Thoái hóa khớp

Nguyên nhân thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa

Thoái hóa khớp tuy không gây nguy hại tới tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân thoái hóa khớp để tìm cách điều trị thích hợp nhé. Mục lục1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp2.1. Lão hóa – Nguyên nhân thoái hóa khớp số một2.2. Thừa cân, béo phì2.3. Chấn thương2.4. Bệnh nghề nghiệp2.5. Gen di truyền2.6. Lượng đường huyết trong cơ thể cao3. Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp4. Nhận biết mình có bị thoái hóa khớp hay không5. Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa khớp5.1. Kiểm soát cân nặng5.2. Kiểm soát đường huyết5.3. Tập thể dục5.4. Tránh chấn thương5.5. Ăn uống hợp lý5.6. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ5.7. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan6. Tóm lược Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là tình trạng biến đổi cấu trúc tinh chất sụn, khiến cho sụn khớp và đĩa đệm bị hao mòn đi, gây nên tình trạng viêm và làm giảm dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp. Điều này làm người bệnh gặp phải biểu hiện đau nhức và cứng khớp. Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do lớp sụn khớp và phần xương dưới sụn bị bào mòn theo thời gian, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại (do mang vác nặng thường xuyên, ngồi xổm hay đứng nhiều) cùng nhiều yếu tố nguy cơ khác (béo phì, di truyền, bẩm sinh). Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân này. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp Lão hóa – Nguyên nhân thoái hóa khớp số một Tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng tự sinh sản và tái tạo nữa. Khi chúng ta càng có tuổi thì chức năng tổng hợp chất để tạo nên các sợi mucopolycaccaride và collagen của tế bào sụn sẽ càng bị suy giảm. Các mô khớp hoặc mô sụn cũng suy yếu đi theo thời gian. Lúc này sụn, xương khớp sẽ bị mất đi tính đàn hồi và rất dễ bị bào mòn, bị nứt vỡ hoặc trở nên khô cứng. Tất cả những điều trên gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp thường tăng nhanh sau khi chúng ta 40 tuổi và tăng mạnh ở tuổi 60. Ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp hơn là nam giới. Tuy nhiên thì thời gian gần đây, bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng đang có xu hướng trẻ hóa. Những ca mắc bệnh ở độ tuổi trung niên lẫn trẻ tuổi ngày càng tăng cao. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tích cực luyện tập thể thao, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa, chất kháng viêm như rau diếp, củ nghệ… cũng như hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng. Tế bào sụn ở người trưởng thành không có khả năng tự sinh sản và tái tạo nữa, đây là quá trình tự nhiên xảy ra theo thời gian. Nhưng điều này cũng chính là nguyên nhân số một gây ra thoái hóa khớp (Ảnh minh họa) Thừa cân, béo phì Những ai đang mắc chứng béo phì sẽ dễ mắc căn bệnh thoái hóa khớp hơn. Bởi khi trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực các khớp phải chịu càng cao. Đặc biệt, với các khớp chịu lực như khớp gối, khớp hông, khớp háng, mỗi kg trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực gấp 3 lần lên các khớp. Thời gian lâu dần sẽ khiến các xương và các khớp khắp cơ thể luôn trong tình trạng quá tải và dẫn tới thoái hóa. Bên cạnh áp lực cân nặng tác động lên khớp thì các mô mỡ trong phần cân nặng dư thừa cũng sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của tế bào sụn. Khi cân nặng càng nhiều thì cơ thể càng sản sinh ra nhiều protein. Chấn thương Các tác động của ngoại lực trực tiếp lên khớp cũng chính là một nguyên nhân phổ biến của bệnh thoái hóa khớp. Các tác động này xảy ra do những chấn thương chúng ta không may gặp phải do tai nạn hoặc do chơi thể thao. Những dạng chấn thương chính có thể dẫn đến khớp bị thoái hóa là: Sụn khớp bị rách vỡ. Trật khớp. Chấn thương ở dây chằng. Theo các bác sĩ, những chấn thương này sẽ làm cho sụn rất khó lành. Các khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí những chấn thương nhỏ như gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Đây cũng là nguyên nhân chính của các trường hợp người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp. Chấn thương với những tác động ngoại lực trực tiếp lên khớp là một nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp, đặc biệt là ở người trẻ tuổi (Ảnh minh họa) Bệnh nghề nghiệp Nghề nghiệp thường ngày của bạn cũng có thể là nguyên nhân thoái hóa khớp, đặc biệt nếu bạn thuộc các đối tượng sau: Phải làm các công việc lặp đi lặp lại cùng một động tác trong suốt một thời gian dài. Những người lao động chân tay, phải mang vác, đẩy nặng. Những người thường phải làm việc trong tư thế quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang liên tục trong nhiều giờ Nhân viên văn phòng ngồi làm việc sai tư thế, khom lưng, cúi đầu cả ngày mà không nghỉ. Các khớp thường bị thoái hóa ở những đối tượng này khớp đầu gối, khớp háng, khớp bàn tay, cột sống thắt lưng, cổ. Gen di truyền Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh phiền toái này. Nếu như các thành viên trong gia đình của bạn (như ông bà, cha mẹ hay thậm chí là cả anh chị em) có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ bản thân bạn mắc phải căn bệnh này cũng khá cao. Nếu bạn mắc phải một dị tật nào đó về xương khớp hoặc thường xuyên bị đau khớp thì hãy cố gắng tìm hiểu thông tin của các thành viên trong gia đình. Đây có thể là cơ sở quan trọng để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như các thành viên trong gia đình của bạn có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp thì bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này (Ảnh minh họa) Lượng đường huyết trong cơ thể cao Vì sao lượng đường huyết trong cơ thể cao có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp? Nguyên nhân là do lượng đường huyết cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây viêm nhiễm toàn cơ thể, dẫn đến mất sụn khớp. Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp Từ các nguyên nhân thoái hóa khớp phía trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp đó là: – Người cao tuổi. Ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc thoái hóa khớp càng lớn. Cụ thể như sau: Với độ tuổi dưới 26 tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 4,6% và nữ giới là 4,9% Độ tuổi từ 27-45 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 18,6% và nữ giới là 19,3% Từ 45-60 tuổi tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam giới và nữ giới là 50% Từ 60-90 tỷ lệ mắc thoái hóa khớp là 50-90% Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì nên người trẻ cũng không được coi thường căn bệnh này. – Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc, hoạt động nhiều, các vận động viên thể thao, người bị béo phì,… cũng là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp. – Người bị tiểu đường, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nhận biết mình có bị thoái hóa khớp hay không Dù là do bất kỳ nguyên nhân nào, thoái hóa khớp cũng gây thoái hóa khớp cũng gây ra các biểu hiện thường thấy sau: Đau khớp, cứng khớp (thường tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi; đau, cưng khớp cũng sẽ gia tăng nếu bạn không cử động khớp đó trong một thời gian) Phạm vi cử động hạn chế ở các khớp bị thoái hóa Có âm t hanh bật ra ở các khớp khi cử động Suy yếu cơ .v.v. Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thoái hóa khớp nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn phế suốt đời. ☛ Chi tiết: Tất cả triệu chứng thoái hóa khớp mà bạn nên biết Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa khớp Theo các chuyên gia xương khớp, để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như cải thiện bệnh thoái hóa khớp thì chúng ta cần phải lưu ý đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp đúng cách. Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên thì tuổi tác là nguyên nhân mà chúng ta không thể can thiệp được, còn lại chúng ta nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để làm chậm quá trình thoái hóa cũng như xương khớp khỏe mạnh khi tuổi còn trẻ: Kiểm soát cân nặng Việc kiểm soát cân nặng hiệu quả hoặc thậm chí là chỉ giảm một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp và làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Kiểm soát đường huyết Kiểm soát lượng đường trong máu cũng chính là biện pháp giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu bị tiểu đường, bạn cần uống thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép. Tập thể dục Tích cực vận động, tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả khác để ngăn ngừa thoái hóa khớp. Chỉ cần dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần là đã giúp giữ xương khớp của bạn khỏe mạnh, linh hoạt, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập cũng sẽ giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông và đầu gối của bạn. Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi. Tích cực vận động là một cách hiệu quả khác để ngăn ngừa thoái hóa khớp (Ảnh minh họa) Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục là chọn bài thể dục thể thao mà bạn có thể thực hiện hằng ngày. Đơn giản có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội… miễn là bài tập mà bạn thích cũng như phù hợp với sức khỏe của bản thân thì mới có thể duy trì tập luyện được lâu dài. Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện và cơn đau kéo dài hơn 1 đến 2 tiếng thì bạn nên giảm cường độ tập luyện và cần khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn. Để tránh chấn thương trong quá trình luyện tập, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày. Tránh chấn thương Chấn thương có thể là do quá trình tập thể dục, chơi thể thao hoặc cũng do những công việc lao động chân tay, bê vác… Bạn khó có thể tránh được tất cả mọi chấn thương nhưng ít nhất bạn nên cẩn thận và hạn chế chúng ở mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là: Bạn cần phải có đồ bảo hộ khi làm việc, đồ bảo vệ các khớp khi chơi thể thao. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng vác đồ nặng thì bạn nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng và thực hiện việc nâng vật nặng đúng cách, không dồn trọng lượng vào lưng. Những người làm ở môi trường văn phòng cần giữ cho cơ thể luôn ở tư thế thẳng, cần đặc biệt chú trọng bảo vệ lưng của mình. Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Hãy sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc làm việc để bảo vệ các khớp khỏi chấn thương (Ảnh minh họa) Ăn uống hợp lý Tuy không có một chế độ ăn cụ thể nào cho bệnh thoái hóa khớp nhưng một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa. Bạn nên tăng cường bổ sung những loại chất dinh dưỡng sau vào thực đơn hàng ngày để cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo khớp sụn, làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp: Omega-3. Omega-3 là axit béo có tác dụng làm giảm viêm khớp. Đây là chất béo tốt cho cơ thể có nhiều trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi. Vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu mỗi ngày cơ thể bạn hấp thụ được 120-200mg vitamin C thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường. Vitamin D. Những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Bạn có thể hấp thu vitamin D từ nguồn ánh sáng mặt trời hoặc trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể, tránh thừa cân béo phí gây áp lực lên xương khớp. Đặc biệt là tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá vì chúng có thể gây cứng cơ, giảm tác dụng của việc cải thiện khớp. ☛ Chi tiết: Thoái hóa cột sống ăn gì, kiêng gì? Một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp hoặc có thể làm các triệu chứng bớt trầm trọng hơn (Ảnh minh họa) Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ Nếu bạn đã được chẩn đoán thoái hóa khớp và đang trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này giúp cho bệnh của bạn được ổn định, hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng hơn. Việc tuân thủ phác đồ bao gồm dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, tái khám đúng hẹn. Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo Đan Để bệnh thoái hóa khớp được ổn định và hạn chế tiến triển, bạn cần giảm được đau, chống được viêm và phục hồi được sụn khớp thoái khóa. Trên thị trường hiện nay, rất ít sản phẩm có thể đáp ứng toàn diện được vấn đề trên. Tuy nhiên, có một sản phẩm hiếm hoi có thể hỗ trợ Giảm đau – Chống viêm – Phục hồi sụn khớp, đó là viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KHN&CN Việt Nam, với công thức sản phẩm là sự giao thoa giữa y học cổ truyền và tinh hoa y học hiện đại, giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp. Cụ thể các thành phần này như sau: Bài thuốc độc hoạt tang kí sinh. Bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng của danh y Tôn Tư Mạo. Hoạt chất KGA1. Được chiết tách chuẩn hóa từ củ Địa liền, theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Có tác dụng chống viêm, giảm đau đã được nghiên cứu trên thực nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh. Collagen type II không biến tính. Là loại collagen có mặt tại sụn khớp. Có tác dụng tái tạo sụn khớp, hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn và góp phần làm chậm quá trình thoái hóa. Khương Thảo Đan cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, do thành phần sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và không chứa các chất giảm đau tân dược. Người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận cũng có thể sử dụng được. >> Tìm nhà thuốc bán KHƯƠNG THẢO ĐAN gần nhất xem TẠI ĐÂY >> Hoặc đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY Tóm lược Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp khác nhau, nhưng lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. Chúng ta không thể đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp, nhưng có thể giúp nó ổn định và tiến triển chậm hơn, để làm được điều này, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học. Để được tư vấn thêm về bệnh thoái hóa khớp cũng như sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn phí cước gọi). *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Tổng hợp những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng

