Tổng hợp các thuốc trị thoái hóa cột sống hiệu quả

Khi triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống làm ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt và giấc ngủ của bạn thì việc dùng thuốc để điều trị là cần thiết. Vậy, bạn có tò mò muốn biết đâu mới là thuốc điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả? Hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

thoai-hoa-cot-song-uong-thuoc-gi
Các triệu chứng của thoái hóa cột sống được kiểm soát tốt nếu như bạn dùng loại thuốc phù hợp

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mạn tính xuất hiện khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Vai trò của đĩa đệm là nâng đỡ cột sống và chống đỡ các lực tác động lên cột sống. Vì vậy, khi đĩa đệm bị tổn thương, cột sống sẽ phải chịu một lực chèn ép lớn dẫn đến triệu chứng điển hình là đau nhức.

Diễn biến của bệnh này rất thầm lặng nên khi ở giai đoạn đầu thường khó có thể phát hiện bệnh. Biểu hiện của bệnh ở mỗi người có thể khác nhau. Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau rồi lại biến mất. Nhưng đôi khi triệu chứng đau nhức lại xuất hiện một cách đột ngột. Chính vì vậy, mọi người thường xem nhẹ và bỏ qua những triệu chứng tưởng chừng như đơn giản ấy.

Một số triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân thoái hóa cột sống như:

Chân, tay đau nhức: đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay trong khi đốt sống lưng điều khiển hoạt động của chân và các cơ quan khác. Vì vậy, khi đốt sống bị tổn thương, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức chân, tay, ảnh hưởng đến quá trình vận động và sinh hoạt hằng ngày.

Những cơn đau đột ngột và dữ dội: đau tăng lên khi bệnh nhân vận động mạnh, quá sức và triệu chứng đau giảm đi khi bệnh nhân được nghỉ ngơi.

dau-hieu-nhan-biet-benh-thoai-hoa-cot-song
Triệu chứng đau do thoái hóa cột sống có thể tăng vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi

Đau ở ngay ở vị trí đốt sống bị thoái hóa: đặc biệt là phần cổ và lưng. Triệu chứng đau có thể tăng vào ban đêm do khi đó nồng độ cortisol (một hormone nội sinh quan trọng có vai trò giảm đau và chống viêm) trong cơ thể là thấp nhất.

Triệu chứng đau có thể tăng khi thay đổi thời tiết: điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh rõ ràng. Có thể là do khi thời tiết chuyển lạnh, lượng máu lưu thông trong cơ thể thay đổi, độ trơn nhờn của dịch khớp và nồng độ một số hormon trong cơ thể cũng bị thay đổi.

Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh: do đĩa đệm bị tổn thương và chèn ép lên dây thần kinh.

Cứng khớp: dẫn đến khó vận động vào buổi sáng sau nhiều tiếng nằm ngủ hoặc sau khi ngồi quá lâu một tư thế.

Cảm giác tê bì các đầu ngón tay, chân: nếu tiến triển của bệnh ở mức độ nặng.

Khi vận động có tiếng kêu “lạo xạo’’: do lớp đệm giữa các đầu xương bị tổn thương nên khi vận động các đầu xương tiếp xúc với nhau tạo ma sát và xuất hiện tiếng kêu này.

➤ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu thoái hóa cột sống thường gặp nhất

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống. Mục tiêu chính của việc điều trị căn bệnh này là nhằm cải thiện các cơn đau nhức, tê bì, cứng khớp, làm chậm tiến triển của bệnh và phục hồi chức năng vận động, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thoái hóa cột sống.

Các loại thuốc tây y điều trị thoái hóa cột sống

thuoc-tay-y-chua-thoai-hoa-cot-song
Lựa chọn thuốc tây y để chữa thoái hóa cột sống giúp kiểm soát triệu chứng của thoái hóa cột sống nhanh chóng và hiệu quả

Paracetamol

Khi gặp tình trạng đau nhẹ do thoái hóa cột sống, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng paracetamol đường uống – một loại thuốc giảm đau thông dụng. Paracetamol có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt và nghiêm trọng nhất là gây hoại tử gan do sản phẩm này chuyển hóa chủ yếu ở gan. Vì vậy, bạn không nên sử dụng paracetamol trong một thời gian dài.

