Tìm hiểu về Vật lý trị liệu chữa đau vai gáy

Gần đây trong các phương pháp điều trị chứng đau vai gáy, vật lý trị liệu được quan tâm khá nhiều. Tuy nhiên rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi không biết vật lý trị liệu chữa đau vai gáy có hiệu quả không? Để giải đáp cho thức mắc này, mời bạn cùng chúng tôi đọc kỹ bài viết dưới đây.

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là gì?

Hiện này, tình trạng đau mỏi vai gáy ngày càng phổ biến, nó gây ra những cơn đau mỏi khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, đau vai gáy có thể tiến triển thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. Do đó việc sớm tìm cách điều trị đau vai gáy là vấn đề cần được ưu tiên.

Nói đến các biện pháp chữa trị đau vai gáy, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu đang được rất nhiều người quan tâm và áp dụng.

Vậy bạn hiểu thế nào là vật lý trị liệu?

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị không cần dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay. Dựa trên cơ chế sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, điện, tia X, tia hồng ngoại, siêu âm, từ trường, các bài bài tập thể dục – thể thao,… vật lý trị liệu sẽ đánh giá khả năng vận động, từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của người bệnh.

Vật lý trị liệu cổ vai gáy mang lại lợi ích gì?

Trong các phương pháp điều trị chứng đau vai gáy, rất nhiều người đã lựa chọn vật lý trị liệu. Tuy nhiên phần lớn những đối tượng này chỉ biết đến vật lý trị liệu do có người quen mách bảo chứ họ thực sự không biết liệu pháp này có hiệu quả hay không?

Thắc mắc về vấn đề “Vật lý trị liệu có hiệu quả không?” được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa)

Vật lý trị liệu là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng đau vai gáy, song song với các phương pháp điều trị khác mà bệnh nhân đang áp dụng thì nó cũng có thể là một phương pháp điều trị độc lập, có thể thực hiện một mình.

Một số lợi ích mà vật lý trị liệu mang lại cho bệnh nhân mắc hội chứng đau vai gáy không thể không kể đến bao gồm:

  • Xoa dịu cơn đau, giảm co cứng ở vùng cổ, vai, gáy, cột sống, giúp người bệnh có thể nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Cải thiện phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của đầu, cổ và cánh tay. Nhờ đó, các động tác được coi là khó khăn trước đây như xoay cổ, quay đầu, giơ tay lên cao,… trở nên dễ dàng hơn.
  • Kích thích tuần hoàn máu đến khu vực cổ vai gáy, từ đó những triệu chứng như đau mỏi, tê bì ở khu vực này được cải thiện.
  • Tăng cường sức mạnh cơ, xương khớp ở vùng cổ vai gáy. Từ đó giúp giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương từ bên ngoài.
  • Ngăn ngừa cơn đau vai gáy tái phát và hạn chế các biến chứng có thể gặp phải.

Nhờ vào tất cả những lợi ích kể trên, người bệnh hoàn toàn có thể chắc chắn rằng vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tin tưởng áp dụng. Thậm chí là duy trì trong thời gian dài.

Đối với tình trạng đau vai gáy, vật lý trị liệu sẽ được xây dựng nhằm cải thiện các cơn đau, phục hồi chức năng vai gáy và phòng ngừa các vấn đề tái phát.

Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu?

Người đau vai gáy có thể tiến hành vật lý trị liệu khi:

