Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng [có video hướng dẫn]

Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp tác động lực từ bàn tay lên hệ thống huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng giúp giảm thiểu các triệu chứng do bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến. Nếu thực hiện đúng cách sẽ có tác dụng tốt trong việc tăng cường lưu thông máu và dinh dưỡng tại chỗ, giúp giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa cột sống và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

 

Xoa bóp, bấm huyệt là gì?

Xoa bóp là một kích thích vật lý, sử dụng lực bàn tay và các ngón tay tay day – ấn – bấm – xoa – nắn trực tiếp tác động vào huyệt đạo, gân cơ, dây thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm thụ làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết. Với các bệnh xương khớp, xoa bóp có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng vận động.

Đây cũng là phương pháp không dùng thuốc và yêu cầu các trang thiết bị hiện đại, nhưng có tính an toàn cao đem lại hiệu quả tốt nếu thực hiện đúng cách

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng có thực sự hiệu quả?

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh về bản có sự tổn thương tại sụn khớp, đĩa đệm và các mô mềm xung quanh như dây chằng, gân, cơ. Bệnh là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, đau cột sống, thoát vị địa đệm kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.

Trong Tây Y, điều trị thoái hóa cột sống lưng chủ yếu dùng các phương pháp nội khoa như: điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng, vật lý trị liệu với các phương pháp như dùng nhiệt, điện phân, từ nhiệt, kéo giãn cột sống thắt lưng .

Các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại giúp người bệnh giảm đau nhanh, tuy nhiên cũng gặp không ít tác dụng phụ, biến chứng xảy ra như: Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, biến chứng sau phẫu thuật, yêu cầu phương tiện kỹ thuật cao, chi phí tốn kém…

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa cột sống thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh như: Yêu thống do các nguyên nhân như hàn thấp, thấp nhiệt, huyết ứ… Về điều trị, thường dùng các phương pháp như: dùng thuốc đông y, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt… Trong đó xoa bóp, bấm huyệt là một trong những phương pháp có hiệu quả tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng đông y thực hư ra sao

Một số tác dụng khác từ liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt với người bệnh thoái hóa cột sống lưng bao gồm:

  • Giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu từ đó giúp giảm tình trạng sưng viêm, phù nề và giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh tại vùng cột sống.
  • Tác động lên các huyệt giúp thư giãn huyệt đạo, kinh lạc đẩy tà, thông kinh lạc.
  • Giảm áp lực lên cột sống, giúp giãn cơ, giảm đau, giảm co cứng giúp người bệnh thoái mái và dễ chịu hơn khi vận động vùng cột sống, hạn chế tổn thương cột sống do các tác nhân từ bên ngoài.
  • Thư giãn thần kinh, cải thiện tâm trạng, hạn chế căng thẳng.
  • Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Từ đó nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Cải thiện khả năng vận động cho người lớn tuổi và những người bị thoái hóa sụn khớp
  • Tan ứ, tụ máu trong khớp giúp hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh chóng.
  • Kích thích hệ thống lympho, tăng cường miễn dịch và cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
Như vậy, xoa bóp bấm huyệt kết làm tăng quá trình cung cấp máu đến khớp xương, bao khớp, gân cơ, dây chằng được tốt hơn, gia tăng sự tiết hoạt dịch và làm cho dây chằng luôn giữ vững tính đàn hồi của nó. Do đó, xoa bóp bấm huyệt có thể đề phòng bệnh thoái hóa khớp, đề phòng và chữa những biến chứng của bệnh khớp, làm vận động của khớp xương dễ dàng hơn.

Một số nguyên tắc khi xoa bóp, bấm huyệt bạn cần biết

Xoa bóp, bấm huyết là biện pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng vừa hiệu quả mà vừa an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tích cực bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Xác định đúng vị trí huyệt bằng cách dùng đầu ngón tay day nhẹ nhàng để tìm đúng huyệt rồi ấn vào, giữ khoảng 20 giây
  • Trong lúc xoa bóp, bấm huyệt bạn cần nằm úp và có thể quay đầu sang trái hoặc phải để tránh mỏi, thả lỏng toàn thân.
  • Trước khi tiến hành xoa bóp, bấm huyệt bạn cần được kiểm tra vùng huyệt. Bởi việc này sẽ quyết định việc tiến hành bấm huyệt luôn hay cần phải xoa bớp trước. Nếu phần cơ của các huyệt bị cứng thì cần tiến hành bấm huyệt luôn, còn nếu không bị cứng thì có thể dùng biện pháp xoa bóp cũng có thể làm giảm tình trạng đau nhức vùng thắt lưng hiệu quả.
  • Bạn cần chú ý tới cảm nhận của mình trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt về mức độ mạnh nhẹ của động tác để điều chính kỹ thuật sao cho phù hợp
  • Thời gian xoa bóp từ 15 – 20 phút/lần/ngày. Mỗi đợt xoa bóp bấm huyệt từ 10 – 15 lần.