Đồng thời, bạn không được phép sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị bằng thuốc này bởi rượu bia làm tăng chuyển hóa paracetamol tại gan, từ đó làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Bên cạnh cảm giác đau do thoái hóa cột sống, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sưng và viêm khớp. Hai triệu chứng này cần được đẩy lùi nhanh chóng để tránh dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn về sau là hiện tượng dính khớp và biến dạng các khớp. Khi đó, NSAIDs là nhóm thuốc được bác sĩ ưu tiên lựa chọn.

Nhóm thuốc NSAIDs được chia thành 2 nhóm nhỏ:

NSAIDs ức chế COX-1 và COX-2: Nhóm này bao gồm các thuốc như: ibuprofen, diclofenac,… tác dụng trên cả COX-1 và COX-2. Vì COX-1 có nhiều ở biểu mô đường tiêu hóa và tiểu cầu nên tác dụng phụ của nhóm thuốc này là loét dạ dày tá tràng, kéo dài thời gian chảy máu,…

NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2: Nhóm thuốc này (meloxicam, celecoxib,…) ức chế chọn lọc COX 2 nên ít có khả năng gây loét dạ dày tá tràng hơn nhưng có nguy cơ cao gặp phải một số bệnh lý về huyết khối.

Sử dụng NSAIDs theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng viêm và đau nhức một cách rõ rệt. Trong trường hợp các đợt tái phát gây đau cấp tính hoặc mãn tính, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng kết hợp NSAIDs với paracetamol để có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt hơn.

Glucocorticoid đường tiêm

Khi sử dụng paracetamol hay NSAIDs đường uống, bạn cần phải đợi 30 phút – 1 giờ đồng hồ thuốc mới có tác dụng do nó mất thời gian hấp thu và phân bố vào trong cơ thể. Trong khi đó, glucocorticoid đường tiêm được đưa trực tiếp vào trong cơ thể qua đường tĩnh mạch, vậy nên nó có tác dụng giảm đau, chống viêm rất nhanh, chỉ sau vài phút.

Theo khuyến cáo về cách sử dụng corticoid đường tiêm của trang EMC, nếu sử dụng liều cao nên tiêm tĩnh mạch chậm để khoảng thời gian đưa thuốc vào cơ thể tối thiểu là 30 phút. Đồng thời nên sử dụng thuốc này vào 8h sáng vì khi đó nồng độ cortisol trong cơ thể là cao nhất, hạn chế được tình trạng trục dưới đồi- tuyến yên bị ức chế.

Bên cạnh những hiệu quả được kể trên, bạn cần thận trọng với tác dụng không mong muốn mà nhóm thuốc này đem lại:

  • Bội nhiễm: Do glucocorticoid ức chế miễn dịch nên bạn dễ bị nhiễm nấm, virus.
  • Loét dạ dày tá tàng: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa tuy không nhiều nhưng nếu gặp thường rất nặng và có thể dẫn đến thủng dạ dày.
  • Loãng xương: Sử dụng glucocorticoid làm giảm tái hấp thu canxi ở ruột, từ đó xương bị thưa xốp và dễ gãy, tăng nguy cơ gây loãng xương.
  • Chậm liền sẹo và chậm lành vết thương: do glucocorticoid ức chế tổ chức hạt và các nguyên bào sợi.
  • Hội chứng Cushing: Glucocorticoid gây rối loạn phân bố mỡ, từ đó mỡ tập trung nhiều ở mặt, thân trên gây phù, nặng hơn là hội chứng Cushing.
Các tác dụng không mong muốn kể trên có thể xảy ra ở mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thời gian bạn sử dụng thuốc. Đồng thời, nhóm thuốc này chống chỉ định với các trường hợp sau: mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày tá tràng, nhiễm nấm, virus, dùng vaccin sống,…

Nhóm thuốc giảm giảm đau trung ương opioid

fetanyl-chua-thoai-hoa-cot-song
Fetanyl được chỉ định trong tình trạng đau nặng của thoái hóa cột sống