Hiện nay theo thống kê cho thấy số người trung niên và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tới hơn 80%. Đây là một con số đáng báo động và có thể được coi là “đại dịch” của thời hiện đại. Vậy thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Nguyên nhân nào khiến nhiều người có nguy cơ mắc phải đến thế? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcThoái hóa cột sống lưng là bệnh gì?Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa cột sống lưngNguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanDấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống lưngBiến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống lưngChẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng như thế nào?Thăm khám lâm sàngKiểm tra thể chấtXét nghiệm hình ảnhXét nghiệm thần kinhThoái hóa cột sống lưng được điều trị bằng cách nào?Điều trị không dùng thuốcĐiều trị bằng thuốcPhẫu thuậtKết luận Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì? Cột sống là xương dài bắt đầu từ sọ đến xương chậu, có nhiệm vụ như một trụ cột để hỗ trợ trọng lượng cơ thể và bảo vệ tủy sống. Cột sống được cấu tạo thành từ 33 – 35 đốt sống xếp chồng lên nhau, ở giữa các đốt sống này là các đĩa đệm có trách nhiệm giảm ma sát và lực tác động. Xung quanh cột sống là các hệ thống dây thần kinh, gân, dây chằng, cơ bắp. Các đốt sống được đánh số và chia thành các khu vực: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng, xương cùng và xương đuôi. Trong đó cột sống lưng bao gồm 5 đốt sống và được đánh sống từ L1 đến L5 và có nhiệm vụ kết nối xương sống ngực với xương chậu. Do đó, cột sống lưng thường chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, hao mòn hơn so với các vị trị cột sống khác. Vị trí đốt sống lưng được xác định từ L1 tới L5 (Ảnh minh họa) Thoái hóa cột sống lưng là bệnh mãn tính, có tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Chính những thay đổi này khiến các dây thần kinh cùng các chức năng khác bị ảnh hưởng, người bệnh thường bị đau nhức và hạn chế khả năng vận động. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa cột sống lưng Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống lưng chủ yếu là do yếu tố tuổi tác kéo theo đó là lối sinh hoạt thiếu lành mạnh khiến cho cột sống nhanh bị thoái hóa. Cụ thể: Nguyên nhân khách quan ☛ Tuổi tác Tuổi tác chính là yếu tố gắn liền với sức khỏe của hệ thống xương khớp. Tuổi càng lớn thì cột sống và các khớp xương sẽ càng trở nên yếu đi, dễ bị thoái hóa do lượng collagen và glucosamine của cơ thể sản xuất ít hơn khi về già. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt và khiến cho cấu trúc xương, sụn, cột sống trở nên lỏng lẻo, suy yếu. ☛ Di truyền Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra được rằng thoái hóa cột sống có thể do ảnh hưởng của việc di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng thì con cái cũng có nguy cơ mắc cao hơn khi gặp các tác động nội sinh hoặc ngoại sinh. ☛ Dị tật bẩm sinh Đây là trường hợp khi còn trong bụng mẹ thai nhi đã có sự phát triển bất thường của cột sống nên khi trưởng thành, những đối tượng này có nguy cơ bị thoái hóa cột sống từ rất sớm. Tuy nhiên, đây lại là trường hợp khá hiếm gặp. Nguyên nhân chủ quan ☛ Tính chất công việc Một số công việc có tính chất đặc thù như mang vác vật nặng hay làm việc quá sức cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống thắt lưng, làm tăng nguy cơ thoái hóa. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như ngồi sai tư thế trong một thời gian dài cũng khiến cho cột sống chịu áp lực quá tải. Điều này lý giải vì sao mặc dù không phải làm việc chân tay nặng nhọc nhưng nhóm đối tượng văn phòng lại có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng. ☛ Chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng Do guồng quay cuộc sống hối hả, tất bận mà nhiều người không để ý đến chế độ ăn hằng ngày của mình. Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm ăn nhanh, thiếu dinh dưỡng khiến cho cơ thể thiếu đi một lượng canxi, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu, gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp của cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cao thoái hóa từ sớm. ☛ Sử dụng các chất kích thích Một số chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá có chứa các chất độc hại gây cản trở quá trình chuyển hóa, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn. Kích thích quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn ☛ Thừa cân, béo phì Cột sống tự nhiên được thiết kế để chịu được một trọng lượng nhất định của cơ thể và phân bổ những trọng tải phát sinh khi vận động hoặc nghỉ ngơi. Do đó, khi bạn rơi vào tình trạng béo phì sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực không hề nhỏ. Lâu ngày, cột sống nhanh bị thoái hóa, gây nên cho bạn những cơn đau nhức, khó chịu. ☛ Di chứng do chấn thương Một số chấn thương tại vùng thắt lưng bạn gặp phải trong quá khứ khi lao động, vui chơi thể thao hay tham gia giao thông cũng được cho là trực tiếp liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống lưng. Có thể chấn thương của bạn đã được chữa lành nhưng vẫn có nguy cơ cao để lại di chứng. Bởi những va chạm tại vùng thắt lưng sẽ khiến cho đốt sống, đĩa đệm suy yếu, khả năng chịu lực kém đi nên rất dễ bị thoái hóa Ngoài ra, một số người đã có các bệnh nền như đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút,… cũng dễ mắc thoái hóa cột sống hơn so với những người bình thường khỏe mạnh. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống lưng Một số dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng là: Đau mỏi vùng thắt lưng: ban đầu có thể chỉ là các cơn đau nhẹ, có tính chất cơ học. Bạn cảm thấy đau khi vận động, nhưng khi nghỉ ngơi thì lại thấy đỡ. Cứng khớp cột sống lưng: vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy khớp lưng của mình co cứng không tài nào ngồi dậy đi lại được. Phải mất khoảng 5 – 10 phút xoa bóp bạn mới cảm thấy dễ chịu hơn. Hạn chế tầm vận động: Khi thoái hóa tiến triển sang giai đoạn nặng, các cơ đau nhức lưng của bạn trở nên dữ dội hơn, tần suất đau liên tục và kéo dài khiến bạn không thể sinh hoạt làm việc một cách bình thường. Ngay cả các động tác cúi khom người cũng khiến đau nhức không thực hiện được. Có tiếng lục khục trong cột sống: đây là dấu hiện cho thấy quá trình thoái hóa đã đang diễn ra mạnh khiến cho lớp sụn bị mỏng đi, hai đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau và gây ra tiếng lục khục khi bạn cử động Ngoài các dấu hiệu trên ra thì bạn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, đau cơ, nhược cơ hoặc cảm giác như kim đâm ở một số vùng trên cơ thể. Nếu bạn đang bắt gặp một trong những dấu hiệu bệnh trên thì bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ sớm để tránh bệnh tình diễn biến nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bạn. ► Xem thêm: Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống lưng Thoái hóa cột sống lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: Đau thần kinh tọa: khi các gai xương hình thành do quá trình thoái hóa sẽ chèn ép vào dây thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhức từ hông xuống chân, gây hạn chế vận động Thoát vị đĩa đệm: đốt sống bị thoái hóa sẽ làm tăng áp lực lên các đĩa đệm lót giữa. Điều này khiến cho đĩa đệm bị mất độ đàn hồi tự nhiên, có thể gây nứt và chảy dịch ra bên ngoài. Biến dạng cột sống: khi quá trình thoái hóa diễn ra các áp lực tác động lên cột sống không còn được phân bổ đều khiến cho cột sống bị biến dạng và thường gặp là biểu hiện gù, vẹo hoặc còng cột sống Bại liệt: nếu tình trạng thoái hóa cột sống kéo dài mà không được kiểm soát sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh và dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt toàn thân. Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng như thế nào? Khi bạn đến khám, để chẩn đoán được bệnh tình chính xác bác sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng sức khỏe của bạn thông qua các bước sau: Thăm khám lâm sàng Dựa trên những triệu chứng đau mà bạn miêu tả, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng bệnh của bạn như: Thời gian và tần suất xuất hiện triệu chứng đau Tiền sử bệnh lý của bạn, những căn bệnh mà bạn đã từng mắc phải hoặc đang có Chế độ sinh hoạt, làm việc hằng ngày của bạn v.v… Kiểm tra thể chất Sau quá trình thu thập thông tin, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bài thực hiện một sống động tác hoặc bài tập để kiểm tra phạm vi hoạt động của các khớp, mức độ phản xạ, sức mạnh cơ bắp của cột sống và các cơ quan lân cận. Xét nghiệm hình ảnh Tùy thuộc vào mức độ đau nhức, kết quả chẩn đoán sơ bộ ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một trong những xét nghiệm hình ảnh sau đây để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn Chụp X-quang: với kĩ thuật này sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ được hình ảnh của các đốt sống. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân đau nhức do gai xương, có khối u hay gãy xương,… Chụp cắt lớp vi tính (MRI): Khác với chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ta thất được hình ảnh cắt ngang qua cấu trúc cột sống. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện nếu có các dị tật bẩm sinh như khối u bất thường, hẹp ống sống… Chụp cộng hưởng từ: kĩ thuật này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh mô tả về các mô mềm ở cột sống như đĩa đêm hay hệ thống dây thần kinh. Từ đó, bác sĩ có thể nhận định được nguyên nhân gây đâu là do thoát vị đĩa đệm hoặc rễ thần kinh bị chèn ép. Chụp X-quang có tiêm thuốc nhuộm: Trong trường hợp bác sĩ có nghi ngờ hẹp cột sống, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào dịch tủy và sau đó tiến hành chụp X-quang sẽ cho thấy được áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Xét nghiệm thần kinh Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định cụ thể hơn vị trí của các dây thần kinh bị chèn ép. Thoái hóa cột sống lưng được điều trị bằng cách nào? Có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mức độ giai đoạn bệnh và thể trạng sức khỏe của bạn thì bác sĩ sẽ giúp bạn lên một phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức của bệnh và giúp bạn cải thiện khả năng vận động của khớp. Các biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng bao gồm: Điều trị không dùng thuốc Điều trị không dùng thuốc là tổng hợp các phương pháp nhằm giúp bạn thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, thiết lập lại trạng thái cân bằng của cơ thể. Thông thường, biện pháp này được áp dụng khi bệnh của bạn đang ở giai đoạn khởi phát với những triệu chứng nhẹ Tuy nhiên, nếu bệnh của bạn được chẩn đoán ở giai đoạn nặng thì điều trị không dùng thuốc được coi như là liêu pháp được dùng để hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra thuận lợi Các biện pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm: ➤ Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp như các loại cá béo (cá ngừ, cá thu, cá hồi, các loại hoạt dinh dưỡng  chứa nhiều Omega-3, canxi, vitamin D. Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường sử dụng các loại rau củ quả chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất giúp hệ miễn dịch của cơ thể trở nên khỏe mạnh, ức chế lại các yếu tố gây viêm, làm chậm lại quá trình thoái hóa của cơ thể Đặc biệt, bạn cần tránh xa các thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ bởi chúng chứa một lượng chất béo chuyển hóa kích thích các yếu tố gây viêm. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân làm cho sức khỏe của xương khớp yếu đi, xương giòn và dễ dàng bị thoái hóa. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn gì? ➤ Tập thói quen sinh hoạt làm việc khoa học Không duy trì những tư thế xấu cả trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày Không nên mang vác nặng nhiều hay làm việc quá sức, nhất là khi cột sống có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức Cần đảm bảo cho cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ từ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh việc thức khuya gây áp lực quá tải lên cột sống Quản lý tốt căng thẳng, stress bằng cách dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi ➤ Luyện tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho các cơ lớn của bạn trở nên dẻo dai, linh hoạt, hỗ trợ cột sống giảm bớt áp lực, đồng thời thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng khả năng tuần hoàn máu nhằm hạn chế các triệu chứng đau nhức do thoái hóa gây ra. Bạn có thể lựa chọn một các bộ môn như yoga, thái cực quyền, bơi lội để luyện tập hoặc hay đơn giản đi bộ nhẹ nhàng hằng ngày. Tham khảo thêm tại: Hướng dẫn 10 bài tập thoái hóa cột sống lưng Tập thể dục giúp cải thiện khả năng vận động của khớp (Ảnh minh họa) ➤ Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như điện, nhiệt, cơ, sóng,…kích thích vào vùng lưng bị thoái hóa nhằm ngăn chặn các triệu chứng đau nhức và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được hay sử dụng như là: massage, siêu âm trị liệu, sóng ngắn, điện xung,… Vật lý trị liệu được coi là phương điều trị không dùng thuốc cho hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên, để nhận được kết quả điều trị tích cực người bệnh cần kiên trì đi đủ liệu trình mà bác sĩ đã chỉ định. ➤ Châm cứu, xoa bóp Châm cứu, xoa bóp là biện pháp dùng kim châm, hoặc dùng tay tác động các huyệt như Thận Du, Mệnh môn, Đại trường du,…giúp người bệnh giảm đau nhức, thông kinh hoạt lạc, khôi phục lại chức năng của can thận Điều trị bằng thuốc ➤ Thuốc Tây y Thuốc giảm đau theo bậc: tùy vào mức độ đau của bạn mà bác sĩ kê chọn những liều thuốc giảm đau phù hợp. Thông thường, paracetamol là được chỉ định đầu tiên để khắc phục những cơn đau thể nhẹ. Sau đó, nếu tính chất đau nhiều hơn bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm codein hoặc tramadol. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc để bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện như Opitat hoặc dẫn xuất của Opitat Thuốc chống viêm nhóm NSAIDs gồm có: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib,…Nhóm thuốc này được cân nhắc sử dụng khi nhóm thuốc giảm đau trên không đáp ứng được điều trị. NSAIDs vừa có tác dụng giảm đau vừa cho hiệu quả chống viêm cao. Tuy nhiên, NSAIDs thường để lại tác dụng phụ lên dạ dày, gan, thận. Do đó, bạn cần sử dụng loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay để hạn chế rủi ro do tác dụng của thuốc, NSAIDs còn được sản xuất dưới dạng bôi (Voltaren gel) thoa trực tiếp lên da với tần suất 2 – 3 lần/ngày Thuốc tác dụng chậm: Diacerhein, Glucosamin và Chondroitin có khả năng tái tạo mô sụn, phục hồi mật độ xương và ức chế các enzyme gây hư hại xương. Tuy nhiên, bản chất của nhóm thuốc này là mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không thay thế thuốc chữa bệnh, vì thế bạn cần phải sử dụng đều đặn trong một thời gian dài để thấy hiệu quả. Thuốc giãn cơ: Tolperisone và Eperisone có khả năng làm giảm phản xạ tủy, giãn cơ vân và giảm trương lực cơ. Thuốc tiêm corticosteroid tại chỗ: biện pháp được chỉ định trong trường hợp các biện pháp kiểm soát đau nhức ở trên không mang lại hiệu quả đối với bạn. Corticosteroid được tiêm vào cạnh cột sống có khả năng ức chế miễn dịch, từ đó giảm hiện tượng viêm và đau nhức do thoái hóa gây ra. ➤ Thuốc Đông y Để điều trị thoái hóa cột sống lưng, Đông y cũng có những ưu thế để phát huy hiệu quả điều trị của mình. Y học cổ truyền chia thoái hóa cột sống lưng thành 5 thể bệnh khác nhau dựa trên những nguyên nhân mắc bệnh khác nhau bao gồm: thể hàn thấp, thể phong nhiệt ứ trệ, thể huyết ứ, thể dương hư, thể can thận hư. Tùy theo thể bệnh mà Đông y có những bài thuốc đặc trị khác nhau nhằm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức và sức khỏe toàn diện của xương khớp ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng đông y thực hư ra sao Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi bệnh của bạn đã ở giai đoạn nặng. Lúc này sự tổn thương không chỉ dừng lại ở bề mặt sụn khớp mà nó còn xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống. Tuy vào trường hợp cụ thể của bệnh mà các biện pháp điều trị bằng phẫu thuật có thể là: cắt bỏ gai xương, cắt bỏ một phần đĩa đệm, sửa chữa cấu trúc cột sống,… Với biện pháp phẫu thuật này người bệnh có thể lấy lại khả năng vận động của các khớp, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, ê buốt của bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn những rủi ro về nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương pháp này. Kết luận Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây cho bạn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, làm chất lượng cuộc sống của bạn ngày càng sa sút. Chính vì thế, ngay khi cơ thể bạn đã có những dấu hiệu của thoái hóa cột sống lưng bạn cần đến các cơ sở điều trị có uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. Link tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-tri-dut-diem-thoai-hoa-dot-song-that-lung-n150879.html Chia sẻ

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng dần theo thời gian. Nhận biết, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp từ sớm sẽ giúp cho các khớp hồi phục nhanh hơn và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Mục lụcPhương pháp chẩn đoán thoái hóa khớpDựa vào các triệu chứng của người bệnhKhám lâm sàng: đánh giá tổn thương khớpChẩn đoán hình ảnhCác phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quảĐiều trị không dùng thuốcĐiều trị bằng thuốc Tây yĐiều trị bằng thuốc Đông yĐiều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốcĐiều trị phẫu thuậtKết luận Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị thay đổi cấu trúc và hình dạng, bắt đầu bị hư hỏng theo thời gian gây ra những biểu hiện đau nhức vùng khớp bị thoái hóa khi vận động. Bệnh không chỉ do yếu tố tuổi tác, di truyền hoặc dị tật bẩm sinh mà còn do rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ những hoạt động hàng ngày, công việc gây áp lực đến các khớp xương và nếu nó diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Khoảng 80% người thoái hóa khớp bị hạn chế vận động và 25% người thoái hóa khớp nặng không thể thực hiện các hoạt động thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, nếu không chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách, căn bệnh sẽ tàn phá dần sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoái hóa khớp là gì? Các loại khớp dễ bị thoái hóa Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp Dựa vào các triệu chứng của người bệnh Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các biểu hiện mà người bệnh gặp phải và từ đó có thể đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp. Người bệnh thoái hóa khớp thường gặp những biểu hiện như: Đau nhức vùng khớp: Những cơn đau xuất hiện khi di chuyển và khi thời tiết thay đổi. Mới đầu là những cơn đau âm ỉ và nếu để kéo dài thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn. Cứng khớp: Thường gặp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy hoặc khi không cử động khớp trong thời gian khoảng 30 phút. Có tiếng lạo xạo khi di chuyển khớp: Ở người bệnh thoái hóa khớp phần sụn, đệm giữa hai khớp xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm nên khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau và gây ra tiếng kêu. Sưng khớp, biến dạng khớp có thể quan sát được Hạn chế vận động, mất sức hơn trong việc di chuyển. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tất cả triệu chứng thoái hóa khớp mà bạn nên biết Khám lâm sàng: đánh giá tổn thương khớp ☛ Nhìn: Phần khớp bị sưng có thể do tràn dịch, xương bị biến dạng, tăng sinh màng hoạt dịch… và tìm các dấu hiệu như mất nếp nhăn da, các rãnh giải phẫu bình thường và so sánh 2 bên. Biến dạng khớp: biến dạng lệch trục, biến dạng đầu xương, trật hay bán trật khớp. ☛ Sờ: Sờ để xác định điểm đau, tình trạng phù nề mô mềm quanh khớp và nghe như tiếng lách tách, răng rắc khi khớp vận động. Chẩn đoán hình ảnh X quang quy ước: thường thấy được hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, gai xương, hẹp lỗ liên hợp… Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp đang ở mức nào. MRI: thấy rõ được thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, vị trí đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh. Và MRI có tác dụng loại trừ các trường hợp hoại tử vô mạch, gãy xương mệt, gãy xương ẩn, bệnh lý nhiễm trùng hay các bệnh khớp viêm khác. Siêu âm khớp giúp phát hiện tình trạng tràn dịch khớp, tăng sản màng hoạt dịch, bất thường sụn khớp. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả Sau khi chẩn đoán được mức độ nghiêm trọng của bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của mọi phương pháp điều trị là giúp giảm đau nhức, giảm cứng khớp, duy trì và cải thiện khả năng vận động, hạn chế phá hủy khớp và những biến chứng nguy hiểm về khớp. Phác đồ điều trị thoái hóa khớp sẽ được lựa chọn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí bị tổn thương, độ tuổi… Dưới đây là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay: Điều trị không dùng thuốc Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng người bệnh dù là bị thoái hóa khớp nặng hay chỉ là mới chớm bị thoái hóa khớp. ➤ Giảm cân nếu thừa cân, béo phì Béo phì gây áp lực rất lớn đến cột sống và các khớp: khớp gối, háng, lưng, bàn chân và là nguyên nhân gây hư khớp, phá hủy sụn khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương sụn khớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thoái hóa khớp. Vì vậy, người béo phì bị thoái hóa khớp cần áp dụng những phương pháp ăn kiêng, tập luyện thể dục phù hợp vừa tốt cho bệnh xương khớp vừa có tác dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, béo phì cũng là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao sẽ làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Ngoài ra, khi bị tiểu đường còn làm tăng nguy cơ gây viêm sụn khớp bị tổn thương. ➤ Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu có tác dụng tăng độ linh hoạt cho các khớp, tăng lưu thông máu cục bộ để nuôi dưỡng các khớp và giảm các phản ứng viêm. Người bệnh cần nghe theo sự tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình bài tập phù hợp với tình trạng bệnh. Trong quá trình tập luyện nếu có biểu hiện đau hơn do bất kỳ động tác nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có những điều chỉnh phù hợp. Vật lý trị liệu bao gồm liệu pháp nhiệt, thủy trị liệu, siêu âm, châm cứu, xoa bóp, kéo và kích thích dây thần kinh xuyên da. ➤ Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe người bệnh xương khớp mà còn giúp cho người bệnh có tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, stress. Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt cho các khớp. Đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… là những môn thể thao phù hợp với người bệnh thoái hóa khớp. Trong quá trình tập luyện người bệnh cần khởi động trước 5 – 10 phút bằng cách gập duỗi gối, căng cơ cẳng chân, xoay tay. Trong khi luyện tập nếu thấy mệt thì cần nghỉ giải lao. Sau khi luyện tập không nên ngồi nghỉ ngay mà cần vận động khớp gối nhẹ nhàng trong 5 phút. ➤ Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe, các thực phẩm giàu vitamin C giúp phòng chống viêm rất tốt, thực phẩm giàu Omega-3 giúp giảm triệu chứng sưng đau, ức chế viêm trong xương khớp, giảm cứng khớp và cải thiện chức năng vận động. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải tránh những tác nhân không tốt cho xương khớp như: rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối… Điều trị bằng thuốc Tây y ➤ Thuốc điều trị tại chỗ Trong điều trị thoái hóa khớp bàn tay và đầu gối, điều trị tại chỗ được khuyến nghị trước khi dùng thuốc uống. Các loại thuốc dán, thuốc bôi không chứa steroid (NSAID) có thể làm giảm đau khớp nhẹ đến trung bình một cách hiệu quả. Kem bôi ngoài da capsaicin 0.025% – 0.075%: thoa khớp 4 lần/ngày có hiệu quả giảm đau trong thoái hóa gối, bàn tay. Tránh bôi lên mắt, niêm mạc, vùng da dễ kích ứng. Gel NSAID thoa tại chỗ: Diclofenac gel thoa khớp. Lidocaine 5% thoa tại chỗ: tác dụng giảm đau kéo dài 12h. ➤ Thuốc giảm đau toàn thân Thuốc giảm đau toàn thân được sử dụng qua đường uống, đường tiêm và đường trực tràng. Nguyên tắc dùng thuốc là cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng loại và liều lượng phù hợp, trong quá trình dùng thuốc thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Một số loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, aspirin… thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp. Nếu trường hợp mức độ thoái hóa nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), kết hợp tiêm corticoid nội khớp để mang lại hiệu quả cao. ➤ Thuốc tiêm vào không gian khớp Khi thoái hóa khớp dẫn đến viêm khớp thì người bệnh cần sử dụng phương pháp điều trị tiêm thuốc trực tiếp vào khớp để chống viêm hiệu quả: Corticosteroid: Chống viêm, chống tiết dịch (chủ yếu ở khớp gối). Trước khi tiêm cần rút bớt dịch ở khớp thoái hóa và cần bất động khớp 24 giờ sau khi chích thuốc. Với những người thoái hóa nặng tuyệt đối không nên trích thuốc Corticosteroid. Hyaluronic acid (Hyaluronan – Synvisc® Hylan G-F20…): có tác dụng thay thế dịch khớp để bôi trơn và làm giảm đau trong thoái hoá khớp. Điều trị bảo tồn trong lúc chờ đợi thay khớp (khớp gối hoặc khớp háng). Không khuyến cáo sử dụng Hyaluronic acid cho mọi bệnh nhân thoái hóa khớp. ➤ Các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng bệnh và sụn agents chất bảo vệ Các loại thuốc như diacerein, dextrosamine, doxycycline có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân ở một mức độ nhất định. Diacerein đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cấu trúc khớp. Việc sử dụng thuốc Tây tuy rằng có thể mang lại hiệu quả tức thì, giảm đau nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng nếu sử dụng lâu ngày có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: nhờn thuốc, tăng men gan, suy thận, suy tim, tăng huyết áp, ảnh hưởng tới chức năng gan, dạ dày… Vì vậy cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ tránh tự ý mua thuốc về dùng. ► Tham khảo thêm: Chi tiết về các loại thuốc trị thoái hóa khớp hiện nay Điều trị bằng thuốc Đông y Không có tác dụng nhanh như thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Các bài thuốc Đông y có nguyên liệu từ nguồn thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính và hiệu quả mang lại lâu dài. Trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ xanh kết hợp vỡi mễ nhân, sử dụng rễ cây trinh nữ, rễ cây đinh lăng, cây địa liền… để áp dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Tùy vào từng cây thuốc mà có những phương pháp sử dụng như sắc thuốc uống, ngâm rượu để bóp trực tiếp vào chỗ đau… Nhận thấy sự bất lợi đó thị trường đã cho ra đời rất nhiều loại thuốc dạng viên ứng dụng Đông Y vừa mang lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh thoái hóa khớp vừa an toàn và tiện lợi. Khương Thảo Đan là một trong những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh thoái hóa khớp. Từ phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát triển thành công sản phẩm Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. So với các bài thuốc Đông y, điểm khác biệt và tạo nên giá trị nhất của Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, tỷ lệ giảm đau của KGA1 là 76% (trong khi Paracetamol chỉ chiếm 68%), khả năng kháng viêm được chứng minh là cao hơn cả Idomethacin và Efferalgan – những chất được dùng nhiều nhất khi điều trị vấn đề xương khớp. Ngoài ra hàm lượng KGA1 tuy dùng ở liều lượng thấp nhưng vẫn đạt tác dụng mong muốn. ► Xem Khương Thảo Đan 120 viên giá bao nhiêu Tại Đây Khương Thảo Đan còn chứa Collagen type II không biến tính đem lại lợi ích thiết yếu cho khớp nhờ điều hòa hệ miễn dịch, không chỉ giúp ngăn cản quá trình hủy hoại mà còn tạo thuận lợi cho sự tái tạo sụn khớp, vô cùng an toàn cho người dùng và cho tác dụng điều trị bệnh xương khớp vượt trội. Khương Thảo Đan với ba tác động hoàn hảo GIẢM ĐAU- CHỐNG VIÊM- TÁI TẠO, sản phẩm không chỉ giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả mà còn giúp phục hồi sụn khớp, đem lại giá trị lâu dài cho người bệnh. Sản phẩm được nghiên cứu bởi PGS. TS Lê Minh Hà có tác dụng làm giảm nhanh chóng các cơn đau, điều trị từ sâu bên trong để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Được sản xuất ở dạng viên nang nên sử dụng tiện lợi cho mọi đối tượng. Tìm các nhà thuốc uy tín có bán Khương Thảo Đan TẠI ĐÂY. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc Đây là phương pháp mới, ít xâm hại, giúp giảm nguy cơ thay khớp gối nhân tạo, mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh thoái hóa khớp. Bằng cách đưa các tế bào gốc vào khớp xương bị thoái hóa, chúng sẽ biệt hóa tế bào sinh sụn, tái tạo sụn lành tại khớp bị bào mòn, hư hỏng. Từ đó có thể khắc phục các triệu chứng bệnh, phục hồi khả năng vận động. Tế bào gốc có thể chiết suất từ mô mỡ, tủy xương hay huyết tương giàu tiểu cầu từ chính bệnh nhân sau đó tách tế bào gốc và nuôi cấy để tiêm trở lại khớp gối bị thoái hóa. Việc tiêm tế bào gốc lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được hi vọng là làm sụn khớp mọc trở lại và hồi phục mặt sụn. Nhược điểm của phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả trung bình kéo dài khoảng 3 – 4 năm/ lần tiêm. Với những bệnh nhân tuổi càng cao hiệu quả sẽ càng ngắn. Việc đáp ứng với liệu pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân, hiệu quả điều trị không được ổn định. Điều trị phẫu thuật Khi tất cả các biện pháp điều trị trên không kiểm soát được cơn đau và cải thiện chức năng khớp, phẫu thuật sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân. Phẫu thuật nhằm mục đích giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ cơn đau, ngăn ngừa hoặc sửa chữa dị tật, ngăn ngừa tổn thương khớp và cải thiện chức năng khớp. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm: nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp, cắt lọc, bào rửa khớp. Rửa khớp: Có tác dụng giảm đau bằng cách loại bỏ các mảnh vỡ sụn, tinh thể canxi và giảm áp lực trên màng hoạt dịch, rửa khớp có thể được thực hiện với cùng với nội soi hoặc không cần nội soi. Nội soi: Với những trường hợp không gian khớp bị hẹp nhiều thì cần sử dụng phương pháp nội soi. Nội soi sẽ dễ dàng loại bỏ sụn khớp bị viêm hoặc làm sạch bề mặt xương và sửa chữa các mô tổn thương của khớp. Nắn chỉnh trục khớp, cắt, chỉnh sửa xương khớp giúp làm giảm áp lực lên bên tổn thương, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Trường hợp nặng khi khớp bị biến dạng có thể thực hiện phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp. Kết luận Việc điều trị thoái hóa khớp cần kết hợp tất cả phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, điều trị ngoại khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tránh những tư thế gây áp lực đến khớp làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Để được tư vấn thêm về bệnh đau nhức xương khớp, bạn có thể gọi tới số điện thoại miễn cước 1800 1156 để gặp các chuyên gia. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

Thoái hóa cột sống là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mà không một ai có thể tránh khỏi được. Đây không còn là căn bệnh của người già nữa mà nó bắt đầu gia tăng ở những người trẻ tuổi và trung niên bởi những thói quen sinh hoạt, tư thế trong công việc không hợp lý… Chính vì vậy, chúng ta cần phải trang bị cho mình đầy đủ những thông tin về căn bệnh thoái hóa cột sống để chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện sớm ra bệnh để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Mục lụcThoái hóa cột sống là gì?Cấu tạo cột sống của con ngườiThoái hóa cột sống là gì?Phân loại bệnh thoái hóa cột sốngTại sao lại bị thoái hóa cột sống?Tuổi tácThói quen sinh hoạt và tính chất công việcThừa cân, béo phìĂn uốngDấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sốngTriệu chứng thoái hóa đốt sống cổTriệu chứng thoái hóa đốt sống lưngThoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Người bị thoái hoá cột sống có chữa khỏi được không?Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống như thế nào?Thăm khám lâm sàngKiểm tra thể chấtXét nghiệm hình ảnhXét nghiệm thần kinhCác phương pháp điều trị thoái hoá cột sống hiệu quảĐiều trị thoái hoá cột sống bằng thuốc Tây yChữa thoái hóa cột sống bằng Đông yMột số bài thuốc dân gian trị thoái hoá cột sốngPhẫu thuật chữa thoái hóa cột sốngCách phòng ngừa bệnh thoái hoá cột sốngChế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hóa cột sốngThói quen sinh hoạt & luyện tậpKết luận Thoái hóa cột sống là gì? Cấu tạo cột sống của con người Cột sống là một trục đỡ của cơ thể bao gồm các đốt sống, đĩa đệm, hệ thống tủy sống – dây thần kinh và hệ thống gân – dây chằng – cơ bắp. Theo cấu tạo giải phẫu con người, cột sống bao gồm 33 – 35 đốt sống đan xen với nhau, các đĩa đệm cột sống, xương cụt ở phía cuối lưng. Cột sống có chức năng duy trì tư thế đảm bảo sự linh hoạt cho cơ thể hoạt động các động tác như: đứng thẳng, uốn cong, xoay và một số chuyển động khác trong cuộc sống hàng ngày. Các đốt sống được đánh số và chia theo các khu vực, có cấu tạo và chức năng riêng biệt như: Đốt sống cổ là phần trên cùng của cột sống, được đánh số từ C1 đến C7 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống này có chức năng bảo vệ thân não và tủy sống, hỗ trợ hộp sọ và tạo ra một loạt các chuyển động cho vùng đầu, cổ. Đốt sống ngực bao gồm 12 đốt sống được ký hiệu từ T1 – T12 theo chiều từ trên xuống dưới. Các đốt sống ngực thường to và khỏe mạnh hơn các đốt sống ở cổ, có nhiệm vụ ổn định lồng ngực và bảo vệ nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể. Đốt sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 – L5 theo chiều từ trên xuống dưới (một số người có thể có 6 đốt sống lưng). Cột sống thắt lưng là bộ phận kết nối Cột sống ngực và xương chậu. Đây là đốt sống lớn nhất và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Các đốt sống thắt lưng hỗ trợ các chuyển động uốn cong, di chuyển thắt lưng. Tuy nhiên, đốt sống thắt lưng không thể xoay linh hoạt như đốt sống cổ. Xương cùng nằm bên dưới đốt sống thắt lưng cuối cùng (L5). Xương cùng bao gồm 5 đốt xương, được đánh số từ S1 – S5 hợp nhất thành một hình tam giác. Xương đuôi bao gồm 5 đốt xương bổ sung, hợp nhất với nhau. Xương đuôi hỗ trợ sự gắn kết cho dây chằng và cơ bắp của sàn chậu. Sọ và xương chậu thường không được xem là một phần của Cột sống. Tuy nhiên hai bộ phận này có liên quan đến Cột sống và hỗ trợ một số chức năng của Cột sống. Thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống có tên gọi tiếng anh là Degenerative spine. Thoái hóa cột sống là một bệnh ảnh hưởng đến xương làm thay đổi chức năng hình dáng của đốt sống. Thoái hóa cột sống không chỉ tác động lên xương khớp mà còn ảnh hưởng đến cả đĩa đệm. Thoái hóa cột sống diễn ra khi đốt sống bị xơ hóa, mất đi dưỡng chất, không còn đủ chắc khỏe, sụn khớp bị bào mòn, viêm, hư đĩa đệm, dây chằng suy yếu và hình thành các đầu gai xương ở đốt sống. Từ đó gây ra những biểu hiện đau nhức, căng cứng các khớp, đi lại vận động khó khăn. Tình trạng thoái hóa cột sống đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, bệnh phổ biến ở đối tượng lao động nặng nhọc hoặc dân văn phòng, thường xuất hiện sau 30 tuổi. Hai vị trí cột sống cổ và lưng thường sẽ bị tổn thương và gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng Phân loại bệnh thoái hóa cột sống Thông thường, thoái hóa cột sống được chia làm hai dạng chính là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng vì đây là 2 vị trí dễ bị thoái hóa nhất ở cột sống. Tuy nhiên, xét cụ thể hơn về vị trí, các nhà chuyên môn sẽ chia bệnh thành 4 loại sau đây: Lão hóa ở các đốt sống cổ đặc trưng với các triệu chứng đau ở các đốt C5-C6 và C6-C7 , càng lên cao thì hiện tượng thoái hóa càng giảm dần. Thoái hóa đốt sống lưng giữa: Đặc hiệu bởi sự hình thành các gai xương nhỏ. Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là vị trí cột sống dễ bị thoái hóa nhất, xảy ra chủ yếu gặp ở các đốt L4-L5 và L5-S1. Các gai xương ở đoạn này thường lớn hơn gai xương ở đoạn giữa. Ở một số bệnh nhân lớn tuổi, chồi xương có thể phát triển dọc theo toàn bộ chiều dài của cột sống. Thoái hóa sụn khớp liên mỏm gai sau: Biến đổi thoái hóa ở các khớp liên mỏm gai sau, thường xuất hiện ở thắt lưng và cổ. Tại sao lại bị thoái hóa cột sống? Đa số mọi người cho rằng, thoái hóa chỉ xảy ra khi trải qua quá trình lão hóa nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống là lực bất thường tác động lên vùng cột sống. Ví dụ, khi tăng cân trọng lượng gây chèn ép đến khớp xương, một vài nguyên nhân khác là do chấn thương cột sống, ngồi sai tư thế. Cụ thể các nguyên nhân thoái hóa cột sống có thể kể đến như: Tuổi tác Quy luật lão hóa là điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời của mỗi người. Cột sống của chúng ta vừa phát triển vừa lão hóa, khi còn trẻ thì mức độ phát triển nhiều hơn là thoái hóa. Theo thời gian cấu trúc của cột sống sẽ bị tích tụ lão hóa nhiều khiến cho cột sống không còn chắc khỏe, ổn định. Khi bước qua tuổi 30 xương sẽ bắt đầu thoái hóa nhanh và phát triển chậm lại. Khi lão hóa nhanh, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cột sống bị kém đi làm cho xương thiếu chắc khỏe và dễ bị xơ cứng và gây thoái hóa cột sống. Quá trình thoái hóa ở mỗi người không giống nhau, nó có thể diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe. Thói quen sinh hoạt và tính chất công việc Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến ở đối tượng lao động nặng nhọc hoặc dân văn phòng. Cụ thể như: Những người làm việc văn phòng hay những công việc yêu cầu ngồi 1 chỗ và đứng quá lâu ở cùng tư thế sẽ khiến cho cơ xương không được vận động. Chính vì thế, tế bào nuôi xương không nhận được đủ canxi và các vitamin từ đó gây ra các hiện tượng tê cứng, đau lưng, nhức mỏi và lâu dần gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Các công nhân làm công trình chuyên mang vác nặng trong thời gian dài sẽ làm cho xương cột sống bị suy yếu nên dễ bị thoái hóa cột sống. Ngoài ra, việc ngồi hoặc nằm sai tư thế, tập thể thao quá sức… đều làm cho cột sống bị tổn thương, suy yếu dần theo thời gian và dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống bất cứ lúc nào Thừa cân, béo phì Những người bị thừa cân, béo thì thì tỷ lệ mắc bệnh về cột sống cao hơn so với người bình thường. Trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây áp lực đến cột sống, theo thời gian sức đè nén lớn khiến cho sụn khớp, đĩa đệm bị suy yếu, mất tính đàn hồi, xơ cứng dây chằng, dần dần bị tổn thương gây viêm sụn khớp gây ra những biến chứng trong thoái hóa cột sống. Ăn uống Ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống vì khi đó cột sống không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ gây thoái hóa cột sống và các vấn đề xương khớp khác. Chế độ ăn thiếu canxi, magie, vitamin D,… sẽ khiến cột sống bị bào mòn, xương mất tính đàn hồi, hạn chế khả năng tái tạo làm tăng nguy cơ thoái hóa. Bên cạnh đó, việc cơ thể hấp thu quá nhiều thực phẩm chứa muối, protein, photpho… hoặc hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nước ngọt sẽ gây phá hủy sụn khớp và đẩy nhanh quá trình lão hóa cột sống. Xem chi tiết: Tổng hợp nguyên nhân thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống Đa số người bệnh thoái hóa cột sống đều trải qua những cơn đau buốt, nhức mỏi ở giai đoạn đầu, những cơn đau có thể âm ỉ kéo dài liên tục, hay xuất hiện chớp nhoáng, đau nhức dữ dội trong nhiều ngày còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Tùy vào vị trí thoái hóa ở đốt sống cổ hay vùng thắt lưng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau như sau: Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ + Thường xuyên đau mỏi vùng cổ sau gáy, đau hai bên bả vai + Đau nặng hơn khi vận động mạnh, hắt hơi, mỗi khi trái gió trở trời + Đau kéo dài có thể lan lên đầu gây đau nửa đầu + Sáng ngủ dậy cảm giác các khớp vùng cổ, vai gáy bị căng cứng, khó vận động, phải mất 15 phút xoa bóp nhẹ mới cảm thấy dễ chịu hơn ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cảnh báo: Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng + Đau vùng cột sống thắt lưng âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội, lan xuống hông mông và chân, đau âm ỉ cả ngày và đêm rất khó chịu, mệt mỏi. + Đau nặng hơn về ban đêm gây mất ngủ, khi thời tiết thay đổi, trời mưa nồm ẩm ướt + Một biểu hiện dễ thấy nhất ở người bệnh là khi cúi người, duỗi thẳng tay thì đầu ngón tay không thể chạm tới bàn chân. Cố cúi sâu xuống sẽ thấy đau nhói dữ dội vùng thắt lưng. + Buổi sáng ngủ dậy cảm thấy cứng vùng lưng, phải xoa bóp nhẹ khoảng 15-30 phút mới cảm thấy dễ chịu hơn. ☛ Tham khảo thêm tại: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ không gặp bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng nào. Sau đó, cơ thể sẽ dần dần mất đi khả năng vận động bình thường, cột sống không thể di chuyển, cổ cứng và dẫn đến các triệu chứng lan rộng như: đau, căng cơ, ngứa, tê bì và một vài biểu hiện khác. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm sau: + Khó khăn trong việc vận động: Bệnh tiến triển nghiêm trọng sẽ dẫn đến các triệu chứng như: đau buốt, nhức mỏi, đau khớp, cứng khớp, hạn chế vận động (khó khăn hơn trong việc đi lại hay cầm nắm đồ vật, cúi gập người, nhiều khi không ngoái được cổ, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn…) + Gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến bại liệt, mất khả năng lao động và tàn phế. Người bị thoái hóa có dấu hiệu bị tê tay (đối với thoái hóa đốt sống cổ), tê chân (đối với thoái hóa cột sống lưng), để nặng hơn sẽ dẫn tới bại liệt. + Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa nếu người bệnh bị một tác nhân đủ mạnh (như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức,…) thì đĩa đệm sẽ bị chèn ép và thoát vị. Gây tình trạng đau đớn tăng lên gấp nhiều lần, gây hẹp ống sống, người bệnh không thể cử động và dẫn tới các nguy cơ tiềm ẩn khác như đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, thậm chí là tàn phế. + Rối loạn tiền đình: Thoái hóa sẽ làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu gây rối loạn tiền đình. Khi đó, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, ăn ngủ không ngon, trầm cảm, lo lắng. Với người cao tuổi bị rối loạn tiền đình thường gây chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn. + Rối loạn đại tiểu tiện, mất kiểm soát, thay đổi tâm sinh lý + Cong, vẹo, biến dạng cột sống + Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép. Người bị thoái hoá cột sống có chữa khỏi được không? Hiện vẫn chưa có phương pháp chữa thoái hóa cột sống dứt điểm, tận gốc. Tuy nhiên nếu như người bệnh thăm khám thường xuyên và phát hiện kịp thời trong giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt được diễn biến bệnh. Khi phối hợp một số phương pháp điều trị theo đúng phác đồ của chuyên gia y tế, người bệnh có thể giảm thiểu được các triệu chứng đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Giúp bệnh nhân có thể di chuyển, vận động, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp đến dao kéo phẫu thuật chỉnh hình. Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống như thế nào? Để chẩn đoán chính xác về bệnh bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện thăm khám qua các bước sau: Thăm khám lâm sàng Đầu tiên bạn cần theo dõi những biểu hiện đau nhức xuất hiện như thế nào rồi miêu tả lại cho bác sĩ, bác sĩ sẽ tìm hiểu sâu hơn về bệnh dựa trên những câu hỏi sau: Thời gian và tần suất, mức độ xuất hiện triệu chứng đau Tiền sử bệnh lý của gia đình và bản thân bạn, những căn bệnh mà bạn đã từng mắc phải hoặc đang có Chế độ sinh hoạt, làm việc hằng ngày của bạn v.v… Kiểm tra thể chất Sau quá trình thu thập thông tin, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bài thực hiện một sống động tác hoặc bài tập để kiểm tra phạm vi hoạt động của các khớp, mức độ phản xạ, sức mạnh cơ bắp của cột sống và các cơ quan lân cận. Xét nghiệm hình ảnh Tùy thuộc vào mức độ đau nhức, kết quả chẩn đoán sơ bộ ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một trong những xét nghiệm hình ảnh sau đây để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn Chụp X-quang: với kĩ thuật này sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ được hình ảnh của các đốt sống. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân đau nhức do gai xương, có khối u hay gãy xương,… Chụp cắt lớp vi tính (MRI): Khác với chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ta thất được hình ảnh cắt ngang qua cấu trúc cột sống. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện nếu có các dị tật bẩm sinh như khối u bất thường, hẹp ống sống… Chụp cộng hưởng từ: kĩ thuật này sẽ cung cấp cho bác sĩ hình ảnh mô tả về các mô mềm ở cột sống như đĩa đêm hay hệ thống dây thần kinh. Từ đó, bác sĩ có thể nhận định được nguyên nhân gây đâu là do thoát vị đĩa đệm hoặc rễ thần kinh bị chèn ép. Chụp X-quang có tiêm thuốc nhuộm: Trong trường hợp bác sĩ có nghi ngờ hẹp cột sống, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào dịch tủy và sau đó tiến hành chụp X-quang sẽ cho thấy được áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Xét nghiệm thần kinh Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định cụ thể hơn vị trí của các dây thần kinh bị chèn ép Các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống hiệu quả Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như vùng bị thoái hóa như cổ, lưng hay thắt lưng. Bước điều trị đầu tiên là cần loại bỏ tác động của các lực bất thường lên xương bằng cách tránh xa những tác nhân xấu gây áp lực cho cột sống như những nguyên nhân mà tôi vừa liệt kê ở phần trên. Để hạn chế sự tiến triển của bệnh ở mức tối đa và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuôc sống, bệnh nhân cần hiểu rõ về các phương pháp điều trị, phục hồi sau: Điều trị thoái hoá cột sống bằng thuốc Tây y Thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng ngăn chặn các cơn đau nhanh chóng, kịp thời. Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống trực tiếp, bôi ngoài da hoặc tiêm. tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thuốc Tây được chia thành 3 cấp độ giảm đau như: Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol – Paracetamol kết hợp với Codein / Tramadol – Opiate và các dẫn xuất. Các loại thuốc giảm đau chống viêm sưng như NSAIDs, Steroid… Các loại thuốc chống lão hóa, giãn cơ: Mydocalm, Glucosamine, Chondroitin… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây kéo dài để điều trị bệnh sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như: gây hại đến gan, thận, dạ dày, nhờn thuốc…. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, uống đúng theo liều lượng kê toa, không sử dụng thuốc có thành phần kích ứng, dị ứng đối với cơ thể. ☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các thuốc trị thoái hóa cột sống hiệu quả Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y Đối với những bệnh nhân khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ cũng có thể sử dụng phương pháp Đông y. Đông y là phương pháp điều trị được sử dụng các nguyên liệu 100% từ thiên nhiên nên rất an toàn, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, không có tác dụng phụ. Bên cạnh các bài thuốc dân gian, người bệnh nên kết hợp với phương pháp trị liệu như: Châm cứu các huyệt đạo xung quanh cột sống. Xoa bóp, nắn chỉnh cho cột sống thắt lưng và cổ. Bấm huyệt. Các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với yoga, đi bộ, chạy bộ… Lưu ý, phương pháp điều trị bằng Đông y khá là an toàn cho người bệnh nhưng dược tính của các bài thuốc thấp nên mang lại hiệu quả chậm, người bệnh cần tốn khá nhiều thời gian điều trị. Người bệnh nên có sự kiên nhẫn, tránh hấp tấp, nôn nóng trong quá trình điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần lựa chọn cơ sở Đông y uy tín để thăm khám và bốc thuốc, tránh nghe những lời đồn vô căn cứ mà sử dụng những loại thuốc bán trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc. Một số bài thuốc dân gian trị thoái hoá cột sống Ông cha ta đã lưu truyền lại khá nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau, chống viêm, hiệu quả với bệnh thoái hóa cột sống. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu chứng nhận lâm sàng đã kiểm chứng lại các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian và cũng đã có công nhận về những tác dụng của chúng mang lại cho bệnh thoái hóa cột sống. Một số bài thuốc dân gian tốt cho bệnh thoái hóa cột sống như: ➣ Canh cá lóc và xương rồng 3 chia: 250gr cá lóc làm sạch bỏ ruột, gan. 300gr xương rồng 3 chia gọt sạch gai ngâm nước muối. Tiếp theo cho các nguyên liệu vào trong nồi, nêm nếm vừa ăn, chờ đến khi cá chín thì tắt bếp. Nên sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần. ➣ Hỗn hợp chườm nóng lá lốt, ngải cứu: sử dụng 200gr lá lốt và 200gr ngải cứu thêm chút giấm chưng nóng. Để hỗn hợp trên đỡ nguội, chườm ngay lên vùng sưng đau nhức, thoa nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút. Khi hết nóng bạn cho vào nồi chưng nóng và tiếp tục sử dụng 2 lần/ngày. ➣ Sắc hỗn hợp cây chìa vôi, dền gai, tầm gửi, lá lốt, cỏ xước: mỗi dược liệu trên bạn phơi khô, sử dụng 30gr sắc đun lấy nước uống, 1 ngày chia 3 lần uống sáng, trưa, tối. Để sử dụng đạt hiệu quả các dược liệu trên, bạn nên kiên trì sử dụng trong vòng 30 ngày. Cũng như phương pháp điều trị Đông y, các bài thuốc dân gian cũng rất dễ kiếm và an toàn nhưng nó cũng mang lại hiệu quả chậm chứ không nhanh chóng như các loại thuốc Tây. Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống Khi mà bệnh diễn biến nặng và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm thì người bệnh không thể sử dụng các bài thuốc Đông, Tây y nữa mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp tối ưu cuối cùng là phương pháp phẫu thuật. Chữa thoái hóa cột sống sẽ có các phương pháp phẫu thuật như mổ hở, mổ nội soi, mổ cố định xương sống, mổ thay thế đĩa đệm nhân tạo, tuy nhiên ở mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. ➢ Phương pháp mổ hở: đây là phương pháp giúp giải tỏa sự chèn ép các dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này giúp bệnh nhân tránh các biến chứng nguy hiểm như mất máu, máu đông, nhiễm trùng máu… Phương pháp mổ hở cũng không phải là phương pháp tối ưu bệnh nhân có thể sẽ phải mổ lại lần hai trong quá trình điều trị. ➢ Phương pháp mổ nội soi: đây được xem lại một bước tiến công nghệ vào quá trình phẫu thuật. Ưu điểm của mổ nội soi chỉ cần một rạch nhỏ, bác sĩ dùng kính hiển vi để thực hiện ca mổ. Tăng khả năng an toàn cho người bệnh, tránh các biến chứng khi bệnh tái phát lại. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm hẹp ống sẽ không được sử dụng phương pháp này. ➢ Phương pháp mổ cố định xương sống: phương pháp này sử dụng dây kim loại và ốc vít để điều chỉnh và cố định lại cột sống cho bệnh nhân. Những đốt sống bị vẹo, sai lệch so với cấu trúc bạn đầu đều được sắp xếp. Thế nhưng phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất đinh như để lại những vết sẹo, gây khó khăn cho quá trình phục hồi di chuyển sau này. ➢ Phương pháp thay thế đĩa đệm nhân tạo: đây được xem là phương pháp tiên tiến nhất trong liệu trình điều trị. Những phần đĩa đệm tổn thương bị loại bỏ thay thế vào đó là đĩa đệm nhân tạo giúp cố định các đốt sống. Giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, có thể đi lại, di chuyển sau quá trình điều trình. Với phương pháp hiện đại nên chi phí bỏ ra cho cuộc phẫu thuật này sẽ khá cao. Bạn phải lựa chọn các bệnh viện uy tín có trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tay nghề cao. Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá cột sống Thoái hóa là một quá trình tự nhiên có thể ập đến đối với bất kì một ai và chúng ta không thể nào ngăn chặn hay lường trước được. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách thay đổi lối sống, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hóa cột sống Bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng dưỡng chất sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh. Bổ sung Canxi và vitamin D giúp cho cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ gây loãng xương, khiến cột sống nhanh bị thoái hóa. Vì vậy, bữa ăn hàng ngày nên bổ sung đầy đủ canxi từ các thực phẩm sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam… và vitamin D từ gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn các thực phẩm bổ sung omega 3, vitamin E và các chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh. Bởi đây là những dưỡng chất rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống và gai cột sống. Tuy nhiên, bạn cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý để kiểm soát cân nặng. Bởi nếu để cân nặng tăng lên, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương. Do đó, khi thấy cơ thể có dấu hiệu tăng cân cần tiến hành chế độ ăn kiêng hợp lý. Hãy tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 – 2 lít) để duy trì sự sống cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm. Hạn chế dùng các loại đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu, bia), thuốc lá vì chúng là “kẻ thù” của khớp. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì? Thói quen sinh hoạt & luyện tập Hạn chế các công việc nặng nhọc, bê vác đồ nặng, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế trong khi làm việc và sinh hoạt để giảm các áp lực dồn lên cột sống. Nếu làm việc trong môi trường văn phòng, phải ngồi lâu một chỗ thì cứ khoảng 60 phút bạn đứng lên đi lại để cho cột sống, xương khớp được thư giãn. Thường xuyên tập thể dục để giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Cân bằng cuộc sống, hạn chế stress & căng thẳng. Nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ. Kết luận Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây cho bạn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến năng suất công việc. Chính vì thế, ngay khi cơ thể bạn đã xuất hiện những dấu hiệu của thoái hóa cột sống bạn cần đến các cơ sở điều trị có uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách. Chia sẻ

Bị thoát vị đĩa đệm NÊN TẬP gì và KHÔNG NÊN TẬP gì?

Song song với các phương pháp điều trị nội khoa, tập thể dục cũng là một cách giúp giảm đau, cải thiện tính linh hoạt cho cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách thực hiện các bài tập này nhé! Mục lục1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?2. Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?3. 7 bài tập cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm4. Những lưu ý trước khi tập5. Bài tập thoát vị đĩa đệm5.1. Bài tập cho thoát vị đĩa đệm cổ5.2. Bài tập thoát vị đĩa đệm lưng6. Lời khuyên cho bệnh nhân7. Tổng kết Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không? Người bị thoát vị vẫn nên tập thể dục. Bởi các lý do sau: Tập luyện là một cách hiệu quả để giảm đau lâu dài. Các bài tập giúp cơ bắp ở vùng lưng, cổ được tăng cường và ổn định hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ hỗ trợ trọng lượng cơ thể và xương tốt hơn, từ đó làm giảm áp lực không cần thiết lên cột sống. Giúp củng cố và cải thiện tính linh hoạt ở cột sống. Giúp giảm cân (nếu bạn đang béo phì) và duy trì cân nặng hợp lý. Khi bạn có cân nặng phù hợp, cột sống sẽ được giảm bớt áp lực. Khi vào các đợt đau cấp, đau nhiều, bạn có thể cần nghỉ ngơi 1-2 ngày để cơn đau giảm bớt. Nhưng sau đó, hãy chống lại sự cám dỗ của việc nằm trên giường để tập luyện. Nếu bạn bỏ tập thể dục và hoạt động thể chất, cơ thể của bạn có thể sẽ không đáp ứng tốt với điều trị và bạn sẽ không được hưởng những lợi ích tuyệt vời mà việc tập luyện mang lại. Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn không cần tập những bài tập có cường độ cao hay nâng tạ nặng, thay vào đó, bạn có nhiều lựa chọn khác như: Các bài tập kéo giãn đơn giản Các bài tập thể dục nhịp điệu Yoga Pilates Các bài tập ổn định thắt lưng Các bài tập vừa phải như đi bộ hay bơi lội Một số hoạt động aerobic .v.v. Ở phần dưới, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết một số bài tập đơn giản để bạn có thể tự thực hiện tại nhà. 7 bài tập cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm Bấm vào mũi tên để xem các hình ảnh. #1: Ngồi lên và gập bụng #2: Nâng chân thẳng #3: Squats #4: Kéo giãn gân kheo đứng #5: Nâng tạ (Deadlifts) #6: Bài tập đùi, bắp chân (Leg press) #7: Đua xe, đạp xe Những lưu ý trước khi tập Trước khi thực hiện các bài tập thoát vị đĩa đệm, chúng tôi mong bạn làm theo 3 khuyến nghị quan trọng sau: 1. Nói chuyện trước với bác sĩ. Các bài tập dưới đây được mô tả rất đơn giản và nhiều đối tượng khác nhau có thể tập, tuy nhiên bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu các bài tập này hoặc bất kì bài tập nào khác. 2. Hiểu rằng các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể khác với các bài tập khác. Khi bạn bị thoát vị đĩa đệm, cột sống của bạn đã có những thay đổi, vì thế các bài tập trước đây bạn yêu thích thì giờ có thể lại là những bài tập mà bạn cần tránh. Hãy hiểu điều này! Các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ cho bạn những lời khuyên về các hoạt động an toàn và giúp bạn điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình bệnh. 3. Thực hiện mọi thứ chậm và ổn định. Tập thể dục là cách tuyệt vời để kiểm soát các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra, tuy nhiên bạn không cần quá gắng sức bởi nó có thể khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn. Hãy làm mọi thứ chậm lại và lắng nghe cơ thể của mình. Ngoài ra, nếu việc tập luyện làm tăng cơn đau hoặc gây ra các triệu chứng khác (như tê hoặc yếu các chi), hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bài tập thoát vị đĩa đệm Bài tập cho thoát vị đĩa đệm cổ Bài tập 1 – Chin Tucks. Bài tập này giúp cải thiện sức mạnh của cơ trước cổ, hạn chế tình trạng đầu và vai chúi về phía trước. Cách thực hiện: Ngồi hoặc đứng với tư thế tốt (lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, đầu thẳng hàng với vai) Lấy tay đặt lên cằm, từ từ đẩy cổ về phía sau, thu gọn cằm Giữ tư thế trong 2-3 giây. Đưa cổ về lại tư thế ban đầu Thực hiện động tác 10 lần. Bài tập 2 – Mở rộng cổ với khăn. Bài tập này giúp giảm đau và hỗ trợ đưa đĩa đệm về lại vị trí cũ. Cách thực hiện: Ngồi ở lưng ghế với tư thế thẳng lưng đồng thời cầm khăn quấn quanh cổ Kéo căng cột sống lên (ưỡn người) qua lưng ghế. Tay vẫn giữ độ căng của khăn để hỗ trợ cổ. Thực hiện động tác 5-10 lần. Bài tập 3 – Kéo căng cánh tay. Bài tập này giúp kéo căng vùng ngực của bạn và đưa cổ vào tư thế tốt hơn, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng đau. Cách thực hiện: Đến gần tường và duỗi một tay ra sau, lòng bàn tay đặt trên tường. Từ từ nghiêng người về phía trước cho tới khi bạn thấy hơi căng ở vùng ngực, cánh tay mở rộng. Giữ tư thế trong 30 giây. Lặp lại ở phía bên kia Lưu ý: Đảm bảo rằng bạn không chỉ duỗi vai mà còn cả ngực. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy dừng bài tập này lại và thử một bài khác. Bài tập 4 – Kéo giãn cơ thang. Bài tập này giúp giảm bớt một số triệu chứng đồng thời tăng tính linh hoạt cho cổ. Cách thực hiện: Bắt đầu ở tư thế đứng hoặc ngồi. Đặt tay trái ở phía gần tai phải (vòng qua đầu) Từ từ nghiêng đầu về phía vai trái Dùng tay trên đầu ấn cổ xuống nhằm kéo căng sâu hơn (không quá mạnh). Giữ tư thế trong 30 giây Thực hiện 2-3 hiệp. Bài tập 5 – Kéo căng với dây kháng lực Bài tập này nhằm ổn định và tăng cường các cơ ở giữa lưng, từ đó giúp cải thiện tư thế của bạn. Cách thực hiện: Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai Giữ dây kháng lực bằng cả hai tay, duỗi thẳng khuỷu tay và đưa cánh tay ra trước mặt. Khóa khuỷu tay, từ từ mở rộng hai cánh tay ra ngoài, lùi về phía sau cơ thể. (Lúc này bạn sẽ cảm thấy các cơ giữa hai bả vai đang co/ép). Mở cánh tay rộng hết mức có thể. Nếu bạn thấy khó chịu về cơ thì đó là bình thường, nhưng nếu bị đau ở cánh tay hoặc cổ thì hãy dừng lại. Tránh nhún vai về phía tai. Thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần. Lưu ý: Bạn hãy chọn mức kháng của dây phù hợp với sức mạnh cá nhân Bài tập thoát vị đĩa đệm lưng Bài tập 1 – Giải nén cột sống. Đây là bài tập đầu tiên bạn nên tập để điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi nó giúp giảm áp lực lên các đĩa, từ đó khắc phục triệu chứng do bệnh gây ra. Cách thực hiện Dùng một thanh xà ngang hoặc đầu cửa hay bất cứ thứ gì bạn có thể treo cơ thể lên. Treo người trong 30 giây rồi thả xuống (hãy thả thật chậm để không gây ra bất kì co thắt nào) Thực hiện động tác 3 lần. Lưu ý: Bài tập này sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào. Nếu bạn cảm thấy đau trong khi tập, hãy dừng lại ngay và thử một số bài tập khác bên dưới. Bài tập 2 – Mở rộng thắt lưng khi đứng. Bài tập này giúp giảm áp lực lên các đĩa đệm ở vùng lưng. Động tác duỗi thẳng này cũng giúp đảo ngược những gì bạn làm hàng ngày (gập, cúi người), từ đó hỗ trợ đẩy đĩa trở lại vị trí trung tính. Cách thực hiện: Đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước Đặt hai tay vào hông Nhẹ nhàng đẩy hông về phía trước để mở rộng phần lưng dưới Giữ tư thế trong 2-3 giây Thực hiện bài tập 10 lần. Bài tập 3 – Tư thế rắn hổ mang. Tư thế này giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ, đồng thời tăng cường các cơ vùng bụng, cột sống, cơ mông và cơ lưng, từ đó cải thiện cơn đau. Ngoài ra, tư thế rắn hổ mang được thiết kế theo phương pháp McKenzie. Phương pháp này tập trung vào một quá trình được gọi là tập trung hóa cơn đau, giúp chuyển các triệu chứng đau từ chân hoặc bàn chân lên phần lưng dưới. Cơn đau thắt lưng thường được điều trị hiệu quả hơn thông qua các bài tập tăng cường và ổn định ở phía dưới. Khi bị thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh của bạn có thể bị chèn ép, từ đó dẫn tới những cơn đau ở chân và bàn chân. Tư thế rắn hổ mang gồm hai tư thế là cơ bản và nâng cao. Ban đầu bạn nên tập tư thế cơ bản. Khi đã thành thạo, bạn có thể tăng độ khó bằng cách chuyển sang phiên bản nâng cao của động tác này. – Tư thế cơ bản. Cách thực hiện Bắt đầu bài tập bằng cách nằm sấp trên thảm. Từ từ chống khuỷu tay lên, cánh tay vuông góc với sàn và vẫn giữ hông tiếp xúc với sàn. Giữ tư thế này trong 10-15 giây rồi trở lại tư thế nằm sấp Lặp lại bài tập 10 lần. Khi đã tập quen, bạn hãy tăng dần thời gian, giữ tư thế trong 30 giây. Lưu ý: Ban đầu, bạn có thể không chịu được tư thế này lâu, vì vậy hãy bạn bắt đầu từ từ và cẩn thận, đừng nóng vội. Nếu có bất kỳ cơn đau nào trong quá trình tập, hãy dừng lại và thực hiện động tác khác. – Tư thế nâng cao. Cách thực hiện: Bắt đầu bài tập bằng cách nằm sấp Từ từ ấn hai tay lên, khuỷu tay nhấc hẳn khỏi sàn, canh tay hơi cong, hông vẫn tiếp xúc với sàn, thả lỏng lưng dưới. Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở lại tư thế nằm sấp Lặp lại động tác 10 lần. Khi đã tập quen, bạn hãy tăng dần thời gian, giữ tư thế trong 30 giây. Bài tập 4 – Tư thế bò – mèo Đây là một trong những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất. Bằng cách kết hợp hai tư thế yoga, động tác lưng mèo giúp giảm áp lực lên đĩa đệm thoát vị bằng cách mở rộng không gian đĩa. Nó cũng giúp cải thiện khả năng vận động của cột sống, từ đó giảm đau và tăng tốc độ phục hồi. Cách thực hiện: Bắt đầu bằng động tác quỳ trên thảm, lòng bàn tay chạm đất, hai chân song song. Thở ra, hóp bụng, từ từ nâng cột sống lên hết mức có thể, tay ấn xuống sàn, đưa ánh mắt về phía rốn. Hít thở sâu và giữ tư thế trong vài nhịp thở. Từ từ thở ra và trả cơ thể về vị trí ban đầu. Hít vào và hướng ánh mắt lên trên, cong lưng xuống hết mức có thể, siết hông Hít thở sâu và chậm, giữ tư thế trong vài nhịp thở Thực hiện động tác 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần. Bài tập 5 – Tư thế Bird dog Bài tập này giúp tăng cường và ổn định các cơ lưng dưới cũng như cột sống. Cách thực hiện: Tư thế bắt đầu giống bài tập lưng mèo. Nâng cánh tay trái lên và vươn người về phía trước; đồng thời đá chân phải về phía sau. Tay và chân phải ở vị trí thẳng hàng với thân. Giữ tư thế trong 2-3 giây rồi từ từ trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác với cánh tay phải và chân trái. Thực hiện bài tập trong 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần. Bài tập 6 – Tư thế Plank. Cũng giống như bài tập Bird dog, bài tập này giúp đưa xương chậu của bạn vào đúng vị trí bằng cách tăng cường các cơ cột sống và cơ mông. Cách thực hiện Bắt đầu ở tư thế nằm sấp, cẳng tay chống xuống thảm. Tập trung vào cơ thể và nâng người lên, dồn trọng lượng cơ thể về phía cẳng tay và ngón chân. Giữ tư thế trong 10 giây, thực hiện 2-3 hiệp. Sau khi đã quen với bài tập, bạn tăng dần thời gian lên, giữ tư thế trong 30 giây, thực hiện 2-3 hiệp. Lưu ý: Đảm bảo giữ thẳng lưng trong toàn bộ bài tập. Bài tập 7 – Vận động thần kinh   Bài tập này nhằm giảm căng thẳng cho dây thần kinh và làm cho chúng linh hoạt hơn. Cách thực hiện: Ngồi thẳng lưng trên ghế và nhấc một chân lên, duỗi thẳng, giữ chân còn lại nằm trên sàn. Nâng bàn chân để các ngón chân hướng lên trên. Hạ bàn chân Thực hiện động tác 15-20 lần sau đó lặp lại với chân còn lại. Hoàn thành 3 hiệp cho mỗi chân, hai lần một ngày. Lời khuyên cho bệnh nhân Song song với việc tập luyện, chúng tôi khuyên bạn sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan – Một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Với những người bị thoát vị đĩa đệm, để kiểm soát được bệnh lâu dài và ngăn ngừa được sự tiến triển của thoát vị thì cần đẩy lùi được nguyên nhân bệnh sinh, đó là sự thoái hóa. Viên xương khớp Khương Thảo Đan với các dược liệu quý kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng Độc hoạt ký sinh thang, kết hợp cùng hai hoạt chất quý của y học hiện đại là KGA1 và Collagen Type II không biến tính, từ đó mang lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ: Làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp Làm chậm quá trình thoái hóa khớp Giảm đau nhức xương khớp, giảm thoái hóa khớp. Đặc biệt, PGS.TS. Lê Minh Hà từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, hoạt chất KGA1 có tác dụng giảm đau lên tới 76% sau khi sử dụng. Sau 1 giờ sử dụng người bệnh xương khớp đã cảm thấy dần ổn định trở lại kể cả khi hoạt động, chơi thể thao, mang vác cũng như khi nghỉ ngơi. Hơn thế nữa, Khương Thảo Đan còn là một sản phẩm xương khớp hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng được trọn vẹn tam giác khép kín trong mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp: Giúp giảm đau, giảm viêm và phục hồi sụn khớp thoái hóa mà vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ, đặc biệt những người có tiền sử bệnh dạ dày, gan thận vẫn có thể dùng được. Tổng kết Tập thể dục là một cách hiệu quả giúp giảm các triệu chứng liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Các bài tập mà chúng tôi giới thiệu trong bài là những bài tập đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên trước khi tập luyện, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và lắng nghe cơ thể mình trong quá trình tập luyện. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới số 1800.1156 (miễn cước) để được giải đáp thêm. Nguồn bài viết: https://www.spineuniverse.com/conditions/herniated-disc/video-series-exercises-herniated-disc https://www.medicalnewstoday.com/articles/324311 https://www.spine-health.com/wellness/exercise/exercise-sciatica-a-herniated-disc https://backintelligence.com/herniated-disc-exercises/ https://backintelligence.com/herniated-disc-exercises-to-avoid/ Chia sẻ

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe xương khớp. Dinh dưỡng hợp lý có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng đồng thời hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của xương. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh thì hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết này. Mục lụcMối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng thoái hóa khớpCác dưỡng chất nên bổ sung khi bị thoái hóa khớp gốiVitamin CCanxi và Vitamin DVitamin KVitamin AAxit béo Omega – 3Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?1. Các loại rau2. Nấm3. Trái cây họ cam4. Quả mọng5. Các loại cá nước lạnh6. Sữa và đặc biệt là sữa đậu nành7. Nước hầm xương8. Trà xanh9. Các loại gia vị10. Các loại hạtCác món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối1. Canh bí xanh nấu sườn2. Đậu xanh nấu với ý dĩ nhân, bách hợp3. Xương dê hầm đỗ trọng4. Gà hầm thuốc bắc5. Nấm hương xào rau cảiThoái hóa khớp gối nên kiêng gì?1. Thịt đỏ2. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ3. Thực phẩm chứa nhiều đường4. Đồ uống có cồn/gas5. Đồ ăn mặn Mối liên quan giữa dinh dưỡng và tình trạng thoái hóa khớp Dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày, nó đóng vai trò quan trọng việc duy trì sự sống và hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể của con người. Việc chúng ta ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có bất kỳ loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi bệnh thoái hóa khớp gối. Nhưng việc thường xuyên bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh sẽ có tác dụng tái tạo, bảo vệ xương vững chắc, kháng viêm cũng như giúp duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Dinh dưỡng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và nâng cao sức khỏe của xương khớp. Ngược lại, nếu ăn uống sai cách (thiếu chất hoặc thừa chất) sẽ khiến xương khớp bị suy yếu, gây phá hủy sụn khớp làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và sớm hơn, bạn cũng dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Đó chính là lý do mà hôm nay Khương Thảo Đan sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng giúp các bạn biết được thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để góp phần phòng ngừa, cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giúp giảm đau thoái hóa khớp nhanh và hiệu quả nhất. Các dưỡng chất nên bổ sung khi bị thoái hóa khớp gối Một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm đau khớp. Do đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng – người bệnh nên bổ sung các nhóm dưỡng chất như Vitamin C, Canxi, Vitamin D, Omega 3 sẽ giúp nuôi dưỡng xương, cơ bắp và các cấu trúc khác ở cột sống, chống viêm, phục hồi sức khỏe xương khớp. Vitamin C Vitamin C cũng là dưỡng chất góp phần phục hồi tổn thương ở xương khớp Vitamin C nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa rất cần thiết cho sự phát triển của sụn khớp. Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò đóng góp vào sự hình thành collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu,… Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối, nó giúp chữa lành các cơ, gân, đĩa đệm cũng như để giữ cho xương khớp khỏe mạnh. Thiếu vitamin C có thể làm giảm sút chất lượng sụn và gia tăng các triệu chứng viêm khớp, thế nên bạn nhất định phải bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin C như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dâu tây, Kiwi, ớt chuông, cà chua, súp lơ, cải xanh và cải xoăn… Lượng Vitamin C được khuyến nghị cho nữ giới là 75 miligam/ 1 ngày và nam giới là 90 miligam/ 1 ngày (Hàm lượng này tương đương với khoảng 80 – 100g trái cây tùy loại). Canxi và Vitamin D Canxi là thành phần cấu tạo nên cấu trúc và sức mạnh cho xương. Xương khớp có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào việc cơ thể có được bổ sung đủ canxi hay không. Để cho xương khớp khỏe mạnh, cứng chắc, khắc phục tình trạng thoái hóa, người bệnh cần có một chế độ ăn uống giàu canxi. Vitamin D giúp hỗ trợ và tăng cường sự phát triển của xương Vitamin D giúp điều phối sự chuyển hóa canxi, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ các cơ bắp. Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương, ngăn sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Để tăng Vitamin D tự nhiên cho cơ thể, ngoài việc hấp thụ ánh nắng mặt trời (ánh nắng mặt trời có lợi là trước 8h sáng), bạn hãy bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, tôm, trứng, đậu hũ, sữa chua… Vitamin K Vitamin K kết hợp với canxi sẽ có tác dụng thúc đẩy mật độ xương, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp, giúp cột sống luôn khỏe mạnh. Do đó, những người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày. Mỗi ngày, bạn cần nạp 1 microgam Vitamin K/ 1kg trọng lượng cơ thể (nếu nặng 60kg thì bạn cần bổ sung 60 microgam Vitamin K). Nguồn Vitamin K phong phú nhất đến từ cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh… Vitamin A Vitamin A là chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: thịt bò, thịt bê, gan gà; các chế phẩm từ sữa như: bơ, phô mai, trứng; trái cây màu cam như: mơ, đào, xoài; rau củ màu cam hoặc màu xanh lá cây như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang và rau bina. Axit béo Omega – 3 Omega 3 là axit béo có tác dụng giảm viêm, giảm đau, có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các Cytokine và Enzyme hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục tổn thương do thoái hóa, nâng cao sức khỏe của sụn khớp. Omega 3 có trong các loại hạt (óc chó, hạt lanh) cá ngừ, cá hồi, súp lơ, tôm… Người bị viêm khớp nên ăn hai phần cá hồi khoảng 85g – 1 lạng mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn để giúp cơ thể có đủ lượng Omega – 3 phục vụ quá trình tái tạo sụn khớp. