Hình ảnh chẩn đoán thoái hóa cột sống ở từng vị trí

Thoái hóa cột sống gây đau đớn, ảnh hưởng tới khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chẩn đoán được thoái hóa cột sống, các bác sĩ sẽ có các phương pháp khác nhau như xem bệnh án, khám triệu chứng lâm sàng, làm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh… Trong đó, chẩn đoán hình ảnh là yếu tố giúp các bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất do có thể dễ dàng nhìn thấy vị trí, tình trạng tổn thương của cột sống.

Thoái hóa cột sống là gì?

Quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp gây ra hệ quả là thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống xảy ra ở đốt sống lưng và một số vùng khác của xương sống. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến xương khớp gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Bệnh làm xuất hiện các tổn thương tại xương, sụn khớp, lớp xương dưới sụn hay màng bao hoạt dịch của khớp. Thoái hóa cột sống hay xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Viện phẫu thuật chỉnh hình của Hoa Kỳ chỉ ra rằng hơn 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống.

khai-niem-thoai-hoa-cot-song
Thoái hóa cột sống xảy ra ở đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống được chia làm 2 loại chính:

  • Thoái hóa cột sống lưng: gây ra các triệu chứng như đau vùng lưng, chân tay yếu, kém linh hoạt, khó khăn khi vận cúi người… Trong một số trường hợp, người bệnh bị rối loạn tiểu tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ.
  • Thoái hóa cột sống cổ: khiến người bệnh đau nhức vùng cổ, vẹo cổ, đau lan ra bả vai và cánh tay. Nặng hơn, người bệnh có thể bị tê liệt tay, đau cứng cổ.
Đây là một loại bệnh mãn tính và càng kéo dài, quá trình điều trị càng gặp nhiều khó khăn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phát hiện kịp thời nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để có hướng khắc phục hiệu quả.

Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa cột sống là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu về xét nghiệm chụp X-quang cột sống

Tia X là một loại tia bức xạ có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao. Tia này có khả năng truyền qua một số vật chắn sáng thông thường và tác dụng mạnh lên kính ảnh. Do đó, tia bức xạ này được ứng dụng trong máy chụp X-quang. Máy chụp X-quang phát ra chùm tia X bức xạ cao. Chúng xuyên qua mô mềm, dịch tế bào và khó đi qua các mô đặc như xương khớp. Do đó, giúp tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của cơ thể, phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

Trong thoái hóa cột sống, chụp X-quang là xét nghiệm được chỉ định, giúp các bác sĩ nhìn nhận được tình trạng cột sống cũng như nhận biết sự khác biệt trong cấu trúc xương của người bệnh. Xét nghiệm chụp X-quang cột sống có khả năng:

  • Ghi lại hình ảnh cột sống ở nhiều tư thế, góc độ khác nhau. Nhờ đó, các cán bộ y tế dễ dàng phát hiện sự bất thường, thương tổn của cột sống.
  • Giúp thấy được các khu vực lân cận vị trí cần chụp.
  • Đem lại hiệu quả chẩn đoán cao với chi phí thấp.
Do vậy, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xương khớp bằng chụp X-quang rất được ưa chuộng. Ngày nay, các máy chụp X-quang có mặt ở hầu hết các cơ sở y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh của người dân.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống

Khi cột sống xuất hiện các cơn đau âm ỉ, tê bì dai dẳng trong một thời gian dài hãy đi làm xét nghiệm X-quang. Dựa vào các ảnh chụp X-quang, các bác sĩ sẽ nhận ra được tình trạng của bạn để có hướng điều trị thích hợp. Một số phương pháp chụp X-quang hay được áp dụng cho thoái hóa cột sống bao gồm:

chup-xquang
Chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống bằng phương pháp chụp X-quang

Chụp đốt sống cổ C1, C2

Kĩ thuật này giúp bộc lộ chọn lọc các đốt sống đồng thời xóa nhòa hình ảnh của xương hàm giúp người chẩn đoán có cái nhìn chính xác nhất về tình trạng cột sống cổ. Khi chụp X-quang, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn chụp, cổ duỗi thẳng và miệng há tối đa. Tia X đi từ trước ra sau, xuyên qua miệng bệnh nhân và ghi lại hình ảnh của đốt sống C1, C2.

Chụp chếch ¾ cột sống cổ

Phương pháp giúp bộ lộ hình ảnh các đốt sống cổ và các khe khớp của người được chụp. Để thực hiện chụp chếch ¾ cột sống cổ, người ta sẽ chiếu tia X chếch 1 góc 45 độ so với diện thẳng của cột sống. Bệnh nhân khi chụp được yêu cầu bộc lộ vùng cổ và cởi bỏ trang sức liên quan để hình ảnh hiển thị được chính xác.

