Khi bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc cử động vùng cổ, xoay cổ. Triệu chứng này thường gặp hơn khi thời tiết trở trời. Nếu vẫn cố tiếp tục thực hiện động tác xoay vùng cổ sẽ rất dễ bị đau nhức, đồng thời vùng cổ sẽ xuất hiện thêm tiếng kêu răng rắc.

3. Hội chứng rễ thần kinh

Cột sống cổ còn được coi là “bộ não thứ 2” của con người, có quan hệ mật thiết với các bộ phận khác. Khi bị thoái hóa cột sống cổ các cơn đau vùng cổ sẽ lan sang vai gáy, cánh tay, các dây thần kinh bị chèn ép gây ra tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt, chóng mặt, ù tai, hoa mắt nhức đầu.

4. Biến dạng cột sống

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho cột sống cổ bị mất đường cong sinh lý dẫn đến tình trạng sái cổ, vẹo cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu.

5. Một số những triệu chứng khác của bệnh

Người bệnh thoái hóa cột sống cổ còn có thể gặp phải những dấu hiệu như: mất ngủ, gầy rộc, xanh xao, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện cũng khó khăn hơn.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cảnh báo: Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng (lưng dưới) thường bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 đến L5. Xương sống thắt lưng có nhiệm vụ kết nối xương sống ngực với xương chậu nên cột sống lưng thường chịu phần lớn trọng lượng cơ thể và dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất.

Các đốt sống L3 L4 L5 nằm ở vị trí cong nhất của cột sống nên sẽ phải chịu nhiều áp lực nhất, mọi hoạt động cúi, bê, vác… đều dồn lên vị trí cột sống thắt lưng này. Do vậy, L3, l4, L5 là vị trí dễ bị thoái hóa nhất ở cột sống lưng. Chỉ cần làm việc nặng quá nhiều, ngồi sai tư thế lâu ngày cùng với tác động của lão hóa, các đốt sống này sẽ dễ dàng bị thoái hóa, thậm chí thoát vị đĩa đệm.

Phần lớn các cơn đau ở thắt lưng là do căng cơ. Thoái hoá cột sống lưng thường sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ liên tục vùng lưng người bệnh. Thỉnh thoảng cũng sẽ có những cơn đau dữ dội kéo dài nhiều ngày. Triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng chủ yếu là:

  • Xuất hiện những cơn đau cấp tính gây đau nhức vùng thắt lưng, những cơn đau có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần và sau đó lan sang cả các vùng khác như vai, đầu, cánh tay, thần kinh tọa, hông, đùi ảnh hưởng đến khả năng đi lại khi mà bệnh tiến triển nặng.
  • Người bệnh có thể bị cứng cột sống lưng, hạn chế khi thực hiện các động tác như: vặn mình hoặc cúi người… Biểu hiện này thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khoảng thời gian dài không vận động.
  • Các cơn đau tăng lên rõ rệt khi người bệnh cúi người, vặn mình, bê đồ vật. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và tăng lên khi hoạt động các khớp cơ lưng nhiều.
  • Nếu bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị tê liệt chân, gặp khó khăn trong việc di chuyển.
  • Có tiếng kêu lục khục trong đốt sống khi di chuyển: Thoái hóa sẽ khiến lớp sụn bị mỏng đi, hư hại nhiều, chất hoạt dịch ít đi, các khớp xương không còn hoạt động một cách trơn tru nữa. Hai đầu xương sẽ trực tiếp cọ xát với nhau và gây ra tiếng lục khục trong cột sống khi bạn cử động.
  • Biến dạng cột sống:biến chứng thoát vị đĩa đệm hoặc đau rễ thần kinh do hẹp lỗ liên hợp dẫn đến biến dạng cột sống, cột sống lưng bị mất đi đường cong sinh lý của nó. Biểu hiện bạn có thể nhận thấy rõ nét nhất là lưng của mình có hiện tượng gù hoặc vẹo sang một bên…
  • Ngoài ra, bạn còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, nhược cơ hoặc cảm giác như kim đâm ở một số vùng trên cơ thể.

☛ Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị

Dấu hiệu thoái hóa cột sống ngực

Cột sống ngực có cấu tạo gồm 12 đốt sống, được đánh dấu từ T1 đến T12 ở phần ngực hay còn được gọi là phần lưng trên. Đường cong của xương sống ngực uốn cong ra ngoài tương tự như hình chữ “C” ngược.

