Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh mạn tính mà bất cứ ai cũng có thể mắc khi tuổi cao. Theo thống kê cho thấy có đến hơn 80% người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh này. Nhưng điều đáng nói là nó đang có xu hướng trẻ hóa dần. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh đến thế? Và chúng ta nên làm gì để phòng tránh căn bệnh này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì?

Cột sống của con người kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò như 1 trục hỗ trợ cân nặng cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cột sống được tạo thành từ nhiều đốt xương xếp chồng lên nhau thành một khối, ngăn cách bởi một lớp đệm gọi là đĩa đệm.

Cột sống thường được có 32-34 đốt sống tạo thành, chia thành 5 đoạn bao gồm:

  • 7 đốt sống cổ: được kí hiệu từ C1 cho đến đến C7
  • 12 đốt sống ngực: được kí hiệu từ T1 cho đến T12
  • 5 đốt sống thắt lưng: được kí hiệu từ L1 cho đến L5
  • 5 đốt sống cùng: được kí hiệu từ S1 cho đến S5, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng
  • Đoạn cụt gồm từ( 3 – 5) đốt, các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác

Trong giải phẫu học, vị trí đốt cột sống lưng trên cột sống được xác định từ L1 – L5 và S1, chúng được kết nối với nhau bằng hệ thống sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng. Trong đó đốt sống thắt lưng L4 và L5 là dễ bị viêm và thoái hóa nhất.

Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng về cơ bản là sự tổn thương của lớp sụn và đĩa đệm cột sống lưng. Kéo theo đó là những thay đổi ở phần xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dẫn đến gai hoặc viêm khớp cột sống. Tình trạng này khiến bạn bắt gặp những cơn đau nhức hằng ngày và có thể lan rộng ra các khu vực cận kề.

Vị trí cột sống lưng được xác định từ L1-L5 (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân nào khiến tôi dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống lưng. Thông thường, nó đều xuất phát từ những yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân khách quan

Quy luật lão hóa tự nhiên

Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh gắn liền với tuổi già. Tuổi càng cao quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng hơn. Lúc này khả năng tự tổng hợp glucosamin, collagen nuôi dưỡng sụn khớp sụt giảm khiến cho chất lượng sụn khớp kém dần đi

Bên cạnh đó, đĩa đệm giữa 2 đốt sống lưng cũng có hiện tượng thoái hóa dần theo, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày dễ bị rách gây nên biến chứng thoát vị đĩa đệm…Hơn thế nữa, mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương, cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cũng bị co kéo quá mức làm giảm khả năng đàn hồi vốn có khiến bạn chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ

Do di truyền

Nếu trong gia đình nhà bạn có bố mẹ, hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng, thì so với người bình thường nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do bạn được di truyền đặc điểm cấu trúc cột sống từ họ

Do dị tật bẩm sinh

Một số người sinh ra chẳng may mắc các dị tật như gù hay vẹo cột sống thì cũng làm gia tăng khả năng thoái hóa cột sống lưng sớm hơn. Bởi ngay từ bé cấu trúc bất thường của cột sống đã làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng. Khi lớn lên thì tần suất vận động càng nhiều hơn làm cho các sụn khớp, đĩa đệm chịu áp lực theo một cách bất thường mà gây nên nguy cơ thoái hóa cột sống lưng.

Nguyên nhân chủ quan

Sai tư thế sinh hoạt và lao động

  • Nằm ngủ nghiêng vẹo trên mặt bàn
  • Tư thế đi đứng ngồi không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người
  • Ngồi học hoặc làm việc trong một thời gian dài mà không vận động
  • Mang vác vật nặng hay kéo đẩy vật nặng sai tư thế
  • Đi giày cao gót

Những thói quen trên khiến cho cột sống chịu áp lực quá tải thường xuyên, lâu ngày làm cho cấu trúc của cột sống thay đổi, cơ và hệ thống dây chằng xung quanh nhanh bị thoái hóa.

Ngồi làm việc sai tư thế khiến cột sống lưng nhanh chóng bị thoái hóa (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo sụn mới. Nếu bạn ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, magie, các loại vitamin A, B, C, các khoáng chất thì khiến cho đốt sống trở nên “xốp” hơn. Lớp sụn dễ bị bào mòn, đĩa đệm giảm hoặc mất độ đàn hồi. Từ đó tăng nguy cơ thoái hóa cột sống lưng cho người bệnh.