Chụp ống tủy cản quang (Myelography)

Chụp ống tủy cản quang nhằm phát hiện sự hẹp tắc của ống tủy do nhiều nguyên nhân, nhất là do u tủy. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc cản quang vào ống xương sống người bệnh, đặt bệnh nhân trong tư thế để dồn thuốc lên vùng tủy cổ và tiến hành chụp. Hình ảnh hiển thị giúp các bác sĩ quan sát được vùng tủy sống khó đánh giá hay vùng có tổn thương mô mềm gây phù nề, che lấp mà chụp thường không hiển thị được.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

chup-cong-huong-tu-mri
Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống

Cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chụp cắt lớp tạo hình dựa trên ứng dụng của sóng từ trường và sóng radio. Hình ảnh chụp MRI cho độ tương phản cao, sắc nét, rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, chụp cộng hưởng từ mang lại ưu thế hơn so với chụp X-quang, chụp cắt lớp hay siêu âm. Kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán viêm, u tủy sống, chấn thương…

Chụp cắt lớp vi tính

Đồng thời chiếu nhiều tia X-quang quét lên một khu vực cần xác định theo lớp cắt ngang và kết hợp với xử lý máy vi tính để tạo ra hình ảnh không gian 2 – 3 chiều của vị trí cần chụp. Kỹ thuật này tái tạo lại hình ảnh cấu trúc xương cột sống, hỗ trợ tốt trong chẩn đoán chấn thương, lao cột sống, u cột sống…

Các phương pháp chẩn đoán trên được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ bệnh khác nhau. Hãy cập nhật chi tiết thông tin và tình trạng sức khỏe của mình cho cán bộ y tế để có kỹ thuật chẩn đoán phù hợp, chính xác nhất.

Một số hình ảnh thoái hóa cột sống ở từng vị trí

Thoái hóa cột sống xảy ra ở 2 vị trí chủ yếu là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà hình ảnh xương khớp thu được có những biểu hiện khác nhau. Một số hình ảnh thoái hóa được chỉ ra dưới đây:

Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ bình thường có:

  • 7 đốt sống ghép lại với nhau, uốn hình chữ C.
  • Đốt sống đầu tiên nằm ngay dưới xương sọ. Đỉnh mỏm gai tách làm 2 củ.
  • Hai rễ giới hạn đính mỏm ngang vào thân và cuống tạo thành lỗ gọi là lỗ ngang. lỗ này cho mạch đốt sống chui qua.
  • Đốt sống cổ 1 không có thân sống. Hai bên khối nối với nhau ở phía trước và sau bởi cung trước và cung sau.
  • Đốt sống cổ 2 có một mỏm mọc lên trên thân gọi là mỏm răng.
  • Đốt sống cổ 4 có mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh.
  • Đốt sống cổ 7 có mỏm gai chẻ đôi, dài ra và có thể cảm nhận dưới da.

Đối với đốt sống cổ bị thoái hóa, các đốt sống cổ có thể không còn được như bình thường. Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ:

thoai-hoa-cot-song-co
So sánh hình ảnh đốt sống cổ thoái hóa và đốt sống cổ bình thường

 

xquang-thoai-hoa-cot-song-co
Đốt sống cổ thoái hóa xuất hiện gai xương và bị hẹp đĩa đệm
mri-thoai-hoa-cot-song-co
Hình ảnh chụp MRI thoái hóa cột sống cổ

Hình ảnh thoái hóa đốt sống lưng

Đốt sống lưng của người bình thường mang các đặc điểm:

  • Thân đốt sống to, bề ngang rộng.
  • Lỗ đốt sống rộng hơn đốt sống đoạn ngực, nhỏ hơn đốt sống đoạn cổ và có hình tam giác.
  • Đốt sống thứ 1 có mỏm ngang ngắn nhất, mỏm ngang thắt lưng 3 dài nhất. Mỏm gai của đốt thắt lưng V nhỏ nhất.

