Đau nhức xương khớp ở người trẻ - Những điều cần biết

Bệnh xương khớp thường được cho là bệnh của người già. Thế nhưng hiện nay, rất nhiều người trẻ cũng phải đối mặt với các cơn đau nhức xương khớp. Vấn đề này bắt nguồn từ đâu, báo hiệu căn bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh

Các bệnh xương khớp mãn tính thường được cho là bệnh của người già trên 50, 60 tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố rủi ro ngoài độ tuổi khiến những người trẻ cũng có thể mắc các căn bệnh này, chẳng hạn như di truyền, béo phì, chấn thương khớp, các hoạt động nghề nghiệp hay hệ miễn dịch nhầm lẫn,…

Có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 có thể bị bệnh xương khớp. Nếu bạn mắc bệnh khi còn trẻ, bạn có thể dễ bị viêm ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân và bị xói mòn xương hơn những người bị đau nhức xương khớp khởi phát muộn. Bạn cũng có nhiều khả năng xuất hiện các nốt thấp khớp, là những cục nhỏ, cứng, nằm dưới da quanh khớp, thường xuất hiện trên ngón tay.

Nhưng tin tốt là, những người trẻ bị bệnh khớp có khả năng điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn người già. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương khớp và tránh các khuyết tật.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ

Thừa cân

Béo phì và các bệnh về xương khớp đã được chứng minh là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao hơn những người khác.

Trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ cơ xương khớp. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn tăng mỗi 0,45 kg, khi bạn đi lại, khớp gối sẽ phải chịu áp lực tương đương với 1,5 kg và khi bạn chạy, là 4,5 kg.

Béo phì và các bệnh về xương khớp đã được chứng minh là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (Ảnh minh họa)

Di truyền

Nếu gia đình bạn có người bị bệnh khớp, bạn có khả năng cao cũng bị căn bệnh này, đặc biệt nếu bạn có thêm khiếm khuyết khớp di truyền. Sự khiếm khuyết trong gen này dẫn tới tình trạng sụn lão hóa và suy thoái nhanh hơn mức bình thường, điều này lý giải vì sao bạn còn rất trẻ nhưng đã bị đau nhức xương khớp.

Chấn thương

Ở những người trẻ tuổi, chấn thường khớp thường đến từ các hoạt động thể thao, giải trí, tai nạn xe cộ hoặc chấn thương quân sự.

Những tác động từ chấn thương có thể phá vỡ xương hoặc làm gãy xương, ảnh hưởng tới khớp và các cơ quan quanh khớp. Tất cả những điều này gây ra các triệu chứng cấp tính sau chấn thương, bao gồm: sưng, tràn dịch khớp, đau dữ dội và đôi khi chảy máu trong.

Ngoài ra, có một loại viêm khớp có thể xảy ra ngay sau chấn thương, được gọi là viêm khớp sau chấn thương cấp tính. Loại viêm khớp này có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc viêm khớp mãn tính sau này. Các nghiên cứu báo cáo rằng, khoảng 20% đến hơn 50% bệnh nhân bị chấn thương khớp bị viêm khớp và chiếm khoảng 12% trong tất cả các trường hợp viêm khớp.

Chấn thương có thể gây đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này (Ảnh minh họa)

Nghề nghiệp

Đau nhức xương khớp đôi khi cũng có thể đến từ nghề nghiệp của bạn. Nếu hằng ngày bạn phải làm một số hoạt động như: mang vác nặng, quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang,… kéo dài trong nhiều giờ, khớp của bạn có thể bị cứng và đau. Lâu dần có thể tiến triển thành viêm khớp.

Các khớp thường bị đau do liên quan đến nghề nghiệp bao gồm: tay, đầu gối, hông.