  • Cơn đau kéo dài: Đau đớn là tình trạng thường gặp, tuy nhiên nếu cơn đau này kéo dài, hay tái phát mà không xác định được nguyên nhân hay cơ chế gây đau thì người bệnh nên áp dụng vật lý trị liệu. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường sức mạnh vùng cổ vai gáy, hỗ trợ nâng đỡ cột sống cổ và làm giảm những cơn đau.
  • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Một số chấn thương bên ngoài ở vùng cổ có thể ảnh hưởng đến mô mềm, nghiêm trọng hơn là làm sai lệch vị trí xương, khớp nối, rách dây chằng,… Trong trường hợp này, vật lý trị liệu có thể căn chỉnh xương, hỗ trợ giảm đau và phục hồi các hoạt động cơ bản ở vùng cổ vai gáy.
  • Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật cổ: Sau khi phẫu thuật cổ, người bệnh có thể gặp khó khăn trong quá trình hoạt động do đau nhức, co cứng cơ, thể trạng suy yếu. Lúc này, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sẽ cải thiện triệu chứng, tăng khả năng phục hồi và hạn chế rủi ro.
  • Đau do tính chất công việc hoặc hoạt động sau tư thế: Những cơn đau này thường diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy người bệnh có thể áp dụng vật lý trị liệu tích cực bằng các bài tập kéo giãn cơ, tăng cường sức mạnh cho vùng này giúp giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.
Lưu ý: Vật lý trị liệu không nên áp dụng cho người bị nhiễm trùng hay có các khối u ở cổ. Ngoài ra, người bị tổn thương cột sống cổ nghiêm trọng như gãy xương, gãy nén đốt sống, thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống,… cũng tránh áp dụng liệu pháp này.
Nếu bạn bị đau vai gáy do ngủ sai tư thế hay do tính chất công việc, bạn cũng có thể thực hiện vật lý trị liệu (Ảnh minh họa)

Các phương pháp vật lý trị liệu cổ vai gáy

Vật lý trị liệu nói chung và vật lý trị liệu đau vai gáy nói riêng đều được chia ra làm 2 loại chính bao gồm:

  • Vật lý trị liệu thụ động: Mục tiêu của biện pháp vật lý trị liệu thụ động là giảm đau, giảm viêm và sưng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ở phương pháp này người bệnh không cần cố gắng để đạt được mục tiêu mà chỉ cần áp dụng các tác nhân vật lý như: chườm đá, chườm nóng, xoa bóp, siêu âm, điện trị liệu,…
  • Vật lý trị liệu tích cực: Khác với vật lý trị liệu thụ động, liệu pháp vật lý trị liệu tích cực buộc người bệnh muốn giảm đau cần phải cố gắng bằng cách thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho vùng cổ vai gáy. Các bài tập này sẽ giúp bạn giảm đau vai gáy một cách từ từ, ngoài ra còn giúp cơ thể được thư giãn, duy trì tư thế tốt và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

Cụ thể, thông tin chi tiết về các phương pháp vật lý trị liệu vai gáy là:

Vật lý trị liệu thụ động

Vật lý trị liệu xoa bóp chữa đau vai gáy

Nhiệt trị liệu: Người bệnh sử dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh để chườm lên vùng vai gáy bị đau. Nhiệt nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó các cơ vùng vai gáy sẽ được cung cấp đủ máu và oxy, làm giảm tình trạng cơ cứng. Trong khi đó nhiệt lạnh làm giảm đau và sưng tấy ở khu vực này. Tuy nhiên, nhiệt trị liệu chống chỉ định với vết thương hở hoặc ổ viêm có mủ.

Châm cứu: Liệu pháp sẽ sử dụng kim châm tác động vào huyệt vị giúp giãn cơ, giảm đau nhức, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ và tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.

Đọc thêm: Châm cứu chữa đau vai gáy – Thực hư về hiệu quả

Xoa bóp, bấm huyệt: Liệu pháp được thực hiện bằng cách tạo áp lực vật lý lên huyệt đạo, đi sâu vào gân khớp. Quá trình này sẽ giải tỏa tình trạng co rút ở cơ và dây chằng, điều hòa lượng máu giúp giảm đau. Khi chữa đau cổ vai gáy, nhà vật lý trị liệu sẽ xoa bóp bấm huyệt vùng gáy và các khu vực xung quanh, kể cả lưng và vai.