Cột sống ngực về cơ bản là một cái lồng được thiết kế để bảo vệ các cơ quan quan trong bao gồm tim và phổi nên đây là vị trí rất ít khi bị chấn thương hoặc hao mòn các khớp. Vì vậy, thoái hóa cột sống ngực sẽ ít gặp hơn thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng.

Tuy ít gặp hơn so với cột sống cổ và lưng nhưng thoái hóa cột sống ngực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày và đặc biệt là chức năng của lồng ngực. Dưới đây là những dấu hiệu thoái hóa cột sống ngực điển hình:

Dấu hiệu thoái hóa cột sống ngang ngực điển hình là:

  • Các cơn đau tại cột sống ngực thường âm ỉ, xuất hiện từ từ, bắt đầu bằng những biểu hiện nhức mỏi vùng cột sống ngực (vị trí mà tay người bệnh thường không với tới), đi kèm với cảm giác hơi tức ngực, nặng ngực.
  • Khi bị ấn vào các điểm ở giữa hai đốt sống ngực sẽ có cảm giác đau. Hoặc khi xoay lưng, cúi người cũng có cảm giác đau tại các đốt sống ngực đang bị tổn thương.
  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng cơ hai bên cột sống ngực, có cảm giác vùng cơ này luôn bị siết chặt và co cứng lại.
  • Khi bệnh trở nặng, có thể gây chèn ép đến những dây thần kinh, gây các biểu hiện đau thần linh liên sườn, đau nhói mạn sườn, làm xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp thở, khó thở… vô cùng nguy hiểm.
  • Rối loạn chức năng ruột, bàng quang như tiểu nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn tiêu hóa… do ống tủy của cột sống ngực chữa các dây thần kinh chi phồi đến hoạt động của phần chân, ruột và bàng quang.

Cuối cùng do các dây thần kinh ở vùng cột sống ngực có trách nhiệm điều khiển nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể quan trọng. Khi bị thoái hóa cột sống ngực vùng này có thể khiến các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra rối loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế khi có những dấu hiệu đau vùng cột sống ngực này, người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để được khám và điều trị kịp thời nhất.

Biến chứng của thoái hóa cột sống

Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa cũng như mức độ nặng nhẹ mà bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Như đã chia sẻ phía trên, thoái hóa cột sống xảy ra phổ biến nhất ở cột sống thắt lưng và cổ, vì đây là 2 vị trí chịu nhiều sức ép nhất.

Thoái hóa cột sống thường không đe dọa lớn đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tê liệt vùng bị thoái hóa.

Cột sống cổ và thắt lưng là nơi có chứa nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Do đó, khi bị thoái hóa ở hai vị trí này bên cạnh việc hạn chế vận động, tê liệt vùng bị thoái hóa thì việc chèn ép đến các dây thần kinh còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác và nguy hiểm hơn là tàn phế suốt đời.

Những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống như:

  • Chèn ép dây thần kinh gây bại liệt: Khi bị thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện các gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến tình trạng teo cơ, bại liệt và mất hoàn toàn khả năng vận động. Các gai xương còn khiến người bệnh bị đau nhức, khó cử động cho các hoạt động như: không ngoái được cổ, không cúi được người, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống…
  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống sẽ làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình. Những biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn tiền đình như cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém, đặc biệt là hay bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.
  • Đau thần kinh tọa: Cũng giống như chèn ép dây thần kinh, các gai xương mọc dài có thể chèn vào dây thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau nhức và lan sang các bộ phận xung quanh mà dây thần kinh tọa đi qua.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa, các đĩa đệm rất dễ bị thoát vị ra ngoài chỉ với một tác nhân đủ mạnh như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức,…
  • Gây bệnh lý khác: Ngoài ra, bị thoái hóa cột sống lâu ngày có thể gây thêm một số bệnh lý về cột sống khác như gai cột sống, gù vẹo hoặc cột sống biến dạng.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn đọc về những dấu hiệu thoái hóa cột sống. Khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn cũng nên đến gặp ngay bác sĩ để được khám và điều trị tốt nhất. Việc phát hiện, khám và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...