Vận động viên thể thao chuyên nghiệp cũng là một trong những đối tượng có khả năng bị đau nhức xương khớp do nghề nghiệp. Bởi họ thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao lặp đi lặp lại, điều này làm tăng nhanh mức độ thoái hóa và hao mòn của sụn khớp. Do phải tập luyện, họ cũng tiềm ẩn những nguy cơ chấn thương cao hơn so với người bình thường. Người ta ước tính được rằng, 50% vận động viên bị thương tích do thể thao sẽ bị viêm khớp sau 10 đến 20 năm.

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên hay viêm khớp vô căn, bệnh Still là căn bệnh phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng tới dưới 17 tuổi. Bệnh có thể diễn ra trong vài tháng cho tới vài năm, sau đó trẻ sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp, bệnh sẽ kéo dài suốt đời.

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ở trẻ là rất quan trọng, bởi nó có thê rảnh hưởng đến sự phát triển của xương và dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn.

Khi bị viêm khớp tự phát, trẻ sẽ cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, các khớp đau và sưng, đi khập khiễng, sốt, phát ban, mệt mỏi, khó chịu,…

Nêu bị viêm khớp tự phát, trẻ sẽ cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, các khớp đau và sưng, đi khập khiễng, sốt, phát ban, mệt mỏi, khó chịu,… (Ảnh minh họa)

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme xảy ra khi bạn bị loài ve chân đen nhiễm khuẩn cắn. Loài bọ ve này mang trong mình một loại vi khuẩn có tên là Borrelia burgdorferi, chúng sẽ truyền khuẩn này sang người khi cắn chúng ta. Một số loài bọ ve có thể mang lại hiểm họa là bọ ve chó, bọ ve hươu, bọ ve ngôi sao cô đơn.

Nếu không chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng.

Bất cứ ai cũng có thể bị bọ ve cắn, nhưng trẻ em thường thích chơi ở bên ngoài, vì thế chúng có nguy cơ cao hơn. Cha mẹ hãy kiểm tra toàn bộ cơ thể trẻ sau khi chúng chơi ở bên ngoài để xem có vết cắn nào không.

Một số loài bọ ve có thể gây ra bệnh Lyme là bọ ve chó, bọ ve hươu, bọ ve ngôi sao cô đơn (Ảnh minh họa)

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu khởi phát từ bên trong tủy xương, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Căn bệnh này có thể gây đau khớp và xương, nhiễm trùng máu, khó thở, sưng hạch bạch huyết,…

Hội chứng đau xương bánh chè

Hội chứng đau xương bánh chè thường được gây ra bởi sự mất cân bằng ở các cơ xung quanh đầu gối, ảnh hưởng đến xương bánh chè và sụn trong khớp. Cứ 3 người trẻ tuổi thì sẽ có 1 người trải qua loại đau đầu gối này vào bất cứ lúc nào.

☛ Tìm hiểu thêm: 20 nguyên nhân đau nhức xương khớp thường gặp

Dấu hiệu đau nhức xương khớp ở người trẻ

Có nhiều dấu hiệu để nhận ra bạn có vấn đề về xương khớp (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu sớm

  • Một hoặc nhiều khớp có cảm giác nóng âm ỉ;
  • Bị cứng khớp vào buổi sáng;
  • Kiệt sức, mệt mỏi ngay cả sau khi đã ngủ đủ giấc;
  • Sưng khớp lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân;
  • Cảm giác đau nghiến hoặc đau sau trong khớp;
  • Có các vết sưng, phát ban không đồng đều trên da;
  • U nang trên da;
  • Đau dai dẳng ở tứ chi.

Dấu hiệu muộn

Các cơn đau ngày càng gia tăng với các đặc điểm sau:

  • Chúng xảy ra vào buổi tối hoặc đêm và thường đỡ vào buổi sáng;
  • Cơn đau đánh thức bạn khỏi giấc ngủ;
  • Chúng xảy ra không liên tục hoặc nhiều đêm liên tiếp;
  • Xuất hiện đau đầu hoặc đau bụng
  • Mệt mỏi, ăn ngủ kém;
  • Ngại vận động, di chuyển
  • Có các dị tật khớp (đây là biến chứng xảy ra theo thời gian, khi bệnh đã tiến triển nặng)

Lưu ý. Trên đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả các triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và loại bệnh mà sẽ có các biểu hiện khác nhau.