Trong trường hợp hợp bệnh nhân gặp tình trạng đau nặng do thoái hóa cột sống và điều trị với tất cả các thuốc kể trên đều thất bại, opioid sẽ là nhóm thuốc tiếp theo được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau tốt hơn các nhóm trên do nó tác động lên thần kinh trung ương thông qua cơ chế ức chế đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não. Một số thuốc thường dùng là: morphine, fetanyl, codein, pethidine …

Morphin: là thuốc đáp ứng tốt nhất đối với đau nặng. Nhưng bên cạnh tác dụng giảm đau, người bệnh còn có cảm giác khoái cảm và lạc quan, không đói và hết buồn ngủ,… Vì vậy, nếu dùng morphin lặp lại trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, nghiện thuốc. Ở liều dùng thông thường, thuốc còn gây một số tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, táo bón, … Với liều cao, thuốc gây ức chế hô hấp và hạ huyết áp.

Pethidine: có tác dụng giảm đau tốt nhưng thời gian tác dụng ngắn và kém hơn morphin. Khi vào trong cơ thể, pethidin chuyển hóa thành norpethidin – một chất gây độc cho thần kinh. Vì vậy, nếu sử dụng pedithin trong một thời gian dài sẽ kích thích thần kinh trung ương, xuất hiện các cơn co giật kéo dài.

Codein: so với morphin, codein là thuốc có tác dụng yếu hơn, bao gồm cả khả năng nghiện thuốc. Khi sử dụng trong thời gian dài, codein có thể gây táo bón, giảm tiết dịch đường hô hấp,…

Thông thường, bác sĩ chỉ kê đơn thuốc này cho bệnh nhân với liều thấp nhất có tác dụng và thời gian sử dụng ngắn. Vì vậy, hiện tượng dung nạp thuốc và các tác dụng không mong muốn rất nghiêm trọng được kể trên chỉ xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ điều trị và tự ý tăng liều thuốc.

Nhóm thuốc giãn cơ

Một số thuốc thuộc nhóm này là: eperisone, tolperisone,…Đây là nhóm thuốc giãn cơ tác động lên hệ cơ trơn mạch máu và thần kinh trung ương. Nhờ tác dụng làm giãn cơ mà tình trạng căng cứng và bị chèn ép của cột sống được cải thiện. Đồng thời, thuốc làm ức chế phản xạ đau nên triệu chứng đau của bệnh nhân thoái hoá cột sống cũng được thuyên giảm. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng nhóm thuốc này là: yếu cơ, nhược cơ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa …

Glucosamine

Sản phẩm này có chứa hoạt chất glucosamine thuộc nhóm đường amino có nguồn gốc từ những động vật có vỏ như: tôm, cua, nghêu, sò… Ngoài ra, glucosamine cũng có nguồn gốc nội sinh trong cơ thể chúng ta. Nó có mặt trong dịch khớp tại các mô sụn và đĩa đệm. Vì vậy, bổ sung glucosamine cho cơ thể sẽ giúp đẩy lùi tình trạng khô cứng khớp và góp phần tạo nên các mô sụn mới, giảm thiểu tình trạng tổn thương của xương khớp.

Tuy nhiên, glucosamine chỉ có tác dụng giảm đau và không cải thiện được tình trạng sưng viêm của xương khớp. Loại thuốc này có một số tác dụng phụ thoáng qua và hiếm gặp như: buồn nôn, chóng mặt,…

Viên xương khớp Khương Thảo Đan

Dùng thuốc tây điều trị thoái hóa cột sống lâu dài giống như “một con dao hai lưỡi”, tác dụng giảm đau càng nhanh thì tác dụng phụ càng nhiều. Ngoài ra, thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì lâu dài từ việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện các bài thể dục thì cần phải có phương pháp để bảo tồn và phục hồi vùng sụn khớp bị thoái hóa.

Để việc điều trị thoái hóa cột sống có kết quả tốt bạn nên sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan, được nghiên cứu và phát triển từ INPC – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Khương Thảo Đan là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường đáp ứng được bộ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP THOÁI HÓA. Nhờ có sự kết hợp giữa hoạt chất KGA-1 và Collagen type II không biến tính cùng với các thành phần trong bài thuốc Đông Y chữa đau xương khớp nổi tiếng: Độc Hoạt Ký Sinh Thang gồm Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh và Collagen type II, là những chất có lợi đối với hệ xương khớp.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hoạt chất KGA-1 trong củ địa liền có tác dụng giảm đau và chống viêm vượt trội. Kết quả thí nghiệm của các chuyên gia cho thấy KGA-1 có tác dụng giảm đau tốt hơn paracetamol và tác dụng chống viêm cao hơn chất đối chứng là indomethacin nên kiểm soát quá trình viêm tốt mà lại không gây tác dụng phụ lên các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt dùng an toàn cho người có tiền sử bệnh dạ dày..