Đọc thêm: Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà

Điện phân trị liệu: Điện trị liệu sử dụng các thiết bị đặc biệt để đưa dòng điện đến khu vực bị đau đớn. Phương pháp này có thể kích thích co thắt cơ, thay đổi tín hiệu đau bằng cách giảm cảm nhận ở các dây thần kinh cảm giác đau, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng đau vai gáy, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Siêu âm trị liệu: Bác sĩ sẽ thoa một loại gel lạnh lên khu vực vai gáy, sau đó sử dụng một thiết bị siêu âm cầm tay, chà xát lên da, đồng thời truyền sóng âm năng lượng cao với tần số 1 MHz – 3 MHz kích thích trực tiếp vào các cơ bị xơ hóa, giúp giãn cơ hiệu quả. Phương pháp này có thể mang lại cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng và giúp người bệnh cảm thấy thư giãn.

Vật lý trị liệu tích cực

Vật lý trị liệu tích cực là áp dụng các bài tập tác động lên vai gáy nhằm giảm đau, cải thiện sức mạnh và tăng cường tính linh hoạt cho vùng này.

Thông thường các bài tập được chia thành 3 nhóm bao gồm: bài tập kéo giãn, bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và bài tập điều hòa khí huyết. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm bài tập phù hợp cho bạn. Cụ thể:

Nhóm bài tập kéo giãn

Bài tập xoay cổ giúp giảm đau vai gáy

Cơ chế hoạt động của nhóm bài tập kéo giãn là tác động một lực phù hợp làm giãn các khoang đốt sống và các cơ ở vùng cổ vai gáy, từ đó đem lại những lợi ích:

  • Hạn chế những tác động gây áp lực lên đĩa đệm ở cột sống cổ
  • Kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng cũng như làm giảm bớt diện tích bị lồi của đĩa đệm.
  • Khắc phục khoảng trống của các đốt sống nằm lệch nhau.
  • Điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, hạn chế đau vai gáy do thần kinh chèn ép.
  • Làm giãn cơ ở vùng cổ vai gáy từ đó giảm thiệu các triệu chứng đau ở bệnh nhân.

Bài tập kéo giãn tốt cho cổ gáy:

  • Bài tập uốn công cổ về phía trước
  • Bài tập kéo giãn cổ sang hai bên
  • Bài tập xoay cổ
  • Bài tập vặn người

Bài tập kéo giãn tốt cho vai lưng:

  • Bài tập cuộn vai
  • Bài tập vươn vai sang hai bên
  • Tư tế trẻ em
  • Tư thế mặt bò
  • Tư thế con mèo

Lưu ý:

  • Với mỗi bài tập trên, bạn nên tập ít nhất 30 giây cho mỗi bài. Lý tưởng hơn bạn có thể kéo dài 1-2 phút.
  • Không cần luyện tập hết tất cả các động tác mà chỉ cần chọn những bài tập phù hợp và đảm bảo luyện tập cho hiệu quả.
  • Các bài tập giãn cơ nên thực hiện hàng ngày, thậm chí một số bài tập có thể thực hiện nhiều lần trong một ngày mỗi khi cảm thấy đau đau mỏi vùng vai gáy.
  • Vì các động tác đều hết sức đơn giản nên sau khi khỏi, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự tập tại nhà.

Nhóm bài tập tăng cường sức mạnh

Bài tập cơ vai với tạ tay

Cơ chế hoạt động của các bài tập tăng cường sức mạnh là lặp đi lặp lại một động tác khiến cho cơ bị kháng lại bằng một lực đến từ bên ngoài. Nhóm bài tập này mang đến nhiều lợi ích như:

  • Hỗ trợ điều hòa chức năng vận động của bệnh nhân.
  • Giúp phục hồi chức năng của xương khớp vùng vai gáy cũng như cải thiện khả năng vận động của khu vực này.
  • Tăng cường sức khỏe cơ bắp và rèn luyện khả năng chịu đựng của các cơ vùng vai gáy.
  • Hạn chế khả năng bị teo cơ hoặc cứng khớp do ít hoạt động.