☛ Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu bệnh khớp

Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ

Những người trẻ bị bệnh khớp có khả năng điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn người già (Ảnh minh họa)

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu chính của điều trị bệnh khớp là giảm thiểu đau đớn, cải thiện chức năng và ngăn ngừa các khuyết tật.

Điều trị tại nhà

Có nhiều cách để bạn kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp tại nhà và hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bao gồm:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Không hút thuốc;
  • Ăn một chế độ lành mạnh, ít đường và rượu;
  • Uống đủ nước
  • Tránh chấn thương thể thao;
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hợp lý;
  • Cân bằng các hoạt động với thời gian nghỉ ngơi;
  • Xây dựng giấc ngủ chất lượng;
  • Giữ sức khỏe tinh thần.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đau nhức xương khớp cùng nhiều căn bệnh khác.

Không hút thuốc. Vì thuốc lá có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.

Ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh khớp là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Không có chế độ ăn kiêng nào được chứng minh là có thể chữa đau nhức xương khớp, nhưng tin tốt là có một số loại thực phẩm rất tốt cho căn bệnh này. Đó là các thực phẩm giàu omega-3, vitamin K, vitamin D, các chất chống oxy hóa,… (Chi tiết: Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?).

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, một số bệnh nhân có thể sẽ phải tiêm steroid. Những loại thuốc này có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm khớp, nhưng chúng có thể dẫn đến tăng cân. Vì thế, việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc tăng cân.

Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh khớp là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh (Ảnh minh họa)

Tập thể dục nhẹ nhàng, vận động hợp lý. Đây là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo và được coi là một biện pháp điều trị không dùng thuốc. Những lợi ích lâu dài của tập thể dục đã được chứng minh, với các bài tập tăng sức mạnh, tăng tính linh hoạt giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức khớp gối rất rõ ràng.

Xây dựng giấc ngủ chất lượng. Theo thống kê, 50 đến 90% những người bị đau khớp mãn tính không ngủ ngon. Và thường xuyên thiếu ngủ lại làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nhức và dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vì thế, bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một giấc ngủ chất lượng.

Giữ sức khỏe tinh thần. Đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn, nhất là khi tình trạng bệnh không được cải thiện. Tuy nhiên, đừng lo lắng, buồn bã hay sợ hãi, những cảm giác này đều là tự nhiên. Điều quan trọng, bạn hãy chia sẻ chúng với người thân trong gia đình hoặc những người mà bạn tin tưởng. Họ sẽ thông cảm, thấu hiểu và giúp đỡ bạn trong một chặng đường dài. Hãy cởi mở để nói về tình trạng bệnh của mình và cố gắng giữ tinh thần tốt nhất có thể! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia một số câu lạc bộ, hội nhóm về căn bệnh của mình, điều này giúp bạn cảm thấy không cô đơn và được chia sẻ nhiều hơn.

Nếu bệnh tình ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bạn, có thể suy nghĩ về các phương pháp thay thế, chẳng hạn như: xem xét làm việc tại nhà; học trực tuyến; dọn tới gần trường học, chỗ làm để tránh phải đi một quãng đường dài; trao đổi với cấp trên để có giờ làm việc linh hoạt hơn,…

☛ Xem thêm: Cách làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Hãy cởi mở để nói về tình trạng bệnh của mình và cố gắng giữ tinh thần tốt nhất có thể (Ảnh minh họa)

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc không kê đơn. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen natri có thể giúp giảm đau nhức xương khớp do hoạt động của cơ và khớp, các cơn đau thỉnh thoảng xảy ra do hoạt động, chẳng hạn như làm vườn sau một mùa đông trong nhà.
  • Thuốc kê đơn. Như NSAIS theo toa, thuốc chống thấp khớp DMARD, tiêm steroid,… cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý. Các loại thuốc trên đều gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn. Vì thế, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Phẫu thuật

Với tình trạng đau nhức xương khớp nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để thay thế hoặc sửa chữa các khớp bị bệnh.

Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị bệnh khớp thường là:

  • Thay khớp
  • Tái cấu trúc xương
  • Hợp nhất xương
  • Phẫu thuật nội soi

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khương Thảo Đan có công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp rất hiệu quả, phù hợp với sinh lý khớp của người Việt Nam.

So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có các ưu điểm vượt trội như sau:

  • Thành phần sản phẩm kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng “Độc hoạt tang kí sinh”, có gia giảm thêm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh, Collagen Type II. Đặc biệt là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa liền, có độ tinh khiết cao, hiệu quả gấp nhiều lần cao Địa liền thông thường và Collagen type II không biến tính – một sản phẩm của y học hiện đại, có tác dụng tái tạo sụn khớp, hạn chế các yếu tố có hại.
  • Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo.
  • Là sản phẩm của người Việt, phù hợp với sinh lý của người Việt, mang lại hiệu quả cao.
  • Thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, an toàn trên đường tiêu hóa, kể cả những người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận vẫn có thể sử dụng.


Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Sống chung với bệnh xương khớp

Tôi có thể đi du lịch không?

Dù bạn bị đau nhức xương khớp mãn tính, bạn vẫn có thể đi du lịch. Tuy nhiên, cần phải lên kế hoạch cẩn thận. Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ như thuốc men, bảo hiểm du lịch, lên kế hoạch trước để có thể quản lý việc đi lại, chăm sóc bản thân,…

Hãy lên kế hoạch cẩn thận trước chuyến đi của mình (Ảnh minh họa)

Tôi có thể hẹn hò và kết hôn?

Những người trẻ tuổi bị bệnh khớp vẫn có thể hẹn hò và kết hôn giống những người không bị bệnh. Điều quan trọng là cả hai đều phải nhận thức được đầy đủ về bệnh tình của bạn.

Khi thân mật, hãy lên kế hoạch với đối tác của bạn để tránh các cơn đau nhức không phá hỏng khoảnh khắc, chẳng hạn như:

  • Tắm nước ấm trước khi quan hệ để giảm cứng khớp;
  • Uống thuốc giảm đau trước khi quan hệ;
  • Nếu bạn thường bị mệt mỏi hoặc đau khớp vào buổi sáng, hãy lên kế hoạch vào buổi tối;
  • Tập trung vào những gì làm bạn cảm thấy thoải mái, không phải những gì bạn không thích về cơ thể mình.

Tôi có thể có con?

Nếu bạn muốn mang thai, hãy lên kế hoạch trước cho thai kì, thậm chí là trước vài năm.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn thụ thai và mang thai an toàn, khỏe mạnh. Bởi một số loại thuốc điều trị bệnh khớp có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi hoặc làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới.

Nếu chưa có kế hoạch mang thai, bạn cần sử dụng đầy đủ các biện pháp tránh thai mỗi khi quan hệ tình dục.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định mang thai (Ảnh minh họa)

Phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Để phòng ngừa đau nhức xương khớp khi còn trẻ, bạn nên:

  • Thường xuyên luyện tập thể thao;
  • Sinh hoạt lành mạnh;
  • Ăn uống cân bằng các chất dinh dường;
  • Không hút thuốc;
  • Uống đủ nước;
  • Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
  • Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, giải tỏa stress;
  • Không ngồi quá lâu một chỗ.

Kết luận

Đau nhức xương khớp ở người trẻ là căn bệnh phổ biến và dường như không bỏ qua bất kì ai. Vì thế, bạn nên chủ động tìm hiểu và chú ý hơn đến sức khỏe bản thân, nếu thấy có dấu hiệu đau khớp, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...