Sử dụng các chất kích thích

Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá chứa các thành phần độc hại gây cản trở khả năng hấp thụ vitamin D và canxi của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương và hình thành gai xương cột sống.

Thừa cân, béo phì

Khi trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép, sẽ vô tình tạo thêm áp lực lên xương khớp cột sống, chèn ép dây thần kinh, dẫn đến nguy cơ thoái hóa cột sống lưng là điều không thể tránh khỏi.

Chấn thương cột sống

Trong quá khứ, có thể bạn gặp một số tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hay trong quá trình luyện tập thể thao mà nó gây chấn thương tại vùng cột sống. Tuy bạn đã được điều trị nhưng vẫn có khả năng để lại di chứng. Do đó, mà khả năng chịu áp lực của cột sống cũng kém hơn là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, một số người mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút,… cũng dễ mắc thoái hóa cột sống hơn so với những người bình thường khỏe mạnh.

Tóm lại, nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng ở mỗi người là không giống nhau. Để tìm ra được nguyên nhân chính xác, khi bạn đến thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn bạn một số thông tin trong quá khứ về những thói quen hằng ngày của mình, công việc hay các tai nạn đã gặp phải. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm rồi bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng của mình.

Dấu hiệu nào cho thấy tôi bị thoái hóa cột sống lưng?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ không gặp bất kỳ một triệu chứng nào, sau đó cơ thể sẽ dần dần mất đi khả năng vận động bình thường, cột sống không thể di chuyển, cổ cứng, cuối cùng sẽ dẫn đến các triệu chứng lan rộng như:

Đau ở vùng dưới lưng là triệu chứng đầu tiên mà bất kỳ người bệnh nào cũng cảm thấy được (thường dễ bị nhầm lẫn với cơn đau nhức lưng thông thường). Dần dần bạn bắt đầu cảm thấy các cơn đau buốt, ê ẩm nhiều hơn. Thậm chí còn có thể lan rộng đến vùng hông và chân

Bạn bị hạn chế vận động bởi cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau sẽ tăng khi cúi người, vặn mình hoặc nâng, nhấc đồ đạc, nhưng khi nghỉ ngơi các cơn đau lại thuyên giảm.

Bạn bị hạn chế vận động do đau nhức vùng thắt lưng (Ảnh minh họa)

Khi bạn để bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thì ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, bạn sẽ cảm thấy chân mình bắt đầu yếu đi, việc di chuyển không còn là điều bình thường đối với bạn nữa.

Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp một số các cơn đau khác như: đau cơ, nhược cơ, đau đầu hoặc cảm như giác như kim đâm ở một số vùng trên cơ thể. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách kịp thời.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị

Bệnh thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Trong thời gian đầu, khi khởi phát các triệu chứng đau mỏi nhức vùng thắt lưng, thì bệnh thoái hóa cột sống lưng sẽ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bạn không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, thoái hóa cột sống lưng có thể đưa bạn đến các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống, liệt chi hay mất khả năng vận động. Và chắc chắn những điều này sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Làm gì để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống lưng?

Có thể nói phần lớn thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh của tuổi già. Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau:

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

Như bạn đã biết, chế độ ăn dinh dưỡng góp phần không nhỏ vào quá trình nuôi dưỡng xương khớp. Việc xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp bất chấp tuổi tác

Bạn cần chú ý sử dụng các nhóm thực phẩm giàu thành phần có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp như canxi, vitamin D có trong trứng, sữa, các loại hạt. Bên cạnh đó, các sản phẩm như cá biển, gân, sụn động vật…chứa một lượng lớn Omega-3, glucosamine, chondroitin tự nhiên sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình tái tạo sụn mới, ngăn chặn các yếu tố gây phá hủy sụn khớp.

Tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ giàu Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, phát huy hiệu quả chống viêm, gia tăng sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.

Đặc biệt, bạn nên hạn chế và tránh các thực phẩm như:

  • Các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt chó,…)
  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm có tính cay nóng
  • Các loại đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích

Bởi trong các thực phẩm trên đều chứa những chất hóa học (đường hóa học, axit béo có hại,..) kích thích quá trình viêm diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, khiến cho tình trạng thoái hóa của bạn diễn ra một cách nghiêm trọng hơn.