Mặc dù xoa bóp, bấm huyệt mang lai hiểu quả cao trong việc điều trị bệnh xương khớp nhưng nó cũng chống chỉ định với các trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ổ khớp
  • Người có mắc thêm các bệnh liên quan đến tim phổi như nhồi máu cơ tim, suy tim, hen, suy hô hấp
  • Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì, các cơ qua bị tổn thương thực thể về ngoại khoa như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm.
Tóm lại, xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp điều trị khá đơn giản, an toàn và đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, phương pháp chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm. Việc tự ý bấm huyệt tại nhà có thể xảy ra những sai sót ngoài ý muốn như: Bấm sai huyệt, day ấn quá mạnh dẫn đến gãy rạn xương, tổn thương cơ và dây thần kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm sau này.

Cách bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng an toàn

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng, nếu tiến hành bấm huyệt có thể chọn các huyệt như huyệt đại trường du, huyệt thận du, huyệt thiên khu, huyệt túc tam lý. Cụ thể, hướng dẫn bấm một số huyệt đạo chính.

Huyệt Đại trường du

Huyệt Đại trường du nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 4, ngay tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh L3, L4.

Việc bấm vào huyệt Đại trường du sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều trường vị, hóa trệ, điều trị các chứng đau lưng, đau thần kinh tọa, đau chi dưới và đau vùng cơ lưng.

Huyệt Thận du

Huyệt Thận du nằm dưới gai sống thắt lưng thứ 2, tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh L1, L2.

Những lợi ích và tác dụng khi bấm tại huyệt Thận du: tăng cường chức năng cho xương cốt, điều hòa thận khí, có tác dụng với chứng bệnh do thận hư, đau thắt lưng.

Huyệt Thiên khu

Vị trí huyệt Thiên khu nằm ngang rốn, đo ra 2 thốn, tại vùng da liên quan đến đốt sống và tiết đoạn thần kinh D10. Tiết đoạn này chi phối cảm giác đau da vùng huyệt.

Khi bấm huyệt Thiên khu mang đến một số tác dụng như: tiêu trệ, hóa thấp, lưu thông khí huyết, giúp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, đau lưng cấp và mãn tính.

Huyệt Túc tam lý

Huyệt Túc tam lý cách mắt gối ngoài 3 thôn, phía sau cơ cẳng chân và đầu gối nằm dưới da. Việc bấm vào huyệt Túc tam lý sẽ mang đến những tác dụng sau: Khu phong, trừ thấp, bổ tỳ vị, thông kinh hoạt lạc, từ đó hiệu quả với các trường hợp mắc các bệnh tiêu hóa, đau thắt lưng, suy nhược thần kinh…

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện cơn đau lưng hiệu quả. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ
.

Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn gì?

Hướng dẫn bạn xoa bóp điều trị thoái hóa cột sống lưng

Xoa bóp bao gồm những kỹ thuật sau: xát, miết, bóp, day, đấm, vỗ vào vùng lưng đau với lực từ nhẹ đến mạnh.

Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm sấp trên một giường cứng, có đệm mỏng, hai tay xuôi theo dọc theo thân, đầu nghiêng một bên.

 1. Động tác Xát

Sử dụng lực ma sát ở lòng hoặc gan bàn tay để chà xát lên da người bệnh với lực rất nhẹ tạo thành sức nóng. Thực hiện động tác xát theo hướng thẳng đứng theo vị trí của người xoa bóp, thực hiện xát từ trong ra ngoài, dùng gốc gan bàn tay xát đều khắp vùng lưng giúp làm nóng, làm giảm đau, giảm sưng đồng thời tăng sự dẻo dai cho vùng lưng. Có thể sử dụng thêm dầu để làm trơn da.

2. Động tác Miết

Dùng mu bàn tay để thực hiện động tác miết, đẩy phần da của người bệnh theo hướng lên trên, xuống dưới hoặc sang ngang. Phần da tiếp xúc với tay căng, phía trước chùng, tay chuyển động và kéo căng da người bệnh, đường sau chồng lên đường trước. Đối với phần lưng: xoa 2 tay vào nhau cho nóng lên, đặt tay ở giữa thắt lưng và miết đẩy từ trên xuống 5 – 10 lần, sau đó miết từ trái sang phải 5 – 10 lần.