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? 1. Các loại rau Rau xanh rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là với những người bệnh thoái hóa khớp gối. Chúng giàu chất xơ, chứa vitamin A, C, E cần thiết cho sự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, người bệnh cần ưu tiên sử dụng một số loại rau như: Rau có màu xanh đậm: Chứa hàm lượng oxy hóa cao, giàu magie, canxi có khả năng làm chậm sự thoái hóa của xương khớp, tăng cường sự khỏe mạnh, dẻo dai của hệ xương khớp. Có thể kể đến như rau diếp cá, tỏi tây, cải xoăn… Rau bina: Còn gọi là rau chân vịt, cải bó xôi, có chứa lượng lớn flavonoid có khả năng chống viêm, tốt cho người bị viêm khớp hoặc loãng xương. Ngoài ra, rau bina cũng giàu carotenoid, sắt, folate, vitamin K, canxi… không chỉ tốt cho xương mà còn hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao thị lực. Rau bina chứa hàm lượng vitamin D phong phú – là dưỡng chất đảm bảo cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể và làm xương khớp chắc khỏe hơn. Hơn nữa, rau bina còn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm khớp, tăng cường khả năng miễn dịch. Bông cải xanh: Thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa sulforaphane có tác dụng giúp ức chế quá trình thoái hóa khớp, bảo vệ các mô sụn tại khớp khỏi tác hại của các gốc tự do. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin C, K, mangan, sắt, caroten và protein giúp bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi, cải thiện sức khỏe tổng thể. Rau củ có màu cam: Giàu vitamin A, C, canxi, đặc biệt còn giúp sản sinh collagen, hỗ trợ tốt cho sự hồi phục của đĩa đệm. Có thể kể đến như cà rốt, bí ngô… 2. Nấm Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, đa phần các loại nấm có chứa một lượng lớn vitamin, cùng khả năng kháng viêm, chống lão hóa, tăng cường sức để kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D tốt cho cơ thể và hệ xương khớp. Nấm hương, mộc nhĩ kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ sẽ tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Đối với người bị thoái hóa khớp gối, nên tăng cường dùng các loại nấm như: Nấm hương: Có khả năng chống viêm, chữa suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng tay chân tê bại. Nấm mộc nhĩ: Phòng ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp… Để nâng cao hiệu quả điều trị, hỗ trợ phòng và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp gối nên kết hợp nấm với các loại rau củ như súp lơ xanh, cà rốt… 3. Trái cây họ cam Trong danh sách thực phẩm có thể kể đến như: cam, quýt, quất, ớt đỏ, chanh, dâu tây… có công dụng rất thần kỳ trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa khớp Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin D và C, mà vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, II và Aggrecan – là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. 4. Quả mọng Các loại quả mọng như: nho, việt quất, dâu tây, dâu tằm… rất giàu vitamin, khoáng chất và là chất chống oxy hóa. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều chất xơ, vitamin E, quercetin, canxi, magie, kẽm, rutin tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp. 5. Các loại cá nước lạnh Trong các loại cá nước lạnh như cá cơm, cá trích, cá hồi, cá thu… có chứa một hàm lượng lớn các chất acid béo omega 3 – chất kháng viêm hiệu quả. Việc bệnh nhân thường xuyên bổ sung các chất này sẽ giúp giảm được tình trạng đau nhức, co cứng khớp và còn ngăn ngừa sự chuyển biến xấu của bệnh thoái hóa khớp. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần. 6. Sữa và đặc biệt là sữa đậu nành Sữa giàu canxi, protein, magie giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, đồng thời còn cải thiện các triệu chứng sưng đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Tuy nhiên, để hạn chế tăng cân và duy trì cân nặng bạn nên chọn các loại sữa ít béo, ít đường. Đặc biệt, sữa đậu nành có chứa hàm lượng lớn các chất chống lão hóa nên sẽ có tác dụng làm chậm đi quá trình thoái hóa của khớp gối. Đồng thời, đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương. Vì thế, mỗi sáng bổ sung cho mình một ly sữa đậu nành sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp gối. 7. Nước hầm xương Nước hầm xương bổ sung được rất nhiều chondroitin và glucosamine. Đây là hai dưỡng chất quan trọng trong thành phần của sụn khớp. Ngoài ra, nước xương cũng chứa collagen để duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp. Bạn có thể sử dụng các loại nước xương là sụn sườn bò, xương sườn lợn, xương ống… 8. Trà xanh Trà xanh là loại thức uống có chứa chất chống oxy hóa cao và hàm lượng vitamin phong phú. Theo các nghiên cứu khoa học thì trà xanh chứa thành phần chính là EGC, GC và GCG. Trong đó EGC giúp tăng cường hoạt động của một loại enzyme quan trọng có tác dụng kích thích xương tăng trưởng khoảng 80% và cũng giúp ngăn chặn hoạt động của một loại tế bào phá vỡ và làm yếu xương. Vì thế việc uống trà xanh sẽ giúp ngăn chặn sự thoái hóa của các khớp, đặc biệt là khớp đầu gối. 9. Các loại gia vị Một số loại gia vị sử dụng hàng ngày rất có ích cho việc xoa dịu cơn đau nhức đồng thời giảm sưng viêm ở khớp gối. Cụ thể: Tỏi: Tỏi chứa nhiều allicin và diallyl disulfide. Những chất này giúp diệt khuẩn, chống viêm, chống lại các enzyme bảo vệ sụn khớp. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa chất chống viêm làm giảm triệu chứng sưng đau khó chịu. Gừng: Với đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, gừng sẽ giúp hạn chế quá trình viêm, xoa dịu cơn đau và cải thiện tình trạng sưng, nóng đỏ tại khớp bị thoái hóa. Người bệnh có thể dùng gừng ở dạng bột nghiền, dạng tươi, dạng khô hay trà thảo dược. Nghệ: chứa thành phần curcumin giúp kháng viêm, giảm đau khớp và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào như các loại thuốc NSAID gây ra. Hạt tiêu, ớt, lá lốt: Giảm đau khớp, chống viêm, tiêu sưng. 10. Các loại hạt Gạo lứt, lúa mì, đậu nành, hạt lanh, óc chó, yến mạch, kiều mạch, hạt chia… là gợi ý hữu ích cho chế độ ăn lành mạnh của người bị thoái hóa khớp. Các loại hạt này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin, canxi và các khoáng chất có lợi cho xương khớp. Nhờ đó mà chúng có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào sụn khỏi sự tổn thương khi bị các gốc tự do. Các món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối 1. Canh bí xanh nấu sườn Món ăn này thích hợp sử dụng trong giai đoạn bị thoái hóa khớp gối nhẹ, khớp có biểu hiện sưng hoặc không sưng, ít đỏ. Dùng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát không để tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn. Cách thực hiện: Chuẩn bị 500g bí xanh, 250g xương sườn lợn Cách nấu: Bí xanh gọt vỏ, cắt miếng theo sở thích. Trần xương qua nước sôi cho sạch sau đó hầm cho ra nước ngọt. Thêm bí vào tiếp tục nấu đến khi chín mềm, nêm chút muối, hạt nêm, tiêu và hành lá cho hợp khẩu vị 2. Đậu xanh nấu với ý dĩ nhân, bách hợp Món ăn này giúp giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, giảm hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ. Dùng thích hợp cho đối tượng bị thoái hóa khớp trong giai đoạn cấp tính. Nguyên liệu: 100g bách hợp tươi, 50g ý dĩ nhân, 25g đậu xanh Cách thực hiện: Bách hợp tẽ cánh, bỏ màng trong Dùng muối bóp nhẹ rồi rửa sạch lại với nước để loại bỏ vị đắng Đậu xanh, ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi với lửa nhỏ cho đậu nhừ Sau đó cho thêm bách hợp nấu cho đặc lại, thêm ít đường trắng Dùng đều đặn mỗi tối 1 bát con. 3. Xương dê hầm đỗ trọng Trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, tăng cường gân cốt. Không chỉ vậy món ăn này còn giúp trị phong thấp, bổ thận, trị đau lưng… Cách thực hiện: Nguyên liệu: xương dê, đỗ trọng Xương dê rửa sạch, hầm với đỗ trọng cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn Dùng 2 – 3 lần/tuần trong thời gian dài để thấy hiệu quả. 4. Gà hầm thuốc bắc Nguyên liệu: nửa ký gà ác đen hoặc gà non tơ, 10g long nhãn, 10g táo tàu, 10g kỷ tử Cách thực hiện: Gà làm sạch, hầm chung với các nguyên liệu đã chuẩn bị Khi gà chín nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn nhiều lần trong tháng để giảm đau nhức khớp gối. 5. Nấm hương xào rau cải Nguyên liệu: Nấm hương, cải thìa, tỏi khô, gia vị Cách thực hiện: Nấm ngâm cho nở, rửa sạch; tỏi bóc vỏ, đập dập; rau cải rửa sạch Luộc sơ rau ở lửa to từ 1 – 2 phút Cho dầu vào chảo, phi tỏi, cho rau đã luộc vào đảo nhanh tay Cho nấm hương vào xào chín, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Thoái hóa khớp gối nên kiêng gì? Bên cạnh việc quan tâm bổ sung các loại thực phẩm, dưỡng chất tốt cho xương khớp thì người bệnh thoái hóa khớp gối cũng nên hạn chế tiêu thụ một số loại thức ăn có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Một số loại thực phẩm, đồ uống mà người bệnh nhất định nên kiêng hoặc tránh hoàn toàn bởi chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh bao gồm: 1. Thịt đỏ Tuy đây là loại thực phẩm cung cấp chất đạm và sắt dồi dào cho cơ thể nhưng trong những loại thực phẩm này chứa một số loại protein lạ có thể kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng nguyên tấn công trực tiếp vào trong khớp bị thoái hóa và gây viêm khớp, sưng khớp. Do đó, tốt nhất nên hạn chế dùng thịt đỏ nhất là thịt bò, thịt bê, thịt cừu… thay vào đó nên dùng các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, protein từ thực vật. 2. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ Hầu hết các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, rau xào, thịt chiên hay gà rán chứa lượng acid béo bão hòa rất lớn, chính điều đó làm cho các khớp càng bị viêm nặng hơn. Không những vậy, dầu chiên còn làm tăng cholesterol, tạo ra các phản ứng hóa học không tốt trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình chữa lành tổn thương trong khớp mà còn kích hoạt phản ứng viêm bùng phát, chúng sẽ làm tình trạng sưng, viêm, thoái hóa khớp ngày một gia tăng. Do vậy, bạn nên tránh sử dụng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các đồ ăn nhanh. Thay vào đó, bạn nên dung nạp cho cơ thể bằng trái cây hay các loại rau củ hấp sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Các thực phẩm này có thể kể đến như thức ăn chiên ngập dầu, bánh rán, khoai tây chiên, cá viên chiên, chả giò… 3. Thực phẩm chứa nhiều đường Thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt như: bánh quy, kẹo ngọt, chè, nước ngọt… và các thức ăn chứa nhiều carbohydrate như tinh bột, bánh quy, bánh mì… có thễ làm tăng mức độ tổn thương tại khớp bị thoái hóa và khiến khớp bị viêm. Bởi bổ sung quá nhiều đường sẽ làm cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể, làm hệ xương khớp yếu đi. 4. Đồ uống có cồn/gas Các loại đồ uống như: bia, rượu và cà phê cực kỳ có hại cho sức khỏe của bạn nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Lạm dụng rượu quá mức trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho gan, thận, mạch máu và dẫn đến hàng loạt các bệnh lý về khớp, chẳng hạn như bệnh gout, viêm khớp hay thoái hóa khớp. Riêng các trường hợp bị thoái hóa khớp nếu uống nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị và khiến các triệu chứng bệnh kéo dài với mức độ nghiêm trọng hơn. 5. Đồ ăn mặn Các thực phẩm chứa nhiều muối, quá mặn có thể làm tăng hàm lượng natri trong máu và chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp bị sưng viêm, xương giòn và dễ gãy. Vì thế việc nạp thêm quá nhiều muối sẽ làm cho bệnh thoái hóa ngày càng xấu đi và còn gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, v.v.. Trên đây là các loại thực phẩm và món ăn tốt và không tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối. Bạn có thể dựa vào đó để xây dựng cho bản thân một thực đơn ăn uống hoàn chỉnh và cố gắng duy trì tuân thủ để có thể đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên. Hãy kết hợp được chế độ ăn uống dinh dưỡng theo những thông tin bổ ích ở trên cùng với việc tập luyện thể dục đều đặn để điều trị bệnh thật hiệu quả nhé. *** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Chia sẻ

vien-xuong-khop-khuong-thao-dan.jpg

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...