➤  Có thể bạn muốn biết: Chi tiết thực đơn dành cho người bị thoái hóa cột sống lưng

Điều chỉnh tư thế sinh hoạt sao cho đúng

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì việc điều chỉnh tư thế sinh hoạt sao cho đúng sẽ giúp bạn định hình cột sống của mình, giúp làm chậm quá trình lão hóa do tuổi tác.

Đảm bảo tư thế đúng khi ngồi, đi đứng. Nếu phải khuân vác vật nặng bạn cần tận dụng các nguyên lý vật lý hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ hay nhờ tới sự giúp đỡ của người khác nhằm tránh gây tải trọng quá lớn lên cột sống.

Nếu bạn là dân văn phòng thì cần phải đi lại sau khoảng 1 tiếng làm việc. Bạn có thể vận động đi lại, tạm nghỉ xoa nắn các khớp để giúp khí huyết lưu thông một cách dễ dàng hơn.

Cần đảm bảo cho cơ thể được ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, quản lý tốt căng thẳng và stress của bản thân.

Tích cực rèn luyện các hoạt động thể chất

Để gia tăng sức khỏe cho xương khớp, các chuyên gia thường xuyên khuyên bệnh nhân của mình luyện tập một số bộ môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…Ngoài ra, yoga hay thái cực quyền đều là những sự lựa chọn rất tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe toàn diện của bạn nói chung.

Việc luyện tập thường xuyên, đều đặn và đúng cách sẽ giúp cho các cơ của bạn săn chắc hơn, giảm bớt áp lực tác động trực tiếp lên các khớp. Đồng thời, tập thể dục giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn 10 bài tập thoái hóa cột sống lưng

Thăm khám thường xuyên

Khi cơ thể của bạn phát ra những tín hiệu bất thường đau nhức nào đó, bạn đừng chủ quan! Bởi đó là dấu hiện cho thấy bạn đang có thể mắc bệnh. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khác và chẩn đoán. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp bạn kiểm soát nó tốt hơn và hạn chế những hậu quả đáng tiếc về sau.

Lựa chọn sản phẩm hỗ trợ giảm thoái hóa cột sống thắt lưng

Hiện nay để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng của thoái hóa cột sống lưng gây ra,  ngoài việc ăn uống đầy đủ và tích cực tập thể dục, nhiều người có xu hướng tìm và sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp. Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ làm trơn và phục hồi sụn khớp, giúp bạn giảm các cơn đau nhức khớp một cách an toàn và hiệu quả.

khuong-thao-dan
Khương Thảo Đan – giải pháp cho các cơn đau đầu gối dai dẳng

Viên xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa những giá trị của y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của khoa học hiện đại vào việc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

Thành phần chủ yếu của sản phẩm là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà. Hoạt chất KGA1 đã được minh chứng cho tác dụng giảm đau, chống viêm cao gấp nhiều lần so với cao Địa Liền thông thường.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các vị thuốc Đông y được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như: Độc hoạt, Tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,.. Ngoài ra, Collagen Type II có trong sản phẩm Khương Thảo Đan còn giúp bạn tạo một mạng lưới bảo vệ sụn khớp. Một mặt, collagen Type 2 ngăn cản sự tấn công của các yếu tố có hại lên mô sụn, mặt khác thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp diễn ra suôn sẻ hơn.

Có thể nói, Khương Thảo Đan đang là sự lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Bởi so với các sản phẩm khác trên thị trường, ưu điểm vượt trội của viên xương khớp Khương Thảo Đan chính là đáp ứng đủ 3 yếu tố trong tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, giúp người bệnh vừa giảm được các triệu chứng đau nhức vừa khôi phục lại chức năng của sụn khớp. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của xương khớp bạn hãy lựa chọn Khương Thảo Đan ngay hôm nay.

Kết luận

Thoái hóa cột sống lưng là một căn bệnh mãn tính và nó cũng là hệ lụy của tuổi tác khi chúng ta già đi. Tuy căn bệnh sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng ta, nhưng việc phòng tránh chúng sẽ giúp bạn kiểm soát được căn bệnh một cách dễ dàng, mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Link tham khảo:

Theo Khuongthaodan.com

Cập nhật lúc: 17/01/2024

Bài viết liên quan

Xem thêm »
vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...