3. Động tác Bóp

Hai bàn tay đặt ở 2 bên thắt lưng, ngón cái ở hai cạnh bên, 4 ngón còn lại ở trên cột sống, dùng lực bóp vào 2 bên cơ lưng, vừa bóp vừa kéo thịt lên. Thực hiện động tác trong khoảng 3 phút. Đây là động tác mạnh nhất tác dụng trực tiếp vào vùng bị đau giúp khai thông những vùng khí huyết bị tắc, tán hàn, giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện động tác cần căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà sử dụng lực tác động phù hợp, tránh gây thêm tổn thương cho vùng lưng.

4. Động tác Day

Dùng gốc bàn tay, day toàn bộ lưng bệnh nhân sau đó dùng vân 2 ngón cái day dọc theo kinh bàng quang. Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách xa nhau hoặc dính vào da, kéo da căng về 2 phía ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa. Khi phân, luôn ấn xuống da một lực đều nhau từ đầu đến cuối.Động tác này giúp chỉ thống, khu phong, giảm sưng đau đồng thời giúp tăng cường tiêu hóa.

5. Đấm

Động tác này thường dùng sau khi thực hiện bấm huyệt xong. Bác sĩ sẽ nắm tay lại, dùng mu bàn tay đấm trực tiếp đồng thời vào cột sống và  2 bên thắt lưng giúp tán hàn, khu phong, thông khí huyết. Đấm từ 10 – 15 lần mỗi bên.

6. Động tác vỗ

Dùng cả bàn tay vỗ vào vùng dưới thắt lưng, vỗ 3 cái. Động tác vỗ thường được sử dụng trong xoa bóp điều trị đau lưng với mục đích thông kinh lạc, giúp giảm căng cơ, cứng cơ, làm mềm cơ quanh vùng lưng bị đau, cải thiện khả năng hoạt động. Động tác này thường được thực hiện cuối cùng để điều hòa, thư giãn toàn bộ vùng lưng, kết thúc quá trình xoa bóp điều trị đau lưng.

Xoa bóp, bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống lưng ở đâu?

Tuy xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng vừa an toàn vừa hiệu quả nhưng để đạt được hiệu quả điều trị nhất định thì lại đòi hỏi người thực hiện xoa bóp, bấm huyệt phải có chuyên môn kỹ thuật. Do đó, để việc thực hiện xoa bóp, bấm huyệt đem lại kết quả tốt bạn nên đến một số địa chỉ y học cổ truyền uy tín để điều trị đúng cách như:

Tại Hà Nội

  • Bệnh viên Châm cứu Trung Ương: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương: Số 22 và 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Viện y học cổ truyền Quân đội: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Bệnh viên y học cổ truyền Hà Nội: Số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội

Tại Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM: Số 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, Hồ Chí Minh
  • Viện y dược học dân tộc HCM: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
  • Khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viên Đại học y dược TP.HCM : Số 221 Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

Khương Thảo Đan – giải pháp toàn diện cho bệnh thoái hóa cột sống lưng

Bên cạnh việc điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan – là một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng toàn diện.

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là một sản phẩm nghiên cứu của INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có tác dụng giảm đau nhức xương khớp; hỗ trợ bôi trơn, phục hồi sụn khớp và ngăn cản quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra.

Thành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được PGS.TS Lê Minh Hà dành 6 năm để nghiên cứu và chiết tách thành công từ cây Địa liền. Hoạt chất KGA1 đã được chứng minh cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao hơn chất đối chứng indomethacin (hoạt chất chống viêm đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp hiện nay)

Sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y điều trị bệnh thoái hóa nổi tiếng như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,… Bên cạnh đó, sản phẩm còn ứng dụng thêm cả thành tựu của y học hiện đại với dưỡng chất Collagen Type II không biến tính (một hoạt chất tự nhiên trong sụn khớp) được đánh giá như là một mạng lưới bảo vệ sụn khớp, ngăn cản các yếu tố gây viêm. Đồng thời, giúp tăng hoạt dịch ở ổ khớp giúp khớp vận động trơn tru, dễ dàng.

So với các sản phẩm khác trên thị trường, viên xương khớp Khương Thảo Đan mang đến ưu điểm vượt trội chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO. Sản phẩm đã mở ra một hướng đi mới cho những người mắc bệnh lý xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa cột sống lưng nói riêng

Kết luận

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mang của bạn, nhưng việc kiểm soát bệnh kịp thời sẽ giúp bạn ngăn cản các triệu chứng đau nhức cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh việc xoa bóp, bấm huyệt để điều trị bạn cùng cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn dinh dưỡng cũng như luyện tập thể dục thường xuyên thì mới nhanh chóng nhận được kết quả điều trị tích cực. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Link tham khảo:

  1. https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-bam-huyet-chua-benh-de-lam-hieu-qua-ky-i-n636.html
  2. https://suckhoedoisong.vn/xoa-bop-ho-tro-tri-dau-lung-n151233.html

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...