Một số bài tập tăng cường sức mạnh điển hình là:

  • Kéo cơ vai với dây kháng lực
  • Tập cơ vai với tạ tay
  • Kéo cơ xô với dây kháng lực

Lưu ý: Với các bài tập thể dục đau vai gáy tăng cường, hãy dành thời gian ít nhất 3 buổi 1 tuần để hoàn thành các bài tập để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài tập điều hòa khí huyết

Ngoài các bài tập và tư thế luyện tập trên, một số hoạt động thể dục giúp điều hòa lượng máu từ đó giảm đau nhức hiệu quả cũng rất tốt cho bệnh nhân bị đau vai gáy bao gồm: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…

Chi tiết: Tổng hợp các bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả (có video hướng dẫn)

Lưu ý khi trị liệu cổ vai gáy

Vật lý trị liệu chữa đau vai gáy là phương pháp giúp người bệnh giảm đau nhức và phục hồi chức năng vận động hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn những địa chỉ uy tín để thăm khám, trị liệu.
  • Kiên trì thực hiện đúng và đủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
  • Đối với liệu pháp vật lý trị liệu tích cực bằng các bài tập giãn cơ, tăng cường sức mạnh thì không nên không nên tập quá sức, chỉ nên tập phù hợp với thể trạng của bản thân.
  • Trong lúc tập nếu thấy mệt mỏi, hụt hơi hoặc xuất hiện các triệu chứng hóa mắt, chóng mặt thì cần dừng lại ngay.
  • Không nên tham gia môn thể thao quá sức làm ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương ở vai gáy. Đặc biệt là bóng chuyền, đẩy tạ, bóng rổ,…những bộ môn phải sử dụng lực ở vai.
  • Sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời phải ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Bởi những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng khiến hội chứng đau vai gáy tiến triển nặng hơn.
  • Hạn chế khiêng vác vật nặng khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp cổ vai gáy như nằm xem tivi, cúi đầu xem điện thoại, đọc sách, thói quen kê đầu quá cao khi nằm, kẹp điện thoại giữa tai và vai,…
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, vitamin D, axit béo omega 3,…
  • Vật lý trị liệu nên kết hợp với những phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khương Thảo Đan – Hỗ trợ giảm đau cổ vai gáy hiệu quả

Bên cạnh vật lý trị liệu, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ để mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị chứng đau vai gáy.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm với tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, song viên uống xương khớp Khương Thảo Đan được nhiều người tin dùng và lựa chọn nhờ vào ưu điểm vượt trội so với những sản phẩm khác, cụ thể:

  • Khương Thảo Đan được kế thừa và phát triển từ bài thuốc Đông y trị xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh với thành phần là các dược liệu quý hiếm, có lợi cho xương khớp, như: Độc hoạt, Tang ký sinh, Đương quy, Bạch nhược, Ngưu tất,…
  • Trong sẩn phẩm có hàm lượng cao hoạt chất KGA1 được chiết xuất từ củ Địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm vượt trội. Hoạt chất đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam và có đầy đủ báo cáo chứng minh.
  • Ngoài ra, thành phần Collagen type II không biến tính có trong Khương Thảo Đan còn giúp tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các yếu tố có hại lên mô sụn. Hiệu quả có của collagen type II được đánh giá là vượt trội hơn hẳn so với khi dùng Glucosamin và Chondroitin.

Nhờ bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, người bệnh cũng có thể yên tâm sử dụng Khương Thảo Đan trong thời gian dài mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ như: ảnh hưởng đến gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…

Khương Thảo Đan cũng đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP, giúp kiểm soát bệnh lâu dài và ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất.

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY.

Tóm lược: Như vậy, vật lý trị liệu đau vai gáy là phương pháp điều trị không cần dùng thuốc nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong điều trị đau vai gáy, vừa giúp cải thiện các cơn đau, vừa phục hồi chức năng vận động của vùng vai gáy. Tốt nhất, người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được phương pháp vật lý trị liệu phù hợp, đồng thời tuân thủ theo yêu cầu bác sĩ đề phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...