Một số hình ảnh xương khớp của thoái hóa đốt sống thắt lưng:

xquang-thoai-hoa-cot-song-lung
Hình ảnh chụp X-quang thoái hóa cột sống lưng
mri-thoai-hoa-cot-song-lung
Hình ảnh MRI cho thấy các vị trí thoái hóa tại đốt sống lưng một cách rõ ràng

 

Lưu ý cần biết trước khi chụp X-quang

Chụp X-quang được thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, để hình ảnh được hiện ra rõ nét đồng thời đảm bảo an toàn cho người chụp, cần phải tuân thủ các lưu ý sau:

  • Bộc lộ rõ vùng cần chụp, không nên để che phủ bởi quần áo.
  • Tháo trang sức, phụ kiện xung quanh vị trí cần chụp để tránh gây cản trở tia X đâm xuyên qua do tia X có thể bị cản lại bởi một số kim loại.
  • Đối với bệnh nhân nữ mang thai, cần báo trước với người thực hiện vì tia X có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho thai nhi.
  • Khi chụp cản quang, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang. Khi đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ giải thích chi tiết và ký cam kết tiêm thuốc trước khi thực hiện.
  • Thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ trước khi thực hiện chụp X-quang.

Cần làm gì khi được chẩn đoán thoái hóa cột sống?

Bệnh thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Lâu dần, bệnh còn kéo theo nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi được chẩn đoán thoái hóa cột sống, người bệnh cần:

  • Điều trị bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định, chống chỉ định, lời khuyên của cán bộ y tế.
  • Không lạm dụng thuốc hoặc bỏ dở quá trình điều trị.
  • Phối hợp điều trị với chế độ ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai, bền bỉ cho xương cốt đồng thời nâng cao sức khỏe, khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Từ bỏ thói quen không lành mạnh như uống rượu, bia, hút thuốc… hoặc ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để nắm rõ và kiểm soát được tình trạng bệnh.
  • Trong trường hợp nặng hơn hoặc thoái hóa ở những vị trí quan trọng, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng.
Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu có thể áp dụng các phương pháp chữa trị đau xương khớp tại nhà, góp phần giảm gánh nặng cho cột sống. Các phương pháp này tương đối đơn giản, có thể thực hiện mà vẫn đem lại hiệu quả cao. 

Khương Thảo Đan – Giải pháp cho thoái hóa cột sống

Một trong những cách bảo vệ sức khỏe cho cột sống thoái hóa là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp. Ngày nay, các chuyên gia đưa ra lời khuyên về việc dùng viên xương khớp Khương Thảo Đan như một giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả.

khuong-thao-dan
Khương Thảo Đan – Giải pháp cho thoái hóa cột sống

Khương Thảo Đan là sản phẩm ứng dụng dựa trên nghiên cứu chiết xuất KGA1 của PGS.TS Lê Minh Hà và những đồng nghiệp tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Việc thành công chiết xuất hoạt chất KGA1 từ cây địa liền đã tạo bước tiến lớn trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp ở Việt Nam.

Trong y học cổ truyền, bài thuốc Độc hoạt Ký sinh thang là bài thuốc xương khớp hữu hiệu. Trong đó không thể thiếu sự có mặt của cây địa liền với tác dụng trị phong thấp, giảm đau hiệu quả. Dịch chiết KGA1 không chỉ đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng hơn so với địa liền mà hiệu quả cũng đạt mức tối đa. Bên cạnh đó, Khương Thảo Đan còn chứa thành phần quan trọng: collagen type II. Đây là chất tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành sụn khớp và sụn hyalin. đồng thời nuôi dưỡng và duy trì độ dẻo dai, bền chặt cho sụn khớp.

Khương Thảo Đan cũng kế thừa bài thuốc xương khớp cổ truyền, bổ sung các thành phần thảo dược quý như: Độc hoạt, phòng phong, ngưu tất, ký sinh thang… Sản phẩm đem lại công dụng:

  • Tái tạo, phục hồi sụn khớp, hỗ trợ làm trơn khớp.
  • Giảm đau nhanh chóng, ngăn ngừa viêm khớp.
  • Ức chế quá trình lão hóa xương.

Sản phẩm được chỉ định cho người đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, vôi hóa cột sống… Nghiên cứu lâm sàng cho thấy Khương Thảo Đan đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, không gây kích ứng, không có tác dụng phụ. Ngoài ra, khác với các thuốc giảm đau khác, Khương Thảo Đan có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng tới gan, thận hay dạ dày của người sử dụng. Đây là sản phẩm đáng cân nhắc của những ai bị thoái hóa cột sống.

Bài viết trên đây tổng hợp lại một số thông tin và hình ảnh vể thoái hóa cột sống ở từng vị trí. Tin rằng qua đây, bạn sẽ có hướng lựa chọn thích hợp để giải quyết tình trạng sức khỏe của mình.

Tham khảo:

  • https://hinhanhhoc.net/hinh-anh-benh-ly-thoai-hoa-cot-song/
  • https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/d/degenerative-disc-disease.html
  • https://ryortho.com/breaking/expanding-the-therapeutic-window-for-degenerative-disc-disease/

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...