Bên cạnh đó, Khương Thảo Đan còn chứa hoạt chất Collagen type II không biến tính. Loại Collagen này là thành phần thiết yếu giúp hình thành các mô sụn mới. Hơn nữa, từ các nghiên cứu khoa học khẳng định Collagen type II khi đi vào cơ thể bằng đường uống sẽ không bị phân hủy như các loại collagen thông thường, mà tập trung vào vùng khớp tổn thương để nuôi dưỡng khớp một cách tốt nhất, từ đó giúp đẩy lùi tình trạng sụn khớp bị tổn thương do thoái hóa và duy trì độ dẻo dai, bền bỉ cho sụn khớp.

Đây chính là cơ sở để đánh giá sản phẩm Khương Thảo Đan có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các thuốc được kể ở phần trên. Khi sử Khương Thảo Đan bạn không cần lo ngại về vấn đề tác dụng phụ. Vì vậy, bạn có thể sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài. Trong khi đó, các thuốc tây như paracetamol, NSAIDs,… chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, và tránh lạm dụng thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn xảy đến.

Để đạt được hiệu quả sử dụng tối đa, bạn nên sử dụng Khương Thảo Đan một cách đều đặn trong vòng 3-6 tháng. Sản phẩm này ở dạng viên nang, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Với nguồn gốc 100% từ thiên nhiên và hiệu quả vượt trội – giảm đau, chống viêm, tái tạo, Khương Thảo Đan là sự lựa chọn tối ưu cho người bị thoái hóa cột sống. Bệnh nhân kiên trì sử dụng Khương Thảo Đan trong khoảng 3-6 tháng sẽ đem lại tác dụng tốt nhất.

Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Thuốc nam trị thoái hóa cột sống

Các thuốc tây y kể trên như: paracetamol, NSAIDs, glucocorticoid,… giúp giảm các triệu chứng của thoái hóa cột sống một cách nhanh chóng nhưng đi đôi với nó là những tác dụng phụ biểu hiện khác nhau ở mỗi cơ thể bệnh nhân.

Trong Đông y có câu “ cấp thì trị tiêu, hoãn thì trị bản ’’. Chúng ta có thể hiểu nôm na câu này nghĩa là nếu triệu chứng bệnh ở mức độ cấp tính, dữ dội, cần tác dụng nhanh thì khi đó bạn cần sử dụng thuốc tây y. Còn nếu triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ thì chúng ta nên xem xét căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc. Vì vậy, thuốc nam cùng với các thảo dược ra đời để giải quyết vấn đề này.

Một số loại cây được sử dụng để làm thuốc nam chữa thoái hóa cột sống như:

Lá lốt

la-lot-chua-thoai-hoa-cot-song
Vị cay, tính ấm từ lá lốt giúp giảm triệu chứng của thoái hóa cột sống một cách hiệu quả

Theo sự nghiên cứu từ Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, nhờ đó nó có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Với lá lốt, người bệnh có thế chế biến dưới dạng tươi hoặc thô đều đem lại hiệu quả tương đương nhau:

Dùng dạng tươi: sử dụng khoảng 30g lá lốt, 10g thiên niên kiện và một ít lá gai tầm xoong. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, đun kỹ với 500ml nước, đun đến cạn còn khoảng 1 bát con, sau đó chúng ta chắt ra và đem sử dụng.

Dùng dạng thô: đem các nguyên liệu thô bao gồm lá lốt, trinh nữ, đinh lăng đi rửa sạch một lần nữa. Đun nguyên liệu với 1,5 – 2 lít nước và sắc kỹ cho tới khi cạn còn khoảng 2 bát con, sau đó chúng ta chắt ra và đem sử dụng.

Kiên trì sử dụng bài thuốc này từ 1 – 2 tuần, các triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do tính ấm của lá lốt nên bài thuốc này không phù hợp với người bị táo bón, hay ra mồ hôi, nóng trong,…

Ngải cứu

Ngải cứu cũng là một loại cây quen thuộc được dân gian sử dụng từ xa xưa. Loại cây này có vị cay, tính ấm và mùi thơm. Trong ngải cứu có chứa một số chất kháng khuẩn và tinh dầu như cineol có tác dụng giảm đau, giảm sưng, viêm xương khớp hiệu quả.

Cách chế biến: rửa sạch ngải cứu, thái nhỏ, cho vào chảo rang cùng với muối. Sau đó, bạn cần cho hỗn hợp vừa rang vào túi nhỏ và đem chườm ở vùng đau trong khoảng từ 15 – 20 phút. Chú ý nên chườm lúc nguyên liệu và muối còn nóng để đạt được tác dụng tốt nhất.

Đu đủ

Papain trong đu đủ có tác dụng giảm đau và tình trạng viêm do tổn thương cột sống. Đu đủ kết hợp với mễ nhân là bài thuốc chữa thoái hóa cột sống được chế biến đơn giản với các bước như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nửa quả đu đủ vỏ còn xanh và 30g mễ nhân sống.
  • Gọt vỏ và rửa sạch đu đủ, thái thành miếng nhỏ rồi đem đun với 2 bát nước cùng với mễ nhân sống.
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi đu đủ và mễ nhân mềm thì cho thêm một ít đường trắng.
  • Múc ra bát và dùng luôn khi còn nóng.

Thuốc nam rất lành tính, rẻ tiền, có sẵn trong tự nhiên và giúp cải thiện triệu chứng của thoái hoá cột sống một cách rõ rệt nếu sử dụng kiên trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, cần chế biến thuốc với liều lượng chính xác để tránh xảy ra hiện tượng quá liều.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa cột sống

Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý nói chung và bệnh thoái hóa cột sống nói riêng giống như “một con dao hai lưỡi”. Nếu như bạn điều trị và dùng thuốc sai cách thì triệu chứng của bệnh không được cải thiện mà thậm chí còn nặng thêm. Vì vậy, bệnh nhân cần phối hợp tốt với bác sĩ và lưu ý một số điều sau:

☛Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc: cần báo ngay với bác sĩ để có các biện pháp xử trí kịp thời.

☛Khi có những biểu hiện đau khớp gia tăng: bạn không được tự ý tăng liều thuốc đang sử dụng và cần báo với bác sĩ để có liệu pháp điều trị phù hợp hơn.

luu-y-khi-su-dung-thuoc-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song
Cần trao đổi thông tin với bác sĩ về tiền sử bệnh tật của mình để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất

☛Tiền sử về bệnh: bạn cần cho bác sĩ biết thông tin về tiền sử bệnh tật của mình, đặc biệt là người bị loét dạ dày tá tràng, các bệnh lý về gan, thận, dị ứng,…để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với bạn.

☛Chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng và uống thuốc đều đặn: dùng loại thuốc nào thì người bệnh cũng cần tuân thủ ba điều này để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

☛Thân nhiệt tăng: có thể do cột sống tổn thương chèn ép lên dây thần kinh, từ đó cơ thể bạn gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tăng thân nhiệt. Khi đó, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên triệu chứng này.

☛Tê hoặc có cảm giác kiến bò:

Nếu như tình trạng này chỉ là tê bì chân tay sinh lý thì không cần điều trị. Khi đó bạn cần tăng cường vận động nhẹ nhàng, xoa bóp chân tay để triệu chứng được đẩy lùi và biến mất.

Khi tình trạng tê hoặc cảm giác kiến bò thường xuyên xảy đến, có thể điều này là do nguyên nhân xương khớp mà thuốc hiện tại bạn đang dùng không có đáp ứng. Khi đó, bạn cần đến bệnh viện để thực hiện các kiểm tra chuyên sâu như: chụp X-quang để quan sát được hình dạng cột sống bị tổn thương, chụp MRI để biết chính xác khu vực mà cột sống bị chèn ép.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống và thông tin về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline sau: 1800 1156

Tài liệu tham khảo

https://baodantoc.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-viem-khop-hieu-qua-1606725493152.htm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp của Bộ Y tế

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...